Dưới đây là bài viết ngụy biện của ĐCSVN qua trung gian Petro
Times về 'sự cố' dàn khoan khổng lồ HD-981 xâm nhập sâu vào lãnh hải của Việt
Nam mà an ninh biên phòng không hề hay biết để ngăn chặn ngay khi vừa đến gằn
hay vừa vựot qua hải lý # 200 của vùng đặc quyền kinh tế EEZ của VN.
o0o
Trong 2 ngày, 7 và 8/5, trong khi cả nước đang sục sôi vì hành
động bá quyền ngang ngược của Trung Quốc thì trên một số diễn đàn Internet,
mạng xã hội lại xuất hiện ý kiến cho rằng: Việc Trung Quốc kéo giàn khoan 981
vào biển Việt Nam là hành động có thể giải thích được.
Những người này viện dẫn một số kiến thức từ Công ước quốc tế về
biển để cho rằng:
1 – Ở vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở:
Đây là vùng chúng ta có “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán”
trong khi các quốc gia khác có “quyền qua lại không gây hại”.
Tức là Trung Quốc đưa tàu của họ lượn qua lượn lại thì chúng ta
không có quyền đánh đuổi, đe doạ hay ngăn cản. Họ cũng chẳng cần phải xin phép.
Trừ khi chúng ta phát hiện ra họ có những vấn đề làm phương hại đến chủ quyền
của chúng ta thì chúng ta thực thi “quyền chủ quyền” để đuổi họ đi chỗ khác.
2 - Từ vùng lãnh hải, nới rộng ra tiếp 188 hải lý (hay 200 hải
lý tính từ đường cơ sở) là vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển mà chúng ta có
quyền chủ quyền để thực hiện các việc khai thác. Đồng thời Việt Nam có quyền
tài phán để đồng ý hoặc không đồng ý cho quốc gia khác khai thác.
Tuy nhiên việc Trung Quốc được quyền tự do cho tàu, máy bay hoạt
động trong khu vực này là có thể phù hợp với tự do hàng hải, hàng không.
Những thông tin này được kết luận: Việc HD 981 thực hiện một
hành trình “xuyên qua” vùng đặc quyền kinh tế hoặc vào vùng lãnh hải 12 hải lý
ngay sát sườn của Việt Nam cũng là điều chấp nhận được với điều kiện họ không
đe dọa hay khai thác tài nguyên trong vùng biển đó.
Ý kiến này còn biện minh cho việc giàn khoan nổi khổng lồ 981 có
thể được hiểu như một phương tiện trên biển - vậy nên việc đi lại của nó là
bình thường.
Từ những quan điểm này, chúng ta có thể thấy ngay những sai lệch
thông tin cần điều chỉnh.
Thứ nhất: Không có chuyện giàn khoan 981 của Trung Quốc vào vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam một cách “vô tư”, tình cờ đi ngang qua mà không
có mưu đồ gì.
Đầu tiên là việc ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung
Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải dương 981 (HD
981) “tác nghiệp tại Nam Hải”.
Cảnh báo này cho biết, từ ngày 2/5 đến 15/8, giàn khoan HD 981
sẽ hoạt động tại tọa độ 150 29’N/1110 12’E. Cấm tất cả các loại phương tiện
không được xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải
lý.
Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan HD 981 đã xâm phạm vào
Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý
Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy, không thể hiểu rằng Trung Quốc đang cho giàn khoan nổi
“đi qua” vùng biển của Việt Nam. Mà mục đích thăm dò, khai thác và lệnh cấm đã
được đưa ra rõ ràng. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã ngạo mạn thay nước chủ
nhà thể hiện “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán”. Đây là sự ngang ngược thứ
nhất.
Thứ hai: Việc Trung Quốc mang theo 38 tàu, gồm cả tàu chiến đi
vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để bảo vệ cho giàn khoan 981. Đây không
phải là vùng biển quốc tế hay lãnh hải của Trung Quốc để nước này có quyền đưa
tàu vào với mục đích gây hấn với tàu bè của nước khác.
Trong trường hợp này, vào tận vùng biển Việt Nam để gây hấn với
nước chủ nhà lại càng là điều không thể. Điều này trái hoàn toàn với quyền “đi
lại không gây hại cho nước chủ nhà” trong công ước về luật biển.
Thứ ba: Đó là việc nhận thức 981 như một phương tiện đường thủy
di động (giống tàu biển) là nhận thức máy móc và thiếu thực tế. Trên thực tế
thì chính Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã tuyên bố 981
chính là giàn khoan – thì không có cớ gì ta lại phải cố mà suy luận nó là “tàu
biển”.
Với tất cả những sự chuẩn bị về mặt chiến thuật, ngoại giao,
hành động gây hấn… Trung Quốc đã cho thấy việc làm này thực sự có chủ đích và
thể hiện tham vọng bá quyền. Mà những kẻ có tham vọng bá quyền thì thường tìm
cách đi ra ngoài luật lệ.
Chúng tôi giải thích thêm một số thông tin để bạn đọc thấy rằng:
Hành động của Trung Quốc là sai về luật pháp quốc tế và là điều mà Việt Nam
cũng như dư luận quốc tế không bao giờ thừa nhận. Vậy nên, những biện giải trên
một số diễn đàn là không cần thiết và cần chấm dứt ngay để tránh việc dư luận
hiểu nhầm.
Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong việc hiện thực hóa đường
lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông khi trong thông báo
hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan Hải dương
981 (HD 981) tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15 độ 29’58” vĩ
Bắc-111 độ 12’06” kinh Đông từ ngày 2-5 đến 15-8-2014. Vị trí này nằm hoàn toàn
trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam
khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía nam đảo Tri
Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.
Giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) của Trung Quốc hoạt động bất
hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là giàn khoan
nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, nằm trong chiến lược đầu tư khai thác dầu khí
ở Biển Đông của nước này.
Tại buổi lễ đặt tên là “Offshore Oil Aircraft Carrier” (Hàng
không mẫu hạm dầu mỏ) cho giàn khoan HD 981, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin tuyên
bố: ‘Thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của Trung Quốc đã bắt đầu chuyển động và
nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của
Trung Quốc”.
Sau tuyên bố trên, Hàng không mẫu hạm dầu mỏHD 981 đãbắt đầu
hoạt động ở Biển Đông từ ngày 9-5-2012 tại khu vực biển cách Hongkong khoảng
320 km về phía đông nam. Giàn khoan này nằm trong mục tiêu Trung Quốc trong kế
hoạch 5 năm lần thứ 11 (năm 2005-2010): Chế tạo 6 tàu thuộc 5 chủng loại chuyên
lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với
tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỉ USD).
Giàn khoan HD 981 là giàn khoan bán chìm thế hệ sáu, do Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu và điều hành, do Tổng Công
ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuyền Trung Quốc
hợp tác sản xuất với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (tương đương 19.020 tỉ
đồng). Nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất, hoàn thành
giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên biển Đông. Giàn khoan cũng có thể được
điều động đến các khu vực biển sâu ở Đông Nam Á và Tây Phi.
Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000
m, có thể khoan tới độ sâu 12.000 m. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20
giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét