Ý thức được những mặt trái của mạng xã hội sẽ giúp bạn sử dụng nó một cách đúng đắn hơn.
Các trang mạng xã hội chưa bao giờ trở nên phổ biến và thống trị chiếm lấy phần lớn thời gian sử dụng internet của con người như thời điểm hiện tại.
Mặc dù mang lại cho chúng ta vô vàn các lợi ích không thể đếm hết được song mạng xã hội cũng có những mặt xấu riêng khiến những người sử dụng nó phải chịu.
Tốn quá nhiều thời gian
Điều này đặc biệt đúng với những ai sử dụng điện thoại thông minh hoặc laptop thường xuyên. Thật khó để kiềm chế việc mở Facebook, Youtube,… mỗi khi chúng ta có internet trong ngày. Dù bạn cảm thấy mình chỉ dành rất ít thời gian cho mạng xã hội mỗi lần song hãy thử nhớ lại xem mình đã làm những cái “ít thời gian” đó nhiều đến mức nào trong một ngày. Hẳn bạn sẽ nhận ra rằng khoảng thời gian eo hẹp mà mình có mỗi ngày vốn để thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí, làm việc giờ đây chỉ dành cho mạng xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp một cách không nhỏ tới tâm tư, tính cách và thậm chí là chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống hằng ngày của bạn. Từ lúc nào đó, bạn đã đối mặt với nguy cơ trở thành một người “nghiện” mạng xã hội mà không hề hay biết.
Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh
Việc kiểm soát chất lượng và nội dung thông tin trên các trang mạng xã hội luôn là một điều khiến các nhà quản lí phải thường xuyên đau đầu tìm giải pháp. Sẽ chẳng lạ lùng hay khó hiểu nếu một ngày nào đó bạn thấy được một tấm hình hay đoạn video sex có trên Facebook hay Youtube. Mạng xã hội mang lại cho người sử dụng các giá trị do chính họ tự tạo ra và nhà phát triển chẳng thế nào cấm người sử dụng suy nghĩ về những thứ “nhạy cảm” trong cuộc sống được.
Xung đột tôn giáo, vùng miền
Đã không ít lần một nội dung được tổ chức hay cá nhân nào đó đăng tải trên Facebook để mọi người Like và Share để rồi dẫn đến một cuộc cãi vã, chửi bới dữ dội trên đó giữa một nhóm người sử dụng. Họ không ngần ngại miệt thị và nói xấu nhau thông qua các yếu tố như tôn giáo, vị trí địa lí, … Thậm chí, một hành động thiếu suy nghĩ của thành viên trong nhóm cũng có thể khiến họ bị đe dọa và “chăm sóc” ở ngoài đời thường một cách không thương tiếc.
Tâm lí người dùng bị mặc cảm, thiếu tích cực trong cuộc sống
Các trang mạng xã hội, điển hình như Facebook có thể dễ dàng khiến bạn cảm thấy “ghen ăn tức ở” với người khác mỗi khi bạn vào xem các hoạt động của họ một cách kín đáo, lặng lẽ và không cho ai biết. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy khó chịu một phần nào đó với những gì mình đang không có dẫn tới sự mặt cảm trong cuộc sống. Cảm giác đó lớn dần và trở thành hiện tượng cảm xúc trong bạn không chỉ trên Facebook mà còn cả ngoài cuộc sống nữa.
Lừa đảo, bảo mật
Việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin người sử dụng với một đường dẫn dính virus không hề hiếm. Nạn nhân thương không hề biết mình đã bị lừa cho tới khi hậu quả dần trở nên rõ ràng hơn. Điển hình nhất là việc các cá nhân tung tin đồn nhảm không rõ cơ sở để câu kéo sự quan tâm của những người dùng khác gây xôn xao xã hội. Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng có thể trở nên hết sức đáng lo nếu không may bạn vô tình truy cập vào một đường dẫn nào đó tưởng chừng an toàn do chính bạn bè của mình gửi. Tài khoản của bạn bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các hành động phi pháp khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét