Bộ An ninh Quốc Nội Hoa Kỳ đã cảnh báo người sử dụng trình duyệt Internet Explorer trong tuần này về một lỗ hổng phần mềm mới được tin tặc sử dụng trong các cuộc tấn công mạng.
Microsoft trước đó đã khuyến cáo về lỗ hổng trình duyệt phần mềm này trong bối cảnh tin tặc được cho là liên kết với Trung Quốc đã tấn công trang web Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ
(CFR).
Trong khi đó, Capstone, một công ty chế tạo máy phát điện công nghệ cao tại California, bị chính các tin tặc này tấn công, vì các chuyên gia an ninh mạng tại Hoa Kỳ tìm được dấu vết giống nhau từ cả hai website bị tấn công.
Bộ phận theo dõi lỗ hổng mạng của Bộ An ninh Quốc Nội Hoa Kỳ (DHS) đã ban hành một cảnh báo không gian mạng trên toàn quốc vào hôm 31/12/2012.
Cơ quan này cảnh báo rằng lỗ hổng trong trình duyệt Explorer phiên bản 6 đến 8 "cho phép tin tặc từ xa thu lượm thông tin không được phép; cho phép tin tặc chỉnh sửa; [và] làm gián đoạn dịch vụ"
Trang web FireEye, chuyên về tình báo mạng xác nhận tin nói trang web của CFR đã bị xâm nhập vào ngày 26/12/2012 và tiếp tục điều tra việc các phần mềm lén đã được cài trên trang web CFR vào ngày 21 cùng tháng.
Trang này cảnh báo rằng phần mềm lén này chọn mục tiêu là người truy cập vào trang của các tổ chức ngoại giao hàng đầu khi sử dụng hệ điều hành bằng các ngôn ngữ như tiếng Anh, Trung, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn, và Nga.
'Trả đũa'
CFR, Council on Foreign Relations, là một trong các tổ chức có uy tín nhất tại Hoa Kỳ và các hội viên của họ bao gồm quan chức cấp cao đương nhiệm hoặc từng làm việc bao gồm cả Ngoại trưởng Hillary Clinton và cựu tổng thống George W. Bush và Bill Clinton.
John Tkacik, chuyên gia về Trung Quốc từng làm việc cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc muốn nhắm vào chế tạo máy phát điện công nghệ cao như Capstone là để thu lượm dữ liệu kinh tế như thông tin tiếp thị, báo cáo tài chính và công nghệ, là thông tin hữu ích cho bất kỳ công ty nào của Trung Quốc muốn cạnh tranh với Capstone.
Tkacik, từ Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (IASC), cho biết Capstones có thể là một trong số hàng trăm các công ty Mỹ bị chọn làm mục tiêu trong nỗ lực thu lượm công nghệ của các tin tặc Trung Quốc.
Ông Tkacik được dẫn lời nói “Luật pháp Hoa Kỳ ngăn chặn tình báo Mỹ và tin tặc quân đội tiến hành các cuộc tấn công mạng tương tự như các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc.
“Nhưng nay có lẽ đến đến để Quốc hội Mỹ tài trợ cho chiến lược mở rộng cho các bộ phận chiến tranh mạng của Bộ An ninh Cơ quan Quốc nội và Bộ Quốc Phòng và uỷ quyền cho họ thâm nhập và các hệ thống công nghiệp, năng lượng, truyền thông, xã hội và tài chính của Trung Quốc một cách qui mô trước khi quá muộn".
Richard Fisher, một chuyên gia về Trung Quốc từ Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, nói rằng chính phủ Mỹ nên yêu cầu công bố thông tin về các cuộc tấn công mạng có nguồn gốc Trung Quốc và ảnh hưởng của các cuộc tấn công này đối với an ninh và kinh tế đối với người Mỹ.
“Báo cáo như vậy là cần thiết để khuyến khích cả chính sách phòng thủ lẫn trả đũa", ông nói.
"Tin tặc Trung Quốc là thủ phạm hoạt náo và dai dẳng nhất thế giới trong hoạt động gián điệp kinh tế", theo một báo cáo của Cơ quan Phản gián Quốc gia Hoa Kỳ, một bộ phận chống gián điệp của chính phủ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/01/130105_tin_tac_trung_quoc.shtml
Microsoft trước đó đã khuyến cáo về lỗ hổng trình duyệt phần mềm này trong bối cảnh tin tặc được cho là liên kết với Trung Quốc đã tấn công trang web Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ
(CFR).
Trong khi đó, Capstone, một công ty chế tạo máy phát điện công nghệ cao tại California, bị chính các tin tặc này tấn công, vì các chuyên gia an ninh mạng tại Hoa Kỳ tìm được dấu vết giống nhau từ cả hai website bị tấn công.
Bộ phận theo dõi lỗ hổng mạng của Bộ An ninh Quốc Nội Hoa Kỳ (DHS) đã ban hành một cảnh báo không gian mạng trên toàn quốc vào hôm 31/12/2012.
Cơ quan này cảnh báo rằng lỗ hổng trong trình duyệt Explorer phiên bản 6 đến 8 "cho phép tin tặc từ xa thu lượm thông tin không được phép; cho phép tin tặc chỉnh sửa; [và] làm gián đoạn dịch vụ"
Trang web FireEye, chuyên về tình báo mạng xác nhận tin nói trang web của CFR đã bị xâm nhập vào ngày 26/12/2012 và tiếp tục điều tra việc các phần mềm lén đã được cài trên trang web CFR vào ngày 21 cùng tháng.
Trang này cảnh báo rằng phần mềm lén này chọn mục tiêu là người truy cập vào trang của các tổ chức ngoại giao hàng đầu khi sử dụng hệ điều hành bằng các ngôn ngữ như tiếng Anh, Trung, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn, và Nga.
'Trả đũa'
CFR, Council on Foreign Relations, là một trong các tổ chức có uy tín nhất tại Hoa Kỳ và các hội viên của họ bao gồm quan chức cấp cao đương nhiệm hoặc từng làm việc bao gồm cả Ngoại trưởng Hillary Clinton và cựu tổng thống George W. Bush và Bill Clinton.
John Tkacik, chuyên gia về Trung Quốc từng làm việc cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc muốn nhắm vào chế tạo máy phát điện công nghệ cao như Capstone là để thu lượm dữ liệu kinh tế như thông tin tiếp thị, báo cáo tài chính và công nghệ, là thông tin hữu ích cho bất kỳ công ty nào của Trung Quốc muốn cạnh tranh với Capstone.
Tkacik, từ Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (IASC), cho biết Capstones có thể là một trong số hàng trăm các công ty Mỹ bị chọn làm mục tiêu trong nỗ lực thu lượm công nghệ của các tin tặc Trung Quốc.
Ông Tkacik được dẫn lời nói “Luật pháp Hoa Kỳ ngăn chặn tình báo Mỹ và tin tặc quân đội tiến hành các cuộc tấn công mạng tương tự như các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc.
“Nhưng nay có lẽ đến đến để Quốc hội Mỹ tài trợ cho chiến lược mở rộng cho các bộ phận chiến tranh mạng của Bộ An ninh Cơ quan Quốc nội và Bộ Quốc Phòng và uỷ quyền cho họ thâm nhập và các hệ thống công nghiệp, năng lượng, truyền thông, xã hội và tài chính của Trung Quốc một cách qui mô trước khi quá muộn".
Richard Fisher, một chuyên gia về Trung Quốc từ Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, nói rằng chính phủ Mỹ nên yêu cầu công bố thông tin về các cuộc tấn công mạng có nguồn gốc Trung Quốc và ảnh hưởng của các cuộc tấn công này đối với an ninh và kinh tế đối với người Mỹ.
“Báo cáo như vậy là cần thiết để khuyến khích cả chính sách phòng thủ lẫn trả đũa", ông nói.
"Tin tặc Trung Quốc là thủ phạm hoạt náo và dai dẳng nhất thế giới trong hoạt động gián điệp kinh tế", theo một báo cáo của Cơ quan Phản gián Quốc gia Hoa Kỳ, một bộ phận chống gián điệp của chính phủ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/01/130105_tin_tac_trung_quoc.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét