TSKH tất nhiên là viết tắt của “tiến sỹ khoa học”. “Ảo tưởng TSKH” có thể hiểu là ảo tưởng của một vị TSKH, hay ảo tưởng tầm TSKH, nghĩa là ảo tưởng ‘tầm cao’.
Với chủ trương đào tạo tiến sỹ theo chỉ tiêu và đến nay đã có hơn 2 vạn vị, xã hội chẳng mấy ngưỡng mộ cái danh TS. Tuy nhiên, với TSKH thì có khác. Đa số các TSKH, nhất là trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, được xã hội tôn trọng.
Với chủ trương đào tạo tiến sỹ theo chỉ tiêu và đến nay đã có hơn 2 vạn vị, xã hội chẳng mấy ngưỡng mộ cái danh TS. Tuy nhiên, với TSKH thì có khác. Đa số các TSKH, nhất là trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, được xã hội tôn trọng.
Thế mà trong một cuộc trao đổi với phóng viên BBC, một vị TSKH về khoa học xã hội đã để lộ ra một nhận thức rất ấu trĩ về một vấn đề quan hệ quốc tế, cụ thể là về vai trò và cách hành xử của chính quyền Nga liên quan đến vụ giàn khoan TQ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế biển của VN. Đó là TSKH Lương Văn Kế, ĐHQG Hà Nội. Hãy nghe vị này nói:
“Với toàn bộ tầm nhìn chiến lược toàn cầu của Putin cũng như của nước Nga, tôi nghĩ rằng họ cũng hoàn toàn có khả năng nhận biết giới hạn của nước Nga, can dự hay là hợp tác với Trung Quốc.”
“Chuyện chấp nhận để Trung Quốc để thao túng ở Biển Đông rồi đe dọa Việt Nam, trước hết là một đồng minh chiến lược của nước Nga ở Đông Nam Á, chắc chắn Nga sẽ không thể chấp nhận.”
Bỏ qua việc ông TSKH này đánh giá Putin như một lãnh tụ thế giới, người nghe/đọc không thể không thắc mắc, không hiểu cái câu “Chắc chắn Nga không thể chấp nhận” của ông ngụ ý gì? Putin sẽ bắt chính quyền Bắc Kinh rút cái giàn khoan của công ty Hải Dương khỏi vùng đặc quyền kinh tế của VN chăng? Sẽ bảo được TQ như bảo một thằng em, rằng phải hành xử cho đúng với một thằng em khác là VN chăng?
Xin hỏi: Trong tình hình hiện nay, Nga có thể cắt đứt quan hệ với TQ, thậm chí trừng phạt TQ, để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với ‘đối tác chiến lược’ VN hay không? Nếu không có TQ thì VN có thể thay chân để cùng với Nga gây khó cho các nước phương Tây trong các vấn đề quốc tế hay không?
Việt Nam khá cần đối với Nga vì hai lý do. Một là việc hợp tác khai thác dầu khí đem lại cho cả hai bên những mối lợi. (Tất nhiên, lợi nhuận từ khai thác dầu khí ở VN đối với Nga không đáng kể so với thu nhập từ việc bán dầu và khí đốt của chính Nga cho các nước chung quanh, nhất là các đối tác châu Âu. Tuy nhiên, đối với nhà cầm quyền độc tài thì những đồng tiền do các công ty thân cận đem về từ nước ngoài rất quan trọng: đó là thứ mà người dân không kiểm soát được.) Hai là để Đại Nga có thêm đồng minh trong cái thế giới mà Nga rất muốn làm bá chủ nhưng hiện đang khá lép vế so với EU và Mỹ. Nhưng đối với Nga, VN (cùng với Venezuela, Iran, Syria, Triều Tiên!) chỉ là đối tác hạng hai. Đối tác hạng một chính là quốc gia mà lâu dài là kẻ thù: Trung Quốc. (Giả dụ Nga và TQ loại bỏ được mối nguy Tây Phương, khi đó chắc chắn họ sẽ quay ra cắn nhau.) Nếu trong những năm sắp tới mà xảy ra chiến tranh Việt-Trung, Nga sẽ có vài lời vuốt ve VN nhiều hơn, nhưng trong hành động thì sẽ xích lại gần TQ hơn.
Mà thôi, không ‘lý loạn’ nữa. Về lý loạn thì làm sao một kẻ hèn mọn vô danh có thể tranh hơn với một TSKH về khoa học xã hội được! Chỉ xin đánh cuộc rằng nếu chiến tranh Việt-Trung xảy ra, Nga dứt khoát sẽ không làm bất kỳ một động thái nào để ngăn chặn TQ.
Cậy vào Nga, vào ‘lãnh tụ’ Putin, như cậy vào ông anh ư? Thật mơ hồ, ấu trĩ và hão huyền!
Tôi có cảm giác rằng khi nói đến Putin và nước Nga, vị TSKH này rưng rưng xúc động vì tình cảm trào dâng trong tim.
Đó là ảo tưởng TSKH. Những kẻ ít học như chúng ta không có vinh dự có được thứ đó.
Nguyễn Trần Sâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét