Till Fähnders, Singapore
Một đám đông người đập phá nhà máy Trung Quốc – trong một đất nước mà ngoài ra thì mỗi một sự phản kháng đều bị bóp nát từ trong trứng nước. Hà Nội muốn gởi một tín hiệu tới Bắc Kinh. Cuộc xung đột biên giới bước vào một vòng đấu mới.
Hàng ngàn công nhân đã tụ tập lại với nhau vào tối thứ ba. Đám đông quậy phá người Việt này kéo qua các khu công nghiệp, xông vào trong các nhà máy của người nước ngoài, đập phá máy móc và phóng hỏa đốt. Những người biểu tình vừa phất cờ quốc gia vừa chận giao thông lại, đánh đuổi công nhân của các nhà máy bị tấn công. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp bị hôi của. Tất cả những điều đó đã xảy ra trong một đất nước mà biểu tình thì bị bóp nát từ trong trứng nước, và đảng cộng sản thì thích bắt giam các blogger đối lập nhiều năm trời.
Nhưng đó không phải là cơn thịnh nộ chống chính quyền ở Việt Nam, cái đang tìm con đường đi của nó. Đó là lòng căm thù một láng giềng mà hiện giờ cũng không được cả giới lãnh đạo nhà nước ưa thích. Hoàn toàn phi ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công kích thái độ của Trung Quốc trong những ngày vừa qua là ‘xấc xược’. Đối với những việc như vậy thì đám đông quậy phá đó không cần người ta nói tới lần thứ hai.
Trong lúc đó, sự giận dữ dường như là vô biên, cho tới mức mà trong lúc nóng vội của trận đánh cả doanh nghiệp Trung Quốc lẫn Đài Loan đều bị tấn công.
“China get out of Vietnam!”
Vài tường thuật còn nói cả nhà máy Nhật và Nam Hàn cũng chịu thiệt hại. Theo tường thuật của các hãng thông tấn, 19,000 người đã tham gia vào trong các cuộc bạo động mà trong đó có tròn 100 nhà máy bị hư hại và 15 ngôi nhà bị phóng hỏa. Nhưng nói chung là điều gì đã khiến cho người Việt Nam tức giận đất nước láng giềng tới như vậy? Cả điều này cũng được vị thủ tướng nói rõ trong bài diễn văn của ông lúc cuối tuần tại cuộc gặp gỡ đầu tiên của các quốc gia Đông Nam Á ở Myanmar.
Việc đưa một giàn khoan dầu Trung Quốc vào vùng nằm khoảng 80 lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và việc sử dụng khoảng 80 tàu quân sự và dân sự là ‘hành động cực kỳ nguy hiểm’, ông nói và thêm vào đó: “Lãnh thổ là thiêng liêng.” Việt Nam sẽ “kiên quyết bảo vệ” chủ quyền quốc gia của mình.
Và vì thế mà trong tuần rồi, tàu của hai nước đã va chạm nhiều lần với nhau quanh giàn khoan này, họ đã dùng súng nước bắn lẫn nhau, các chính phủ đổ lỗi cho nhau về sự leo thang này. Rồi vào cuối tuần, những người biểu tình đầu tiên đã xuống đường ở Hà Nội và Sài Gòn, tụ tập lại trước các cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc và giơ cao các tấm biểu ngữ bằng tiếng Anh với hàng chữ “China get out of Vietnam!”
Tranh cãi hải đảo kéo dài hàng chục năm
Ở Trung Quốc, các nhà bình luận của truyền thông nhà nước và đảng phản ứng giận dữ đối với các cuộc biểu tình. Trong khi đó, người ta nhanh chóng biết được lý do của cuộc tranh cãi, ngay cả khi nó hết sức phức tạp trong các chi tiết về luật pháp và lịch sử của nó. Cuối cùng thì hai nước này đã tranh cãi hàng chục năm nay về việc ai có chủ quyền ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. Ở đó có dầu và khí đốt cũng như là vùng có nhiều cá. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền lịch sử trên tròn ba phần tư của vùng biển mà người Việt Nam gọi là ‘biển Đông’. Từ một vài năm nay, quyền lực quân sự đang tăng lên nhanh chóng đó đang theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình với áp lực ngày một tăng.
Trung Quốc, đại vương quốc hùng mạnh và có nhiều ảnh hưởng về văn hóa, đã lấn ép người Việt Nam từ hơn 2000 năm nay. Ngay từ thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, quân đội của người thống nhất vương quốc Tần Thủy Hoàng đã xâm nhập vào vùng đất sinh sống của tổ tiên người Việt. Năm 1979 cũng đã có một cuộc xung đột biên giới, tuy ngắn nhưng dữ dội. Trong bối cảnh của xung đột đang gay gắt thêm, bây giờ Việt Nam còn tiến gần tới nước Mỹ, địch thủ trong chiến tranh ngày trước. Cả trong quá khứ, chính phủ Hà Nội thỉnh thoảng cũng đã khoan dung cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Hai nước không phải là ‘không giống nhau’
“Việt Nam cho phép chúng về một mặt là để cho người dân có thể giải tỏa nỗi bực tức của mình”, Ian Storeycủa Viện Đông Nam Á Iseas ở Singappore nói. Nhưng mặt khác họ cũng muốn gửi một thông điệp tới Trung Quốc, rằng sự hiện diện của giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa được cảm nhận là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của họ. Nhưng cuối cùng thì cả Việt Nam cũng phải chú ý để không tự làm hại mình qua những cuộc bạo động này. Hai nước có những mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế. Cả các nhà đầu tư từ những nước khác cũng có thể hoảng sợ.
Nhiều doanh nghiệp tạm thời ngừng sản xuất vì những cuộc bạo động. Thêm vào đó, có nguy cơ cho chính phủ, rằng đến một lúc nào đó, sự bực tức chế độ đàn áp của chính họ sẽ pha trộn vào với cơn tức giận kẻ thù ở bên ngoài. Sau khi người ta nói rằng các lực lượng an ninh chỉ khoanh tay đứng nhìn vào lúc ban đầu thì sau đó đã có tường thuật là hàng trăm người bị bắt giữ. Trong quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc luôn có những thời kỳ cộng tác. Và thậm chí cả ngày nay, cả hai chính phủ cũng có nhiều lý do tốt để thông hiểu lẫn nhau.
Cả hai đều được đảng lêninnít dẫn đầu, trong những năm và những thập niên vừa qua đã tiến hành những bước tiến theo hướng cải cách kinh tế. Nhưng trong cả hai nước cũng có xu hướng muốn lấp khoảng trống ý thức hệ bằng một chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên, cái dẫn tới một cuộc leo thang của các xung đột lãnh thổ.
Trung Quốc cũng có lý lẽ của họ
Đám đông quậy phá đó rõ ràng là đã lựa chọn các mục tiêu tấn công của họ bằng cách xem họ có treo chữ hay biểu tượng Trung Quốc tại các nhà máy của họ hay không. Chịu thiệt hại nhiều nhất là hai khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương, được các chính phủ Việt Nam và Singapore điều hành như dự án chung. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ở Singapore đã kêu gọi chính phủ Hà Nội hãy lập lại trật tự ngay lập tức. Bộ cũng đã bày tỏ cho đại sứ quán Việt Nam ‘sự lo ngại vượt bậc’ của mình, phát ngôn viên nói.
Trung Quốc cũng yêu cầu Việt Nam tái lập trật tự và ngược lại phải tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc. Vì theo quan điểm của các chuyên gia thì chủ quyền của vùng mà giàn khoan Trung Quốc được cố định ở đó không rõ ràng như người Việt Nam đưa ra. Trung Quốc cũng có lý lẽ được luật pháp quốc tế hỗ trợ ở phía của họ. Nhưng với việc thả neo một giàn khoan trong vùng biển Hoàng Sa thì rõ ràng Trung Quốc cũng đã phá bỏ thông lệ không đơn phương thay đổi hiện trạng trong những vùng có tranh chấp.
Vì vậy mà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án bước đi này là ‘khiêu khích’. Và thật sự thì hiện nay mọi việc đều trông giống như một chiến dịch tấn công của Bắc Kinh để nới rộng vùng ảnh hưởng của họ. Như Philippines cũng đã cáo buộc Trung Quốc đang đổ đất lên một rạn san hô được cả hai nước tuyên bố chủ quyền, nhằm xây dựng có thể là một đường băng hay một căn cứ hải quân. Qua đó, bây giờ Trung Quốc cũng đang thu hút sự giận dữ trong đất nước này về phía mình.
Phan Ba dịch từ Nhật báo Phổ thông Frankfurt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét