Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Một cơ hội thu lại Hoàng Sa, Trường Sa bị bỏ lỡ: Bão Hải Yến

Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Trong 1 bài viết của mình đã đăng tải trên internet, tôi đã có đề nghị là cơ quan Tham mưu Hải quân Việt Nam cần có ngay kế hoạch tác chiến chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng ngày phải cập nhật nó với các thông tin mới nhất về tình hình thế giới, tình hình khí hậu thủy văn... Để khi cơ hội xuất hiện, ra tay thu lợi nhanh chóng, đưa Hoàng Sa, Trường Sa trở về Việt Nam, mà chịu tổn thất ít nhất.

Cơ hội đầu tiên này là bão Hải Yến.

Đây là cơn siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Siêu bão này lại tác động đến Hoàng Sa, Trường Sa mạnh mẽ.

Có lẽ, trong những ngày bão hoành hành, tại Hoàng Sa, các công trình xây dựng của TQ đã tan hoang hết và số người lưu trú trên các đảo Hoàng Sa cũng khó mà sống sót vượt qua.

Một lực lượng thiên nhiên đã ủng hộ Việt Nam để Hải Quân VN làm tròn chức năng bảo vệ tính bất khả xâm phạm của lãnh hải VN.

Sức tàn phá của siêu bão Hải Yến có thể ví như hàng trăm nghìn quả đại bác dội vào đầu TQ xâm lược.

Nếu đã có kế hoạch, thì trong những ngày Hải Yến hoành hành, Hải quân VN đã có thể thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa dễ như thò tay vào túi lấy 1 đồ vật mà không phải hy sinh tính mạng các chiến sĩ hải quân.

Hơn nữa, nếu có kế hoạch trước, việc thu hồi Hoàng Sa Trường Sa sẽ là hòa bình, không tốn 1 viên đạn khi những lực lượng chiếm đóng TQ đã mất hết khả năng tự vệ trước uy lực thiên nhiên, uy lực của siêu bão Hải Yến.

Khi đọc những dòng này, sẽ có nhiều bạn đọc hỏi tôi:

1. Như vậy có hợp chính nghĩa không?

Xin thưa là TQ đã xâm lược của VN 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì VN thu hồi lại là hoàn toàn chính nghĩa.

2. Như vậy có hợp đạo lý không, khi thiên nhiên tàn phá chưa biết nhằm vào nước nào, lại ra tay thu lợi riêng cho mình?

Xin thưa với các độc giả rằng: Dụng binh là trí trá. Vấn đề cơ bản là đạt được mục đích thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa mà tốn ít hy sinh nhất.

Hơn nữa lại là thu hồi hòa bình: Binh lính TQ đã mất hoàn toàn khả năng bảo vệ các đảo do chúng chiếm đóng.

Bão Hải Yến đã làm chúng hoàn toàn tê liệt.

Đặng Tiểu Bình đã viện trợ cho Việt Nam to lớn nhằm đánh lừa lòng cảnh giác của dân tộc Việt Nam trong 1 thời gian dài. Khi cần ra tay, 2/1974 Đặng đã không ngần ngại giết chết 64 chiến sĩ hải quân VN để chiếm toàn bộ Hoàng Sa.

Viện trợ to lớn và ra tay bất ngờ khi 2 Việt Nam tự đánh nhau, không đủ sức chống lại TQ là mưu lược của ĐCS TQ.

Vậy tại sao Việt Nam không thể lợi dụng tàn phá của thiên nhiên, bão Hải Yến, mà ra tay thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa.

Sau cuộc chiến đẫm máu biên giới 1984 nhằm đánh vào cân não ĐCS VN. Lợi dụng mong muốn hòa bình để ổn định đất nước VN, TQ lại đã giết 74 chiến sĩ hải quân công binh Việt Nam tay không cầm súng, tại đảo Gạc Ma trên Trường Sa, chiếm thêm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa.

TQ cũng xả súng bắn chết 70 bộ đội Việt Nam trên cao điểm 1509 Hà Giang khi những quân nhân này mang cờ Hồng Thập tự, theo thỏa thuận 2 bộ chỉ huy 2 bên, được phép thu lượm xác chết đồng đội mình.

...

Như vậy “đạo lý” được hiểu 1 cách thông thường không được đem sử dụng trong kế hoạch thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa, nhất là kể xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta là Trung Quốc.

Bài tôi viết sẽ là không hoàn hảo nếu tôi không trả lời câu hỏi sau đây:

3. Bị thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa, TQ cay cú và sẽ gây chiến tranh với Việt Nam.

Để gây chiến tranh với VN, TQ sẽ phải giải bài toán: Chiến tranh toàn diện, tổng lực hay chiến tranh cục bộ tai 1 địa điểm, hay chỉ là 1 cuộc phản công trên Biển Đông để xâm lược lần nữa Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Trả lời câu hỏi này cần phân tích từng trường hợp cụ thể.

Tuy vậy, tôi đã có thể trả lời bạn nào muốn thắc mắc, đồng ý với câu hỏi trên rằng: Ngô Quyền đã không lo trả lời câu hỏi: Sẽ giữ VN thế nào khi TQ sau trận Bạch Đằng lại xâm lược VN một lần nữa.

Ngô Quyền đã đúng khi diệt chúng trên Bạch Đằng.

Nếu TQ lại đến thì Trần Hưng Đạo chẳng đã 3 lần diệt chúng sao?

Một cơ hội tốt thế đã bị bỏ qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét