Nguyễn đạt Thịnh
Vài chục năm trước, qua 2 cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Trung Hoa và Triều Tiên, quan niệm QUÝ HỒ TINH đã được chứng minh là rất chính xác để đánh giá một quân đội, và năm nay, quan niệm này vẫn chính xác trong việc đánh giá thị trường xuất nhập cảng vũ khí.
Quan niệm QUÝ HỒ TINH đã đúng trong thập niên 1940, thời điểm Trung Cộng còn nhập cảng vũ khí của Nga để chiến thắng cuộc nội chiến chống lực lượng Trung Hoa Quốc Gia của Thống chế Tưởng Giới Thạch, năm nay họ đang trở thành một quốc gia xuất cảng vũ khí; quan niệm QUÝ HỒ TINH, BẤT QUÝ HỒ ĐA vẫn còn đúng.
Trên chiến trường ngày trước, quan niệm QUÝ HỒ TINH cho rằng giá trị của một quân đội mạnh hay không là do tính tinh nhuệ của quân sĩ chứ không do số đông; trên thương trường vũ khí hôm nay, quan điểm QUÝ HỒ TINH đang khiến Trung Cộng ngậm bồ hòn, nhận ra rằng chiếc F16 tinh xảo đang được khách hàng ưa chuộng hơn chiếc “FC-1 Xiaolong” Khu trục Trung Quốc 1 Mãnh Long.
Các quốc gia đệ tam tranh nhau mua vũ khí, mặc dù tình hình thế giới có thể nói là vẫn thanh bình sau chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, bên dưới cái mặt biển phẳng lặng đó, chiến tranh vẫn là một luồng sóng ngầm cuồn cuộn.
Thị trường xuất cảng vũ khí đến những quốc gia đệ tam đang phát triển mạnh, và nguồn cung cấp vũ khí cho thị trường này đang trở thành một cuộc tranh chấp giữa nhiều cường quốc, trong đó quan niệm QUÝ HỒ TINH mang giá trị quyết định.
Chiến thuật biển người đã bị đào thải vì hàng ngàn lính bộ binh có thể bị tiêu diệt bởi một thảm bom, một loạt đại bác, hay thượng liên, thì khẩu súng cá nhân xuống giá trong nhu cầu mới của cuộc chiến tranh tương lai, cũng vì lý do đó.
Trong quan điểm chiến tranh hiện đại, khả năng quốc phòng được đặt nặng trên tiềm năng của không quân. Viên chức quốc phòng thế giới chi phí $27 tỉ vào việc mua phi cơ quân sự, nhiều gấp 7 lần số tiền 4 tỉ họ mua chiến hạm
Những con số này ghi nhận mức gia tăng 30%, so với mức xuất cảng vũ khí năm 2008, năm thế giới chỉ bỏ ra $57 tỉ để mua vũ khí; năm ngoái (2012) họ tiêu đến $73 tỉ.
Đánh giá trên con số thu nhập thì Hoa Kỳ đứng đầu trong thị trường xuất cảng vũ khí, bỏ xa quốc gia thứ nhì–Nga–đến 25%. Trung Cộng chỉ giữ một chỗ đứng khiêm nhường với 3% thu nhập.
Đánh giá trên con số thu nhập thì Hoa Kỳ đứng đầu trong thị trường xuất cảng vũ khí, bỏ xa quốc gia thứ nhì–Nga–đến 25%. Trung Cộng chỉ giữ một chỗ đứng khiêm nhường với 3% thu nhập.
Hoa Kỳ đứng đầu thế giới trong thị trường xuất cảng khí giới cũng vì quan niệm QUÝ HỒ TINH, vũ khí sản xuất tại những quốc gia khác không so sánh được với vũ khí Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ông Guy Anderson, một chuyên gia phân tách quân sự người Anh, báo động thế thượng phong của Hoa Kỳ không kéo dài.
“Sự trên chân kỹ thuật của Tây phương sẽ bị xóa bỏ trong thập niên này,” Anderson nói. “Chúng ta đang chứng kiến hiện tượng tan biến của thế thượng phong Hoa Kỳ”.
Trung Cộng nỗ lực khắc phục nhược điểm cơ khí và kỹ thuật truyền tin của họ, qua việc hình thành chiếc khu trục cơ PAC JF-17 Thunder mà họ cộng tác với Pakistan để sản xuất. Chiếc JF-17 chính là chiếc “FC-1 Xiaolong” –Fighter China-1 Fierce Dragon– Khu trục Trung Quốc 1 Mãnh Long, vừa đề cập trong đoạn trên.
Chiếc JF-17 có khả năng chuyên chở nhiều loại bom và hỏa tiễn khác nhau, kể cả loại hỏa tiễn “không không”, trong nhu cầu không chiến và hỏa tiễn “không địa” để tấn công những mục tiêu dưới mặt đất. JH-17 còn được trang bị bằng một khẩu thượng liên, nòng 23 hoặc 30 ly.
Động cơ turbo RD-93 hoặc WS-13, giúp chiếc JH-17 đạt tốc độ siêu thanh 1.6. Pakistan là đồng minh của cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ, nên không quân của họ sử dụng cả 2 loại JH-17 và loại F16 của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Guy Anderson, một chuyên gia phân tách quân sự người Anh, báo động thế thượng phong của Hoa Kỳ không kéo dài.
“Sự trên chân kỹ thuật của Tây phương sẽ bị xóa bỏ trong thập niên này,” Anderson nói. “Chúng ta đang chứng kiến hiện tượng tan biến của thế thượng phong Hoa Kỳ”.
Trung Cộng nỗ lực khắc phục nhược điểm cơ khí và kỹ thuật truyền tin của họ, qua việc hình thành chiếc khu trục cơ PAC JF-17 Thunder mà họ cộng tác với Pakistan để sản xuất. Chiếc JF-17 chính là chiếc “FC-1 Xiaolong” –Fighter China-1 Fierce Dragon– Khu trục Trung Quốc 1 Mãnh Long, vừa đề cập trong đoạn trên.
Chiếc JF-17 có khả năng chuyên chở nhiều loại bom và hỏa tiễn khác nhau, kể cả loại hỏa tiễn “không không”, trong nhu cầu không chiến và hỏa tiễn “không địa” để tấn công những mục tiêu dưới mặt đất. JH-17 còn được trang bị bằng một khẩu thượng liên, nòng 23 hoặc 30 ly.
Động cơ turbo RD-93 hoặc WS-13, giúp chiếc JH-17 đạt tốc độ siêu thanh 1.6. Pakistan là đồng minh của cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ, nên không quân của họ sử dụng cả 2 loại JH-17 và loại F16 của Mỹ.
Nhiều quốc gia Trung Đông như Azerbaijan, Iran, Egypt, Turkey và quốc gia Nam Mỹ Venezuela đang có ý mua chiếc JH-17 để trang bị cho không quân của họ.
Nhưng giới quân sự Nhật lại chê chiếc JH-17; họ nói, “Người Tầu có thể chứng minh là chiếc khu trục JH-17 họ sản xuất có chất lượng; nhưng chỉ chứng minh được trong lúc thí nghiệm, trên chiến trường, giá trị của vũ khí lại khác”.
Tầu và Nhật đã trải qua nhiều kinh nghiệm chiến tranh khiếp đảm trong những thập niên 1930 và 1940; người Nhật chiếm nhiều lãnh thổ Tầu tàn sát hàng triệu người đàn ông, hiếp dâm hàng triệu người đàn bà.
Nhật không có mặt trong thị trường vũ khí, nhưng họ có khả năng kỹ nghệ để sản xuất vũ khí bất cứ lúc nào họ cần. Hiện nay kỹ nghệ Nhật vẫn cung cấp vũ khí cho lực lượng Tự Vệ của họ. Lực lượng này là hình thức quân đội Nhật được tổ chức theo quan điểm chỉ tự vệ, chứ không tấn công.
Nhưng giới quân sự Nhật lại chê chiếc JH-17; họ nói, “Người Tầu có thể chứng minh là chiếc khu trục JH-17 họ sản xuất có chất lượng; nhưng chỉ chứng minh được trong lúc thí nghiệm, trên chiến trường, giá trị của vũ khí lại khác”.
Tầu và Nhật đã trải qua nhiều kinh nghiệm chiến tranh khiếp đảm trong những thập niên 1930 và 1940; người Nhật chiếm nhiều lãnh thổ Tầu tàn sát hàng triệu người đàn ông, hiếp dâm hàng triệu người đàn bà.
Nhật không có mặt trong thị trường vũ khí, nhưng họ có khả năng kỹ nghệ để sản xuất vũ khí bất cứ lúc nào họ cần. Hiện nay kỹ nghệ Nhật vẫn cung cấp vũ khí cho lực lượng Tự Vệ của họ. Lực lượng này là hình thức quân đội Nhật được tổ chức theo quan điểm chỉ tự vệ, chứ không tấn công.
Chiến lược PIVOT – CHUYỂN HƯỚNG của Hoa Kỳ đang chuyển sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ từ Trung Đông và Âu Châu sang Á Châu, trọng tâm là biển Hoa Đông và Biển Đông. Mặc dù Mỹ không xác nhận nhưng Á Châu và Trung Cộng đều thấy Hoa Kỳ có ý định làm giảm bớt tham vọng bành trướng của Trung Cộng.
Hai quốc gia đang trực tiếp đối đầu với Trung Cộng là Nhật và Phi Luật Tân; cả hai cùng được Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Với gần 40 xưởng đóng tàu, Nhật có tiềm năng trở thành một cường quốc trên biển cả rất nhanh để tái diễn một trận thư hùng kiểu MidWay, trận đánh giải quyết cuộc Thế Chiến Thứ Nhì giữa Hoa Kỳ và Nhật.
Lần này hai lực lượng giao tranh sẽ là Nhật và Trung Cộng. Đến giờ này, mặc dù yếu hơn Trung Cộng, nhưng Nhật vẫn nắm được thế tinh nhuệ hơn.
Chiến trường MidWay mới sẽ là một điểm nào khác giữa biển Hoa Đông, vì quần đảo Điếu Ngư/Senkaku quá nhỏ và quá gần bờ biển Trung Cộng.
Hai quốc gia đang trực tiếp đối đầu với Trung Cộng là Nhật và Phi Luật Tân; cả hai cùng được Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Với gần 40 xưởng đóng tàu, Nhật có tiềm năng trở thành một cường quốc trên biển cả rất nhanh để tái diễn một trận thư hùng kiểu MidWay, trận đánh giải quyết cuộc Thế Chiến Thứ Nhì giữa Hoa Kỳ và Nhật.
Lần này hai lực lượng giao tranh sẽ là Nhật và Trung Cộng. Đến giờ này, mặc dù yếu hơn Trung Cộng, nhưng Nhật vẫn nắm được thế tinh nhuệ hơn.
Chiến trường MidWay mới sẽ là một điểm nào khác giữa biển Hoa Đông, vì quần đảo Điếu Ngư/Senkaku quá nhỏ và quá gần bờ biển Trung Cộng.
Nguyễn đạt Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét