Nhà báo Châu Thành
Có thể nói chắc chắn trong đám gọi là đại biểu quốc hội, tuy đến 92% là đảng viên đấy, nhưng đa số cũng chưa biết cái “xã hội chủ nghĩa” là cái gì! Để tất cà các đại biểu quốc hội hiểu rõ CNXH là cái gí trước khi thông qua dự thảo hiến pháp 1992 sửa đổi, yêu cấu cho đại biểu quốc hội hiểu rõ cụm từ này. Như giáo sư Trần Phương, một nhà lý luận từng được đi học cao cấp Mác Lê ở nước XHCN, từng là phó thủ tướng chính phủ, hiện là Chủ tịch hội Khoa học kinh tế Việt Nam đã khẳng định công khai: “… họ nói xã hội chủ nghĩa là để bịp…”.
Trong bài phát biểu của GS Trần Phương tại hội thảo góp ý về đại hội đảng lần thứ XI do Hội Khoa học kinh tế VN tổ chức, giáo sư nhiều lần nhấn mạnh: “nói CNXH là bịp! bip! bịp!” Đây là hội thảo có đến gần trăm nhà khoa học toàn là giáo sư tiến sĩ đầu các ngành khoa học và trường đại học. Tất cả họ đều tán thành phát biểu của giáo sư Trần Phương. Nhưng tất cả nội dung hội thảo đều bị đảng ỉm, không cho phổ biến. Vì sao đảng cứ nói CNXH nhưng không nói rõ nó là cái gì mà cứ giải thích vòng vo là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, gần đây, để bịp họ đảo chữ dân chủ lên trên công bằng. Vậy mọi người hãy đặt câu hỏi, các nước tư bản họ có xây dựng CNXH đâu mà họ đã có dân giàu nước mạnh… đơn cử như nước Thụy Điển kia, từ những năm 1970, sau khi đi thăm Thụy Điển về, chính Phạm Văn Đồng đã thán phục họ hơn nhiều nước gọi là XHCN khá nhất bấy giờ như Liên xô, Đức. Cho đến nay, sau khi đi thăm nước Mỹ, Ca-na-đa, Thái Lan, Singapore nhiều lần về, nhiều người có tri thức đều bảo đó là XHCN (theo kiểu nói XHCN là giàu mạnh… mà đảng hay rêu rao). Còn ta xây dựng CNXH kiểu gì mà đất nước cứ lụn bại thụt lùi, đến nay thì suy thoái toàn diện?
Cái mà lãnh đạo đảng không nói ra, cứ dấu đút về CNXH, đã được GS Trần Phương cho biết: Tại cuộc họp của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế (lúc đang thịnh hành nhất, năm 1960), họ đã nhất trí định nghĩa, nước được gọi là nước CNXH đều tuân thủ 4 tiêu chí:
1- Phải thực hiện chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
2- Tất cả công cụ sản xuất thành công hữu do nhà nước quản lý, thực hiện kinh tế nhà nước.
3- Nông thôn phải thực hiện chế độ hợp tác xã .
4- Sản xuất phải theo kế hoạch và do nhà nước phân phối.
Theo 4 tiêu chí này thì cả trăm năm nữa cũng chưa thực hiện được, như Nguyễn Phú Trọng đã nói trước quốc hội là chính xác. Nhưng vì sao Nguyễn Phú Trọng và một nhóm lãnh đạo đảng vẫn ra sức ôm? Họ cố ôm giữ vì chiếu theo đó, họ có quyền làm vua như tiêu chí thứ nhất đã định. Chiếu theo tiêu chí thứ 2, họ giữ “kinh tế nhà nước là chủ đạo”, để họ tha hồ tham nhũng. Còn cái thứ 3, hợp tác xã đã thất bại rồi, họ không cần nói đến. Còn tiêu chí thứ 4 sản xuất theo kế hoạch cũng thất bại, họ buộc phải theo cơ chế thị trường, nhưng họ còn láu cá thêm cái đuôi XHCN. Điều này nhiều người đã vạch mặt, vì thực hiện CNXH, nên đến một lúc nào đó họ thấy của cải khá nhiều, thu hết lại thì họ sẽ tha hồ xài, họ “nghị quyết thực hiện CNXH ”, thì họ ôm hết của cải xã hội, thực hiện câu hát trong bài đảng ca “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”. Vì câu hát này mà họ đã lôi kéo được hầu hết những người vô sản, bần cố nông, công nhân và bọn lưu manh đi theo “cướp chính quyền”, sau đó, bằng lừa bịp, họ đã đẩy hàng triệu người chết để họ “thắng cuộc”. Nhưng kết quả đến nay, thì công nhân, nông dân, trí thức những thành phần mà đảng nói là nòng cốt của đảng, trong đó có những đảng viên thì thế nào? Rõ ràng chỉ một số con ông cháu cha, chỉ bọn tay chân của lãnh đạo thu tóm của cải của nhân dân để sống phè phỡn, còn tất cả đều bị xem như cỏ rác.
Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ trước quốc hội cả trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội, nên yêu cầu các đại biểu không thông qua cái thể chế ngu ngốc bịp bợm XHCN, để kéo dài cuộc sống khổ cực của nhân dân ta đến một trăm năm và thậm chí cả ngàn năm nữa!
Nếu cứ bị đảng gò ép cầm tay bấm nút thông qua hiến pháp phản dân hại nước lần này thì các vị là tội đồ ngàn năm bị nhân dân nguyền rủa!
Nhà báo Châu Thành
danlambaovn.blogspot.com
danlambaovn.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét