Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Hai tấm hình, hai cách ứng xử, một con người

Anh Chí
Chia sẻ bài viết này

Trên mạng và báo chí nhà nước đang phát sốt với hình ảnh người lính dân tộc Mông, Phàng Sao Vàng đi hàng trăm km để xuống viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bức ảnh được hàng trăm tờ báo, hàng nghìn trang mạng lan truyền làm cho biết bao nhiêu người rơi nước mắt về tình cảm của ông.
996926_4964243158861_872853648_n.jpg
Vâng, cũng con người ấy ở một góc chụp khác trong một hoàn cảnh khác thì KHÔNG một tờ báo nào của nhà nước đưa lên cho bạn đọc biết. Nó chỉ được lan truyền trên những trang blog cá nhân của những blogger "dở hơi" chuyên lo "chuyện bao đồng" và được chính quyền coi là "những kẻ phản động".
1374910_4964243638873_1322915758_n.jpg
Xin được hỏi 2 câu hỏi, một dành cho giới truyền thông nhà nước, một dành cho các cấp cầm quyền Việt Nam:
1) Dành cho giới truyền thông: Khi người lính già ấy giương khẩu hiệu kêu oan ở Vườn hoa Dân Oan (tức vườn hoa Lý Tự Trọng) ngay bên Hồ Tây lộng gió thì các bạn ở đâu, sao không đưa tin và ảnh lên?
2) Dành cho giới chức cầm quyền Việt Nam: Thế lực nào đã đẩy ông ra nông nỗi như vậy: Người Pháp, người Mỹ hay bọn "phản động"?
Nào các bạn đọc, các bạn đã rơi nước mắt khi thấy hình ảnh cảm động của người lính già đi viếng vị tướng, xin các bạn một lời bình cho bức ảnh thứ hai. Có tiếc gì nước mắt mà hà tiện chứ, phải không các bạn. Còn tôi, nước mắt đã khô, đởn giản vì tôi đã khóc cho những người dân oan như thế này đã quá nhiều rồi.
Nguồn: Facebook Anh Chí
* * *
Mới đưa bài lên thì nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ đã có lời bình bằng bài thơ sau:
Cứ Nguyễn đã chia sẻ một liên kết qua Hồ Ly Tiên.
Chiến công là chiến công dày
Nhưng phận quá mỏng dưới chân bạo quyền
Anh hùng nào phải nhìn nghiêng
Vẫn nghiêm chỉnh mắt thẳng nhìn oan khiên...
Trên blog Đoan Trang cũng có bài viết như sau, có cả bản dịch tiếng Anh:

Lòng dân (oan) với Đại tướng

Ông tên Phàng Sao Vàng, 79 tuổi, quê ở Sơn La. Ông từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ông đã đi xe máy hằng trăm km để về Hà Nội viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bức ảnh chụp hình ông đứng nghiêm trang trước cổng nhà Tướng Giáp đã thu hút sự chú ý của báo chí và nhận được hàng nghìn comment trên mạng xã hội.
Nhưng cũng con người ấy là một dân oan đã giương khẩu hiệu đòi công lý ở những vỉa hè thủ đô và “kêu oan 24 năm chưa được bồi thường”. Hình ảnh này của ông không được giới truyền thông để mắt đến. Cảnh hàng chục dân oan chầu chực ở cổng cơ quan nhà nước, vạ vật nơi vườn hoa, công viên, đã thành “chuyện thường ngày ở Hà Nội” nhiều năm nay.
Bức ảnh “cựu chiến binh Phàng Sao Vàng” được nhiều báo (VTC News, Kiến Thức…) đăng tải và được Ngoisao.net bình chọn là một trong 10 “ảnh hot trong ngày trên Facebook” (7/10).
Còn bức ảnh “dân oan Phàng Sao Vàng” là do một số blogger “phản động” ở Hà Nội ghi lại cách đây ít lâu, trong một lần đi tiếp tế cho dân oan.
phang_sao_vang.jpg

Photo credit: Facebook Anh Chí
* * *
He is Phang Sao Vang (Vietnamese for “golden star”), 79, from the northwestern city of Son La. He was a soldier in the 1954 Battle of Dien Bien Phu. On his old motorbike he travelled hundreds of miles from Son La to Hanoi to attend General Giap’s mourning. The photo depicting him standing straight in tribute to the late General attracted public attention and earned thousands of sympathetic comments on social media networks.
That man, seen from another angle, is a victim of injustice who has lingered on over many sidewalks in Hanoi, claiming for justice. In this photo, spread on Facebook, he was holding aloft a placard which read, “Phang Sao Vang, Son La, (…) 24 years claiming for justice without being compensated.” The state-owned media never set eyes on such an image. After all, victims of injustice have become so abundant in Vietnam that they can easily be found in parks, squares and the surrounding areas of public offices in big cities.
The photo of “veteran Phang Sao Vang” was published by many official media agencies, including VTC News and Kien Thuc (Knowledge), and was listed in the “top 10 hottest photos of the day on Facebook” by Ngoisao.net on October 7, 2013.
The photo of “falsely accused Phang Sao Vang” was taken by some “anti-state” bloggers in Hanoi when they made donation to victims of justice a few months ago.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét