Diệu Chính Nguyễn Bạch
Từ lúc nghe được cái Luận đầy chất Vũ của ông Thượng Bộ Dục mình cứ nghĩ mãi: không hiểu khi nói: “trận đánh lớn” ở đây ông hàm những ý gì???
- Trong một trận đánh phải có địch thủ. Vậy địch thủ của ông Thượng Bộ Dục là ai?
- Mục tiêu là gì? Xin ông đừng có nhai lại những thứ rơm khô như “đào tạo con người mới XHCN”, “trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò”, “trường học thân thiện”. Những câu,có thể nói là, vô nghĩa, bởi trường không ra trường thì ra cái gì? Ra cái chợ chắc? Thầy không ra thầy thì ra cái gì? Ra con buôn chắc? Hay ra thằng Sở Khanh “gạ tình lấy điểm”.
- Chiến lược, chiến thuật là gì? Bao nhiêu hội nghị, hội thảo, thí điểm, tổng kết lớn nhỏ to bé đủ cả, mà dân vẫn chưa hiểu cái công nghệ với triết lý giáo dục của các ông là gì.
- Bao giờ thì trận đánhkết thúc thắng lợi? (Ông đừng “học tập và làm theo” mà đưa cái khẩu hiệu “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa” ra nhé.)
- Thôi được, cứ cho cải cách giáo dục là “trận đánh” với ý nghĩa là thể hiện quyết tâm đi, thì quân tướng là những ai: là thầy hiệu trưởng họ Sầm, là cô giáo bắt học sinh liếm ghế, là…, là…; và thiết nghĩ vũ khí đặc dụng, trọng yếu nhất được sử dụng phải là trí tuệ. Về điểm này thì mình rất ngờ cái trí tuệ của cả vị Tư lệnh – ôngThượng Bộ Dục, cùng đám tướng tá, mưu sĩ dưới trướng. Trước ông mấy đời, dân mình ai cũng rõ về trí tuệ của các ông rồi. Nào là cải cách chữ viết (cải cách lần nữa là trở về như cũ), nào là cải cách sách giáo khoa. Các nhà cải cách ngồi trên mây nhồi nhét kiến thức hổ lốn cho con trẻ, học trò quá tải. Để rồi lại cải cách lùi (giảm tải). Người tiền nhiệm của ông có sáng kiến tràn trí tuệ: ghi nợ vào bằng tốt nghiệp của sinh viên. Đến đời ông thì có một chính sách ngập tính nhân văn: ưu tiên điểm cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, Lão thành Cách mạng thi đại học. Và có thấy ông nào “sẵn sàng trả giá” đâu.
Quên chưa kể cái sự cải cách học chữ, học vần từ “a” sang “e”, sinh viên phải học Nghị quyết của Đảng. Với những “đức” và“trí” như thế, cộng thêm sư tuyên truyền, giáo dục: Đảng là đầu bảng, nhất thống, nên chữ cái đầu tiên trẻ cần học phải là chữ Đ. Rồi tiếp thu có chọn lọc, biết đâu các ông lại quay về với thời Bình dân Học vụ, xoá giặc dốt, nên tiếp theo là i, t. Kết quả của trận đánh lớn: thứ tự học chữ học vần củatrẻ sẽ là chữ Đ hoa in đầu tiên, rồi đến i, t và âm it. Thế là cả nước ra đường cứ thấy “líu lo Đ, i, t môi đọng trẻ thơ”… Nếu thế thì sự “trả giá” là quá đắt. Lúc ấy thì sự “trả giá” cho cái đồng hồ Thuỵ sĩ ông đeo, - mà ngay đến cây vợt tenis triệu đô chính gốc người Thuỵ sĩ cũng không dám xài (phát hiện của anh Gốc Sậy đấy ạ), - chỉ là muỗi, nhằm nhò gì với tương lai, vận mệnh của cả dân tộc.
Như các đời tiền nhiệm của ông, kết thúc trận đánh, cái giá mà ông sẵn sàng trả là hạ cánh an toàn, hát vang bài “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, và đổi tên thành “Phạm…Lãi”. Hãi!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét