HANOI _Có phải Chính phủ VN và Ngân hàng Nhà nước VN đã rửa vàng: đưa ra chính sách mới để chuyển 25 tấn vàng lậu trở thành vàng hợp pháp? Trị giá là 1,3 tỷ USD, và lợi nhuận khoảng vài trăm triệu đôla.
Báo Thanh Niên có bản tin điều tra về hiện tượng này, và vài giờ sau, bản tin bị xóa mất trên Internet.
Lập tức, Ngân hàng Nhà nước thanh minh thanh nga, và đòi công an điều tra về bản tin và phóng viên liên hệ.
Khía cạnh khác, bản tin CafeBiz đã viết tóm gọn như sau:
“Những bí mật động trời của thị trường vàng Việt Nam
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD.
Trong 2 năm 2011-2012, 25,5 tấn vàng nữ trang nhập khẩu là nhập lậu hoàn toàn. (Năm 2011, VN nhập 13 tấn vàng, năm 2012 nhập 12,5 tấn vàng). Giá trị đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD.
Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN.
Còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa.”
Trong khi đó, bài báo đã bị xóa trên Thanh Niên Online trích như sau:
“Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế ?
Nguyên Hằng (Thanh Niên) - Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được 'kể' ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.
Hàng tỷ USD nhập vàng lậu?
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng Việt Nam đã lên đến gần chục tỷ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỷ USD.
Cụ thể, lượng vàng nữ trang Việt Nam nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn.
Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD.
Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua Việt Nam đã bỏ ra gần 1,3 tỷ USD để nhập khẩu.
Ðáng nói, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.
Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào Việt Nam còn lớn hơn nhiều.
Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỷ USD.
Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỷ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, Ngân hàng Nhà nước cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này.
Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam. Ðây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua.
Ðiều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên.
Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.
Hợp pháp hóa vàng lậu?
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN.
Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC.
NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC.
Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Ðợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua.
Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa...”(hết trích)
Lập tức, Ngân hàng Nhà nước phản bác nội dung bài báo 'Rửa' vàng bằng cơ chế...
Không chỉ bác bỏ chuyện Ngân hàng Nhà nước biến vàng lậu thành vàng hợp pháp, theo tin từ trang web Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước lại kêu gọi “Bộ Công an được đề nghị cùng xử lý thông tin “rửa” vàng,” theo tin từ thông tấn VnEconomy.
Có phải đây là nội bộ tranh chấp, khui ra chuyện “rửa vàng nhập lậu”?
Hang Sập Tiệm ở SG Tăng 56%; Làm Sai, Ðổ Tội Biến Ðổi Khí Hậu; Sửa Hiến Pháp: Một Mét Vuông Ðất Lúa Chuyển Ðổi Cũng Phải Xin Thủ Tướng
Báo Thanh Niên có bản tin điều tra về hiện tượng này, và vài giờ sau, bản tin bị xóa mất trên Internet.
Lập tức, Ngân hàng Nhà nước thanh minh thanh nga, và đòi công an điều tra về bản tin và phóng viên liên hệ.
Khía cạnh khác, bản tin CafeBiz đã viết tóm gọn như sau:
“Những bí mật động trời của thị trường vàng Việt Nam
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD.
Trong 2 năm 2011-2012, 25,5 tấn vàng nữ trang nhập khẩu là nhập lậu hoàn toàn. (Năm 2011, VN nhập 13 tấn vàng, năm 2012 nhập 12,5 tấn vàng). Giá trị đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD.
Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN.
Còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa.”
Trong khi đó, bài báo đã bị xóa trên Thanh Niên Online trích như sau:
“Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế ?
Nguyên Hằng (Thanh Niên) - Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được 'kể' ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.
Hàng tỷ USD nhập vàng lậu?
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng Việt Nam đã lên đến gần chục tỷ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỷ USD.
Cụ thể, lượng vàng nữ trang Việt Nam nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn.
Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD.
Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua Việt Nam đã bỏ ra gần 1,3 tỷ USD để nhập khẩu.
Ðáng nói, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.
Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào Việt Nam còn lớn hơn nhiều.
Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỷ USD.
Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỷ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, Ngân hàng Nhà nước cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này.
Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam. Ðây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua.
Ðiều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên.
Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.
Hợp pháp hóa vàng lậu?
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN.
Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC.
NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC.
Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Ðợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua.
Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa...”(hết trích)
Lập tức, Ngân hàng Nhà nước phản bác nội dung bài báo 'Rửa' vàng bằng cơ chế...
Không chỉ bác bỏ chuyện Ngân hàng Nhà nước biến vàng lậu thành vàng hợp pháp, theo tin từ trang web Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước lại kêu gọi “Bộ Công an được đề nghị cùng xử lý thông tin “rửa” vàng,” theo tin từ thông tấn VnEconomy.
Có phải đây là nội bộ tranh chấp, khui ra chuyện “rửa vàng nhập lậu”?
Hang Sập Tiệm ở SG Tăng 56%; Làm Sai, Ðổ Tội Biến Ðổi Khí Hậu; Sửa Hiến Pháp: Một Mét Vuông Ðất Lúa Chuyển Ðổi Cũng Phải Xin Thủ Tướng
SAIGON _Công ty rủ nhau dẹp tiệm... Và trong số đó, nhiều nhất là tại Sài Gòn.
Bản tin VnExpress cho biết riêng tại Sài Gòn trong tháng 3-2013 đã có mức tăng 56% số lượng công ty sập tiệm so với tháng trước.
Trong khi đó, guồng máy kinh tế VN đã hiển lộ các sai trái khi một ông Giám Ðốc Sở Tài Nguyên & Môi Trường phản đối tình hình 'Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng'... theo tin của VietnamNet.
Trong khi đó, nhiều cán bộ đổ lỗi kinh tế suy sụp không phải do chính sách sai lầm, mà chỉ là vì “biến đổi khí hậu.”
Bản tin VnExpress cho biết đã có thêm 5.000 doanh nghiệp TP.SG ngừng hoạt động trong quý 1.
Trong đó, khi tính chung cả nước, riêng Sài Gòn đã có số doanh nghiệp ngừng hoạt động cao nhất cả nước quý I, chiếm gần 40%.
VnExpress ghi theo thông tin từ Cục Thống kê TPSG, trong tháng 3/2013 có 1.484 doanh nghiệp trên địa bàn ngừng hoạt động, tăng 56% so với tháng trước nhưng đã giảm so với số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong tháng một.
Khi tính chung 3 tháng đầu năm, TPSG “có 4.982 doanh nghiệp ngừng hoạt động, nhiều nhất ở lĩnh vực doanh nghiệp cổ phần, tiếp đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng doanh nghiệp tư nhân có số lượng ngưng nghỉ cao hơn số doanh nghiệp mới thành lập và tái hoạt động trong kỳ.”
Trong khi đó, thông tấn VietnamNet có bản tin ghi lời Giám đốc Sở TN&MT Ðồng Nai Lê Viết Hưng khi nói về luật Ðất đai, rằng "nếu một mét vuông đất mà cũng phải xin ý kiến Thủ tướng thì sẽ có nhiều chuyện rắc rối".
Bản tin VietnamNet nói:
“Theo dự thảo luật Ðất đai (sửa đổi), việc sử dụng đất lúa sẽ được quy định chặt chẽ hơn rất nhiều. Cụ thể, trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng. Quy định này vấp phải sự phản đối của nhiều đại biểu.
Theo Giám đốc Sở TN&MT Ðồng Nai Lê Viết Hưng, hầu như quy hoạch sử dụng đất đều đã được Chính phủ phê duyệt. "Chứ một mét vuông đất mà cũng phải xin ý kiến Thủ tướng thì sẽ có nhiều chuyện rắc rối", ông Hưng nói.”
Một vấn đề hiện nay đang nổi bật là, theo phân tích của TS. Lê Anh Tuấn, khi cán bộ phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên... rồi đổ tội đó là vì biến đổi khí hậu.
TS. Lê Anh Tuấn -- thuộc Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Ðại học Cần Thơ -- viết bài trên báo Người Ðưa Tin, báo động rằng vấn đề “biến đổi khí hậu và nước biển dâng... đã bị lợi dụng như một tấm chắn để bao biện cho những thất bại trong quy hoạch, xây dựng và quản lý của chính con người.”
Ðiều nguy hiểm được nói là những cảnh báo quá mức về nguy cơ từ biến đổi khí hậu còn dẫn đến ý tưởng hình thành những công trình vĩ đại, tốn kém kinh phí, nguồn lực và thời gian mà tính khả thi rất đáng ngờ.
Báo động này được phân tích nhằm để che sai lầm:
“...Nhiều công trình cầu đường do thi công ẩu tả, sử dụng vật liệu không đúng cách nên bị biến dạng và hư hỏng nhanh chóng cũng bị đổ do “biến đổi khí hậu”.
Chuyện nhiều nơi san lấp vùng trũng, vùng ngập nước, xâm lấn kênh rạch, làm thu hẹp dòng chảy tự nhiên, hay bêtông hoá các khu đất trống, bãi cỏ để xây dựng nhà cửa, cao ốc, đường sá khiến nước mưa, nước thải không thoát đi được làm ngập úng đô thị nặng nề và kéo dài hơn cũng được biện bạch do “biến đổi khí hậu”.
Nhiều dòng sông bị bức tử từ nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt bị chặn lại bởi các con đập cao hay những hồ chứa khổng lồ khiến dòng chảy xuống hạ lưu bị xáo trộn nghiêm trọng, nước mặn xâm lấn sâu hơn vào đất liền… cũng được cho là hậu quả của “biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Nhiều khu rừng bị tàn phá, khai thác tận kiệt cho mục đích lấy gỗ, làm thuỷ điện, khai khoáng, mở rộng diện tích cư trú, canh tác… khiến lũ lụt hung hãn hơn và khô hạn khắc nghiệt hơn cũng được đổ vấy cho “biến đổi khí hậu”...”
Bản tin VnExpress cho biết riêng tại Sài Gòn trong tháng 3-2013 đã có mức tăng 56% số lượng công ty sập tiệm so với tháng trước.
Trong khi đó, guồng máy kinh tế VN đã hiển lộ các sai trái khi một ông Giám Ðốc Sở Tài Nguyên & Môi Trường phản đối tình hình 'Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng'... theo tin của VietnamNet.
Trong khi đó, nhiều cán bộ đổ lỗi kinh tế suy sụp không phải do chính sách sai lầm, mà chỉ là vì “biến đổi khí hậu.”
Bản tin VnExpress cho biết đã có thêm 5.000 doanh nghiệp TP.SG ngừng hoạt động trong quý 1.
Trong đó, khi tính chung cả nước, riêng Sài Gòn đã có số doanh nghiệp ngừng hoạt động cao nhất cả nước quý I, chiếm gần 40%.
VnExpress ghi theo thông tin từ Cục Thống kê TPSG, trong tháng 3/2013 có 1.484 doanh nghiệp trên địa bàn ngừng hoạt động, tăng 56% so với tháng trước nhưng đã giảm so với số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong tháng một.
Khi tính chung 3 tháng đầu năm, TPSG “có 4.982 doanh nghiệp ngừng hoạt động, nhiều nhất ở lĩnh vực doanh nghiệp cổ phần, tiếp đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng doanh nghiệp tư nhân có số lượng ngưng nghỉ cao hơn số doanh nghiệp mới thành lập và tái hoạt động trong kỳ.”
Trong khi đó, thông tấn VietnamNet có bản tin ghi lời Giám đốc Sở TN&MT Ðồng Nai Lê Viết Hưng khi nói về luật Ðất đai, rằng "nếu một mét vuông đất mà cũng phải xin ý kiến Thủ tướng thì sẽ có nhiều chuyện rắc rối".
Bản tin VietnamNet nói:
“Theo dự thảo luật Ðất đai (sửa đổi), việc sử dụng đất lúa sẽ được quy định chặt chẽ hơn rất nhiều. Cụ thể, trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng. Quy định này vấp phải sự phản đối của nhiều đại biểu.
Theo Giám đốc Sở TN&MT Ðồng Nai Lê Viết Hưng, hầu như quy hoạch sử dụng đất đều đã được Chính phủ phê duyệt. "Chứ một mét vuông đất mà cũng phải xin ý kiến Thủ tướng thì sẽ có nhiều chuyện rắc rối", ông Hưng nói.”
Một vấn đề hiện nay đang nổi bật là, theo phân tích của TS. Lê Anh Tuấn, khi cán bộ phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên... rồi đổ tội đó là vì biến đổi khí hậu.
TS. Lê Anh Tuấn -- thuộc Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Ðại học Cần Thơ -- viết bài trên báo Người Ðưa Tin, báo động rằng vấn đề “biến đổi khí hậu và nước biển dâng... đã bị lợi dụng như một tấm chắn để bao biện cho những thất bại trong quy hoạch, xây dựng và quản lý của chính con người.”
Ðiều nguy hiểm được nói là những cảnh báo quá mức về nguy cơ từ biến đổi khí hậu còn dẫn đến ý tưởng hình thành những công trình vĩ đại, tốn kém kinh phí, nguồn lực và thời gian mà tính khả thi rất đáng ngờ.
Báo động này được phân tích nhằm để che sai lầm:
“...Nhiều công trình cầu đường do thi công ẩu tả, sử dụng vật liệu không đúng cách nên bị biến dạng và hư hỏng nhanh chóng cũng bị đổ do “biến đổi khí hậu”.
Chuyện nhiều nơi san lấp vùng trũng, vùng ngập nước, xâm lấn kênh rạch, làm thu hẹp dòng chảy tự nhiên, hay bêtông hoá các khu đất trống, bãi cỏ để xây dựng nhà cửa, cao ốc, đường sá khiến nước mưa, nước thải không thoát đi được làm ngập úng đô thị nặng nề và kéo dài hơn cũng được biện bạch do “biến đổi khí hậu”.
Nhiều dòng sông bị bức tử từ nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt bị chặn lại bởi các con đập cao hay những hồ chứa khổng lồ khiến dòng chảy xuống hạ lưu bị xáo trộn nghiêm trọng, nước mặn xâm lấn sâu hơn vào đất liền… cũng được cho là hậu quả của “biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Nhiều khu rừng bị tàn phá, khai thác tận kiệt cho mục đích lấy gỗ, làm thuỷ điện, khai khoáng, mở rộng diện tích cư trú, canh tác… khiến lũ lụt hung hãn hơn và khô hạn khắc nghiệt hơn cũng được đổ vấy cho “biến đổi khí hậu”...”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét