Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Ðảng bác Hồ cương quyết theo cộng sản chết bỏ


Nguyễn thị Cỏ May
 Ngày nay, ai cũng biết rỏ Hồ Chí Minh xuống tàu ở bến Nhà Rồng, Sài gòn, là để đi tìm đường kiếm cơm nuôi bản thân, phụ thân và gia đình . Ðây là ý chí và việc làm lương thiện có ý nghĩa tuyệt đẹp nhưng bị đảng cộng sản phủ nhận . Bản tánh hiếu động, liều lỉnh, hám danh và nhiều tham vọng, Hồ Chí Minh, trong thời gian ở Paris, tham gia nhiều hoạt động, nhiều tổ chức chánh trị mong tìm được cơ hội tạo cho mình một địa vị kha khá nào đó . Hồ đã từng gia nhập Hội Thợ Hồ, cơ sở Belleville, trong một thời gian ngắn " Tập thợ " (Apprenti - Trong Hội, bắt đầu bằng Tập thợ, được nhận chánh thức Thợ, sau cùng lên Thợ Chánh hay Sư phụ), bị sa thảy vì không hội đủ điều kiện cần thiết như đia vi xã hội và nhứt là trình độ học vấn . Hồ Chí Minh cũng từng gia nhập đảng Xã hội, nhưng đảng này đã phải nhường bước cho Ðệ III Quốc tế vì không phát triển được .Ðúng vào lúc này, Hồ Chí Minh bắt được " Ðề cương (hay Luận cương) của Lê-nin về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa ", ông mừng rở như bắt được vàng nên quẹo gắp theo con đường của Lê-nin vạch ra. Cho tới ngày nay, ở Hà nội, đảng của Hồ Chí Minh vẫn cương quyết đi đúng theo con đường lê-nin chết bỏ . Biết rỏ điều này sẽ giúp ta hiểu thực tế Việt nam dưới chế độ hà nội .

Thành tích của Staline lúc trẻ


Staline khi lên nắm quyền cai trị Ðế quốc Liên Xô liền đưa ra chỉ thị : “ Quá khứ, ta phải xóa bỏ sạch ”.
Ngồi trên đỉnh cao quyền lực, tự cho mình là vị “ cha nhỏ của các dân tộc ”, Staline lại bắt đầu cảm thấy một nổi sợ hải quá khứ đến với ông . Ðúng . Staline sợ quá khứ của ông bị người ta phanh phui . Một hôm, có một người thân cận cầm đến đưa  ông một quyển sách viết về quá khứ của ông . Lập tức Staline ra lệnh một cách sắc bén như lưởi gươm máy rơi xuống cổ tử tội :
“ Tôi đề nghị hảy đốt quyển sách nhỏ này ngay ”
Ở Việt Nam, người tôn kính Staline tột bực như một vị thánh sống, lấy Staline làm tấm gương sáng chỉ đạo cho mình không ai khác hơn là Hồ Chí Minh.
Có lần ở Việt Bắc, Hồ chí Minh chỉ lên ảnh của Staline và Mao trạch Ðông nói với cán bộ đảng viên “ Bác có thể sai lầm, chớ hai vị này không bao giờ phạm phải sai lầm !”

Nhưng “ vị cha nhỏ của các dân tộc ” là ai ?

Tìm về thời trẻ của Staline không phải là việc làm đơn giản vì ông đã ra lệnh đốt sạch hết sách vở, bút ký, hình ảnh về giai đoạn này. Nên Boris Souvarine, tác giả quyển tiểu sử duy nhứt xuất bản năm 1935 đã than phiền “ Về thời niên thiếu và thanh niên, Staline không để lại những thông tin gì có giá trị. Những kỹ niệm về cha mẹ, những lời kể của người quen biết, những giấy tờ về gia đình, những thư từ riêng tư, sổ sách nhà trường,…tất cả về Staline đều không tìm thấy ”. Hồ Chí Minh học được rất giỏi bài học này ở Staline .

Ngày nay thì phần lớn bí mật của đảng và Nhà nước Liên-xô củ đã được tháo khoáng. Những người say mê lục lạo văn khố có thể làm việc an toàn.

Sử gia người Anh, Ông Simon Sebag-Montefiore trong quyển “ Triều đình của Nga Hoàng đỏ ” (Stalin: The Court of the Red Tsar, 2005, xuất bản ở Paris ), kể lại đời sống hằng ngày của Ðiện Cẩm Linh trong những năm 1930.
 Nhờ ông Simon Sebag-Montefiore mà người ta biết được khá đầy đủ và chính xác thời thanh niên của Staline.
Ðể làm công việc điều tra này, ông Montefiore đã đi khắp 9 quốc gia và 23 thành phố. Ông đến những nơi nào mà “ vị cha nhỏ của các dân tộc ” đã đến và ở như Mạc tư Khoa, Gori ở Géorgia, Tbilissi, Bakou ở Azerbaïdjan, nơi đây thanh niên Staline được tuyên truyền là “ tập sự làm cách mạng ”, nhưng thật ra, làm việc kiếm cơm trong nhà máy Rothschild .
Trong cuộc hành trình này, sử gia gặp được nhân chứng, một bà cụ 109 tuổi, trí nhớ vẫn còn nguyên. Ðó là người em dâu của Staline. Nhờ những thông tin đặc biệt này mà Ông Montefiore đã phát họa lại được chân dung khá trung thực của Staline.
Lúc bấy giờ, Staline có tên thiệt là “ Sosso ”. Ðến năm 1917, Sosso mới lấy tên là Staline vĩnh viễn.
Sosso là con trai của một người làm thợ sửa giày và sai rượu, có bí danh rất giang hồ “Besso  thằng điên ”.
Thuở nhỏ Staline theo học trong một chủng viện nhưng bị đuổi vì vi phạm kỷ luật nhà trường là mê xem hình sexy chớ hoàn toàn không vì tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Xít như tiểu sử chánh thức ghi.
Ðiều này cũng giống trường hợp Hồ chí Minh và thân sinh của ông.
Theo tiểu sử chánh thức của Hồ chí Minh thì ông xuống Bến Nhà Rồng, Sài Gòn, là để đi tìm đuờng cứu nước chớ không phải thật tình đi tìm “ job ”. Còn thân phụ của ông vì say rượu lở tay đánh chết phạm nhân lúc xử án, nên bị cách chức chớ ông không hề chống tây . 

Sau khi bị đuổi học, Staline tìm được việc làm ở Ðài khí tượng ở Tbilissi. Nhưng thật ra, việc làm chỉ để che mắt mọi người . Ðời sống thật của ông lúc bấy giờ là “ một tay Anh Chị băng đảng ” như Mafia. Biệt tài của Staline là cướp nhà băng, trấn lột, làm hàng giả, bắt cóc,…
Dưới tay Staline có một “ đồng chí ” thân tín sẳn sàng giết người theo lệnh Staline.

Thế mà Staline không bị bắt và trừng phạt về tội băng đảng, cũng như về sau này, ông vượt ngục ở Sibéria dể dàng, làm cho người ta không khỏi lấy làm lạ. Có người nói lại là Staline cộng tác với mật vụ của Nga Hoàng.

Nhưng phải thừa nhận Staline là một du đảng có biệt tài . Nhờ có hơn bốn mươi tên giả - Hồ chí Minh có lối mười tên giả - Staline trốn thoát được an toàn .
Ngoài ra, Staline còn có thêm biệt tài hóa trang. Nhiều lần nhờ chiếc áo đầm hay đầu tóc giả làm phụ nữ mà Staline thoát nạn .

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
Nhưng biệt tài du đảng của Staline đã không lọt khỏi cặp mắt của nhà cách mạng chuyên nghiệp như Lê-nin. Năm 1905, nhân đảng Bôn-sô-vít họp, Lê-nin gặp Staline và đánh giá ngay đây là con người mà mình từ lâu mong đợi. Ðảng đang cần tiền nhưng các lãnh tụ đảng không có ai đủ bản lãnh. Mà Staline đúng là con người thừa sức đánh cướp một ngân hàng hay một đoàn xe vận tải.
Một trong những thành tích vĩ đại của Staline là vụ đánh Ngân hàng Nhà nước ở Tbilissi vào tháng 6 năm 1907.
Một vụ đánh cướp sát nhân nhưng đắc thắng vì cướp được số tiền bằng 3 triệu euros ngày nay.

  

     

Lê-nin lúc trẻ

Báo chí Âu Châu đăng tin chấn động này, nhưng không ai nghĩ đó là công nghiệp của một thanh niên 28 tuổi và cũng từ đó không ai nghĩ thanh niên du đảng này lên ngự trị suốt 30 năm dài gần phân nửa thế giới.
Về Lê-nin, ông là một người không từ một hành vi nhỏ nhặt hay thiếu lương thiện nào nếu có thể giúp ông củng cố quyền lực .
Cánh Menchevik không phải là kẻ tử thù nhưng Lê-nin phải thanh toán để nắm trọn quyền lực. Ông ta bèn hoà hợp giả tạo để tiến tới đoàn kết nhưng không bao giờ chừa một khe hở đối thủ có thể bước qua . Lê-nin phải củng cố cho bằng được vai trò lãnh đạo độc tôn của ông.
Việc phải làm là đào tạo cán bộ tuyên truyền chủ thuyết cộng sản và xúi giục, sách động quần chúng chống lại các chánh quyền mà ông lên án " áp bức, bốc lôt " quần chúng lao động . Mục tiêu nhằm cướp chánh quyền đó, thiệt lập lên một chánh quyền vô sản .
Muốn thực hiện, phải có người và có tiền . Kiếm người khó nhưng một khi có tiền thì có thể khắc phục được . Vậy phải kiếm tiền trước . Và phải có nhiều tiền .
Sách vở, báo chí viết về Lê-nin đều không nói tới việc Lê-nin kiếm tiền nuôi tổ chức, làm "cách mạng " cướp chánh quyền . Tài liệu về cộng sản được khai quật cho thấy cách kiếm tiền của Lê-nin cho đảng Bolchevik của ông rất đơn giản : đánh cướp ngân hàng và do chính ông chỉ huy tuy việc làm này bị đảng ngăn cấm . Lê-nin tổ chức riêng một lực lượng xã hội đen chuyên " công tác kinh tài chớp nhoáng " này . Ngoài việc đánh cướp ngân hàng, đảng của Lê-nin còn tổ chức bắt cóc người tống tiền . Ðảng của Lê-nin mạnh lên sau khi được đồng chí Koba (bí danh của Staline) tăng cường .
Vẫn theo sử gia Montefiore, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, Staline đánh cướp ngân hàng, xe chở tiền ở Georgia . Staline dùng cả bom nên việc đánh cướp tiền trở thành những vụ khủng bố giết người hằng loạt . Những vụ đánh cướp bằng bom thường nhằm những mục tiêu lớn và lấy được nhiều tiền đều do Lê-nin chỉ huy trực tiếp . Thấy khả năng tàn phá của bom, Lê-nin đem dạy ngay cán bộ đảng là hảy đưa bom vào danh sách những vũ khí khủng bố của cách mạng .
Tiền đánh cướp được, Lê-nin cho sung vào ngân sách đảng và giử riêng một phần thù lao cho Koba .
Vụ cướp lớn nào cũng thành công, cảnh sát không khám phá được, nhờ tài riêng của hai người và nhờ ở sự phối hợp nhuần nhuyển giửa hai người nữa . 
Cộng sản là những người vô sản - cả vật chất lẫn tinh thần  . Khi cướp được chánh quyền và chánh quyền cho họ sự giàu có, thay đổi hoàn toàn đời sống sinh lý của họ, điều mà suốt đời chưa bao giờ họ dám ước mơ với khả năng thật của họ, ngoài cái mả tấu, thì không bao giờ họ có thể tự trao trả quyền lực cho nhơn dân .
Chỉ có tương quan lực lượng mới có giải pháp . Lực lượng chủ quan hay khách qua .


Nguyễn thị Cỏ May

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét