Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Thư gửi bạn ta ( 25 / 4 / 2013): Đòi cắt bỏ một khúc (?) của Bác Hồ.


Ngày 25 tháng 4 năm 2013
Bạn ta,
Nước ta vừa làm một công việc hết sức ngu xuẩn, đó là đòi cắt bỏ một khúc (?) của Bác Hồ.
Nội vụ xoay quanh cuốn sách của một học giả người Mỹ, William J. Duiker. Sau hơn 20 năm đào bới những tài liệu liên quan đến đời sống của Bác, mới đây William Duiker đã viết xong một cuốn sách dày 695 trang nhan đề Ho Chi Minh: A Life.
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, được mục điểm sách của tờ Washington Post coi là tác phẩm thẩm quyền nhất về Hồ Chí Minh, nên nhà nước muốn dịch sang tiếng Việt để in ở trong nước, cho tiện việc rêu rao rằng ngay như bọn Mỹ mà cũng phải viết về Bác huống hồ là nhà nước và báo Nhân Dân vẫn mỗi ngày vẫn đào Bác dậy, in vài ba câu nói để đời của Bác mặc dù không ma nào thèm đọc những thứ phát ngôn ngớ ngẩn đó nữa. Tuy nhiên, trong bức thư gửi cho nhà xuất bản Hyperion Books ở New York, nhà nước xin được bỏ, nghĩa là không dịch một số trang của cuốn sách, lấy lý do là những đoạn đó “không phù hợp với những thông tin trong hồ sơ của nhà nước” – nguyên văn trong thư: “... do not conform with the information in our files”.
Nhà nước không nói thẳng ra đó là những trang nào, đề cập đến những gì. Nhưng tác giả cuốn sách, William J. Duiker, thì biết ngay đó là những đoạn nói về cuộc đời tình ái của Bác Hồ, những thứ mà nhà nước không bao giờ muốn nói đến từ bao nhiêu năm nay, thậm chí thẳng tay bác bỏ, để tô vẽ ra hình ảnh của một người dâng hiến cả đời cho đất nước, không có thì giờ cho những chuyện... vặt vãnh như những người đàn ông tầm thường khác.
Tác giả Duiker nói rằng nhà cầm quyền Hà Nội chỉ chưa chịu nói hẳn ra rằng Bác Hồ còn trinh mà thôi (nguyên văn: While not flatly saying that he was a virgin... they strongly deny any formal, serious relationships...). Nhưng dấu vết (?) của những chuyện vặt vãnh ấy thì nhìn đâu cũng thấy.
Thực ra, những chuyện vặt vãnh ấy Bác Hồ làm nhiều lắm. Mấy chuyện vặt vãnh đó được ghi chép khá đầy đủ trong cuốn sách của William Duiker. Bây giờ dịch ra tiếng Việt, lại để nguyên những đoạn ấy thì hóa ra nhà nước và Bác bấy lâu nay toàn một bọn nói láo hết (như mọi người đã biết) cả sao?
Cuốn sách của tác giả Duiker có đoạn kể rằng năm 1927, Bác có lấy vợ ở bên Tàu, một người đàn bà mà Duiker mô tả là ít học (poorly educated) nhưng khá xinh (but comely) ở Quảng Ðông. Ðó là lúc Bác Hồ làm thông ngôn cho phái đoàn Nga cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên. Ít lâu sau, chiến tranh Quốc Cộng giữa Mao và Tưởng xảy ra, hai người mất liên lạc.
Cuốn sách của William Duiker kể thêm những vụ ái tình lẻ khác của Bác như với Nguyễn thị Minh Khai cùng vài ba chuyện lẻ tẻ khác ở Nga và ở Pháp. Ở Pháp, Bác liên hệ với một bà đầm mà Bùi Tín có kể lại. Bà đầm có cái tên rất ly kì, không phải là Marie Sến gốc gác vô sản như chúng ta có thể nghĩ, mà là Marie Bière. Nghề... bia ôm bắt đầu có từ khi Bác vòng tay ra ôm em bé Marie ở Paris. Mãi mấy chục năm sau, các cháu, các con của Bác mới nối được nghiệp Bác.
Cũng trong những năm còn trẻ, hồi ở Hoa Nam, Bác còn cả gan mê cả Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai. Tại sao họ Chu không biết để nước Việt Nam còn khổ tiếp với Bác vài chục năm nữa? Không may hết sức.
Ở Nga, Bác mê Véra Vasiliéva. Về Việt Bắc, Bác vồ một chị người Tày. Về Hà Nội năm 1955, tính thích đồ ngoại của Bác lại nổi lên, và đó là lúc xuất hiện cô Nông Thị Xuân, một phụ nữ thuộc sắc tộc Nùng 22 tuổi, khi Bác đã 65 tuổi.
Ðó là chỉ kể sơ qua những chuyện lặt vặt của Bác.
Tại sao lại phải cắt bỏ những đoạn đời sống oai hùng như thế của Bác? Bác trả thù dân tộc như vậy là... được chứ. Bác lấy vợ Tàu, mê vợ Chu Tổng Tài, ôm Bière đi bia ôm, thích gái Nga, con rơi ở Cao Bằng rồi lại ở Hà Nội với cô Xuân để cậu Nông Ðức Mạnh phải nói rằng ở Việt Nam ai cũng là con Bác hết khiến những người Việt Nam có cha mẹ tử tế, khai sinh đàng hoàng phải xác nhận gia đình có lễ giáo không phải là thứ con hoang như cậu.
Thế thì tại sao phải giấu Bác như mèo giấu cứt? Bác làm được những chuyện như vậy là oai lắm chứ. Phải lôi ra cho bọn nhà quê theo đít Bác lấy đó làm niềm tự hào.
Thử hỏi giữa hai hình ảnh, hình ảnh nào hay hơn, đó là hình ảnh Bác không làm ăn được gì hết, thấy phụ nữ là đỏ mặt bỏ chạy, lôi sách Các Mác ra đọc cho hạ hỏa và một hình ảnh kia, hình ảnh của một cậu cầm cái gậy của thằng ăn mày, chỗ nào cũng chọc, như tục ngữ Việt Nam vẫn nói, trong khi vẫn lãnh đạo được đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn bịp được bao nhiêu người bằng trò chùi mép rất kỹ, thì hình ảnh nào tốt?
Thế thì tại sao bắt Bác phải chay tịnh (giả), phải vẽ ra hình ảnh của một người đàn ông đã bị hoạn, bị thiến, hy sinh một đời sống huy hoàng, bình thường và khỏe mạnh, cắt đồ nghề dâng đảng và chủ nghĩa Cộng sản?
Tại sao không oai được như Sukarno khi ông ta bị Liên Xô định bắt chẹt trong chuyến đi Mạc Tư Khoa hồi đầu thập niên 60? Liên Xô sau khi đón tiếp ông linh đình, cuối chuyến đi, cho ông xem một cuốn phim do “tài tử” Sukarno đóng với một phụ nữ Nga ở khách sạn và hăm là nếu không làm theo lời điện Kremlin, họ sẽ công bố cuốn phim đó cho dân chúng Indonesia coi. Sukarno liền nói rằng dân chúng Indonesia sẽ rất kiêu hãnh có một tổng thống tài giỏi như thế ở trên giường với đàn bà Nga. Hết bắt chẹt.
Trong khi nhà nước ta chỉ dám thiến Bác Hồ cho Bác oai.
Oai cái gì ở chuyện cắt đốt cột đó?

Thư gửi bạn ta 
Ngày 23 tháng 4 năm 2013
Bạn ta,
TOWN OF INTERCOURSE
Hôm qua, mục Ann Landers của bạn lại đăng mấy bức thư của các phụ nữ than phiền về việc các ông chồng không chịu thải đi những chiếc áo lót, quần lót cũ, và tiếp tục mặc chúng mặc dù chúng đã rách, đã thủng nhiều lỗ.
Một bà còn cho biết là vứt chúng vào thùng rác cũng không giải quyết được vấn đề, vì ông chồng bà ra thùng rác lục, kiếm lại và... mặc tiếp
.
Các phụ nữ này rất khó chịu vì các ông chồng vẫn cứ tiếp tục giữ và mặc những thứ đáng lẽ phải phế thải từ lâu. Các bà chịu thua, không biết làm cách nào thuyết phục những người đàn ông này dẹp bỏ những thứ quần áo lót đã cũ đó.
Toàn là những ý kiến dại dột.
Ðáng lẽ những người phụ nữ này phải khuyến khích chồng mặc những thứ quần áo lót cũ đó thay vì bắt các ông mặc những thứ đẹp và lành lặn mới phải.
Những người đàn ông mặc những chiếc áo lót, quần lót cũ là những người đàn ông tử tế, những người chồng tốt, trung thành với vợ, không lạng quạng mỗi khi ra ngoài đường.
Các bà vợ đáng lẽ thấy chồng mua quần áo lót mới thì phải quăng đi ngay, lục thùng rác kiếm lại những chiếc áo lót quần lót cũ bắt những người đàn ông này mới phải. Chứ ai lại quăng những thứ cũ đi, bắt chồng mặc những thứ mới vào.
Ðây nhé: khi những người đàn ông này mặc những thứ quần áo lót cũ, thì họ nghĩ là chỉ có các bà vợ mới thấy được chúng. Mà các bà vợ thì dầu gì cũng đã biết nhau hết, chẳng cần giấu nhau gì nữa. Cứ thoải mái quần sà lỏn áo may ô rách đi lại thơ thới trong nhà là được rồi.
Chỉ khi nào những người đàn ông này để cho những người đàn bà khác hơn là vợ mình, những sự quen biết mới, nhìn thấy, chiêm ngưỡng những bộ quần áo lót đó, thì việc mặc những chiếc áo quần lót mới, sạch sẽ, lành lặn... mới là điều những người đàn ông này thấy cần phải làm.
Vì thế, tự nhiên thấy những người đàn ông này thình lình khuân một đống quần áo lót mới về, mặc vào rồi đứng ưỡn ẹo trước gương, đi tới đi lui, ngắm nghía mãi không... dứt ra được mà đi, thì các bà nên lột ngay chúng ra, quăng vào sọt rác, bắt mang những chiếc quần lót, áo lót cũ, rách trước rách sau ra mặc vào, lấy mực đánh dấu vào rồi mới cho ra đường.
Những người đàn ông này có nại bất cứ lý do gì để biện minh cho việc quần áo lót cần phải đẹp thì cũng dẹp ngay những lý luận đó đi và bắt quay về với đống quần áo lót cũ.
Nếu ông ta nói rằng phải mặc quần lót đẹp và mới, phòng khi... thình lình bị đưa vào bệnh viện, khỏi ngượng với y tá thì phải trấn an ông ta ngay rằng để vợ lãnh cái ngượng đó cho, cứ thoải mái lên giường cho các nữ y tá khám, rồi sẽ có mấy cái cũ ở nhà mặc tiếp.
Nhưng chuyện nên mặc quần áo lót cũ chỉ áp dụng cho những người đàn ông. Ðàn ông càng mặc quần áo lót cũ càng đẹp và càng đem lại sự yên tâm cho vợ.
Các phụ nữ thì không. Càng mặc quần áo lót mới càng tốt.
Sushi thực ra không ngon lành bao nhiêu so với các thứ khác. Người ta thích sushi phần lớn chỉ vì cách trình bày của nó. Cứ thử tắt quờ quạng ngồi ăn trong bóng tối coi sushi có còn ngon nữa không.

* * *

Ngày 24 tháng 4 năm 2013
Bạn ta,
Đến nay tôi vẫn không hiểu tại sao gia đình tôi gần như bao giờ cũng ở những con đường có những cái tên nghe rất lạ kỳ ở Việt Nam. Trong khi có những con đường khác chỉ cần nghe tên đã thấy đẹp rồi, thì gần hết những địa chỉ của chúng tôi ở Hà Nội cũng như Hải Phòng và Sài Gòn đều mang những cái tên đường nghe rất kỳ quái.
Tại sao chúng tôi phải ở căn nhà phố Hàng Kênh (Hải Phòng) thì tôi hoàn toàn không hiểu được. Nếu tên đường là Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Lược... thì tôi hiểu. Nhưng Hàng Kênh thì tôi chịu thua. Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu Kênh là cái gì nữa. Rồi sau phố Hàng Kênh, thì đến phố Hàng Bột ở gần Văn Miếu. Hàng Bột thì hiểu được. Nhưng cái tên ấy không hay. Làm sao nghe văn vẻ được như Thuyền Quang, Thọ Xương, Quan Thánh... Mãi mấy năm sau chúng tôi mới thoát được phố Hàng Bột (gần chợ Con Bò) để tới một địa chỉ nghe bình thường hơn là phố Sinh Từ, ngõ Yên Sơn. Nhưng rồi không bao lâu, chúng tôi lại rời căn nhà ông bố tôi mua ở gần cửa Nam để di cư vào Sài Gòn năm 1954.
Sau khi rời trại tạm cư ở Khánh Hội, chúng tôi dọn đến căn nhà ở một con đường nghe cũng kinh dị không kém, đó là đường Da Bà Bầu, Chợ Lớn, cái tên mà ông bố tôi cứ gọi đùa bằng tiếng Tây là peau de la dame enceinte. Thực ra, Da Bà Bầu là chỉ có nghĩa là cây đa cạnh cái quán của một phụ nữ tên là Bầu chứ không hề dính dáng gì tới lớp da của người thai phụ, mà khi đàn hồi lại sẽ nhăn nhúm như cái đèn xếp, theo cách mô tả của Thụy Vũ trong một truyện ngắn của bà.
Khi tên Da Bà Bầu đổi thành Nhựt Tảo thì ông bố tôi mua căn biệt thự ở đường Nguyễn Văn Học, Gia Định. Tưởng được ở lâu với nhân vật lịch sử này thì tháng 4 năm 1975, ông phải bỏ nó để đi ra nước ngoài. Điều đó làm chúng tôi tin là hễ ở một con đường có cái tên đẹp là y như chúng tôi không ở lâu được, phải đổi qua một địa chỉ khác.
Nhưng thực ra, khi nhìn lại, tôi thấy những cái tên đường mà gia đình chúng tôi đã ở qua cũng không đến nỗi nào.
Ở Toronto, Canada, ông bà cụ tôi ở với chú em trên một con đường nghe cũng tử tế: Dufferin. Tưởng tượng phiêu bạt sang Pennsylvania, chọn ngay thị trấn đất lành này mà đậu lại thì cũng phiền lắm.
Đó là thị trấn Intercourse.
Intercourse là một cái tên đầy những gợi ý (?). Và chính vì những gợi ý đó, những tấm bảng viết tên của thị trấn không bao giờ ở lâu được tại lối vào của Intercourse. Du khách dừng lại bên tấm bảng đó để chụp hình, rồi sau đó gỡ mang về làm kỷ niệm, nhất là những cặp tân hôn. Có phải họ muốn luôn luôn được cái tên của thị trấn ấy nhắc nhớ những sinh hoạt trong chuyến đi đầu tiên của đời sống hôn nhân đó không?
Nhưng Intercourse dẫu sao cũng có thể hiểu là những sinh hoạt khác nữa. Thí dụ nó có thể là social intercourse chẳng hạn, những giao tiếp bạn bè, xã hội chứ nào phải chỉ là những giao tiếp (?) ấy.
Ở Việt Nam, tỉnh Hòa Bình, có một xã với cái tên nghe... bộc trực hơn, mà nếu không có tấm ảnh chụp tôi gửi kèm thư này thì bạn khó tin là ở đất nước chúng ta lại có một cái xóm mang cái tên đó.
Chao ơi, sống ở Pennsylvania thỉnh thoảng đến thăm thị trấn Intercourse, có ai hỏi đi đâu về mà trả lời “I just went to... Intercourse” cũng đã là vui, cũng đã là khoe khoang hơi nhiều, cũng đã là thành thật khai báo đầy đủ quá rồi!
Nhưng nếu đi thăm Hòa Bình, rồi ghé cái xóm ở huyện Kỳ Sơn, và thành thật khai báo là mới đi cái xóm ấy về thì không biết người nghe sẽ nghĩ sao về chuyến đi đầy kỳ thú đó!
Vui thật. Nhất là ở cái tuổi không còn hơi sức đâu mà lại dám khoe (?) ra chuyện đó một cách thành thật có thể dẫn chứng được bằng mấy tấm hình chụp ở ngay lối vào cái xóm có cái tên rất vui đó.

* * *

Ngày 25 tháng 4 năm 2013
Bạn ta,
Nước ta vừa làm một công việc hết sức ngu xuẩn, đó là đòi cắt bỏ một khúc (?) của Bác Hồ.
Nội vụ xoay quanh cuốn sách của một học giả người Mỹ, William J. Duiker. Sau hơn 20 năm đào bới những tài liệu liên quan đến đời sống của Bác, mới đây William Duiker đã viết xong một cuốn sách dày 695 trang nhan đề Ho Chi Minh: A Life.
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, được mục điểm sách của tờ Washington Post coi là tác phẩm thẩm quyền nhất về Hồ Chí Minh, nên nhà nước muốn dịch sang tiếng Việt để in ở trong nước, cho tiện việc rêu rao rằng ngay như bọn Mỹ mà cũng phải viết về Bác huống hồ là nhà nước và báo Nhân Dân vẫn mỗi ngày vẫn đào Bác dậy, in vài ba câu nói để đời của Bác mặc dù không ma nào thèm đọc những thứ phát ngôn ngớ ngẩn đó nữa. Tuy nhiên, trong bức thư gửi cho nhà xuất bản Hyperion Books ở New York, nhà nước xin được bỏ, nghĩa là không dịch một số trang của cuốn sách, lấy lý do là những đoạn đó “không phù hợp với những thông tin trong hồ sơ của nhà nước” – nguyên văn trong thư: “... do not conform with the information in our files”.
Nhà nước không nói thẳng ra đó là những trang nào, đề cập đến những gì. Nhưng tác giả cuốn sách, William J. Duiker, thì biết ngay đó là những đoạn nói về cuộc đời tình ái của Bác Hồ, những thứ mà nhà nước không bao giờ muốn nói đến từ bao nhiêu năm nay, thậm chí thẳng tay bác bỏ, để tô vẽ ra hình ảnh của một người dâng hiến cả đời cho đất nước, không có thì giờ cho những chuyện... vặt vãnh như những người đàn ông tầm thường khác.
Tác giả Duiker nói rằng nhà cầm quyền Hà Nội chỉ chưa chịu nói hẳn ra rằng Bác Hồ còn trinh mà thôi (nguyên văn: While not flatly saying that he was a virgin... they strongly deny any formal, serious relationships...). Nhưng dấu vết (?) của những chuyện vặt vãnh ấy thì nhìn đâu cũng thấy.
Thực ra, những chuyện vặt vãnh ấy Bác Hồ làm nhiều lắm. Mấy chuyện vặt vãnh đó được ghi chép khá đầy đủ trong cuốn sách của William Duiker. Bây giờ dịch ra tiếng Việt, lại để nguyên những đoạn ấy thì hóa ra nhà nước và Bác bấy lâu nay toàn một bọn nói láo hết (như mọi người đã biết) cả sao?
Cuốn sách của tác giả Duiker có đoạn kể rằng năm 1927, Bác có lấy vợ ở bên Tàu, một người đàn bà mà Duiker mô tả là ít học (poorly educated) nhưng khá xinh (but comely) ở Quảng Ðông. Ðó là lúc Bác Hồ làm thông ngôn cho phái đoàn Nga cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên. Ít lâu sau, chiến tranh Quốc Cộng giữa Mao và Tưởng xảy ra, hai người mất liên lạc.
Cuốn sách của William Duiker kể thêm những vụ ái tình lẻ khác của Bác như với Nguyễn thị Minh Khai cùng vài ba chuyện lẻ tẻ khác ở Nga và ở Pháp. Ở Pháp, Bác liên hệ với một bà đầm mà Bùi Tín có kể lại. Bà đầm có cái tên rất ly kì, không phải là Marie Sến gốc gác vô sản như chúng ta có thể nghĩ, mà là Marie Bière. Nghề... bia ôm bắt đầu có từ khi Bác vòng tay ra ôm em bé Marie ở Paris. Mãi mấy chục năm sau, các cháu, các con của Bác mới nối được nghiệp Bác.
Cũng trong những năm còn trẻ, hồi ở Hoa Nam, Bác còn cả gan mê cả Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai. Tại sao họ Chu không biết để nước Việt Nam còn khổ tiếp với Bác vài chục năm nữa? Không may hết sức.
Ở Nga, Bác mê Véra Vasiliéva. Về Việt Bắc, Bác vồ một chị người Tày. Về Hà Nội năm 1955, tính thích đồ ngoại của Bác lại nổi lên, và đó là lúc xuất hiện cô Nông Thị Xuân, một phụ nữ thuộc sắc tộc Nùng 22 tuổi, khi Bác đã 65 tuổi.
Ðó là chỉ kể sơ qua những chuyện lặt vặt của Bác.
Tại sao lại phải cắt bỏ những đoạn đời sống oai hùng như thế của Bác? Bác trả thù dân tộc như vậy là... được chứ. Bác lấy vợ Tàu, mê vợ Chu Tổng Tài, ôm Bière đi bia ôm, thích gái Nga, con rơi ở Cao Bằng rồi lại ở Hà Nội với cô Xuân để cậu Nông Ðức Mạnh phải nói rằng ở Việt Nam ai cũng là con Bác hết khiến những người Việt Nam có cha mẹ tử tế, khai sinh đàng hoàng phải xác nhận gia đình có lễ giáo không phải là thứ con hoang như cậu.
Thế thì tại sao phải giấu Bác như mèo giấu cứt? Bác làm được những chuyện như vậy là oai lắm chứ. Phải lôi ra cho bọn nhà quê theo đít Bác lấy đó làm niềm tự hào.
Thử hỏi giữa hai hình ảnh, hình ảnh nào hay hơn, đó là hình ảnh Bác không làm ăn được gì hết, thấy phụ nữ là đỏ mặt bỏ chạy, lôi sách Các Mác ra đọc cho hạ hỏa và một hình ảnh kia, hình ảnh của một cậu cầm cái gậy của thằng ăn mày, chỗ nào cũng chọc, như tục ngữ Việt Nam vẫn nói, trong khi vẫn lãnh đạo được đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn bịp được bao nhiêu người bằng trò chùi mép rất kỹ, thì hình ảnh nào tốt?
Thế thì tại sao bắt Bác phải chay tịnh (giả), phải vẽ ra hình ảnh của một người đàn ông đã bị hoạn, bị thiến, hy sinh một đời sống huy hoàng, bình thường và khỏe mạnh, cắt đồ nghề dâng đảng và chủ nghĩa Cộng sản?
Tại sao không oai được như Sukarno khi ông ta bị Liên Xô định bắt chẹt trong chuyến đi Mạc Tư Khoa hồi đầu thập niên 60? Liên Xô sau khi đón tiếp ông linh đình, cuối chuyến đi, cho ông xem một cuốn phim do “tài tử” Sukarno đóng với một phụ nữ Nga ở khách sạn và hăm là nếu không làm theo lời điện Kremlin, họ sẽ công bố cuốn phim đó cho dân chúng Indonesia coi. Sukarno liền nói rằng dân chúng Indonesia sẽ rất kiêu hãnh có một tổng thống tài giỏi như thế ở trên giường với đàn bà Nga. Hết bắt chẹt.
Trong khi nhà nước ta chỉ dám thiến Bác Hồ cho Bác oai.
Oai cái gì ở chuyện cắt đốt cột đó?

* * *

Ngày 26 tháng 4 năm 2013
Bạn ta,
Vẫn lại Dear Abby của bạn cách đây hai ngày có đăng bức thư của một độc giả kể tội ông chồng tên là Max, người mà độc giả này nói là người đàn ông tốt, hấp dẫn và rất yêu thương bà.
Tội của ông chồng này là mỗi lần hai người yêu nhau, ông bắt bà phải hét lớn tên những người phụ nữ khác lên và mô tả những đặc điểm về thân xác của những người phụ nữ đó. Abby cố vấn cho người độc giả này là thử hét to tên của những người đàn ông mà bà quen trong lúc hai người đang làm tình để coi ông chồng có còn muốn tiếp tục trò chơi này nữa hay không.
Lại cố vấn tầm bậy, tầm bạ. Xui người ta hét tên những người đàn ông khác lên để mà làm hỏng luôn cuộc hôn nhân đó sao?
Không bao giờ nên làm như Abby xúi dại.
Mà nên làm đúng theo lời yêu cầu của người chồng. Người chồng, theo thư bà viết cho Abby, chỉ muốn người vợ hét to tên của những người phụ nữ khác (other women) thì tại sao không cứ thế mà làm? Muốn kêu tên của các phụ nữ khác thì cứ bạ ai kêu nấy, trúng ai nấy chịu. Cứ hét lên vài ba chục cái tên, nhớ được tên ai, thì hét tên người đó lên. Có gì mà khó.
Còn chuyện mô tả các đặc điểm (... describe their physical attributes...) của các nàng thì lại càng dễ ợt.
Chàng chỉ muốn mô tả các đặc điểm chứ có đòi nói ra những ưu điểm của những người đàn bà này đâu. Chuyện gì thì khó chứ mô tả ngay tình nhan sắc của những người đàn bà khác thì phụ nữ giỏi vào bậc nhất.
Thí dụ hét tên của con mẹ A chẳng hạn. Hét to lên rồi mô tả nhan sắc nó: đồ đàn bà hai nách hôi như ổ chuột chù... Con mẹ B thì răng lợi như hàng rào phòng thủ ấp chiến lược... Con mẹ C thì chân cẳng lúc nào cũng như hai chữ C ngó nhau để quảng cáo cho Coco Chanel... Con mẹ D thì gốc... mướp, mắt lé, mũi con cóc ngồi, mồm cá ngão, tóc rễ tre chải lược bồ cào... Con mẹ E thì rốn lồi quả quít má hồng trôn niêu... Con mẹ F thì lỗ mũi tám gánh lông/chồng sợ chồng bảo râu rồng Trời cho... Con mẹ G thì ban đêm dữ như Việt Cộng... Con mẹ H thì tất cả các trung tâm sửa sắc đẹp đều... bó tay... Con mẹ I thì tuyệt vời trong vai Thị Nở của Nam Cao mà không cần hóa trang... Con mẹ K thì là niềm mơ ước thầm kín của chị Doãn, người mà Vũ Trọng Phụng tả là có nhan sắc của một người đàn ông không đẹp trai... Con mẹ L thì chưa nói xong câu đã cười rú lên như đười ươi... Con mẹ N thì cứ đứng trước gương là gương vỡ tan tành vì phải soi tấm nhan sắc của nàng...
Cam đoan chàng sẽ không để cho nàng nói tiếp về những người phụ nữ khác.
Mà đó chỉ là những người đàn bà không quen biết của chàng. Nếu lại là chỗ quen biết nhau cả thì trò chơi của chàng còn chấm dứt sớm hơn nữa.
Tôi nghĩ người đàn ông này chỉ muốn làm công việc như Freud có lần đã viết: khi hai người làm tình với nhau thì ít nhất có 4 người hiện diện - hai người đang có mặt và hai người kia là những người mà hai người này đang nghĩ tới (When two people make love, there are at least four people present - the two who are actually there and the two they are thinking about).
Nhưng Freud chỉ nói là nghĩ đến chứ có bắt phải hét lên đâu. Mà Freud cũng đâu có đòi phải mô tả ngọn ngành về các chi tiết về những người không có mặt.
Bùi Bảo Trúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét