Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Đảng CSVN phiên bản của tình báo TQ (Kỳ 1)


Huỳnh Tâm (Danlambao) - “... Sự thực, Hồ Tập Chương (HCM) đã dâng Ải Nam Quan cho đảng CS Trung Quốc, vào ngày 01/10/1950, ngày quốc khánh CS Trung Quốc...”

LTS: Quý bạn đang theo dõi loạt bài của tác giả Huỳnh Tâm. Đây là một công trình thu thập tài liệu vô cùng gian nguy, đến 2 lần bị thương, và đầy thử thách. Tác giả đã vào sanh ra tử để cứu vớt những bạn thân, vướng vào lâm nguy ở bên Trung quốc và nhờ đó đã trở thành nhân chứng trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979-1998 và những năm sau này. Vì tài liệu được ghi theo mật mã của tình báo Hoa Nam nên việc giải mã đòi hỏi nhiều công sức. Tác giả phải chuyển ra tiếng phổ thông Trung hoa, rồi sau đó dịch sang tiếng Việt, do đó độc giả sẽ thấy những đoạn hành văn giới hạn trong mật mã. Những hình ảnh đính kèm thiên phóng sự này cho thấy những tài liệu mật chưa từng xuất hiện trên báo chí và phương tiện truyền thông hiện nay. Những sự kiện tưởng chừng khó tin nhưng rồi sẽ được đưa ra anh sáng. Xin bạn đọc tiếp tục theo dõi.

Họa thực dân chưa đi, ác CS đã kéo vào quê hương.

Một nhà kho nhỏ, chứa nhiều kệ sách báo, thứ tự danh mục, tư liệu giá trị, chúng thản nhiên ngủ yên 24 năm (1987‒2011). Bỗng một sớm mai mùa Đông vào dịp Noël 25/12/2011. Những sổ tay, hồi ký báo hiệu đã nằm trên kệ sách quá lâu, nơi vị trí trang trọng với sức nặng 63,3 kg. Chúng muốn chui ra từ trong một thùng xốp, gói bằng lớp nilon nén dày, chống ẩm cao, chịu đựng mọi thời tiết. Mười tám ngàn sáu trăm lẻ hai (18.602) trang hồ sơ, trong sổ tay, hồi ký vừa đứng lên vẫn còn sớ giấy mới, chính những lời nói bí ẩn của những người tình báo Trung Quốc. Chúng nói về thế sự của một đất nước xa xăm, nơi ấy đời sống xã hội lúc nào cũng rối bời không bao giờ người dân được hưởng thanh bình, và không có quyền suy tư cho chính họ.

Cùng lúc được tin, những chủ nhân sổ tay và hồi ký, không còn bao nhiêu người sống tại lục địa Trung Quốc, những tên tuổi tình báo Trung Quốc đã đi vào quá khứ, nhưng tư liệu còn sống mãi mãi bởi nó bí mật chuyển đến một mã số người chỉ huy "Cụm mây". Họ ghi chú tỉ mỉ từng chi tiết nội dung ngày đầu Cộng Sản Đông Dương (Pắc Bó) và CS Bắc Kinh hôn nhau thấm thiết, "Răng hở môi lạnh". Bí mật nào cũng chui ra từ bóng tối của Cát Thuần – Miêu Tuần Hóa (猫驯化), Đào Trinh (领导), HCC (美国郗蹉嗯), ĐBA – Đặng Bình Ánh (当平映), Trung Ương Cục (中央翼), HHN-Hà Hạ Nhân (何夏仁), Lương Quang Liệt (梁光烈), Trương Dũng- Trương Đình Tuyển Dũng (张庭选勇), Phùng Huy – Ư Y Bồng (于伊蓬), Chánh Phủ (政府). Và một số tư liệu riêng thu thập được trên chiến trường biên giới Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam, giáp Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc từ năm 1979-2010, đồng thời những tư liệu nền Đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, sau ngày 30/04/1975. Phơi bày một cục diện đất nước Việt Nam trải qua bóng ma tình báo CS Trung Quốc. 

Để nói lên những gì chưa phơi bày ra ánh sáng, và muốn đọc thật lớn những gì trong sổ tay của ĐBA (当平映), thế nhưng mới đọc vài trang giấy đã thấy choáng váng bởi nội dung tình báo của đảng CS Trung Quốc hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, và đảng CSVN ngày nay đích thực là hình "nhân" của CS Trung Quốc.

Mỗi sổ tay hầu hết ghi chú tất cả mã số hồ sơ, không khác nào rừng mây bao phủ trùng trùng bí mật. Chính cá nhân người tình báo, thú nhận ngày về chiều hay đã chết cũng không ai biết họ đem theo những gì! Tuy nhiên có một qui thức CSTQ buộc người tình báo tự nguyện làm thành lũy bao phủ trong lòng quốc gia khác (VN), riêng vùng cấm địa CS Trung Quốc người tình báo phục vụ cho những cái đầu chứa chất liệu đen lừa dối thiên hạ, CSTQ tự hãnh diện điên rồ dùng mỹ từ "nghĩa vụ CS Quốc Tế", đưa thiên hạ vào thế giới đại đồng lu bù, đến nay CS đã trở thành ảo tưởng.

Đôi lúc đọc được những giòng chữ: Người tình báo khao khát muốn sống bằng tên tuổi thật bình thường, đời sống tự do không còn tiếp nhận mệnh lệnh "vào sinh ra tử", thế nhưng nào ai có biết, người tình báo CS khi về chiều, sinh ra mâu thuẫn. Chính mình, thám thính mình để tránh né địch thủ (CSTQ). Một điều lạ không thể ngờ trong sổ tay của ĐBA (当平映), có viết một đoạn so sánh cùng một thời Tôn Trung Sơn sáng lập phong trào Tam Dân Chủ Nghĩa ở Trung Hoa, CS đang ồn ào ở nước Nga và Trung Hoa, riêng Việt Nam có Phan Châu Trinh với phong trào Duy Tân, mục đích đánh đổ chuyên chế, lập dân quyền tự do: Mùa hè năm 1906 có nhà chí sĩ Phan Châu Trinh về nước Việt Nam, dấn thân vào lòng cõi dân tộc, gieo tư tưởng Duy Tân vào lòng dân, đầu tiên ông gửi một bức thư chữ Hán "Đầu Pháp chính phủ thư" cho Toàn quyền Paul Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ-dân nước Việt Nam và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.

Sau đó, Phan Châu Trinh đưa ra phương châm hoạt động "Tự Lực Khai Hóa" cùng tư tưởng dân quyền. Phan Châu Trinh cùng hai người bạn thân Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi khắp nơi truyền bá phong trào Duy Tân. Vận động quần chúng qua các khẩu hiệu của phong trào: "Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh". Phương thức hoạt động của phong trào bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lãnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay v.v...

Thời gian này, ông viết bài "Tỉnh quốc hồn ca", kêu gọi người dân theo hướng Duy Tân, Dân Chủ, người dân tiếp nhận hưởng ứng, lần lượt lập ra trường học, thư xã, thương hội, hội nghề nghiệp v.v...

Tiếc thương nhà chí sĩ Phan Châu Trinh thừa ý chí nhưng không đủ thời gian truyền bá tư tưởng Duy Tân tiến bộ. Ông qua đời lúc 21 giờ 30 phút, đêm 24 tháng 3 năm 1926, tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn. Hưởng thọ 54 tuổi (1872-1926). Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.

Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Ảnh: internet

Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh để lại cho hậu thế những tác phẩm đáng đọc:


  • Ðầu Pháp chính phủ thư (1906)
  • Hợp quần doanh sinh thuyết quốc âm tự (1907)
  • Tây Hồ thi tập (tập hợp thơ làm trong nhiều năm)
  • Tuồng Trưng Nữ Vương (soạn chung với Huỳnh Thúc Kháng và Phan thúc Duyên (1910)
  • Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký (1911)
  • Santé thi tập (gồm hơn 200 bài thơ, soạn trong tù tại Pháp (1915)
  • Thư thất điều (thư vạch 7 tội của vua Khải Định (1922)
  • Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (7.000 câu thơ lục bát, soạn (1912-1913)
  • Tỉnh quốc hồn ca I, II (phần I, viết tại Việt Nam (1907), phần II, viết tại Pháp (1922). 
  • Đây là thơ hiệu triệu, thức tỉnh đồng bào, tạo dân khí mạnh, đề cao dân quyền)
  • Bức thư trả lời cho người học trò tên Ðông (1925)
  • Đông Dương chính trị luận (1925)
  • Ngoài ra, ông còn có các bài diễn thuyết về Đạo đức và luân lý Đông Tây, Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa, một số thơ (không nằm trong Tây Hồ thi tập) và nhiều câu đối chữ Hán ông làm từ 1902-1912...

Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh qua đời, Việt Nam rơi vào một khoảng trống rỗng. Đến thế hệ 1940 gặp phải đất nước có bàn tay bí ẩn CS, họ từ đâu đến, gieo rắc quá nhiều uất ẩn, gây chia rẽ trong lòng dân tộc Việt Nam; người dân VN tự mất cơ hội khôn ngoan để phản ứng trước tình thế đất nước đang lột xác ra khỏi đô hộ của người Pháp. Đất nước đang cần người có đủ bản lĩnh, thúc dục phong trào Duy Tân, đánh đổ chuyên chế, lập dân quyền tự do cho Việt Nam, hầu như không có ai! Lại một lần nữa, mọi tần lớp người dân yêu nước tiếp tục thiếp ngũ!

Bỗng năm 1940. Ngài Phạm Công Tắc, báo động đất nước đến hồi lâm nguy, tuyên bố: "Hôm nay đất nước Việt Nam chỉ có một trái đắng đỏ Hồ Chí Minh không trừ khử, mai sau ắt cả nước Việt Nam sẽ bị nhuộm đỏ". Lời báo động chưa bay xa, CS Trung Quốc đã ào ào kéo đến, gieo vào Pắc Bó biên giới Việt Nam một Hồ Tập Chương (HCM) thân thế bí mật.

Càng tìm hiểu vào lãnh vực tình báo CS Trung Quốc, lòng càng xây xẩm, bởi hồ sơ tình báo dày đặc, tối cả vung trời Việt Nam. Lòng bừng nóng tự hỏi: Lý do nào người Việt Nam sợ hải chạy theo ảo ảnh CS Trung Quốc, một cách mù quáng để rồi ngày nay nhuộm đỏ cả giang sơn đất nước Việt Nam!

Đến lúc cần phải giải mã một thứ mây trôi khó đoán định về tình báo CS Trung Quốc đã ngự trị trên đất nước Việt Nam 70 năm qua, cũng phải đến lúc cần suy nghiệm tìm một ít ánh sáng dẫn đến nội dung mã số bí ẩn, hy vọng tìm được mọi chân tướng tình báo cơ sở của CS Trung Quốc trên đất nước Việt Nam. Dù lắm trở ngại hay vất vả cũng khởi hành vào thế giới không thấy bóng người, đôi lúc bước chân đến nơi cánh cửa mã số vừa hé mở, liền bị phản gián CS Trung Quốc (中国共产党反间谍) báo động chuyển qua hướng khác! Thêm một lần nữa, và rất nhiều lần khởi lại hành trình mới, cứ thể một bóng đen đi giữa ban ngày, lây nhây tìm nội dung cần thiết có khả năng giải mã. Tuy có 63,3 kg, trên 18.602 trang hồ sơ, với mã số đã ở trước mặt, thế nhưng mọi tư liệu khó hiểu, nào ai biết nó nói những gì bởi những tờ giấy quá khôn ngoan, cuối cùng được em (A)....hướng dẫn một phương thức giải mã morse thông minh. Cảm ơn em (A).... nhiều và nhiều.

Thì ra, mọi mã số bước ra từ Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc (CPC). Thuộc chỉ đạo 24 Tổng cục tình báo và cơ quan, hoạt động trong mã số ấn định. Tổng cục 16 ấn bản mã số, nơi nghiên cứu kế sách hành động cho từng (Cụm mây).


Mã số VN0841. Morse Code Beacon Keyer Electronic Circuit (Quốc phòng). Nguồn: CPC-HN.1950.


Mã số HN1941S. Music have Morse code (Nhà nước). Nguồn: CPC-HN.1950

Mã số HN010232. (01/02/1950). Morse Code Forever (Văn kiện tình báo). Theo tình báo Hoa Nam, vào thời điểm 1987, máy truyền thông hay Radar định vị, thường bị phá sóng, mật mã lọt ra ngoài, cho nên tình báo Hoa Nam vẫn sử dụng Morse. Nguồn: CPC-HN.1950

Theo hồ sơ tình báo Hoa Nam (MSS) mã số HN0841: Đầu mùa Xuân năm 1940, đảng CS Trung Quốc lấy quyềt định bành trướng xuống Việt Nam, cho ra đời Cộng Sản Đông Dương (印度支那共产党 - Ấn độ chi na cộng sản đảng). Đến ngày 08 tháng 02 năm 1941, đảng CSTQ chọn biên giới Việt Nam làm thí điểm. Từ đó Việt Nam gặp phải một luồng mây nghìn nghịt đen, từ Phương Bắc kéo đến địa danh Pắc Bó thuộc bản Bó Bẩm, gần các bản Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, Nậm Lìn và Nà Lẹn thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Việt Nam, giáp ranh biên giới khu tự trị dân tộc Choang thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Tại cửa ngõ Pắc Bó cho ra luồng khí bẩm lạnh tanh, tràn lan giá buốc thấu xương bản làng biên giới, không bao lâu vào sâu lãnh thổ Việt Nam. Đúng lúc tình thế Việt Nam sôi động chính trị, từng giờ nóng lạnh bất thường. Gió Tây độc chuẩn bị giả từ trăm năm đô hộ Việt Nam, đột biến gió da vàng xuất hiện, Nhật Bổn, Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Gió da vàng CS Trung Quốc có lợi thế hơn, thừa dịp thổi tốc mái nhà Việt Nam.


Một góc bản đồ tỉnh Cao Bằng SGI 1/100.100 năm 1948. Khu vực hang Pắc Bó kế cận các cột mốc 107, 108… thời Pháp-Thanh. Ảnh: (HN-MSS).

Bắc Kinh cho Hồ Tập Chương (gốc Hẹ, nguyên quán Đài Loan - xem tài liệu “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” HoChiMinhSinhBinhKhao của Hồ Tuấn Hùng) thực hiện điệp vụ nhập xác Hồ Chí Minh (chết tại Hương Cảng năm 1932). Mã số HN1941S trong bàn tay phù thủy Bắc Kinh vận dụng hết khả năng hướng dẫn dư luận, đẩy nhịp độ cơ sở CS Pắc Bó thành con chim đầu đàn Đông Dương.

Bắc Kinh đứng trong vách núi, lệnh ban hành kế hoạch, định thời, dựng thế, tạo khí hậu nóng gắt, trút xuống một trận mưa CS trên đầu người dân Việt Nam, vốn không đề phòng hậu quả, tác hại lâu dài của khí độc CS, có người háo hức đến nỗi mơ hồ, uống nước mưa CS hy vọng chữa trị bá bệnh kinh niên nhược tiểu, không ngờ dịch CS ăn vào xương tủy, nó tự hoành hành, phá banh lục phủ, ngũ tạng dân tộc Việt Nam.


Hồ Tâp Chương (HCM) bí mật đi qua Ải Nam Quan đến Quảng Tây, vào ngày 16-01-1950. HCM trùm khăn đứng thứ hai bên phải hình. Ảnh: (HN-MSS).

Một mã số HN011050. Hiện lưu trữ tại Học Viện Quân Sự Tình Báo Bắc Kinh (北京智能军校 – Bắc Kinh chí năng quân hiệu). "Hồ Tập Chương thay mặt đảng CS Đông Dương, tham dự quốc khánh Trung Quốc ngày 01/10/1950. Ông tuyên bố: "Từ ngày có đảng ta, khai hóa được nhược tiểu chư hầu VN, đến với trào lưu nghĩa vụ CS Quốc Tế, nay kính dâng lên đảng tùy nghi sử dụng cơ sở CS Đông Dương. Mao Chủ Tịch muôn năm"!

(之日起,我们党,文明的主要缺陷越南后,国际共产主义运动的进展,这种玻璃上升的基础处理越南共产党,万岁毛主席 - Chi nhật khởi, ngã môn đảng, văn minh đích chủ yếu khuyết hãm Việt Nam hậu, quốc tế cộng sản chủ nghĩa vận động đích tiến triển, giá chủng pha ly thượng thăng đích cơ sở xử lý Việt Nam Cộng Sản Đảng, vạn tuế Mao chủ tịch).
Ải Nam Quan trải qua các thời kỳ nhà Hán đặt tên: Úng Kê Quan, sau là Kê Lăng Quan, Giới Thủ Quan. Đến thời Gia Tĩnh nhà Minh đặt tên: Trấn Nam Quan. Ngoài ra, phía Việt Nam đặt tên: Ải Pha Lũy, trước thế kỷ 12 đã có tên Ải Nam Quan.

Người viết bài này xin trình bày đặc điểm hình thù của Ải Nam Quan bởi có đến nơi tham dự trao trả tù binh chiến tranh biên giới Việt Nam và Trung Quốc tại địa điểm Ải Quan Trung Hoa (中国通), vào lúc 11 giờ, ngày 01 tháng 9 năm 1987 với tư cách ký giả. Nhân dịp dùng một photo chụp những năm cuối TK19 để chứng minh.

Chúng ta thấy đường lên cửa ải chạy dài từ Việt Nam xuyên qua con đường dốc thẳng đến chính diện cửa ải (nhỏ), nơi cửa ải nhỏ này thuộc về Trung Quốc với tên Ải Quan Trung Hoa (中国通), đã có từ ngàn đời, chính giữa cách khoảng đất trống của 2 ải (vùng phi quân sự), trung tâm một đường chiều dài 100m lót đá, cứ 10m chôn sâu một tảng đá làm mô (chướng ngại vật), theo nguyên tắc cắm móc biên giới từ xưa đến nay vẫn thế, hai ải xây dựng kích thước và kiến trúc như nhau và mỗi quốc gia đặt trạm canh biên phòng.

Lý do hình thù cửa ải bên Việt Nam thay đổi. Vào năm 1774, Ðốc trấn Lạng-Sơn, Nguyễn Trọng Ðang cho trùng tu xây dựng kiến trúc mái ngói cong theo văn hóa Việt Nam, cũng có ý biểu thị cửa ải nói lên tinh thần dân tộc Việt Nam, và phân biệt hai cửa ải.

Đến ngày 26 tháng 6 năm 1887, Pháp và Nhà Thanh ký Công Ước Về Hoạch Ðịnh Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngày 21 tháng 04 năm 1891 tiến hành cắm cột mốc tại vùng biên giới Ải Nam quan.

Định lệ, Pháp-Nhà Thanh căn cứ theo Công Ước Về Hoạch Ðịnh Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc: "Từ nay Trung Quốc có Ải Quan Trung Hoa (中国通). Việt Nam có Ải Quan Việt Nam (谁越南)". Pháp-Nhà Thanh đồng ý xây dụng lại cửa ải, kích thước lớn 100%. Một lần nữa cửa ải thay đổi kiến trúc, Pháp thực hiện trước, xây dựng lại hoàn toàn mới, theo mô hình kiến trúc cũ của Ðốc trấn Lạng-Sơn, Nguyễn Trọng Ðang. Từ đó cửa Ải Quan Việt Nam (谁越南) đồ sộ, tấm vóc hùng vĩ. Nhìn qua cửa Ải Quan Trung Hoa (中国通) nhỏ bé cho đến năm 1950.

Sự thực, Hồ Tập Chương (HCM) đã dâng Ải Nam Quan cho đảng CS Trung Quốc, vào ngày 01/10/1950, ngày quốc khánh CS Trung Quốc, và ông ta tự đổi tên Ải Nam Quan thành Mục Nam Quan, đến năm 1953 Quốc Hội Trung Quốc phê chuẩn thông qua với cái tên mới Mục Nam Quan. Một lần nữa, vào năm 1965 theo yêu cầu của đảng CSTQ đề nghị Hồ Tập Chương đổi tên Mục Nam Quan thành Hữu Nghị Quan. Báo chí CSVN đồng ca bài Hữu Nghị Quan, hướng dẫn dư luận thành công, một mỹ từ Hữu Nghị Quan quả nhiên dối trá được cả một dân tộc. Đến năm 1979, mới thực sự có ba tên, một Ải (Ải Nam Quan, Mục Nam Quan, Hữu Nghị Quan). Ngày nay cửa Ải Quan Trung Hoa (中国通) không còn, và (vùng phi quân sự), trung tâm một đường chiều dài 100m lót đá, cứ 10m chôn sâu một tảng đá làm mô (chướng ngại vật) đã biến mất; để nhường lại đường vận tải vũ khí cung cấp cho CS Đông Dương vào năm 1950.

Thương thay cho Cha-Ông ta xây dựng một dãy giang sơn gấm vóc Việt Nam, quá hoàn bích từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Nay đảng CSVN hai tay dâng hiến Ải Nam Quan cho CSTQ. Từ nay dấu chân tiền nhân Việt Nam không còn trong ký ức nhân loại và bản đồ thế giới chính thức xóa sổ Ải Quan Việt Nam (谁越南), người Việt mình, miệng gọi: "Ải Nam Quan" đã quen, nay không còn để gọi!

Thành lập nhà nước CS Pắc Bó

Đảng CS Đông Dương chuyển động, núp sau bóng tối của CSTQ để làm thây ma, CSTQ thừa dịp đẩy mạnh hướng dư luận, quảng cáo một nhân vật tình báo Hồ Tập Chương (HCM) (xem tài liệu “HoChiMinhSinhBinhKhao” của Hồ Tuấn Hùng). (HCM) gốc Hẹ, sinh tại Đài Loan, và đánh bóng, suy tôn lên tầm cở thánh tổ dân tộc VN. Bản thân Hồ Tập Chương thuộc chi bộ đảng CSTQ. Còn nhiều nhân vật tình báo chiến lược khác của Trung Quốc, tạm thời ẩn mình trong lớp áo Trung ương đảng CS Đông Dương. Đến nay chỉ mở được vài gói mã số, khó ai biết rằng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 08 năm 1911 tại Bắc Kinh Trung Quốc (tình báo Hoa Nam MSS), một hồ sơ khác của đảng CS Đông Dương, tạo dựng Võ Nguyên Giáp sinh tại tỉnh Quảng Bình Việt Nam.

1935 Võ Nguyên Giáp (武元甲), Nguyễn Chí Thanh (阮成志) được CS Trung Quốc đào tạo tại Học viện Quân sự Vân Nam (大将,越南国防部部长兼越南人民军总司令).

Đến ngày 08 tháng 02 năm 1941. ĐCSTQ thành lập một chính quyền Đỏ bù nhìn, và bộ máy chiến tranh thu nhỏ, trên 175 Quân cán chính từ Trung Quốc, đổ bộ đến hang Pắc Bó.



Những tên Tần Thủy Hoàng con, tung hoành tại Việt Nam, với danh xưng Cộng Sản Đông Dương. Trường Chinh, Hồ Tập Chương (HCM), Cố vấn Đại tướng Trần Canh (陈能). Trung tướng La Quý Ba (罗贵波), gốc Giang Tây, cố vấn trưởng, Đại sứ Trung Quốc tại Chiến khu Việt Bắc (Pắc Bó) năm 1950. Ảnh: THX.

Tổ chức bộ máy chiến tranh gồm có:

Chủ Tịch: Hồ Tập Chương (HCM) quyền đảng trưởng CS Đông Dương. CSTQ biệt phái Đại tướng Trần Canh (陈能), Tổng Tham mưu Trưởng Quân sự, cố vấn CSĐD.

Tổng Bí Thư: Trường Chinh quyền BT/CSĐD. CSTQ biệt phái Thượng tướng Đặng Dật Phàm (置风扇), cố vấn Đảng Ủy Trung Ương.

Thủ tướng: Phạm Văn Đồng quyền Thủ tướng CSĐD. CSTQ biệt phái Trung tướng Lã Quý Ba (罗贵波), làm Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, cố vấn Cán chính, thành lập chính phủ CSĐD.

- Tổng Thanh tra Chính phủ, Cố vấn Trung tướng Từ Văn Cương (从范).
- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Cố vấn Trung tướng Hàn Lộc Tướng (南禄一般).

Ngoại giao: Hoàng Văn Hoan Đại sứ CSĐD tại Bắc Kinh.

Tòa án Quân sự Trung ương: CSTQ biệt phái Trung tướng Mai Gia Sinh (麦嘉双曲正弦), tham mưu phó, Tổng cục Chính trị, kiêm nhiệm Tòa án Quân sự Trung ương.

Tòa án Nhân dân Tối cao: CSTQ biệt phái chuyên gia Tình báo, Quân báo, Thượng tướng Vương Nghiên Tuyền (美国研究事业), chủ nhiệm Tư pháp, cố vấn tác động quần chúng ( khích động).

Tòa Lao động: CSTQ biệt phái Trung tướng Trương Sinh Hoa (张庭广和市), chủ nhiệm Tòa Lao Động, cố vấn Tư pháp.

Quốc phòng: Võ Nguyên Giáp (武元甲) quyền Bộ trưởng Quốc phòng CSĐD. CSTQ biệt phái Thượng tướng Vi Quốc Thanh (韦国清) tham mưu trưởng cố vấn Quân sự, kiêm nhiệm đào tạo Tổng Cục Tình báo CSĐD. Thượng tướng Đặng Thanh Hà (当薄哈), chủ nhiện đào tạo Quân cán chính đảng bộ CSĐD. Mở hai trung tâm đào tạo quân sự Nam Ninh và Kaiyuan ở Vân nam, mỗi khoá 6 tháng.

Bộ binh: Trung tướng Vu Hóa Thầm (武安和), tham mưu trưởng quân đoàn, cố vấn các binh chủng. Đại tá Lý Ngọc Tiên (玉田) cố vấn Lục Quân, Đại tá Trần Ngũ Quan (五泉陈) cố vấn Học viện quân sự.

Pháo binh: Trung tướng Đậu Kim Ba (金三豆), tham mưu trưởng pháo binh, cố vấn Quân chủng Phòng không. Trung tá Trương Tường (张长城),

Lục quân: Trung tướng Phương Phương (横幅本地), chủ nhiệm Quân chủng Lục quân. Đại tá Hồ Thiên Thuỷ (何添翠). Đại tá Triệu Thuỵ Lai (万瑞丽),

Báo vụ điện đài: Thiếu tướng Tống Nhược Thạch, (童缺点撒奇) chủ nhiệm báo vụ điện đài, và các thành viện. Đại tá Lưu Chấn Hải (刘珍海), Thiếu tá Đinh Chấn Quang (与拦截器), Thiếu tá Lý Văn Đạt (范逸), Thiếu tá Bành Chi Lan (彭兰).

Quân báo: Trung tướng Lỗ Hiển Dư (显示多余的孔), đặc trách huấn luyện Quân báo, cố vấn Văn phòng các Bộ, dưới quyền có những thành viện: Đại tá Chu Ngọc Đường (储玉平阳), Thượng tá Quý Lai Hỷ (赖海兰), Thiếu tá Phú Từ Hán Văn (从东汉范),
Công nghiệp Quốc phòng: Trung tướng Trương Quảng Hoa (张庭广和市), văn phòng đoàn quân sự, cố vấn Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Tình báo MSS: Thượng tướng Diên Nguyệt Canh (荣裕), chủ nhiệm tình báo Hoa Nam MSS. Thiếu tướng Vương Chấn Hoa (王稹华), đặc trách huấn luyện Tình báo, và các Cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Quốc phòng. Thượng tướng Vương Gia Tường (黄墙), Phó chủ nhiệm cục Tình báo, dưới quyền có những thành viện như: Đại tá Triệu Tồn Hiếu (百万储备), Đại tá Tiết Tảo Ngọc (先進的藻類玉), Đại tá Quách Minh Kiếm (郭台銘搜索), Đại tá Vương Vĩnh Đức (美國榮德), Trung tá Lý Tiên Xuân (黎梯摁軒), Trung tá An Đình Lan (安庭蘭), Trung tá Quách Hữu (郭友).

- Trung tướng Lý Văn Nhất (凡山一) tham mưu trưởng Quân pháp Quân đoàn.
- Trung tướng Chu Hạc Vân (朱鶴範) tham mưu trưởng Quân đoàn Pháo binh.
- Thượng tướng Trương Quảng Hoa (張庭廣和市) cố vấn Học viện quân sự, đặc trách trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn, (trong lãnh thổ Trung Quốc).
- Trung tướng Trương Chí Thiện, (张庭选智添) chủ nhiệm kế hoạch chiến lược.
- Chuyện viên Lý Hàm Trân (火腿陳) chủ nhiệm viện Hộ lý (vợ của Trung tướng La Quý Ba Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam).
- Chuyện viên Hứa Kỳ Thanh (应许之国) chủ nhiệm binh đoàn Hộ lý (vợ của Thượng tướng Đặng Dật Phàm cố vấn Đảng Ủy Trung Ương, kiêm nhiệm đào tạo Tổng Cục Tình báo CSĐD).

Hậu cần: Trung tướng Vu Bộ Huyết (武血), Tổng cục Hậu cần, chủ nhiệm trưởng Quân nhu, Quân dụng. Thiếu tướng Mã Tây Phu (代碼西方夫人), Tổng cục tài chính, lương thực. Thiếu tướng Lý Học Thư (心理學的信), Quản lý vật tư. Đại tá Dương Đồng Văn ( ), chủ nhiệm cục trưởng Kế toán.

Tư Pháp, Nội vụ: Tượng tướng Nhạc Tinh Chiếu (基本的音樂篩選) chủ nhiệm Nội vụ kiêm nhiệm cục trưởng Công an. Thiếu tướng Châu Dật Chi (歐洲地球) đào tạo Kỹ thuật Công an. Lực lượng biên phòng. Thiếu tướng Hứa Kỳ Thanh (應許之國) vụ viện tình báo Lào, và Campuchia. Thiếu tướng Độc Kim Ba (單金巴) chủ nhiệm Cảnh sát, đặc ủy vụ viện tình báo miền Bắc VN. Thiếu tướng Hoàng Vi (晃六) vụ viện tình báo miền Trung VN. Thiếu tướng Châu Khuê (歐洲) tham mưu vụ Công an, vụ viện tình báo miền Nam VN.

Ngân hàng, Tài chính: Trung tướng Vân Dật (範逸), chủ nhiệm cục trưởng Tài chính. Trung tướng Thiên Hựu (神退休), chủ nhiệm cục trưởng Ngân sách quốc phòng. Trung tướng Thôi Ngô (來武) Viện trợ, kiêm nhiệm Phó ban chính trị đảng. Trung tướng Lý Quế Minh (闕胡志明市), cố vấn Ngân hàng CSĐD. Thiếu tướng Trương Ngọc Phong (張庭選玉海防), chủ nhiệm cục trưởng Kế toán.

Thông tin và Truyền thông: Thiếu tướng Trần Thủ Thành (陳星期四會員), chủ nhiệm tổng cục Báo vụ viên, kiêm phóng sự ảnh Hoa Nam MSS. Thiếu tướng Hà Thiệu Vũ (下阮文紹武), trưởng vụ viên Báo chí, chính ủy. Thiếu tướng Lương Trung Ngọc (陳德良的玉), phát ngôn viên chính phủ, kiêm đào tạo Báo vụ viên. Thiếu tướng Vương Chấn Phu (美國毯子), chủ nhiệm đào tạo truyền thông, kiêm nhiệm Quân bưu. Thiếu tướng Đỗ Kiến Hoa (做建華), chủ nhiệm Bộ Tư lệnh Quân khu, cố vấn các quân đoàn chủ lực.

Văn hóa, Giáo dục, Đào tạo: Thượng tá Lâm Quân Tài (遴驅埯財經), chủ nhiệm trưởng Hoa Văn. Thượng tá Trương Hưng (張庭選紅), chủ nhiệm Tôn giáo. Thượng tá Dương Cẩm Sơn (平陽才可兒子), chủ nhiệm cục trưởng giáo dục Văn hóa. Thượng tá Hoàng Kính Văn (皇家玻璃辦公).


Tướng lãnh Trung Quốc thành viên trung ương lãnh đạo CS Pắc Bó. Ảnh: (HN-MSS).

Quân đoàn: Thượng tướng Vương Thừa Vũ (的蘇阿武 ), Tham mưu trưởng Sư đoàn 308.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo (經濟道), chính uỷ Sư đoàn 308. Thượng tá Vương Thạc Tuyên (美國碩士宣言), cố vấn Sư đoàn 308. Trung tá Diêm Thử Khánh (有趣慶), chỉ huy trưởng trung đoàn 36, Sư đoàn 308. Trung tá Chu Diêu Hoa (週期調控), chỉ huy Trung đoàn 88, Sư đoàn 308. Trung tá Điền Đại Bang (進入大爆炸), chỉ huy Trung đoàn 102, Sư đoàn 308. Thiếu tướng Vương Vĩnh Pháp (美國榮法國), Tham mưu trưởng Sư đoàn 312. Thiếu tướng Tăng Diên Vỹ (增加光圈), chính uỷ Sư đoàn 312. Đại tá Nghiêm Dục Sinh (嚴格教育學生), cố vấn Sư đoàn 312. Trung tá Hầu Hàn Giang (最邗江), chỉ huy trưởng trung đoàn 36, Sư đoàn 312. Trung tá Hàn Lộc Tướng (南祿一般), chỉ huy trưởng trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Trung tá Thái Dũng (泰國阮晉勇), chỉ huy trưởng trung đoàn 209, Sư đoàn 312. Thiếu tướng La Tự Hiền (洛杉磯車展), Tham mưu trưởng Sư đoàn 316. Thiếu tướng Triệu Tích Phong (百萬斯里蘭卡室), chính uỷ Sư đoàn 316. Thượng tá Như Phụng Nhất (由於鳳凰第一), cố vấn Sư đoàn 316. Trung tá Dương Tiến (海洋博士), chỉ huy trưởng trung đoàn 98, Sư đoàn 316. Trung tá Nhiệm Cùng (團一起), chỉ huy trưởng trung đoàn 174, Sư đoàn 316. Trung tá Kiếm Anh (搜索英國), chỉ huy trưởng trung đoàn 176, Sư đoàn 316. Thiếu tướng Phó Hiếu Trung (中國國務院副), Tham mưu trưởng Sư đoàn 304. Thiếu tướng Sư Địch Anh Kiệt (翻譯武文傑), chính uỷ Sư đoàn 304. Đại tá Trương Nãi Chiêm (章嗯愛沾), cố vấn Sư đoàn 304. Trung tá Lưu Sư Tường (保存的相似性), chỉ huy trưởng trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Trung tá Vương Nghị (美國法令), chỉ huy trưởng trung đoàn 57, Sư đoàn 304. Trung tá Tôn Đức Tu (文件太陽), chỉ huy trưởng trung đoàn 66, Sư đoàn 304.

Quân Y: Trung tướng Bác sỹ Lý Kiện Hoa (李建華), Tổng cục trưởng Quân y. Thiếu tướng Lâm Quân Tài (遴驅埯財經), Tổng cục phó Quân y. Thiếu tá Mạnh Đông Thăng (勝強), cố vấn Trợ lý thương binh. Thiếu tá Trần Bình Sơn (鎮平子), quảng trị bệnh xá. Thiếu tá Tập Tùng Anh (東英格蘭), đào tạo y tá.


Các cấp chỉ huy Trung đoàn của quân đội Trung Quốc, đóng quân tại bản Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, và Nậm Lìn thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: (HN-MSS).

Tất cả 11 trung đoàn bộ binh, còn có toàn bộ Sư đoàn công pháo 351 (45 khẩu pháo 105ly, 20 khẩu pháo 75 ly, 36 khẩu súng cối 120 ly, một số khẩu cao xạ pháo, súng máy cao xạ, 2 trung đoàn công binh).

Quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc vận dụng mọi chủ lực tiến vào Việt Nam gồm Sư đoàn 308, 312, 316, Sư đoàn công pháo 351, trung đoàn 148, Sư đoàn 320, 304. Hầu xây dựng vững mạnh đảng CS Đông Dương, chủ yếu Việt Nam ưu tiên một!

Hậu phương: Dân công chuyển ra tiền tuyến chiếm một tỉ lệ lớn trong nhiệm vụ vận tải cung cấp trên 37.800 tấn lương thực, do Trung Quốc đảm nhiệm, riêng quần chúng dân tộc biện giới Việt Nam và vùng tự trị Choang đóng góp hơn 9.500 tấn. Quả nhiên sự quyết tâm lớn chưa từng có của đảng CSTQ, hậu hỹ cung cấp cho chiến trường Việt Nam.

Bộ máy chiến tranh từ trung ương đến bộ chỉ huy chiến trường chỉ còn vận hành theo lệnh của Mao Trạch Đông.

Trên 175 tướng lãnh, chuyên gia chiến lược, quân sự và chuyên gia thành lập hành chánh từ cấp Trung Ương đến địa phương. Trước khi tuyên bố đảng CS Đông Dương. Mao Trạch Đông cho trừ bị 320.500 quân binh bên kia biên giới Quảng Tây Trung Quốc, trấn giữ hậu phương để Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) tung hoành trong lãnh thổ Việt Nam.

Tháng 8/1950. Khi trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Andrew Roth. Hồ Tập Chương (HCM) thừa nhận ảnh hưởng của Trung Quốc và phong trào giải phóng Việt nam đang chuyển mình theo mô hình của Trung Quốc.

Bản thân Hồ Tập Chương (HCM) nguyên chuyên viên tình báo Quốc tế, vẫn phải có những cố vấn tình báo nhị trùng bên cạnh, đặc biệt Đại tướng Trần Canh (陈能) một tướng lãnh thứ 23 của đảng CS Trung Quốc, cùng tháp tùng có 45 nhân vật tình báo cao cấp của Hoa Nam MSS, và cấp Thượng tướng. Đảng CSTQ cài sau lưng Hồ Tập Chương những nhân vật trên với cương vị cố vấn quân sự. Buổi sơ khai thành lập đảng CSĐD, CSTQ tranh thủ dựng lên một hang hốc Pắc Bó. Thời điểm này khó ai biết rõ Hồ Chí Minh còn sống hay đã chết, chỉ có Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, mới đủ tư cách xác nhận. Pắc Bó chỉ có Hồ Tập Chương, còn người đứng sau lưng bức màng bí mật là Mao Trạch Đông!

Theo mã số HN010232. Tình báo Trung Quốc còn ghi chú: "Ba tư liệu bí mật về HCM vẫn còn chứa bí ẩn".

1 ‒ Hồ sơ Di truyền của Hồ Chí Minh, giấy khai tử tại Hương Cảnh.
2 ‒ Mục đích đổi tên đảng CS Đông Dương, thành lập đảng Lao Động VN ngày 02/9/1945.
3 ‒ Một "Cụm mây" tình báo, ai sẽ là người thực hiện "trừ khử" Tướng lãnh ngoài mặt trận, khi phản bội đảng CSTQ.

Ai là người công bố hay thực hiệc 3 yếu tố trên, khó ai biết trước vì còn một mã số ẩn, bởi vậy mỗi khi nghe tiếng hắt xì từ Bắc Kinh, tất cả nhân vật nhà nước Pắc Bó phải tuân lệnh, sau đó đổ xuống đầu dân tộc Việt Nam, một gánh phân chứa nhiều độc tố, do đảng CS Đông Dương làm chủ chiến dịch, đảng CSTQ lãnh đạo thành công. CS Đông Dương người học trò tốt, tuân lệnh ngoan ngoãn theo lời chỉ dạy, rập khuôn mẫu thực hiện, chủ yếu phá tiêu tan nguồn sinh lực dân tộc Việt Nam, càng chứng tỏ trung thành với đảng CS Quốc Tế. Đặc biệt nhiệm vụ tình báo Hoa Nam (MSS), cài nhân sự vào các cấp, trải rộng khắp mọi nơi, ngoài ra mỗi năm gửi về Trung Quốc 350 Quân, Cán, Chính đào tại Tình báo và Quân sự v.v...!

Thế hệ 1940 rất nhiều người đầy nhiệt huyết đã từng lấy quyết định từ chối CS và không kỳ vọng vào Trung Quốc, họ từ giả trước cơn mưa rào chưa bao giờ thấm đất, và không hề xảy ra (cách mạng mùa thu 1945). Đảng CS Đông Dương chỉ nặn ra hình bóng cuộc tổng khởi nghĩa mùa Thu, mà họ cho rằng lịch sử ngày 19 tháng 8 năm 1945. Quả nhiên hình nộm của đảng CS Trung Quốc xuất hiện ngay trong bao tử của đảng CS Đông Dương, người CS xem việc kỹ thuật truyền truyên là một phương tiện đẩy mạnh mùa Thu thành phép lạ, đưa dư luận đến nông thôn ra thành thị, với những người cướp tinh thần 9 năm kháng chiến chống Pháp, chống Nhật hối hả bu vào đống phân CS Đông Dương, không bao lâu cờ đỏ búa liềm xuất hiện, trút xuống và nhuộm đỏ một phần quê hương Việt Nam, biến thành một chư hầu mới, đắc lực cho đảng CS Trung Quốc, chấp nhận làm thân ngoại lai để rồi đem dân tộc Việt Nam vào lò thiêu, chủ nghĩa CS Quốc Tế.

Trước 1940, họ quá ngu ngơ tự rước CS vào Việt Nam, đương nhiên ngày nay phải có trách nhiệm với lịch sử dân tộc Việt Nam, bởi những thế hệ mai sau không thể chấp nhận ăn phải mọi cay đắng, và không thể thấy đất nước mãi mãi điêu linh. Kẻ cố ý đem đến cho Việt Nam một tai nạn CS, khó tha thứ được bởi tội đồ của Tổ Quốc Việt Nam.

Chính những nhà lãnh đạo sát máu của đảng CSVN đã công nhận rước Trung Quốc, thực hiện lừa đào nhân dân Việt Nam. Tạo ra nội vụ chiếc áo "Lụa" của Hồ Tập Chương (HCM) toàn quốc phải trả với giá 9 tấn vàng. Số vàng này đảng Lao Động Việt Nam triều cống cho tướng lãnh Quốc Dâng Đảng.

Tiếp theo một chân sau, đảng CS Trung Quốc. Tòa án Nhân dân Tối cao CS Đông Dương, do Thượng tướng Vương Nghiên Tuyền, nguyên chỉ huy Tình báo và Quân báo CS Trung Quốc, soạn thảo kế sách 然的 – Nhiên Đích (Ngũ san định). 1 ‒ Khích động xã hội tranh chấp. 2 ‒ Càn quét loại bỏ tư sản, phát hành phiếu tệ. 3 ‒ Cải Cách Ruộng Đất. 4 ‒ Tập trung lao động. 5 ‒ Chiêu mộ nhập ngũ.

Đích thân Hồ Tập Chương (HCM) tiếp nhận mệnh lệnh thực hiện (Ngũ sang định). Ngoài kế sách còn có chiến dịch, khích động những gia đình "tài phú" âm thầm đóng hụi chết trên 28 tấn vàng. Ra quân đợt đầu không một âm vang nhưng đem lại thành công rực rỡ, đảng Lao Động Việt Nam rất hài lòng và triều cống cho đảng CS Trung Quốc.

Huỳnh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét