Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Những con chó nhai giẻ rách, nhai triền miên nhai muôn năm.

Bảo đảm quyền công dân và quyền con người là bản chất của nhà nước Việt Nam


Linh Nghĩa
Chia sẻ bài viết này
Hiện nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chế độ xã hội, Nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc xã hội XHCN, đồng thời bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền công dân và quyền con người.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và các quyền công dân (QCD), quyền con người (QCN) của nhân dân ta nằm trong trào lưu cách mạng giải phóng dân tộc và sự phát triển của chế độ dân chủ trong thế kỷ XX. Có thể nói, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một thành quả của trào lưu cách mạng và tiến bộ của nhân loại trong thế kỷ XX. Còn nhớ, trước khi giành được độc lập, các lực lượng cách mạng do Đảng ta lãnh đạo đã đứng về phe Đồng minh chống phát xít. Ngay từ khi mới giành được độc lập (1945), Nhà nước ta đã thể hiện sự tôn trọng Liên hợp quốc và mong muốn có quan hệ hữu nghị bình đẳng với tất cả các quốc gia, dân tộc.
Trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới, chế độ dân chủ, cộng hòa, các QCD và QCN của nhân dân Việt Nam đã sớm được khẳng định như một thành quả của cách mạng. Tuy nhiên, việc bảo đảm QCD và QCN trong mỗi giai đoạn lịch sử có những đặc trưng khác nhau. Chẳng hạn, trong thời kỳ kháng chiến chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô và tính chất ác liệt chưa từng có nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được đặt lên hàng đầu. Điều này khiến cho việc bảo đảm các QCD và QCN phải chịu những hạn chế nào đó, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong thời kỳ xây dựng đất nước (từ khi thống nhất đến giữa thập niên 80), theo mô hình cũ về xã hội XHCN, trong đó: Về chính trị, đó là nhà nước chuyên chính vô sản; Về kinh tế, đó là kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp với 2 thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể…, Nhà nước ta đã không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong việc tôn trọng và bảo đảm các QCD và QCN. Trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay), việc bảo đảm QCD và QCN đã có những bước phát triển quan trọng.
QCD và QCN được khẳng định là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, hơn nữa còn được xem là bản chất, là thước đo của sự phát triển xã hội. Kế thừa các Cương lĩnh trước đây, Cương lĩnh thông qua Đại hội XI khẳng định: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ;… (Nhà nước ta là) Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…; Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội…”, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXB CTQG. HN, 2011, tr 70, 85, 87. Cương lĩnh còn nhấn mạnh: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các QCN và QCD; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người”, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXB CTQG. HN, 2011, tr 85.
Trong quan hệ quốc tế, đổi mới là thời kỳ Việt Nam mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế trên các lĩnh vực, trong đó có cơ chế quốc tế bảo vệ QCN.
Trên lĩnh vực QCN, chính sách đối ngoại của Việt Nam theo nguyên tắc: Nhất quán và tích cực tham gia cơ chế quốc tế về QCN. Là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam luôn luôn tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về QCN và đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế trên lĩnh vực này. “Công ước chống tra tấn” đang được Quốc hội xem xét các điều kiện để tham gia vào thời gian tới. Để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước và công dân, Nhà nước ta đã nội luật hóa các công ước quốc tế về QCN mà Việt Nam đã tham gia. Cho đến nay nhiều bộ luật, luật sửa đổi và luật mới được ban hành dựa trên các nguyên tắc: Tôn trọng con người, quyền con người. Có thể dẫn ra những luật sau: Luật Bảo vệ sức khỏe người dân (1989), Luật Giáo dục (1998), Luật Đất đai (2003), Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006), Luật Phòng, chống tham nhũng (2005), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Bình đẳng giới (2011).
Việt Nam rất coi trọng cơ chế kiểm điểm phổ cập định kỳ - một cơ chế mới của Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Năm 2009, Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện sớm Báo cáo kiểm điểm lần đầu (ngày 8/5/2009). Nhiều đại biểu tham gia hội nghị đã đánh giá cao Báo cáo của Việt Nam về tính khách quan, trung thực và những sáng tạo của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện của một quốc gia nghèo. Đồng thời trong dịp này Việt Nam cũng đã chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị trong kiểm điểm đợt 1, nhằm tăng cường đối thoại theo cơ chế “Thủ tục đặc biệt”.
Từ tháng 7/2010 đến nay, Việt Nam đã đón 4 đại diện “Thủ tục đặc biệt” của Liên hợp quốc về các vấn đề: “Dân tộc thiểu số”, về “đói nghèo cùng cực và nhân quyền”, về “quyền được chăm sóc y tế”. Thời gian tới, Việt Nam sẽ đón các đại diện “Thủ tục đặc biệt” về “Quyền giáo dục”, “Quyền có lương thực”, “Quyền văn hóa” như đã cam kết trong các công ước quốc tế về QCN, đồng thời sẽ tiếp tục xem xét đón thêm một số đại diện “Thủ tục đặc biệt” khác.
Trong quan hệ song phương, Việt Nam cũng đã tăng cường hợp tác, đối thoại với nhiều quốc gia trên lĩnh vực QCN. Việt Nam có cơ chế đối thoại nhân quyền hằng năm với nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, EU, Thụy Sỹ… Việt Nam cũng có những đóng góp thiết thực đáng kể để tăng cường hợp tác về nhân quyền trong ASEAN, đặc biệt trong quá trình thành lập và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và việc xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Phnôm Pênh, tháng 11-2012.
Bảo đảm QCN đối với các quốc gia, nhất là những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển, trong đó có Việt Nam là một tất yếu. Từ mô hình cũ sang mô hình mới của chủ nghĩa xã hội là một bước phát triển quan trọng của QCN. Mặc dù vậy, hiện nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chế độ xã hội, Nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc xã hội XHCN, đồng thời bảo đảm ngày càng tốt hơn các QCD và QCN. Chính vì vậy sau Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi bổ sung 2001). Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có những sửa chữa, bổ sung quan trọng trên nhiều vấn đề: Từ chế độ chính trị, trách nhiệm của Đảng; đến thể chế phân công phối hợp có sự giám sát quyền lực của các nhánh quyền lực. Đặc biệt lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam, QCD và QCN không những được khẳng định mà còn được đặt ở vị trí quan trọng trong Hiến pháp. Trong văn bản Dự thảo sửa đổi, “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân” được quy định ở Chương II. So với Hiến pháp 1992 hiện hành, đây là một chương hoàn toàn mới. Trong chương này, các chuẩn mực quốc tế về QCN cũng như các QCN về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được liệt kê đầy đủ, kể cả những quyền mới như quyền về môi trường; về hiến mô, bộ phận cơ thể người; quyền hiến xác…
Không thể phủ nhận rằng, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức như phân hóa giàu nghèo, những suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên các cấp như Hội nghị TW 4 (khóa XI) đã thẳng thắn chỉ ra. Tuy nhiên Việt Nam có quyền tin rằng, tôn trọng và bảo vệ các QCD và QCN của nhân dân là bản chất của xã hội và sẽ ngày càng được thực hiện tốt hơn cùng với việc hoàn thiện chế độ xã hội XHCN, và Nhà nước pháp quyền
Linh Nghĩa

Câu chuyện Chủ nhật: Năm miếng giẻ 

rách cơ bản trong tiếng gà gáy và tiếng

chó sủa.


Bà Đầm Xòe.
12
Thưa bà con! Bà Đầm xòe vài tháng nay cứ ngồi bên bàn máy vi tính là cái tay trái nhức nhối không chịu được, định nghỉ ngơi cho đơ đỡ một chút, nhưng bên tai tiếng gà gáy và tiếng chó nhai giẻ rách cứ dội về, đành cố chịu đau viết vài dòng, kẻo cư dân mạng yêu mến Bà đầm xòe lại ồn ào: “Bà Đầm xòe mất tiêu đâu rồi” trong lúc gà đã gáy nhưng chó vẫn tiếp tục sủa.
*
Thưa bà con!
Hiện trên diễn đàn đang nóng chuyện tuyên bố thành lập đảng dân chủ xã hội của ông Lê Hiếu Đằng. Nhiều báo “lề đảng nhớn” có vai vế đang ào ào phản đòn. Đó là tín hiệu vui. Nhưng đọc các bài “phản pháo” (khoảng 5 bài) này rồi thì mất vui, vì tất cả các báo “nhớn” này đều không đưa ra được những luận điểm phù hợp với thực tế để “nốc aou” ông Lê Hiếu Đằng.
Những luận điểm họ sử dụng đưa ra để chế súng ống đạn dược đã thực sự mốc meo, hoẻn rỉ và đã lỗi thời; nó thực sự chỉ có giá trị như miếng giẻ rách ngoằm ngoàm trên miệng một con chó ghẻ nào đó mà thôi.
1- Miếng giẻ rách thứ nhất:
“Việt Nam ta (vẫn) đang là một nước có dân chủ triệu lần hơn dân chủ ở các nước tư bản”, hoặc “Việt Nam ta là một nước luôn chiến đấu/ bảo vệ cho nhân quyền, không có vì phạm nhân quyền”.
untitled
Nó giẻ rách ở chỗ, cả thế giới biết rằng, đa nguyên là một tồn tại khách quan. Một thể chế chính trị không đa nguyên thì không có dân chủ. Mà không dân chủ thì không có nhân quyền. Nước ta không đa nguyên thì làm sao mà có dân chủ và nhân quyền được?
Dân chủ hay nhân quyền tối thiểu là công dân phải có quyền được mở miệng ra (chữ dùng của ông Hồ Chí Minh). Nhưng bao nhiêu năm rồi, dân ta, hễ cứ “mở miệng” trái ý với quyền và lợi của người có chức, có quyền là y như bị đàn áp, khủng bố, bắt giam, tra tấn, tống tù, thủ tiêu.
Dân chủ tối thiểu nữa, mọi công dân có quyền úng cử và bầu cử. Nước ta bao nhiêu năm qua công dân làm gì có cái quyền này. Dân đi bầu, chẳng qua là buộc phải thực hiện kịch bản đã dàn dựng sẳn của giới cầm quyền cộng sản.
Chỉ cần nêu hai “cơ sở” dân chủ tối thiểu này, cũng đủ để thấy rõ bức tranh dân chủ triệu lần hơn và dân chủ, nhân quyền được chiến đấu /bảo vệ ở nước ta như thế nào rồi.
Nó thực sự trở thành miếng giẻ rách trong lòng dân chúng từ lâu rồi. Tiếng nhai “lách bách” của nó không thể lọt vào tai dân chúng được nữa;
hình ảnh rách nát của giẻ rách không lưu lại trong mắt dân chúng được nữa;
cái mùi vị bốc ra từ miếng giẻ rách, dù có thấm đẫm nước hoa, dân chúng cũng không thèm ngửi nữa.
Dân chúng chỉ có thể thông cảm rằng, trong xã hội không thể không có chó, và chúng phải nhai có khi là sở thích của nó, thậm chí còn ở đặc tính ngoan ngoãn của nó. Ai tin hay không, chúng cũng không cần để ý.
2 – Miếng giẻ rách thứ 2:
 Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân nhân loại, là mơ ước của lòai người hướng tới.
Mơ ước thì không có tội. Nhưng lừa mị người ta, bảo đó là cơm ăn, nước uống hàng ngay là có tội, vì mơ ước ấy không có cơ sở để trở thành hiện thức.
Như Bắc Triều Tiên và Cu Ba, hai nước duy nhất kiên cường với ước mơ về chủ nghĩa xã hội, đến mức dân chúng quanh năm thiếu gạo ăn, có người phải ăn rác thải để mà sống; lý do: ở ông Triều Tiên là đám cộng sản đồng chí cầm quyền chỉ chăm lo sản xuất vũ khí hủy diệt để dọa thế giới; còn ông Cu ba thì do chỉ hăng say viết luận văn, luận án phê phán tư bản.
Cả hai nhà nước này đang từng bước trở thành nhà nước điên trong mắt nền văn minh nhân loại.
Một thực tế khác:
Cách đây hơn hai mươi năm, anh cả Liên Xô và toàn bộ Đông Âu đã cùng đồng loạt vứt cái “mùa xuân nhân loại của chủ nghĩa xã hội” vào sọt rác. Việt Nam mình chỉ là thứ ngoại lai, trình độ yếu kém, nền kinh tế tiểu nông, đến cái kim sợi chỉ còn phải nhập của họ, trong khi nền tảng kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật, văn minh, văn hóa của họ luôn là bậc thầy của mình mà họ buộc phải nhận ra, đó chỉ là miếng giẻ rách, rồi nhất quyết quẳng đi, sao cái gì mình cũng kém họ, mà mình lại cứ ngậm lấy cái giẻ rách mà họ đã “đẻ ra”, rồi vứt đi ấy để nhai lại mãi thế?
Bọn Tàu Cộng, cũng từ đã lâu, nó ra đường lối “xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc”, tức là nó cũng đã vứt cái “chủ nghĩa xã hội là mùa xuân của nhân loại” đi rồi.
Ở Việt Nam ta, thực chất các ông cộng sản có chức, có quyền cũng đã vứt nó vào sọt rác rồi, nó được biểu hiện bằng “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thực tế, làm gì có mô hình xã hội kiểu nà tồn tại. Cơ chế thị trường, và cơ chế xã hội chủ nghĩa là hai con đường khác nhau, nó xung khắc với nhau như nước với lửa. Các quan nước mình cũng biết rõ điều này và đang cố sục đục nó để các vị kiếm chác cho đẫy hầu bao trước khi quệt mực lên mặt nó mà thôi. Thực chất, nó đang là con đường sống “tức thời” cho các đảng viên cầm quyền; nhưng nó lại là con đường chết dần, chết mòn cho dân lao động và cho dân tộc.
Nước mình, tuy không rơi vào hoàn cảnh kiên định như hai nước Cu Ba và Triều Tiên, nhưng vẫn còn nhiều kẻ say mê nhai giẻ rách, đã làm cho dân tộc vẫn như gà mắc tóc, tiến cũng không được, lui cũng không xong, dở dở ương ương tạo thời cơ cho kẻ thù truyền kiếp cướp nước.
3- Miếng giẻ rách thư 3:
Dân nước ta không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng.
Điều này cũng thực sự là miếng rẻ rách không lồ, lăm lăm trên tay kẻ có chức, có quyền định nhét chặt miệng người dân nước mình lại. Chỉ cần hỏi các ông chủ nhai giẻ rách, các ông đã thăn dò dự luận khách quan lần nào chưa mà các ông ăn nói như đinh đóng cột như vậy? Hồ đồ, giẻ rách hết chỗ nói.
4 – Miếng rẻ rách thứ 4:
 Không thể bỏ điều 4 trong hiến pháp, vì đảng ta vẫn được nhân dân tin nhiệm do đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
Tôi đồng ý một phần ba điều này.
Vì ta chỉ tự hỏi ta, vì sao mà nhân dân theo đảng để đánh giặc, vì khi ấy đảng còn là bóng hình lờ mờ của đạo đức, của văn minh, của độc lập, của hòa bình ấm no. Nay những điều này có còn không?
- Không.
- Đảng đã đem dâng Hoàng Sa, một phần Vịnh Bắc bộ, mấy đảo ở Trường sa cho Tàu Cộng.
Như vậy, tín nhiệm đảng vẫn lãnh đạo đất nước, đồng nghĩa với việc dân tộc ta đồng ý để mất nước;
cũng đồng nghĩa với việc ta mất độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
- Đảng có còn là đạo đức, la văn minh nữa không?
Vụ tham ô, tham nhũng, thất thoát tài sản nào của nhân dân, của đất nước đều có từ bàn tay nhúng chàm của đảng mà ra. Đảng đã trở thành một bầy sâu (chữ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) đang gặm nhấm quyết liệt “lá xanh” của đất nước.
Ủng hộ đảng là ủng hộ “một bây sâu” đang phá hoại đất nước.
- Trong khi đó, bộ máy hành pháp, hành chính của đảng tồn tại chỉ lấy hành dân làm chính.
Ủng hộ đảng, tức là ủng hộ sự tàn bạo của đảng với chính mình.
- Đảng có còn là một đảng hòa bình ấm no cho dân chúng nữa không.
Hiện tại, người thất nghiệp tràn làn, nền kinh tế xuống dốc thảm hại, hàng trăm ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, thời giá lên hàng ngay, trẻ em vùng cao quanh năm không biết miếng thịt là gì.
Còn hành, người dân cứ đến các cơ quan công quyền, không đút lót là không được việc;
đến đồn công an, không thương tích thì bị thiệt thân.
Dân gặp công bộc của dân mà như sợ như gặp ác quỷ.
Úng hộ đảng là tự nhận về mình sự bất công, thua thiệt, sự tự nguyện bị hành xác.
Người dân theo đảng đánh giặc không phải để nhận về đạo đức, văn minh; nhận về hòa bình, ấm no; nhận về sự công bằng, tiến bộ xã hội kiểu này.
Ủng hộ đảng là ủng hộ những bất công, ủng hộ sự kìm hãm phát triển của cả dân tộc.
Sự thật đã mười mươi như vậy. Vì vậy, đảng là đạo đức, là văn minh, là hạnh phúc, là hòa bình, ấm no, cũng thực sự trở thành miếng rẻ rách trong lòng dân chúng rồi. Dù đảng ta, các nhà “ní nuận” tay sai của đảng ta có nói kiểu gì, bôi son, trát phấn kiểu gì, cũng không thể che đậy và lấp liếm được sự thật này.
5- Miếng giẻ rách thứ 5: ăn lương ai, tiêu tiền ai?
11
Các nhà “ní nuận” đang say sưa nhằn rẻ rách, hình như họ quên rằng,  lương mình lĩnh hàng tháng, là từ mồ hôi, nước mắt của những người lao động góp nuôi, chứ chẳng có đảng, nhà nước nào ở đây cấp tiền cho mình cả.
Luận điểm ăn lương của đảng, nhận lương của nhà nước thực sự cũng trở thành miếng giẻ rách, chỉ còn một số kẻ hèn hạ rắp tâm “cố đấm ăn xôi”, dù rằng chính họ cũng thừa biết cái “mâm xôi” đó đã bốc mùi khắm lặm lắm rồi.
Hãy coi chừng, nói một cách văn chương, “mâm xôi” này, nó chính là “miếng da lừa” của Banzac, hễ ai gặm nhai được nó một miếng là đời anh sẽ bị co lại và tuổi đời bị bớt đi một ít.
Ghi chú:
Thưa bà con!
Do đau tay, tôi chỉ cố đưa ra bốn, năm miếng giẻ rách như trên, tự nghĩ nó cũng là bốn, năm miếng giẻ rách cơ bản mà các nhà “ní nuận” bảo hoàng thường đem ra nhai. Còn từ bốn, năm miếng giẻ rách này mà moi ra, ta còn có thể đếm được hàng trăm miếng giẻ rách con khác, có cái thì chính các “ní luận gia” kiêu này cũng đã không dám trưng ra và nhai nữa, như:
- Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu;
- Thế giới sắp đại đồng;
- Thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
- Đấu tranh này là trận cuối cùng.
- Tư bản đang giẫy chết.
Và vân vân.
Xin các bạn bổ sung cho hoàn thiện bài viết.
Sơ dĩ bài viết này không nêu đích danh, bài nào, tác gỉa nào, nói/viết ở đâu, vì rằng, tất cả các bài viết loại này, tất cả tác giả viết những bài này, tất cả đều chỉ loanh quanh nhằn mấy miếng rẻ rách ấy thôi. Không nêu cũng đã thấy đủ.
BĐX

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét