Trước khi ra hầu tòa ngày thứ Hai mùng 4 tháng Mười 2013 trong một chiếc cũi sắt, Dân Chủ Mohamed Morsi đã bị quân đội Ai Cập bắt và tống giam từ nhiều tháng trước; bị tù, nhưng Dân Chủ Morsi không chấp nhận xuất hiện trước công chúng với bộ đồng phục tù mầu trắng, ông vẫn mặc bộ côm plê mầu xanh, vẫn đeo tie như ngày còn ngồi trong dinh tổng thống Ai Cập.
Truyền thông Hoa Kỳ nhận xét vai trò của cái cũi là để khán giả và độc giả không thấy rõ chân dung của Dân Chủ Morsi. Nhưng họ vẫn nghe ông quát vang, “Tôi cần một cái micro để nói với các anh; tôi muốn cho các anh biết là trong nước đã xẩy ra một cuộc đảo chánh quân sự. Là tổng thống Cộng Hòa Ai Cập, mà tôi đang bị giam giữ.”
Morsi nói, “I want a microphone so I can talk to you;” không hiểu chữ YOU của ông là ai. Là những viên chức tòa án, và vị chánh án ngồi xử ông? Hay là những phóng viên có mặt trong và ngoài phòng xử. Morsi cần nói với dư luận thế giới, dư luận Trung Đông, và dư luận Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ tránh không gọi hành động của quân đội Ai Cập bắt giam tổng thống Morsi là đảo chánh vì pháp luật Hoa Kỳ ngăn cấm chính phủ viện trợ cho một quân đội tham gia hay chủ trương đảo chánh; mặc dù họ đã từng yểm trợ một nhúm nhỏ quân nhân Việt Nam đảo chánh và giết tổng thống Ngô Đình Diệm, ngày 1 tháng 11/1963.
Ký giả David Kirkpatrich viết trên tờ The New York Times, “Vụ án xử ông Morsi được chính phủ Ai Cập quan niệm như một điển hình chứng minh thái độ ‘thượng tôn luật pháp’ của họ; nhưng vụ án đang tạo ra phản tác dụng, vì họ đang giúp ông Morsi và những luật sư bênh vực ông một cơ hội bằng vàng để nêu lên việc quân đội lộng quyền, đảo chánh.
Ông Morsi coi thường hiệu lệnh gõ búa của vị chánh án, đòi ông Morsi im lặng và giữ trật tự trong phòng sử. Không thi hành được hiệu lệnh của mình, thẩm phán Ahmed Sabry Youssef tuyên án đình phiên xử 2 tháng, và chỉ tái xử ngày mùng 8 tháng Giêng 2014.
Một ngày trước ngày xử ông Morsi, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Cairo. Học giả Ai Cập Michael Wahid Hanna, thuộc viện Century Foundation, trụ sở đặt tại New York nhận định, “chuyến viếng thăm của ông Kerry quả là đúng lúc;” đúng vào thời điểm xét xử ông Morsi để nhiều người Ai Cập tin là Kerry đến Cairo để bênh vực nguyên tắc dân chủ căn bản, bênh vực ông Morsi.
Kerry không ủng hộ Morsi, mà ngược lại còn ca ngợi trật tự mới mà giới quân sự Ai Cập đạt được. Chỉ trong khoảng thời gian 3 năm trời ngắn ngủi, tòa Ai Cập đã đem 2 vị tổng thống ra xét xử.
Giáo sư Emad Shahin, dạy trường American University tại Cairo nhận xét, “năm 2011, tổng thống Hosni Mubarak lẩn tránh phóng viên điện ảnh, năm nay đến phiên tòa Cairo lẩn tránh; họ không muốn để công chính thấy cảnh ông Morsi bị nhốt trong cũi. Cảnh này sẽ khích động tín đồ Hồi Giáo đấu tranh cho vị ‘anh hùng’ của họ.”
Anh chí nguyện viên Hồi Giáo Ahmed el-Arainy, 42, nhận định, “ngày xử án là một ngày tuyệ hảo cho Hồi Giáo; chánh phủ muốn đưa ra hình ảnh một bị can sợ sệt, run rẩy trong bộ đồng phục tù, thì tổng thống Morsi lại không sợ sệt, không run rẩy, không mặc đồng phục tù; tòa án không xử ông, mà ngược lại, ông sử tòa.”
Ông Morsi và 14 đồng lõa bị truy tố giết 3 người biểu tình chiếm dinh tổng thống. Nếu sau giai đoạn luật tội, tòa truy tố ông về tội này, thì cả chính phạm lẫn tòng phạm sẽ có thể bị xử tử.
Một số ký giả thân chính được cho phép vào dự thính trong phòng xử. Họ liên tục hò hét, đòi tòa xử tử Morsi và những viên chức chính phủ trong nội các bị quân đội lật đổ.
Ba người biểu tình chống Morsi bị những người Hồi Giáo bênh vực Morsi đánh chết trong lúc họ căng lều, cắm trại trong khuôn viên dinh tổng thống.
Bênh vực anh Ahmed Abdelatty, một trong những bị cáo về tội sát nhân -giết 3 người biểu tình- luật sư Shadi Hamid chất vấn công tố viện, “thân chủ tôi là chánh văn phòng cho tổng thống, thì ông ta liên quan gì đến cái chết của những người biểu tình?”
Một công tố viên trả lời luật sư Hamid, “bị can ra lệnh cho những toán chống biểu tình trục xuất những người chiếm công viên dinh tổng thống; trong lúc thực hiện công tác trục xuất, chí nguyện quân Hồi Giáo đã giết người biểu tình.”
Công tố viện còn truy tố cựu tổng thống Morsi về tội giam giữ trái phép những người biểu tình chống đối ông.
Vào lúc 1:35 trưa thứ Hai, 11/04, một chiếc trực thăng đã đáp xuống sân tòa móc cái cũi nhốt can phạm và bay trở về khám đường tỉnh Alexandria.
Truyền thông Hoa Kỳ nhận xét vai trò của cái cũi là để khán giả và độc giả không thấy rõ chân dung của Dân Chủ Morsi. Nhưng họ vẫn nghe ông quát vang, “Tôi cần một cái micro để nói với các anh; tôi muốn cho các anh biết là trong nước đã xẩy ra một cuộc đảo chánh quân sự. Là tổng thống Cộng Hòa Ai Cập, mà tôi đang bị giam giữ.”
Morsi nói, “I want a microphone so I can talk to you;” không hiểu chữ YOU của ông là ai. Là những viên chức tòa án, và vị chánh án ngồi xử ông? Hay là những phóng viên có mặt trong và ngoài phòng xử. Morsi cần nói với dư luận thế giới, dư luận Trung Đông, và dư luận Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ tránh không gọi hành động của quân đội Ai Cập bắt giam tổng thống Morsi là đảo chánh vì pháp luật Hoa Kỳ ngăn cấm chính phủ viện trợ cho một quân đội tham gia hay chủ trương đảo chánh; mặc dù họ đã từng yểm trợ một nhúm nhỏ quân nhân Việt Nam đảo chánh và giết tổng thống Ngô Đình Diệm, ngày 1 tháng 11/1963.
Ký giả David Kirkpatrich viết trên tờ The New York Times, “Vụ án xử ông Morsi được chính phủ Ai Cập quan niệm như một điển hình chứng minh thái độ ‘thượng tôn luật pháp’ của họ; nhưng vụ án đang tạo ra phản tác dụng, vì họ đang giúp ông Morsi và những luật sư bênh vực ông một cơ hội bằng vàng để nêu lên việc quân đội lộng quyền, đảo chánh.
Ông Morsi coi thường hiệu lệnh gõ búa của vị chánh án, đòi ông Morsi im lặng và giữ trật tự trong phòng sử. Không thi hành được hiệu lệnh của mình, thẩm phán Ahmed Sabry Youssef tuyên án đình phiên xử 2 tháng, và chỉ tái xử ngày mùng 8 tháng Giêng 2014.
Một ngày trước ngày xử ông Morsi, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Cairo. Học giả Ai Cập Michael Wahid Hanna, thuộc viện Century Foundation, trụ sở đặt tại New York nhận định, “chuyến viếng thăm của ông Kerry quả là đúng lúc;” đúng vào thời điểm xét xử ông Morsi để nhiều người Ai Cập tin là Kerry đến Cairo để bênh vực nguyên tắc dân chủ căn bản, bênh vực ông Morsi.
Kerry không ủng hộ Morsi, mà ngược lại còn ca ngợi trật tự mới mà giới quân sự Ai Cập đạt được. Chỉ trong khoảng thời gian 3 năm trời ngắn ngủi, tòa Ai Cập đã đem 2 vị tổng thống ra xét xử.
Giáo sư Emad Shahin, dạy trường American University tại Cairo nhận xét, “năm 2011, tổng thống Hosni Mubarak lẩn tránh phóng viên điện ảnh, năm nay đến phiên tòa Cairo lẩn tránh; họ không muốn để công chính thấy cảnh ông Morsi bị nhốt trong cũi. Cảnh này sẽ khích động tín đồ Hồi Giáo đấu tranh cho vị ‘anh hùng’ của họ.”
Anh chí nguyện viên Hồi Giáo Ahmed el-Arainy, 42, nhận định, “ngày xử án là một ngày tuyệ hảo cho Hồi Giáo; chánh phủ muốn đưa ra hình ảnh một bị can sợ sệt, run rẩy trong bộ đồng phục tù, thì tổng thống Morsi lại không sợ sệt, không run rẩy, không mặc đồng phục tù; tòa án không xử ông, mà ngược lại, ông sử tòa.”
Ông Morsi và 14 đồng lõa bị truy tố giết 3 người biểu tình chiếm dinh tổng thống. Nếu sau giai đoạn luật tội, tòa truy tố ông về tội này, thì cả chính phạm lẫn tòng phạm sẽ có thể bị xử tử.
Một số ký giả thân chính được cho phép vào dự thính trong phòng xử. Họ liên tục hò hét, đòi tòa xử tử Morsi và những viên chức chính phủ trong nội các bị quân đội lật đổ.
Ba người biểu tình chống Morsi bị những người Hồi Giáo bênh vực Morsi đánh chết trong lúc họ căng lều, cắm trại trong khuôn viên dinh tổng thống.
Bênh vực anh Ahmed Abdelatty, một trong những bị cáo về tội sát nhân -giết 3 người biểu tình- luật sư Shadi Hamid chất vấn công tố viện, “thân chủ tôi là chánh văn phòng cho tổng thống, thì ông ta liên quan gì đến cái chết của những người biểu tình?”
Một công tố viên trả lời luật sư Hamid, “bị can ra lệnh cho những toán chống biểu tình trục xuất những người chiếm công viên dinh tổng thống; trong lúc thực hiện công tác trục xuất, chí nguyện quân Hồi Giáo đã giết người biểu tình.”
Công tố viện còn truy tố cựu tổng thống Morsi về tội giam giữ trái phép những người biểu tình chống đối ông.
Vào lúc 1:35 trưa thứ Hai, 11/04, một chiếc trực thăng đã đáp xuống sân tòa móc cái cũi nhốt can phạm và bay trở về khám đường tỉnh Alexandria.
Cả 3 biện pháp xử tử, xử tù, hay tha bổng ông Morsi đều không đem ổn định lại cho Ai Cập. Lịch sử Ai Cập đã ngừng đứng lại ngày mùng 3 tháng Bẩy 2013, ngày quân đội đảo chánh và bắt giam vị tổng thống dân cử đầu tiên của họ.
Không những không ổn định, tình hình Ai Cập còn có nguy cơ nội chiến nữa. Cuộc nội chiến giữa tín đồ Hồi Giáo và lực lượng quân đội chống Hồi Giáo.
Không những không ổn định, tình hình Ai Cập còn có nguy cơ nội chiến nữa. Cuộc nội chiến giữa tín đồ Hồi Giáo và lực lượng quân đội chống Hồi Giáo.
Nguyễn đạt Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét