Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Nhân tướng Giáp vừa tạ thế: Tuyên truyền một chiều chỉ làm hại …

TRẦN GIA LẠC
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Vì sao tướng Giáp bị trù dập? Đây là câu hỏi suốt nhiều năm được dấu kín khiến bao nhiêu người cố tìm hiểu mà hầu như không có câu trả lời. Mấy hôm trước, tình cờ tôi gặp lại một cán bộ cao cấp, về hưu. Thuộc lớp đàn em lại từng được tiếp xúc khi ông còn đương chức, anh em gặp lại, rất vui, rủ nhau ra Đảo gió uống mấy li. Có hơi men, câu chuyện thêm đậm đà. Ông nhìn tôi chăm chú dường như có điều gì muốn thổ lộ, ít giây sau, nói : Mấy hôm nay báo “các lề” tung hô tướng Giáp dữ quá, đám viếng, tang chỉ thua kém cụ Hồ chút ít !

Tôi chưa kịp “phụ họa”, ông anh khà (sau khi nhấp ngụm), tiếp: Cậu có hiểu vì sao tướng Giáp bị hai ông Lê Duẩn – Lê Đức Thọ làm cho sống dở chết dở, không?

Thấy đây là cơ hội tìm hiểu chuyện thâm cung bí sử của chốn cung đình, tôi hăng hái lên tiếng ngay: Em làm sao mà biết được. Chả cứ em, nhiều người cũng thắc mắc nhưng “bặt vô âm tín”. Đây là chuyện cấm kị mà.
- Cũng đúng, anh biết chuyện này, im lặng gần cả cuộc đời, đến giờ, cũng sắp xuống lỗ rồi, đành kể cho chú nghe để chú hiểu thêm chốn quan trường của chế độ cộng sản nó như thế nào. Câu nói cửa miệng của cụ Hồ: “Đoàn kết, thống nhất, đại đoàn kết”, thực chỉ là khẩu hiệu, trên thực tế chính trường không hề có “Đại đoàn kết”.
Tổng Bí thư Lê Duẩn (bên trái) lãnh tụ Việt Nam duy nhất dọa Mao Trạch Đông (Wikeleaks) bên cạnh là tướng Võ Nguyên Giáp và ông Hô Nghinh
Tổng Bí thư Lê Duẩn (bên trái) lãnh tụ Việt Nam duy nhất dọa Mao Trạch Đông (Wikeleaks) bên cạnh là tướng Võ Nguyên Giáp và ông Hô Nghinh
Ông anh ngừng lại, tợp tiếp, gắp miếng nhắm, nhai, nuốt đoạn kể cho tôi nghe câu chuyện cuộc đời của một số “vĩ nhân”. Các sự kiện ông diễn giải trong câu chuyện gây cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cho rằng, ông là người hiểu biết nội tình của đảng CSVN. Câu chuyện của ông đề cập nhiều vấn đề, tuy khó được kiểm chứng, nhưng đáng để chúng ta quan tâm, chỉ chọn một vài chuyện để suy gẫm:

- Trung tướng Nguyễn Bình bị phục kích chết trong chuyến đi tù Nam Bộ ra Bắc báo cáo tình hình với TƯ. Ông bị sát hại ở một vùng núi trên đường đi. Sự kiện quan trọng đó, sau này người ta tìm hiểu, không có trong hồ sơ của Bộ Tổng Tham mưu quân đội viễn chinh Pháp (nghĩa là không phải Pháp giết). Khi quân đội miền Bắc đánh chiếm được Bộ TTM quân đội Sài gòn, hồ sơ lưu trữ cũng không hề có một dòng nào nói về vụ việc này, mà lẽ ra 2 quân đội Pháp – Mỹ, nếu họ làm, nhất định đều phải có, ghi lại, lưu trữ .

Vậy ai giết Trung Tướng Nguyễn Bình ?

Và còn nhiều nghi vấn khác nữa…

Riêng về tướng Giáp, thu hút sự chú ý của tôi, ông kể:

Khi cách mạng tháng 8 năm 1945 nổ ra, thành công, hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lúc này vẫn đang nằm trong xà lim “chuồng cọp” ở Côn Đảo. Các ông vui mừng và chờ đợi đất liền cho tầu ra đón. Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao (…) mãi gần hai chục ngày sau mới họ mới được về.

Khi về đến đất liên, ông Lê Đức Thọ do TƯ phân công làm công tác Đảng, còn ông Lê Duẩn được ông Võ Nguyên Giáp – phân công làm Cục trưởng cục Dân quân – một cái cục thấp – bé nhất trong Bộ Quốc phòng, một chức danh chỉ giành cho người “ngồi chơi sơi nước”. Dư luận chính trường bất ngờ trong khi ông Lê Duẩn thực sự có tài, có uy tín, nhiều năm hoạt động trên địa bàn miền Nam… Cuộc phân công đó, dưới mắt dư luận “thật khó coi”, không thể không gây cho các đối tượng sự bức xúc…

Chưa hết, những chiến hữu thân cận, tài năng dưới quyền các ông như Tô Ký, Huỳnh Văn Nghệ…đều chỉ được phong các chức danh “khiêm tốn” (mãi sau Tô Ký mới có hàm Thiếu tướng, Huỳnh Văn Nghệ hàm Thượng tá…). Trước những đối xử như vậy, 2 ông kiên quyết xin được trở lại miền Nam “nằm vùng”, chuẩn bị cho một cuộc chiến mới : Tạo thế hợp pháp để đấu tranh (vì hiệp định Geneve) bằng cách đưa ông Lê Duẩn ra tranh cử Tổng Thống với ông Ngô Đình Diệm…
Dân Triều Tiên khóc lãnh tụ
Dân Triều Tiên khóc lãnh tụ
Sự việc không thành, ông Lê Duẩn phải rút vào hoạt động bí mật. Trong thời gian đó, ông đã nghiên cứu vạch ra chiến lược cho cách mạng miên Nam rồi gửi ra TƯ bản báo cáo quan trọng, xác định rõ: Muốn thống nhất đất nước, không có con đường nào khác là – Phải chuẩn bị, phát động nhân dân cả nước tiến hành đấu tranh vũ trang mà trực tiếp, trực diện là nhân dân miền Nam , còn miền Bắc sẽ là hậu phương vững chắc cho trận chiến này. BCT có người còn phân vân… riêng cụ Hồ – trong tư cách là Chủ tịch đảng – hoàn toàn đồng ý với báo cáo của 2 ông Duẩn, ông Thọ, quyết định triệu tập ĐH Đảng CS Việt nam lần thứ 3 (sau ĐH3 đổi tên thành đảng Lao Động Việt Nam), nhằm đi đến thống nhất chủ trương này bằng nghị quyết làm kim chỉ nam cho mọi hành động đi đến thống nhất đất nước, thực hiện ý tưởng của cụ Hồ (trong lần ốm nặng): “Dù có phải đốt cháy cả dẫy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”.

xxx

Đại Hội ĐCSVN lần thứ 3 (ĐH3 – tên mới Đảng LĐVN)) được triệu tập trong bối cảnh đặc biệt :

- Miền Bắc vừa trải qua “cơn gió độc” Cải cách ruộng đất, lòng dân li tán, uy tín của Đảng – Chính quyền suy giảm, nền kinh tế đang củng cố, chua kịp phát triển, nông nghiệp suy xụp.

- Ê kíp lãnh đạo (Cụ Hồ, ông TBT Trường Chinh, ông Võ Nguyên Giáp…) vừa phải kiểm điểm trách nhiệm đã để xẩy ra vụ Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), một số nhận án kỉ luật. TBT Trường Chinh  phải từ chức…

- Cần người có kinh nghiệm đảm trách việc đôn đốc thực hiện NQ ĐH3. Dưới cái nhìn hẹp hòi, cục bộ của phe ông Chinh, ông Giáp (phe bảo thủ miền Bắc, theo TQ) đối với phe cách tân  (miền Nam) ông Duẩn, ông Thọ. Việc chọn một ê kí lãnh đạo mới thật khó khăn, nhưng Chủ tịch đảng, ông Hồ Chí Minh đã dùng uy tín, quyền lực của mình gạt mọi ý kiến bất đồng (và cả chống đối), ép Chọn ê kíp Lê Duẩn – Lê Đức Thọ lãnh đạo Đảng và chính quyền, ông Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư, ông Lê Đức Thọ làm Trưởng ban Tổ Chức TƯ – một ban vô cùng quan trọng để duy trì quyền lực của ê kíp (sau này, suốt 26 năm 1960 – 1986) BTC TƯ đã chứng tỏ uy lực đó! Chọn, giữ lại ông Phạm Văn Đồng – nhân vật “phải phải” của ê kíp cũ – làm thủ tướng để dễ điều hành…

Tuy ý kiến của chủ tịch đảng đã rõ ràng, nhưng cả phe cánh đối thủ vẫn chống đối kịch liệt. Chiêu cuối cùng của đối thủ là: Dựa vào điều lệ đảng mà 2 ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đều vi phạm: Cả hai ông đều đã có vợ rồi, vẫn lấy 2 cô học sinh trẻ làm vợ thứ 2. Đến chiêu này thì hai ông Duẩn, ông Thọ không còn cách biện báo. Chiêu phản kích cuối cùng khá độc, nhằm ngăn trở họ không được bầu làm TBT và TBTCTUW.

Vì đã xác định người có khả năng giúp mình “đốt cháy Trương Sơn…’’ chủ tịch đảng phải ra tay, dút điểm: Trong phiên họp cuối cùng chọn nhân sụ trước khi đại hội bắt đầu, Chủ tịch Đảng phải dùng quyền phủ quyết…và tuyên bố gay gắt, đại ý: Trong số các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở đây, không có ai đã đi đến miền Nam, lại càng không hiểu biết địa bàn chiến trường miền Nam. Chỉ có 2 đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đáp ứng được yêu cầu này. Nếu chúng ta muốn thống nhất đất nước, chỉ có 2 người này mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Một số khuyết điểm có tính chất sinh hoạt của họ đã xẩy ra trước đây, chúng ta châm chước, cho qua, từ nay về sau, ai vi phạm sẽ bị kỉ luật nặng.

Thời bấy giờ uy tín của Chủ tịch Đảng rất cao nên sau ý kiến của ông Chủ tịch đảng, đại hội Đảng CSVN đã bầu ông Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.
Nhưng cũng phải mất 7 năm sau (1960 – 1967), ê kíp ông Duẩn, ông Thọ mới bắt đầu “tính sổ – cả vốn lẫn lãi” với ông Võ Nguyên Giáp bằng bản nghị quyết “Chống xét lại hiện đại – NQ9/khóa 3″. Ông bị quy cho là‚ “đầu sỏ xét lại, tay sai của N. Khơ rut sốp”, điển hình là cho giải ngũ 8 vạn binh sĩ năm 1958. Chỉ trong một đêm nhiều cán bộ chủ chốt của Cục tác chiến và tướng tá thân cận của tướng Giáp trong bộ Quốc phòng bị bắt. Ông Tổng tư lệnh bị chặt hết chân tay… cuộc đời ông đi xuống bắt đầu thể hiện rõ từ đây và thê thảm hơn nữa vào các năm sau này…

Khi tiến hành chiến dịch Tổng tiến công giải phóng miền Nam, ông Giáp hoàn toàn đứng ngoài, chức Tổng tư lệnh chỉ là cái danh, thực chất do các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chỉ huy, tướng Văn Tiến Dũng và ê kíp tiến hành (điều này được tướng Văn Tiến Dũng viết lại trong hồi kí Đại thắng mùa xuân 1975, đăng nhiều kì trên báo QĐND).
Ông Lê Duẩn và ông Văn Tiến Dũng
Ông Lê Duẩn và ông Văn Tiến Dũng
Ông Lê Duẩn, Lê Đức Tho “chơi” đối thủ sát ván: Hạ nhục, kích thích lòng tự ái, tự trọng để nếu ông không chịu được “bật lò so”…họ có cớ hủy diệt! Cũng may, ông Giáp là người giảng dậy sử học, đã bình tĩnh vượt qua cơn sóng gió này, cũng như ông đã từng kiên nhẫn không rơi vào bẫy của Mỹ trong “Sự kiên Vịnh bắc bộ – 1965″ để tiếp tục tồn tại cho đến hôm nay! (Trường họp hủy diệt Trần Xuân Bách lại rơi vào hoàn cảnh khác, có dịp chúng ta sẽ bàn sau…).

Thế đấy ! Có Nhân tất có Quả, nhân nào thì quả ấy !

“Chả ai nắm được tay từ chập tối đến sáng”.

“Chú khi nay anh khi khác”. Những lời răn dạy của tiền nhân vẫn vang vọng trong lòng, chắc chắn sẽ giúp cho những người lãnh đạo nhiều bài học bổ ich: Khi có Quyền – Thế – Tiền, đừng vội cạn tầu ráo máng với nhau, với người dưới. Hãy để cho mình một lối đi dù là nhỏ nhất, đề phòng khi có biến còn có đường thoát.
Người dân khóc thương ông Lê Duẩn
Người dân khóc thương ông Lê Duẩn
Võ Nguyên Giáp là tấm gương sáng cho hậu thế soi chung về nhiều mặt nhất là vinh quang. Những thất bại trong cuộc đời ông cũng đáng để chúng ta suy gẫm, rút ra bài học từ những lỗi lầm “chết người” mà ông phạm phải. Chỉ nhìn thấy vinh quang, vuốt đuôi, tuyên truyền một chiều, thái quá – chỉ làm hại thế hệ trẻ hôm nay và mai sau !

13.10.2013
TGL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét