Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

THƯ GỬI ANH TIÊM



Anh Tiêm xa nhớ.

Đầu thư cho chúng em gửi lòng biết ơn anh chị và các cháu đã truyền lại nghề trồng dưa cho chúng em. Thế mà thắm thoắt đã hơn 3.000 năm rồi anh nhỉ? Tính từ cái ngày anh và chị Nương ăn ở hỗn hào bị bác Hùng đày cả nhà ra đảo. Hạnh phúc đã mỉm cười với gia đình anh bởi mấy cái hạt trong bãi phân chim, sự may mắn và nỗ lực của cả lò nhà anh đã khiến anh thành ông tổ nghề trồng dưa ở nước ta. Chúng em gửi thư này cho anh để tâm sự vài điều về nghề nghiệp của chúng mình. Vì chả biết dãi bày cùng ai...

Trải qua bao nhiêu thăng trầm, cây dưa bây giờ không chỉ mọc trên đất Nga Sơn của anh chị nữa. Nhờ ơn đảng và bác giải phóng miền nam nên diện tích canh tác giờ nằm chủ yêu ở bên kia vĩ tuyến 17 với số lượng và chất lượng mà có sống lại anh Tiêm cũng chẳng dám tin nó là sự thật đâu. Nhưng cái nghề cao quý mà vợ chồng anh truyền lại cho chúng em thì ngày nay cũng lắm nỗi truân chuyên...

Ngày xưa thì mình nhà anh 1 đảo chứ chả như chúng em, đất trồng dưa thì một số nơi đã bị thu hồi làm khu chế xuất và đô thị mới (nói với anh cho đỡ bức xúc chứ anh biết khu chế xuất và đô thị mới là cái đéo gì đâu, anh nhỉ?), nhà em thấp thỏm chẳng biết bao giờ đến lượt. Anh Tiêm trồng ít, chỉ dùng phân bản thân và gia đình tương ra ruộng là đủ, dưa ngọt lịm và rất sinh thái. Nếu đối chiếu thì thừa tiêu chuẩn VietGAP của bộ NN&PTNT bây giờ đề ra. Nay chúng em thực hiện chủ trương của đảng, phát triển dưa theo hướng hàng hóa nên diện tích lớn, phải mua phân NPK mang nhãn hiệu "Đầu trâu" bón mới hiệu quả, nhưng không hiểu sao đồng nghiệp của chúng em ở Bình Định toàn mua phải phân giả, về hòa với nước thì nó tan ra thành bùn, mặc dù quản lý thị trường dày đặc và lĩnh rất nhiều lương, trong đó có phần không nhỏ do dưa dân bọn em đóng góp. Bón cái phân ấy xuống mấy tháng sau ngọn dưa cũng chỉ dài bằng ngọn rau muống và quả thì to như quả cà pháo mà anh Tiêm vẫn cho chị và các cháu ăn lúc chưa tìm ra hạt dưa trong đống phân chim. Bọn em kêu người chả ai giúp, kêu trời chẳng thấy thưa nên chỉ biết khóc lóc kể với anh thôi. Đèo mẹ, đến cứt nó cũng làm giả anh ạ, nó mang đất vo viên lại bán cho bọn em với giá đắt gấp rưỡi gạo tám thơm. Khốn nạn quá...

Mấy tuần nay đoàn xe dưa chở sang nước bạn Trung Quốc bán theo hợp đồng xếp hàng dài 50km, chờ đến thối cả dưa mà chưa đến lượt thông quan, có lẽ đấy là nước bạn của thằng đéo nào ý chứ chả phải bạn bọn em và anh. Khi sang đến nơi nó lại mua chịu đéo trả tiền, ai không bán chịu nó đéo mua, trăm bề đau xót anh Tiêm ạ. Bọn lái xe đành trút xuống vệ đường để ra về cho nhẹ xe, đỡ tốn xăng...

Đọc đến dòng này chắc anh nghĩ bọn em thiếu sáng tạo, sao không tìm cách tiêu thụ trong nước cho nó lành? Không... học tập và làm theo tấm gương của bác Hồ em (cũng là cháu chắt anh) bọn em cũng đã sáng tạo và năng động. Đầu tiên là bọn em vận động bà con vùng trồng dưa ăn dưa non nấu canh thay bí, ngon lắm anh ạ mà lại rút ngắn được quy trình sản xuất. Nhưng cả tháng ăn dưa nó cũng cồn ruột và những quả dưa chưa kịp nấu canh nó vẫn đến ngày phải chín. Thấy giá thành ở thành phố nhớn (20k/1kg) đắt gấp 20 lần giá chúng em bán cho tư thương (1k/1kg), mấy gia đình bọn em cổ phần lại thuê xe chở lên SG bán với giá 5k/1kg, trừ tiền xe cộ ngày công cũng kiếm được xuất cơm hộp. Bà con mình được ăn dưa giá rẻ mà chúng em lại trôi hàng. Được một hôm thì có mấy thằng đeo băng đỏ dưới sự bảo trợ của công an thu hết dưa, giữ con mẹ nó cả xe của bọn em đi thuê, chả ai dám chở cho bọn em nữa, mà dưa bọn em cũng mất trắng vào tay chúng nó nên bọn em sợ chẳng dám lên thành phố bán nữa, đành ngồi nhìn dưa thối ngoài ruộng và cư dân đô thị ngậm ngùi ăn dưa với giá trên giời. Bọn em thù địch gì mà cái quân băng đỏ và cảnh sát trật tự nỡ làm thế hả anh Tiêm ơi??? Em on-lai thấy bên cái xứ phát xít Nhật giá dưa trên dưới 1triệu VNĐ/1kg mà xót xa cho bà con bên ý bị nông dân phát-xít chèn ép, lại nghĩ đến phân thận của mình mà nước mắt cứ lã chã rơi.

Vẫn phát huy tính sáng tạo, bọn em bổ dưa ra để lấy hạt, phong trào cắn hạt dưa có từ thời anh chị còn sống đúng không? Tết nhất và cưới hỏi không thể thiếu hạt dưa nhuộm đỏ để zai gái tí tách cho hồng đôi môi mà còn đắm say nhau. Hai tấn dưa cũng được chục cân hạt, mang ra hàng khô bán thì thấy bảo dạo này người ta chỉ ăn hạt hướng dương Tàu thôi. Bọn em đành mang về cho các cháu cắn thay cơm. Học kỳ này cháu lớn nhà em đóng học phí bằng hạt dưa, nếu nhà trường không nhận mà đuổi học thì cháu nó lại về trồng dưa anh nhỉ? Ôi, con (cháu) Tiêm thì lại trồng dưa...

Thôn nhà em có 38 hộ không tiền mua gạo nên ăn dưa thay cơm, cả nhà bị đái đường nằm bệnh viện huyện hết rồi anh ạ. Nghe thiên hạ đồn có con gián đất trị bệnh này hiệu nghiệm lắm nên thôn em tính rước nó về nuôi để trị bệnh cho dân thôn chớ tiền đâu mà đi bệnh viện tỉnh. Dù đi ăn cướp có tiền thì đến bệnh viện cũng không có giường nằm.

Anh Tiêm ơi, chúng em cắn rơm cắn cỏ, cắn cả hạt lẫn cùi dưa mà lạy anh, mong anh chỉ cho con đường để nghề trồng dưa đỡ thất truyền anh nhé.

P/s: Hồi hổi anh có nuôi gián đất hông. Có thì anh cũng cho em xin chút kinh nghiệm.

Em của anh.
Ký tên: Nguyễn Tấn...Dưa

Bài của anh Dưa mù chữ nhờ anh Tuan chu chép lại.@ cóp bên Phây của sir Dòi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét