Nhỏ gọn, dung lượng cũng như tốc độ ngày càng cao, thẻ nhớ USB (USB drive) hết sức tiện dụng cho nhu cầu lưu trữ dữ liệu. Nhưng hầu hết thẻ nhớ USB đều có một điểm yếu chí tử: độ bền, khả năng sống sót của dữ liệu lưu trữ trong chúng là rất thấp. Có khi nào bạn “khóc dở mếu dở” khi dữ liệu “không cánh mà bay”, hoặc gặp một thông báo: “Cần format lại USB flash drive trước khi sử dụng”?
Dưới đây là giải đáp của những câu hỏi hay gặp nhất của người sử dụng USB và một số biện pháp hạn chế lỗi trong quá trình sử dụng những thiết bị lưu trữ tiện lợi này.
Có cần eject USB drive trước khi rút ra?
Rất nhiều người thiếu kiên nhẫn: chưa thực hiện việc “Safely Remove” trước khi rút ra khỏi máy điện toán.
Lỗi xảy ra khi rút thẻ ra mà chưa eject là do cơ chế “write caching” nhằm mục đích cải thiện tốc độ ghi. Khi có nhiều yêu cầu xử lý việc ghi lên thẻ USB, thay vì thực hiện nhiều yêu cầu một lúc, hệ điều hành sẽ “gom” các yêu cầu này, đặt vào một hàng đợi và tiến hành xử lý theo lượt.
Khi người dùng chọn “Safely Remove”, họ sẽ gửi một thông báo đến hệ điều hành “tôi sắp rút usb, liệu hồn mà nhanh lên”. Lúc này hệ điều hành sẽ tiến hành hoàn thành toàn bộ việc ghi bộ đệm này vào USB drive, ngừng việc sử dụng của các ứng dụng chạy ngầm, rồi thông báo cho phép rút thẻ USB.
Nếu không đợi mà rút ngay thẻ USB, có thể nhiều dữ liệu của bạn còn chưa được ghi đầy đủ vào USB, và khi cắm lại, hệ điều hành (có thể ở cùng máy này hay máy khác) phải cố gắng khôi phục dữ liệu này. Nếu không thành công thì có hai trường hợp xảy ra: một là sẽ hiện thông báo cần format lại thẻ USB và không cho truy cập, hai là vẫn cho truy cập nhưng không thấy file mà bạn vừa copy.
Do đó, việc eject thẻ USB là cần thiết.
Format – như thế nào thì tốt?
Lựa chọn dạng file hệ thống để định dạng USB cũng là khá quan trọng, mặc dù việc đặt mặc định của trình format trong Windows thường đã là tối ưu.
Lựa chọn dạng file hệ thống để định dạng USB cũng là khá quan trọng, mặc dù việc đặt mặc định của trình format trong Windows thường đã là tối ưu.
Với Linux, rõ ràng là định dạng ext4 sẽ tuyệt vời nhất, hỗ trợ các tính năng bảo vệ và truy xuất dữ liệu tốt hơn. Trên Windows, NTFS là lựa chọn hàng đầu, với việc support các file lớn (iso của các hệ điều hành chẳng hạn), hỗ trợ các cơ chế bảo vệ và bảo mật, nên chúng tôi khuyến cáo các USB 4GB trở lên nên dùng định dạng này (với các dung lượng thấp hơn, việc đặt là FAT32 cũng không có khác biệt gì nhiều).
Dù sao thì lựa chọn định dạng như thế nào tùy người dùng, nhưng luôn luôn nhớ một điều: định dạng nào có độ bảo vệ càng cao, thì tốc độ sẽ càng chậm. Cho dù bạn dùng hệ định dạng nào nhưng nhớ kiểm tra lại xem nó có hoàn toàn tương thích với hệ thống file trên máy của mình hay không.
Lưu trữ dự phòng
Làm sao bạn biết dữ liệu của mình có bị virus phá hoại, hay mất mát do bất kỳ nguyên nhân nào khác? Do đó, muốn dữ liệu của mình không mất mát, bạn nên lưu trữ bản dự phòng trên một thiết bị khác.
Nên nhớ rằng, thẻ USB không phải là một thiết bị lưu trữ “dài hơi”. Nên thay thẻ USB sau khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm sử dụng (trừ một số loại thẻ USB có các công nghệ bảo vệ đặc biệt có giá cao).
Vậy mua loại thẻ USB nào?
Vấn đề thương hiệu không có nhiều ý nghĩa lắm khi chọn thẻ USB, vì đa phần nhà sản xuất cũng đều chỉ nhập thẻ nhớ của một vài nhà sản xuất về đóng vỏ, thêm các công nghệ bảo vệ hay kết nối của mình vào, do đó những công nghệ này mới cần đáng chú ý, chứ không phải là thương hiệu.
Một vài loại thẻ USB có bảo vệ tốt cho phần connector, một vài lại có đệm cao su chống va đập, một vài lại có hẳn cả lớp áo chống nước thoải mái,… Do đó hoàn toàn có thể chọn một cái USB drive giá rẻ, chỉ cần có một vài bảo vệ va đập cơ bản là tốt rồi (nếu có khóa nắp USB thì càng tốt). Thẻ USB quá nhỏ gọn, quá dễ đánh mất, và quá dễ hư hỏng, không nên quá khắt khe và chi nhiều tiền cho một thiết bị như vậy
Hãy nhớ sao lưu dữ liệu cẩn thận, đó là cách bảo vệ dữ liệu tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét