Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Ðánh giá công tác của an ninh Hoa Kỳ


dzhokhar-tsarnaev

Thành quả 

Cuộc truy lùng thủ phạm vụ đánh bom ở đường chạy marathon tại Boston đã kết thúc với thành quả mà người Mỹ gọi là satisfied ending, không được happy, vì ngoài ba người thiệt mạng vì bom, hai thủ phạm còn bắn chết một cảnh sát viên tuần tiễu ở quanh đại học M.I.T.   Dù vậy, thành quả đáng ghi nhận là bắt sống được nghi can thứ nhì để điều tra tìm thêm manh mối, và chứng minh được đường lối nhân đạo của ngành công lực Hoa Kỳ .
Từ chiều thứ hai là lúc bom nổ, chỉ đến 4 giờ chiều đã có tin FBI tin rằng có được hình ảnh nghi can. Ðêm thứ năm xảy ra cuộc truy đuổi và chạm súng, cảnh sát bắn hạ Tamerlan, còn Dzhokhar phóng xe vào đội hình cảnh sát, cán qua người anh chạy thoát. Ðêm thứ sáu 9 ngàn cảnh sát, an ninh bao vây thị trấn Watertown lùng kiếm Dzhokhar. Gần 9 giờ tối thì bắt sống được Dzhokhar, bị thương nặng vì tự sát bằng cách tự bắn vào mồm nhưng đạn lại phá vòm họng xuyên qua sau cổ mà không chạm xương cổ và động mạch cổ carotid.

   boat
Chiếc ca-nô nơi Dzhokhar Tsarnaev trốn và bị bắt - authorities released photo

Nhờ đâu?

Có nhận xét vắn tắt là “hay không bằng hên”! Trước hết, an ninh Hoa Kỳ phải nhờ đến hệ thống tình báo quần chúng.  Ở Mỹ tất cả mọi người xưa nay đều tự nguyện và tích cực truy tìm các nghi can, bằng hình ảnh hay điện thoại, hay sự quan sát. Nhờ vậy mà có được những hình ảnh giúp tìm ra manh mối,  và cảnh sát phải nhìn ra người nào, với cử chỉ nào, ở thời gian và địa điểm nào đáng chú ý để chọn lọc hình ảnh và theo dõi, trong số cả chục ngàn hình ảnh qua máy thu hình dọc con phố và được gửi tới bằng điện thoại cầm tay theo như cảnh sát yêu cầu.
Sau khi bị công bố danh tính, hai nghi can cảm thấy bị lộ, nên có nhiều hành động gấp rút để chạy trốn hoặc gây thêm án. Vì thế mới lộ tung tích, nên bị truy đuổi, chạm súng và sau cùng Dzhokhar Tsarnaev bị bắt sống.  Trong giai đoạn này hoạt động của cảnh sát Hoa Kỳ rất nhanh chóng và hữu hiệu, nhưng thêm vào đó còn nhiều yếu tố may mắn khác.

Những sơ sót

Không ai phủ nhận được khả năng nghiệp vụ của cảnh sát Mỹ và của các cơ quan tình báo dân sự như FBI và CIA, nhưng họ vẫn có nhiều sơ hở.
Trước hết là cách đây hai năm Cơ quan mật vụ Liên Bang Nga FSB đã thông báo cho FBI là Tamerlan Tsarnaev liên hệ tới mạng lưới khủng bố của Hồi giáo Chechnya, nhưng FBI thẩm vấn Tamerlan rồi kết luận là người  này đã từ bỏ Hồi giáo cực đoan. Tuy đưa tên Tamerlan vào trong danh sách sổ đen,  nhưng FBI không theo dõi đương sự dõi chặt chẽ như một kẻ tình nghi nguy hiểm.
Ðó là một sự sơ sót lớn vì Mỹ đã không tin cậy FSB, có lẽ vì cho rằng người Nga gài bẫy để mượn tay Mỹ diệt trừ Tamerlan chăng?  Mà nếu Nga làm như vậy thì cũng chứng tỏ Tamerlan là một người nguy hiểm có thể gây khủng bố, và phải theo dõi, nhất là lúc Tamerlan Tsarnaev trở về Dagestan trong 6 tháng trời. Lúc người này qua Mỹ trở lại thì bạn bè nói là đã đổi khác hoàn toàn.
Tuy nhiên những trường hợp có tên tuổi trong sổ đen để theo dõi giống như Tamerlan Tsarnaev thì FBI cho biết là nhiều vô số kể, nên rất dễ lọt lưới. Ðiểm thứ hai là có thể FBI cho rằng nguy hiểm đối với Nga chưa hẳn đã là nguy hiểm đối với Mỹ, vì chúng ta nhớ là những vụ đàn áp võ trang của Nga đối với Chechnya từng bị Hoa Kỳ  lên án về mặt nhân quyền, cho tới khi người Chehnya gây vụ khủng bố lớn ở Nga làm chết hằng trăm người, thì Mỹ mới hết lên tiếng.
Sau những sơ sót đó, cảnh sát vẫn lùng ra hai nghi phạm, bao vây và hạ sát người anh là Tamerlan Tsarnaev, còn Dzhokhar Tsarnaev chạy thoát. Công tác truy lùng và bắt sống được Dzhokhar Tsarnaev có thể được đánh giá ra sao?

Tamerlan Tsarnaev - splash australia photo


Lại sơ sót và gặp may


Một lần nữa người ta lại thấy sơ sót được bù lại bằng may mắn. Lúc chiều tối, khoảng 6 giờ 30 tối thứ sáu, các viên chức hành chánh, tư pháp và an ninh của Massachusettss, Boston và Watertown đã họp báo loan báo giải tỏa lệnh tạm gọi là lệnh giới nghiêm buộc mọi người phải ở trong nhà khóa chặt cửa, chỉ mở cho cảnh sát mà thôi. Người dân Watertown được ra ngoài, nhưng phải hết sức thận trọng vì nghi phạm có thể còn trốn trong khu vực đó sau khi 9 ngàn nhân viên an ninh đã lục soát kỹ lưỡng khắp nơi.
Trong cuộc họp báo này cảnh sát trưởng Watertown tỏ ra không vui khi nói rằng chưa tìm được nhưng hứa hẹn nhất định sẽ tìm ra nghi can đang lẩn trốn. Có viên chức cảnh sát còn nói rất tiếc không đủ người để bao vây khu vực vào lúc Dzhokhar Tsarnaev bỏ xe chạy bộ, nên có thể nghi can đã thoát khỏi khu vực này và như vậy việc truy lùng sẽ còn lâu dài và khó khăn thêm.
Nhưng chỉ 15 phút sau, xe cảnh sát, xe cứu thương, cả xe robot ùn ùn chạy vào qua khỏi hàng rào căng giây vàng của cảnh sát. Suốt từ đó đến 8 giờ 45 tối là thời gian cảnh sát bao vây và bắt sống được nghi can.
Lúc này thì cảnh sát dùng tới những kỹ thuật siêu việt như dùng máy bay trực thăng rà bằng máy quay phim tầm nhiệt để thấy nghi can nằm trong chiếc ca-nô, rồi dùng robot dò xét, xe robot lục soát và đưa cái cần dài dở nóc bạt lên và dọa nghi can… tất cả cho ta chứng kiến những kỹ thuật đã được trang bị và sử dụng thành thạo, đưa đến kết quả tốt đẹp như vậy.
Lực lượng an ninh cũng như người dân Watertown gặp hên là khi một người ở số nhà 67 đường Franklin, ông David Henneberry, được giải tỏa giới nghiêm, ra khỏi nhà, chợt thấy chiếc ca nô phủ bạt để ở sân sau như có gì khả nghi. Ông bèn bắc chiếc thang ngắn leo lên thành ca nô, cuốn tấm bạt hé nhìn vào trong, và thấy một vũng máu ở đáy ca nô phía gần ông ta, và một thân người nằm ép sát vào thành ca nô phía bên kia hộp máy. Ông già lật đật leo xuống, gọi cảnh sát. Ðó là lúc cảnh sát ồ ạt kéo nhau chạy trở vào như đã nói…
Rõ ràng lại nhờ tình báo quần chúng, sau khi hằng trăm cảnh sát đã lục soát qua khỏi căn nhà đó mà bỏ sót nguyên chiếc ca nô và cả cái sân sau. Nếu họ lùng sục ở sân sau thì đã phải tìm ra. Nói bỏ sót nguyên cái sân sau là vì họ dẫn theo chó nghiệp vụ, nếu ra sân sau thì mấy chú khuyển chuyên nghiệp này đã phải biết có kẻ lạ bên trong chiếc ca-nô đạy kín…

Vì đâu bội phản xứ sở dung thân?

Tại sao những thanh niên đã hội nhập tốt đẹp vào xã hội Hoa Kỳ như hai anh em nhà Tsarnaev lại có thể trở mặt một sớm một chiều để trở thành kẻ thù của đất nước đã cưu mang mình?
Ðây là một trường  hợp thật đáng tiếc, vì hai người anh em trẻ tuổi này đã tỏ ra rất vui sống và tương đối đạt thành công trong cuộc sống ở Mỹ, tuy là tuổi còn trẻ và chưa thành đạt nhiều. Tamerlan Tsarnaev từng có mộng đem huy chương vàng thế vận môn boxing về cho Mỹ, và nói rõ không phải cho Nga. Giáo sư ở trường đại học cộng đồng nơi Tamerlan theo học kỹ thuật nói anh ta rất thông minh, và anh bỏ học là một sự ngạc nhiên lớn cho ông.
dzhokhar-tsarnaev-2

Trong khi đó Dzhokhar lại còn xuất sắc hơn, từng được thị trưởng Boston trao tặng học bổng để theo học đại học, và bạn bè đều nói anh ta đẹp trai, rất vui vẻ, tử tế, ít nói nhưng có duyên, chỉ thích nói chuyện về những người con gái đẹp, và Dzhokhar Tsarnaev ghi trong facebook về mục đích cuộc sống của mình là “sự nghiệp và tiền bạc”. Vì sao họ quay lưng khỏi cuộc sống tươi đẹp như vậy?
Có ý kiến cho rằng chính thời gian 6 tháng Tamerlan đi Dagestan đã khiến anh ta thay hồn đổi xác, sau khi không may bị tiêm nhiễm nọc độc ác hiểm của tôn giáo cực đoan. Trở về Mỹ, người ta nói Tamerlan Tsarnaev thay đổi hẳn. Dzhokhar thì rất thương anh, anh nói gì cũng nghe theo.
Và có thể họ nghĩ sẽ thoát được vụ án này bình an vô sự, nên mới hành động dại dột, vì rõ ràng hai anh em đều là tay mơ trong nghề khủng bố, như hành động của họ đã chứng tỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét