Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Báo quốc tế: Mối quan hệ VN- TQ xấu nhất kể từ năm 1979

LTS: Báo chí quốc tế từ Anh ngữ, Pháp ngữ cho tới nhiều thứ tiếng khác đều đưa tin về những đợt bạo động gần đây ở Việt Nam nhắm vào người Trung Quốc và những nhà máy có vốn liếng nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Đài Loan. Nhiều nhà máy bị thiêu rụi, hàng trăm cơ sở bị cướp phá, các nhà máy còn lại đều trong tình trạng sợ sệt, phải tạm ngưng hoạt động.
Nhận định của giới quan sát nước ngoài, mối quan hệ Việt – Trung đang xấu nhất kể từ năm 1979 tới nay. Dưới đây là bản dịch từ báo Séc của Nguyễn Cường.

Xung đột lan rộng sau khi TQ đặt giàn khoan
Xung đột lan rộng sau khi TQ đặt giàn khoan

Báo quốc tế: Mối quan hệ VN- TQ xấu nhất kể từ năm 1979


Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã có nạn nhân đầu tiên. Theo thông tấn xã Reuters cho biết, có đến 20 người chết, 150 người bị thương. Những người biểu tình đã đốt nhiều nhà máy có vốn nước ngoài.
Hàng trăm người Trung Quốc đã bỏ chạy khỏi nước này. Các cuộc biểu tình đã bùng nổ sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển thuộc Đông Nam Hải, nơi mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.
Quan hệ hai nước đang xấu nhất kể từ năm 1979, khi hai quốc gia này tiến hành cuộc chiến tranh chớp nhoáng ngắn ngủi chống lại nhau.
Bộ ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ lo lắng sâu sắc trước những hành động bạo lực ở Việt Nam. Họ cũng kêu gọi Việt Nam trừng phạt những kẻ gây tội ác và bồi thường cho những nạn nhân. Đại sứ quán trung Quốc cũng yêu cầu các cơ quan an ninh Việt Nam “ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân Trung Quốc”. Theo thông tấn xã AFP, Bắc Kinh đồng thời buộc tội chính phủ Việt Nam “vào hùa” với những cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Những người tham gia biểu tình ban đêm đã tấn công vào nhà máy thép lớn nhất nước và mang theo những bất ổn từ Miền Nam ra Miền Trung nước này. Biểu tình bạo lực đã diễn ra ở 22 trên tổng số 63 tỉnh của Việt Nam. Đây là một trong những khủng hoảng xấu nhất trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc kể từ năm 1979 khi giữa hai nước này xảy ra chiến tranh chớp nhoáng.
Nhà Hán Học Ondrej Klimes cho biết:
“ Trung Quốc quen với thành công trên trường quan hệ quốc tế, mặt khác họ cũng đã quen với những mối quan hệ láng giềng căng thẳng. Và tình trạng căng thẳng ở biển Nam Hải và biển Đông Nam Á càng ngày càng gia tăng. Sự đối đầu lần này có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng về quân sự hoặc lý do để can thiệp, thí dụ như lý do bảo vệ công dân Trung Quốc đang ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là điều không ai mong muốn.
“ Đêm qua có chừng 100 người đã vào nhập viện. Đa số họ là người trung Quốc. Nhiều người tiếp tục đến vào sáng nay” Một bác sĩ của bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã cho biết bằng điện thoại. theo tin cho biết, có hàng trăm người Trung Quốc cũng đã bỏ chạy khỏi Việt Nam. Người Trung Quốc ra đi bằng máy bay hoặc dời chuyển sang Campuchia bên cạnh.
Truyền thông Đài Loan đưa tin rằng những người biểu tình ban đêm đã tấn công nhà máy thép lớn nhất nước ở tỉnh Hà Tĩnh, họ đốt một số nhà và truy lung những công nhân Trung Quốc. Nhà máy thép này do công ty Formosa Plastics Asii, nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất ở Việt Nam làm chủ. Nhà máy này sau khi hoàn thành năm 2020 sẽ trở thành nhà máy thép lớn nhất Đông Nam Á và cùng với nó sẽ có nhà máy điện và bến cảng. Toàn bộ dự án lên tới 20 tỷ Đô la (400.5 tỷ Curon)
Hôm thứ tư, hàng nghìn người Việt Nam đã đốt nhiều nhà máy Trung Quốc và nhiều nhà máy ngoại quốc khác, họ cũng phá hỏng các khu công nghiệp ở vùng phía Nam giáp với thủ phủ kinh tế của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ riêng tỉnh Bình Dương đã có khai báo hơn 460 công ty bị gây thiệt hại và có hơn 40 công an bị thương , đa số bị ném gạch đá. Công an Việt Nam cũng thông báo bắt được gần 500 người đang phá phách, hôi cướp của và ăn cắp.
Nguyên nhân chủ yếu là bởi sự xuất hiện của giàn khoan dầu. Giàn khoan này được phía Trung Quốc đưa đến thả neo ở vùng đảo san hô Hoàng Sa – chỉ cách bờ Việt nam chừng 200km. Hai nước này đã tranh giành khu vực đảo này từ cuộc chiến trên biển hồi năm 1974 – khi đó Trung Quốc đã thắng.
Mặc dù Liên Hợp Quốc đã dành quyền cho các quốc gia trong vùng Đông Nam Á những vùng đặc quyền kinnh tế, nhưng các nước lớn thường nhiều tham vọng hơn. Vùng này chứa nhiều nguyên liệu và đặc biệt giầu có chữ lượng lớn dầu mỏ.
Nguồn: CT24, CTK
Nguyễn Cường (Praha)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét