Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản


Phần 1: Những Nguyên Nhân Gốc của Tị Nạn

Chương 1: Quốc gia và Cộng sản

GS Lê Xuân Khoa
Ưu điểm lớn nhất của Việt Minh là khả năng tuyên truyền vận động quần chúng.53 Việt Minh đã khéo che dấu được lai lịch cộng sản dưới hình thức một mặt trận đoàn kết toàn dân với mục tiêu duy nhất là chống Pháp để đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Nhờ có thành tích chống cả Pháp lẫn Nhật, nhất là biết khai thác tối đa các quan hệ hợp tác với OSS, chủ thuyết Roosevelt và triển vọng hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Minh đã dễ dàng đem lại cho mọi người niềm tin tưởng là có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đó cũng là một trong những lý do khiến chính phủ Trần Trọng Kim không dám chống lại Việt Minh và vua Bảo Đại sẵn sàng thoái vị.
Lịch sử Việt Nam vào nửa sau của thế kỷ XX là lịch sử của đất nước bị chia đôi và bốn cuộc chiến tranh trước và sau sự chia cắt ấy. Cuộc chiến thứ nhất là kháng chiến chống Pháp và chống Quốc Gia Việt Nam do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo (1945-1954). Cuộc chiến thứ nhì là nội chiến giữa miền Bắc cộng sản và miền Nam quốc gia (1956-1975) với sự tham gia của hai khối đối đầu trong cuộc Chiến tranh Lạnh: Hoa Kỳ chiến đấu sát cánh với miền Nam, Liên Xô và Trung Quốc hậu thuẫn cho miền Bắc. Hai cuộc chiến tiếp theo xảy ra giữa Việt Nam và hai đồng minh cộng sản: Trung Quốc (tháng Hai 1979) và Cam-pu-chia (1979-1989).
Đây không phải là lần đầu đất nước bị chia đôi và có nội chiến. Vào thế kỷ thứ XVI, sau khi Mạc Đăng Dung giết vua Lê Chiêu Tông rồi lập ra triều đại nhà Mạc, một số cận thần nhà Lễ chạy vào Thanh Hóa lập người con út của Chiêu Tông lên kế vị và mở cuộc chiến tranh chống nhà Mạc. Cuộc chiến khôi phục nhà Lê kéo dài 52 năm (1540-1592) mới đạt được thắng lợi. Các sử gia gọi giai đoạn này là chiến tranh giữa Nam triều và Bắc triều, với lằn ranh không rõ rệt là Thanh Hóa (thời đó lãnh thổ miền Nam chỉ mới xuống đến Quảng Nam, sát với Chiêm Thành.) Giới cận thần của nhà Lê lại chia làm hai phe họ Trịnh và họ Nguyễn với thực quyền trong tay họ Trịnh, vì vậy có danh xưng là Chúa Trịnh. Từ 1558, họ Nguyễn bắt đầu vào phía Nam lập nghiệp và đến 1627 thì cắt đứt liên hệ với họ Trịnh. Giang sơn của Chúa Nguyễn bắt đầu thành lập, lấy sông Gianh tỉnh Quảng Bình làm giới tuyến. Hai miền từ nay được gọi là Đàng Ngoài và Đàng Trong. Cuộc nội chiến lần này kéo dài 45 năm, tổng cộng bảy trận đánh lớn trong đó sáu trận do miền Bắc tấn công. Kết quả bất phân thắng bại, chúa Trịnh rút quân luôn về Bắc năm 1672. Đất nước tiếp tục chia đôi cho đến khi Nguyễn Huệ nổi lên đánh chúa Nguyễn, diệt nhà Trịnh, lấy đất Bắc và lập ra triều đại Tây Sơn năm 1788.
Việc hiệp định Genève chia đôi Việt Nam năm 1954 đưa đến cuộc di cư tị nạn của gần một triệu người từ Bắc vào Nam bắt nguồn từ những nguyên do sâu xa và phức tạp. Tìm hiểu những nguyên do đó sẽ giúp cho ta có một cái nhìn đầy đủ, khách quan và công bình về giai đoạn lịch sử này của dân tộc. Tổng hợp các yếu tố trong và ngoài nước, ta có thể ghi nhận ba nguyên nhân gốc rễ (root causes) của tị nạn 1954:
1. Cuộc tranh chấp giữa hai phe quốc gia và cộng sản trong quá trình đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc từ những năm cuối thập kỷ 1920;
2. Những yếu tố bên ngoài gồm sự bội ước của tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa, chủ nghĩa thực dân lỗi thời của Pháp, và chính sách bất nhất của Hoa Kỳ đối với Đông Dương trong cuộc chiến tranh 1945-1954; và
3. Hậu quả của chính sách “cải cách ruộng đất” và phong trào “chỉnh huấn ” được chuẩn bị và phát động từ trước 1954 nhằm tiêu diệt giới địa chủ và khủng bố trí thức ở miền Bắc một cách có hệ thống.

Chương 1: Quốc gia và Cộng sản

Tiếp nối truyền thống yêu nước chống xâm lăng từ ngày lập quốc, công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã được tiếp tục ngay sau khi Pháp hoàn tất cuộc chinh phục Việt Nam bằng hòa ước Patenôtre năm 1884, gần nửa thế kỷ trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập. Phong trào cần Vương dưới sự lãnh đạo của Vua Hàm Nghi từ 1885 vẫn hoạt động ngay cả sau khi nhà vua bị Pháp bắt được và đầy sang Algérie năm 1888....................(xem tiếp tại trang anh Basam)

Mời bà con vào đọc tiếp và tham gia thảo luận tại đây:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét