Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Nhưng nếu đừng có Marx…


thomas fuller edits
Phóng viênThomas Fuller

Ông Nguyễn Phưc Tường nói với ký giả Thomas Fuller, "Karl Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhưng nếu đời đừng có Marx, thì số phận Việt Nam đã khá hơn." Anh Fuller viết câu nhận định này lên tờ The New York Times.

Fuller là phóng viên phụ trách vùng Á Châu của 2 tờ The New York Times và International Herald Tribune; và ông Tường -giáo sư Tương Lai, 77 tuổi- là cố vấn cho 2 đời thủ tướng Việt Nam Cộng Sản; Fuller đến tận nhà ông Tường để gặp ông.

Fuller viết, "Trên kệ sách của ông ta đầy những tác phẩm của Marx, Engels, và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đảng viên trung thành với đảng Cộng Sản, nhưng ông Tường nói, giờ này, ông không còn tin tưởng vào Đảng nữa. Như rất nhiều người Việt Nam khác, ông mạnh miệng chống đối chính phủ."
Ông bảo Fuller, " Việt Nam hiện theo chính sách độc tài của một đảng duy nhất; sống trong ruột của chế độ, tôi hiểu toàn bộ những sai lầm, những hụt hẫng, những thoái hóa của nó. Nếu không được chấn chỉnh, nó sẽ tự xụp đổ."
Anh ký giả nhận xét, "Yếu tố quan trong nhất là hiện nay đảng Cộng Sản đang phải vất vả đối phó với một xã hội mỗi ngày một thạo tin hơn; đọc tin qua Internet, họ biết nhiều hơn những gì truyền thông của chính phủ cho họ biết, và trở thành khắc nghiệt hơn."
Fuller còn viết, "Từ 38 năm nay, đảng Cộng Sản đã bị thử thách bằng những cuộc va chạm quân sự với Trung Quốc và với Căm Bốt, bằng những cuộc khủng hoảng tài chánh, và những rạn nứt nội bộ; nhưng thử thách lần này khác: họ phải đối phó với phong trào chỉ trích lãnh đạo đang bùng nổ trong quần chúng." Fuller nói nhận xét đó là của học giả Carlyle A. Thayer.
Thayer còn nói,"Mâu thuẫn đang xẩy ra tại Việt Nam; phong trào chống chính phủ tràn lan, trong lúc nỗ lực đàn áp cũng mạnh hơn."
Tòa án Việt Cộng bỏ tù bloggers, ký giả, và nhiều nhà chống đối, nhưng người này vừa bị bắt, người khác đã cầm bút nhẩy vào thay chỗ; chính phủ khóa nhiều mạng, nhưng bloggers vẫn luồn lách thoát ra bằng những kỹ thuật software hoặc sử dụng những mạng xã hội quốc ngoại.
Trương Huy San, tác giả quyển "Bên Thắng Cuộc" viết dưới bút hiệu Huy Đức, nhận định, "Càng ngày càng nhiều người Việt Nam chống chính phủ hơn, và luận điệu chống đối cũng càng ngày càng bạo hơn."
Fuller cho là khách bàng quang không thể hiểu được tâm trạng chống chính phủ của những người đang đi xe gắn máy -một phương tiện xê dịch tiến bộ so với chiếc xe đạp họ cưi 10 năm trước.
Việc cải thiện cuộc sống vật chất không giúp đảng Cộng Sản mua chuộc được lòng dân, mặt khác, tình trạng công khai tham nhũng của những người cầm quyền lại làm gia tăng mức độ bất mãn. Trong bảng liệt kê 176 chính phủ ít tham nhũng, Việt Cộng đứng hạng 123; cán bộ nhà nước Hà Nội bẩn hơn viên chức chính phủ của 122 nước khác, bẩn hơn cả cán bộ Trung Cộng.


Nhiều kinh tế gia nhận định "người trẻ Việt Nam cần mẫn và thông minh, nhưng giới lãnh đạo lại buông tay, thả trôi không buồn tìm cho ra một chính sách rõ rệt."
Ông Peter R. Ryder, giám đốc điều hành công ty đu tư Indochina Capital than phiền, "trong suốt 21 năm làm việc tại Việt Nam, chưa bao giờ tôi thấy hai giới doanh nhân và trí thức tỏ ra chán nản như hiện nay. Cộng đồng doanh nhân đã có nhiều cuộc thảo luận tìm lối thoát, và đảng viên Cộng Sản cũng vậy. Ai cũng ưu tư về việc không biết Việt Nam trôi về đâu.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh mô tả sinh hoạt "Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân" vừa tổ chức hồi đầu tháng Tư là mi người tranh nhau cái máy vi âm, mọi người thi đua chỉ trích là chính phủ chỉ hứa mà không thực hiện. "Quả là một cuộc khủng hoảng tín nhiệm, không ai tin ai nữa," ông Doanh nói.
Tháng Hai vừa rồi, chính ông Tường cùng một số người khác viết thư ngỏ cho ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu sửa đổi hiến pháp để thực sự trả quyền trị nước về cho nhân dân.

Bài viết của Fuller tạo được nhiều phản ứng của độc giả. Một độc giả, lấy bút danh là Party State (Đảng Nhà Nước), từ Vancouver, viết, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã mục nát đến mức không thể không sụp đổ; tuy nhiên sau đó cái gì sẽ thay nó. Một chế độ độc tài quân phiệt?" Ông "Đảng Nhà Nước" e là một tình trạng tệ hại hơn cái chế độ đảng trị hiện nay sẽ lên cầm quyền tại Việt Nam.
Một độc giả Anh, cư dân quận Royal Berkshire, viết "thế hệ chúng tôi đã tham gia phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam, giờ này chúng tôi cúi đầu xin lỗi người Việt Nam; chúng tôi đã xuống đường, tạo áp lực đòi quốc hội Hoa Kỳ cắt đứt mọi viện trợ cho quân, dân Nam Việt. Nói cách khác chúng tôi đã tiếp tay giúp ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản chiếm miền Nam.
"Nếu ông Hồ không làm cách mạng, và nếu chúng tôi không tiếp tay ông ta thì ngày nay Việt Nam đã tốt đẹp biết bao, với nửa thế kỷ theo sinh hoạt thị trường tự do. Họ có thể như Nam Hàn, Nhật, Thái Lan, hoặc Singapore."
Một độc giả Việt Nam (đảng viên Cộng Sản?) rầy ra ông độc giả Anh. Ông Việt Nam này viết, "Không hiểu gì về Việt Nam thì đừng viết; nếu nước ông bị nưc khác phá nát, dân nước ông bị coi như súc vật, thì ông sẽ làm gì? Nhà độc tài Ngô Đình Diệm không do người Việt Nam bầu lên, mà do người Mỹ đưa về. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng, thì cũng có người khác làm thôi."

Chiến tranh Việt Nam, nhất là giai đoạn thứ nhì từ 1954 đến 1975, không phải là một cuộc cách mạng như ông độc giả Việt Nam viết, mà chỉ là tham vọng "giải phóng miền Nam" bằng súng và bằng máu.
Trong giai đoạn đó, cả 2 miền Nam và Bắc Việt Nam đều độc lập, như Bắc và Nam Hàn. Bắc Hàn -với sự tiếp chiến của Chí Nguyện Quân Trung Cộng- cũng đã kéo xuống "giải phóng" Nam Hàn. Quân đội Nam Hàn cũng đã bị đẩy vào mũi Phú Sơn -xẻo đất cuối cùng của Nam Hàn như mũi Cà Mâu của Nam Việt- thìđược thống tưng Mac Arthur đưa quân Liên Hiệp Quốc vào giải cứu.
Trong chiến tranh và sau đó, người Mỹ không bao giờ coi người Nam Hàn là "súc vật", và 60 năm sau chiến tranh, kỹ nghệ Nam Hàn đang tranh thương ngang ngửa và hoàn toàn bình đẳng với sản phẩm Hoa Kỳ trên thị trường thế giới, kể cả thị trường Mỹ.
Chỉ trích tổng thống Ngô Đình Diệm độc tài ư? Có thể vì nhu cầu chiến tranh, ông Diệm không để người Việt Nam trong những năm đó đưc hưởng đầy đủ tự do như ngưi Pháp, người Mỹ; tuy nhiên so với thiên đường Việt Cộng thống nhất và hòa bình hôm nay, thì người Nam Việt "ngày trước" vẫn tự do hơn rất nhiều.
Sau Thế Chiến Thứ Nhì có 3 nước bị chia đôi: Việt Nam, Triều Tiên, và Đức; Bắc Việt, Bắc Triều Tiên, và Đông Đức do những chính phủ Cộng Sản cai trị; hai trong 3 nưc này đã thống nhất lãnh thổ.
Dân Đông Đức, nhân cơ hội chế độ Cộng Sản xụp đổ tại Nga, nổi dậy chống chính phủ, và sau đó sát nhập với Tây Đức, trở thành một quốc gia nguyên vẹn và thịnh vưng như trước Thế Chiến.
Việt Nam thống nhất lãnh thổ bằng chiến thắng quân sự của Bắc Việt; hai triệu người Nam Việt bỏ nước ra đi, nửa triệu người khác vào tù, và 38 năm sau tình trạng thống khổ được san đồng đều cho 90 triệu con người sống trên phần còn lại của lãnh thổ Việt Nam: từ một địa điểm dưới ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu -trừ Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau 60 năm phá hại đất nước, ông Nguyễn Phưc Tường giật mình tỉnh ngộ để chỉ than được câu "nếu đời đừng có Marx, số phận Việt Nam đã khá hơn." Nhiều người tin là chỉ cần "đặt một câu hỏi đúng là đã giải quyết một nửa khó khăn"; hy vọng có thể sửa tin tưởng này bằng câu, "tỉnh ngộ là đi được nửa đường cách mạng."
Cuộc đứng dậy của nhân dân Việt Nam lần này mới thật là một cuộc cách mạng. Hai chữ "cách mạng" gán cho cuộc nội chiến nồi da xáo thịt của ông Hồ Chí Minh không chỉ sai lầm thôi, mà còn đánh lận lịch sử nữa.

Nguyễn đạt Thịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét