Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Hoa hậu Thu Trang, nhà báo, điệp báo và là Nữ khủng bố.


Tôi hay đọc báo của Vietnam, cho biết tình hình trong nước, vô tình mình đọc tờ An Ninh Thế Giới  do Trung Tướng Tổng Biên Tập Hữu Ước quản lý có bài viết về HOA HẬU NHÀ BÁO GIÁN ĐIỆP CỦA CỘNG SẢN THU TRANG  tức bà Công Thị Nghĩa. Thấy ngờ ngợ,  tôi  trở về tấm ảnh trắng  đen này so sánh với  bài  giới  thiệu của Tác  Giả Thụyvi  Nguyen  TRONG FRIEND LIST facebook  của  tôi  thì  thấy đúng  là  chính  Hoa  Hậu này đã từng là GIÁN ĐIỆP CHO CỘNG SẢN.  Mà sao tác giả Thụy vi  Nguyen  lại  "TRÁNH"   không  giới  thiệu  với  đọc  giả  và  bạn  bè cho mọi  người  biết  bà  ta  là  GIÁN  ĐIỆP của cộng sản????  Tôi có đặt câu hỏi,  nhưng  cũng không thấy tác giả Thụy Vi  Nguyen  trả  lời,  nên tôi  mang  phép  post cái  bài  tôi  tìm  thấy  cho  tác giả Thụy Vi,  bạn đọc và  bằng hữu của tôi xem luôn cho  biết  rõ  về  nhân  vật  HOA HẬU THU TRANG 1955  này. 


Bài Theo báo An Ninh Thê Giới: 

Thoát ly gia đình từ Hà Nội vào Sài Gòn hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên từ năm 1950-1951, Thu Trang được phân vào tổ công tác của Ban Tình báo Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định gồm có 4 người do đồng chí Năm Tú - Trần Thanh Vân làm tổ trưởng, đồng chí Hai Tắc - Trần Kim Lang; một liên lạc viên là chị Tư Nga...


Nhà báo trở thành hoa hậu

Năm 1955, lần đầu tiên  tại Sài Gòn có tổ chức  cuộc thi Hoa hậu ở rạp chiếu bóng Lido trong khu vực Chợ Lớn. Có khoảng 30 thí sinh tham dự và ngôi vị hoa hậu thuộc về cô Thu Trang là nữ ký giả của làng báo miền Nam. Á hậu 1 là sinh viên Nguyễn Thị Ninh, người miền Bắc di cư và Á hậu thứ 2 tên là Ngô Yên Thi, người miền Nam. Cô Thu Trang, người gốc Hà Nội, sinh năm 1932, vào Sài Gòn năm 1950. Năm dự thi Hoa hậu, Thu Trang 23 tuổi, có chiều cao 1,61m, nặng 53kg, số đo vòng 1: 86; vòng 2: 62 và vòng 3: 88.

Thời đó không có thi mặc áo tắm. Bọn chúng tôi thời đó còn là học sinh Trường trung học Chu Văn An cũng náo nức mua vé đi xem những người đẹp đi thi. Cô Thu Trang chiếm ngôi Hoa hậu thật xứng đáng, cô có khuôn mặt rất xinh và hiền hậu, dáng người lại cao, thân hình đầy đặn, thon thả mà thời đó ít  người phụ nữ nào có được.

Vào năm 1954, ít ai biết Thu Trang viết báo với bút hiệu Thanh Tâm hay Nguyễn Huyền Thu... trên các báo Tân Văn, Cần học, Sài Gòn mới, Phụ nữ diễn đàn, Lẽ sống... với đủ thể loại từ thơ đến truyện ngắn, truyện dài... Sau cuộc thi Hoa hậu, hình ảnh Hoa hậu Thu Trang được nhiều báo miền Nam đăng ảnh và viết bài khen ngợi. Tuy nhiên, khi đó ít ai biết rõ lý lịch tên thật của Thu Trang là gì? Và người ta cũng không quan tâm tìm hiểu lý lịch đời tư của Thu Trang mà chỉ khen ngợi Thu Trang đẹp toàn vẹn.

Để tuyên truyền cho chính sách chống Cộng sản miền Bắc, người Mỹ đã đưa một nhóm cố vấn kỹ thuật điện ảnh Philippines sang Sài Gòn để cùng chính quyền Sài Gòn hoàn thành một cuốn phim lấy tên là "Chúng tôi muốn sống". Truyện phim do Vĩnh Noãn viết và dàn dựng, các tài tử chính gồm Lê Quỳnh, Mai Trâm và một vai nữ phụ - họ tuyển Hoa hậu vừa đăng quang Thu Trang. Phim do Cơ quan Viện trợ Mỹ đài thọ, thực chất là CIA chỉ đạo sau lưng. Phim "Chúng tôi muốn sống" cuối năm 1956 được hoàn thành và công chiếu. Chúng tôi thời đó còn là học sinh trung học, chưa ý thức chính trị gì nên chỉ thích cô Thu Trang đẹp hơn cô Mai Trâm đóng vai chính.

Những năm sau đó cô Thu Trang còn được mời đóng vai chính Kiều Nguyệt Nga trong phim "Lục Vân Tiên" sản xuất năm 1959. Đây là phim màu đầu tiên của miền Nam và đã được tham dự Đại hội Điện ảnh Á châu tại Tokyo, Nhật Bản. Nhưng rất tiếc phim "Lục Vân Tiên" sau đó không thấy chiếu tại miền Nam, không rõ vì lý do gì? Sau đó, Thu Trang còn được Hãng phim Mỹ Phương mời đóng phim "Lòng nhân đạo", nhưng Thu Trang đã từ chối.

Sở dĩ cô Thu Trang nhận đóng phim "Lục Vân Tiên" vì viết kịch bản và vai trò đạo diễn do Tống Ngọc Hạp đảm trách - người đang làm cho Cơ quan Viện trợ văn hóa Mỹ tại Sài Gòn. Vì vậy Thu Trang phải kết thân với Tống  Ngọc Hạp để có mục đích riêng mà chỉ có Thu Trang mới biết. Cũng vì chuyện "kết thân" với Tống Ngọc Hạp nên báo chí Sài Gòn thời đó đã thêu dệt nhiều giai thoại về những cuộc "hẹn hò" giữa Hoa hậu Thu Trang với Tống Ngọc Hạp mà các báo thi nhau viết bài để câu độc giả.


Người đẹp đi tây 

Chuyện về Hoa hậu Thu Trang với đạo diễn Tống Ngọc Hạp rồi cũng qua đi, sau đó giữa Tống Ngọc Hạp và Thu Trang không còn liên hệ gì với nhau nữa. Đầu năm 1960, Thu Trang lại kết giao với ông Nguyễn Lương là Bộ trưởng Tài chính của chế độ Ngô Đình Diệm. Ông vừa góa vợ trước đó không lâu. Nhưng bất ngờ vào đầu tháng 11/1960, Thu Trang xuất ngoại  sang Pháp nói là đi đóng phim do Đài Truyền hình Pháp mời.

Mãi sau này, năm 1999 anh Hoàng Văn Phúc (là em ruột vợ Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ chế độ nhà Ngô) đã kể cho tôi về sự ra đi bất ngờ của Thu Trang như sau: Vào một buổi chiều năm 1960, ông Nguyễn Lương có gọi điện thoại cho Tuyến và hỏi viên tài xế lái xe cho ông và Thu Trang tại sao bị mất tích mấy ngày nay? Có phải cơ quan an ninh đã bắt không?

Trần Kim Tuyến điện thoại sang Ty Công an do Dương Văn Hiếu điều hành hỏi thì Hiếu trả lời: Họ có bắt viên tài xế của Nguyễn Lương vì tên này là “Việt Cộng”. Khi Tuyến cho Nguyễn Lương biết sự việc như trên thì mấy tuần sau Thu Trang xuất ngoại “do cô ấy sợ liên lụy”, bởi viên tài xế là do Thu Trang đưa vào làm lái xe cho Nguyễn Lương.

Sang Pháp chờ mấy tháng trời mà cuốn phim Đài Truyền hình Pháp không thực hiện được, mặc dù đã có giấy giới thiệu của Bộ Thông tin chính quyền Sài Gòn gửi kèm. Việc đóng phim không thành, Thu Trang ghi tên vào học École pratique des Hautes Eátudes: Section des Sciences historiques et philologique, (Ban Cao học về lịch sử và ngữ văn). Trường này thuộc Đại học Sorbone, một trường đại học nổi tiếng của nước Pháp.

Để trang trải cho cuộc sống, Thu Trang phải làm thông dịch tiếng Anh cho một mỹ viện tại Paris, ngoài giờ còn dạy kèm tiếng Anh cho mấy học sinh nhỏ tuổi. Đến năm 1967, Thu Trang tốt nghiệp cao học. Sau đó Thu Trang tiếp tục bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài: Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp, và đã thành đạt với văn bằng Tiến sĩ Đệ tam cấp của Đại học Paris VII.

Trong thời gian theo học, Thu Trang đã kết thân với nhóm sinh viên Việt và Pháp ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam. Sau đó, Thu Trang kết hôn với một người Pháp là bác sĩ nha khoa tại Paris.


Tự bạch những ngày hoạt động công tác điệp báo

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), Tòa đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Paris được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam tiếp quản. Đại sứ Phạm Văn Ba khi đọc hồ sơ của Tòa đại sứ thấy ghi: “Công Thị Nghĩa” - tức nữ minh tinh Thu Trang là Việt Cộng nằm vùng.

Còn phần cô Thu Trang thì trong hồi ký của cô đã thuật lại, tóm tắt như sau: Cô thoát ly gia đình từ Hà Nội vào Sài Gòn hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên từ năm 1950-1951, trong tổ công tác của Ban Tình báo Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định gồm có 4 người do đồng chí Năm Tú - Trần Thanh Vân làm tổ trưởng, đồng chí Hai Tắc - Trần Kim Lang; một liên lạc viên là chị Tư Nga.

Trong bốn người, Thu Trang là người ít tuổi nhất, mang bí danh là Tư Nghĩa. Thời gian này, cô bí mật nhiều lần lên Bến Cát, Tân Uyên để dự lớp huấn luyện về công tác nội thành. Năm 1952 thì Thu Trang bị Phòng Nhì Pháp bắt và đem về giam tại khám Gia Định rồi về khám lớn Sài Gòn (cùng bị bắt giam chung lúc đó có các đồng chí Nguyễn Thị Bình và đồng chí Đỗ Duy Liên).
Về tới bót Catinat, tôi bị hỏi cung mấy câu về tên thật của anh Hai, về chị Tư liên lạc. Tất nhiên là tôi trả lời không biết. Thực sự là khi giải phóng tôi mới rõ chị đã lấy tên anh là bác sĩ Trần Văn Ngà.

Chúng dẫn anh Hai tới. Mặt mày anh Hai thâm tím, máu đọng ở mép và ngồi xệp trên đất. Nhìn thấy anh Hai làm tôi sững sờ. Ba bốn tên lực lưỡng áp lại đánh tôi túi bụi, và nói: Mày chối nữa đi. Chỉ huy của mày đó. Khai ra hết, không thì “cho đi máy bay” thấy mẹ! (“máy bay” là lối tra tấn dã man: nạn nhân bị trói hai tay có khi ngược lại là hai chân, treo lên quay vòng rồi cho rớt xuống đất, có khi bị gãy xương, hoặc vỡ đầu, xương sườn, xương sống v.v...).
Tên cảnh sát bước vào hỏi anh Hai:
- Phải con nhỏ này không?
- Không biết. Tôi không nhớ.
- Gì? Mày nói lại đi. Tụi bay, cho thằng này chút điện nữa đi.
Một thoáng anh Hai bị còng chân vào một thanh sắt to như cổ tay. Chúng bắt điện vào và người anh bị giật tung lên, ngã xuống. Anh quằn quại rên la, mặt anh tím ngắt và tôi tưởng anh sắp chết tới nơi


ĐÂY LÀ BIO  CỦA  HOA HẬU THU TRANG  DO THUY  VI NGUYEN VIẾT BÊN  ẤM ẢNH  TÁC GIẢ CHIA SẺ TRÊN FACEBOOK.  

  KHÔNG  HIỂU  SAO TÁC GIẢ  THỤY  VI  LẠI  "BỎ  QUÊN"  KHÔNG  GIỚI  THIỆU  HOA  HẬU  THU  TRANG  LÀ  GIÁN  ĐIỆP  CHO  CỘNG  SẢN  NHƯ  BÀI  TƯỜNG   TRÌNH  VỀ  HOA  HẬU THU  TRANG  CỦA  TỜ BÁO AN  NINH  DO  TRUNG  TƯỚNG  CỘNG SẢN  HỮU  ƯỚC  QUẢN  LÝ.  THIẾT NGHĨ  THEO  LẼ  THƯỜNG  KHI  MÌNH  THẦN  TƯỢNG  MỘT  NGƯỜI  NỔI TIẾNG  NÀO,  THÌ  VỀ  ĐỜI  TƯ  HAY VIỆC  LÀM CỦA  NGƯỜI  ĐÓ  CŨNG  Đà ĐƯỢC  TÌM  HIỂU  TƯỜNG  TẬN (???) 

      NHIỀU  NGƯƠI  "VÔ TÌNH"  NHẬP  NHẰNG   gián  điệp -  khủng bố  CỘNG  SẢN  Hoa  Hậu  Thu  Trang  với  những  mệnh  phụ  phu  nhân  VNCH.  Một  gián  điệp  cộng  sản,  tôi  thiết  nghĩ  không  thể  đem  so  sánh   với  các  mệnh  phụ  phu  nhân  của  VNCH 


5 NGƯỜI ĐẸP MỘT THỜI SAIGON XƯA: HOA HẬU THU TRANG.
thụyvi ( Hầm Nắng )

Thu Trang tên thật là Công Thị Nghĩa gốc người Hà Nội xuất thân từ gia đình công chức, là chị cả của một đàn em trai. Theo cha vào Sài gòn làm việc từ trước năm 1954. Học giỏi và thông minh. Thu Trang là một người phụ nữ hoạt bát

Ban đầu làm báo, rồi thành hoa hậu và rồi làm phim… ngoài ra chị còn là tác giả một số truyện ngắn khá hay. Thu Trang tham gia làng báo trong những năm 1953, làm thư ký tòa soạn và viết bài cho các báo như Công Dân, Phụ Nữ, Sài gòn mới, Lẽ sống…

Đầu năm 1955, Thu Trang được bầu chọn là người đẹp nhất trong cuộc thi Hoa hậu do Bộ xã hội thời bấy giờ tổ chức. Khi tên Hoa hậu Thu Trang được tuyên đọc, hội trường vang dậy tiếng vỗ tay, sân khấu tràn ngập mấy chục nhiếp ảnh gia, quay phim và nhà báo. Ca sĩ đang rất nổi tiếng dạo đó là Tâm Vấn cũng đại diện khán giả nữ lên sân khấu chúc mừng. Ra khỏi rạp Lido, sau khi thỏa mãn rừng người xin chữ ký và xin chụp ảnh chung, Hoa hậu được mời lên xe hơi mui trần màu xanh bóng loáng nước sơn mới để đi diễu hành trong khoảng hai tiếng đồng hồ qua các đường phố chính của Sài Gòn.

Bắt đầu từ đấy, Thu Trang được các nhà làm phim chú ý. Thu Trang được hãng phim Mỹ Phương mời tham gia vai chính trong phim “Lòng nhân đạo” nhưng Thu Trang từ chối vì bận việc riêng. Phim đầu tay mà Thu Trang đóng là ‘Chúng tôi muốn sống” vào năm 1956.
Năm 1960, với tư cách diễn viên điện ảnh, Thu Trang được Chánh văn phòng Bộ Thông tin chính quyền Sài Gòn giới thiệu làm việc với đoàn công tác của Đài Truyền hình Pháp và được họ mời sang Pháp tham gia diễn xuất trong một bộ phim dài đã có dự án cụ thể. Đầu tháng 11-1960, chị qua Pháp


VÀ ĐÂY LÀ  LINK  CỦA BÁO AN NINH TRONG NƯỚC CỦA TRUNG TƯỚNG HỮU ƯỚC NÓI VỀ HOA HẬU THU TRANG  (1955)



ĐÂY LÀ LINK CỦA PHIM: CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG  DO  GIÁN ĐIỆP THU TRANG ĐÓNG:




Thoát ly gia đình từ Hà Nội vào Sài Gòn hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên từ năm 1950-1951, Thu Trang được phân vào tổ công tác của Ban Tình báo Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định gồm có 4 người do đồng chí Năm Tú - Trần Thanh Vân làm tổ trưởng, đồng chí Hai Tắc - Trần Kim Lang; một liên lạc viên là chị Tư Nga...


Thoát ly gia đình từ Hà Nội vào Sài Gòn hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên từ năm 1950-1951, Thu Trang được phân vào tổ công tác của Ban Tình báo Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định gồm có 4 người do đồng chí Năm Tú - Trần Thanh Vân làm tổ trưởng, đồng chí Hai Tắc - Trần Kim Lang; một liên lạc viên là chị Tư Nga...

Hữu Ước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét