Đây là cây bàng vuông mà Trường Sa tặng cho TpHCM cách đây hơn 10 năm, và ra hoa rất nhiều.
Đây là hoa của cây bàng vuông, cứ như một chùm pháo hoa đang tỏa rực sáng
Tàn úa nhưng với dáng vẻ hơi hơi rực rỡ
Những nụ hoa mầm mới mọc, rồi đây hoa sẽ tiếp tục nở rực với những nụ hoa khác.
Nâng niu hoa từng chút, từng chút
Chẳng những rực rỡ trên cành, ngay cả khi rụng xuống đất hoa cũng trông rất rực rỡ
Hai thế hệ nhưng rồi cũng sẽ phải già nua thôi
Quả xanh mơn mởn
Quả chuyển sang già úa, héo mòn
Bải cỏ xanh mát nơi trồng cây bàng vuông phía cầu Thị Nghè
Mấy ngày nay đọc bài trên blog bác Mai Thanh Hải thấy nhiều đoàn khi ra thăm Trường Sa cứ đòi ngắm nhìn, xin hoa, xin trái bàng vuông về làm kỉ niệm khiến cho bàng vuông ngoài đó xơ xác theo những đòi hỏi của các bác hồn nhiên đi thăm đảo.
Thôi thì, mấy bác đó có thích thì chịu khó ra cầu Thị Nghè ngắm nhìn, thưởng thức cây bàng vuông nhé. Chẳng phải khổ cực lên tàu ra đảo rồi lại đòi các chiến sĩ ngoài đó chìu chuộng, phục vụ mình.
Giữa Sài Gòn ta vẫn ngắm bàng vuông Hoa phong ba giữa muôn trùng bảo tố Đẹp kiêu sa, rực rỡ giữa đến lạ lùng Hoa vẫn nở giữa Sài Gòn ta đó. |
Một số thông tin về cây bàng vuông trên wiki
Bàng vuông hay bàng bí, chiếc bàng, cây thuốc cá, thuốc độc biển (danh pháp hai phần:Barringtonia asiatica) là một loài thuộc chi Barringtonia, là thực vật bản địa ở rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo tại Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, từ Zanzibar tới Đài Loan, Philippines, Fiji, New Caledonia và Việt Nam (Hoàng Sa, Trường Sa). Sách đỏ Việt Nam xếp loại bàng vuông ở mức độ đe dọa bậc R (hiếm).
Mô tả
Đây là loại cây gỗ nhỏ tới vừa, mọc tới độ cao 7–25 m. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng ngược, dài 20–40 cm, rộng 10–20 cm. Lá rụng vào mùa đông.
Hoa trắng, mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 – 20 cm. Hoa lưỡng tính, gốc hoa có một lá bắc nhỏ, cuống hoa dài 3,5 – 4 cm. Lá đài 2, to gần bằng nhau, màu xanh lục, dài 3,3 - 3,5 cm, rộng 3,8 – 4 cm.
Quả có đường kính khoảng 9–11 cm, hình đèn lồng 4 hoặc 5 cạnh vuông, bên trong là lớp xơ xốp dày bao bọc một hạt có đường kính 4–5 cm.Phân tán và phân bổ
Quả phát tán bằng cách trôi nổi trên biển, nó có thể trôi nổi đến 2 năm mà không bị hỏng. Đây là một trong những loài thực vật đầu tiên di cư đến Anak Krakatau khi núi lửa này xuất hiện lần đầu sau vụ nổ Krakatau.
Bàng vuông là loại cây thường gặp trong các rừng đước ở Malaysia và các vùng đất ngập nước như Vùng ngập nước Kuching và Vườn quốc gia Bako. Tại Malaysia, bàng vuông được gọi là Putat laut hoặc Butun.
Sử dụng
Tất cả các phần của cây bàng vuông đều có độc tính, trong các chất độc có cả các chất saponin. Hạt bàng vuông từng được xay thành bột để giết hoặc làm cá bị tê liệt khi đánh cá.
Cùng với phong ba, bàng vuông là một trong những loài cây đặc thù của Quần đảo Trường Sa. Khi thiếu lá dong, bộ đội Việt Nam đóng trên quần đảo này dùng lá hai loài cây này để gói bánh chưng đón Tết.
bố susu
05-2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét