Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Sách mới về chiến tranh Việt Nam: "Black April"



ngythanh0505
Cổng Bộ Tư Lệnh SĐ23BB sau khi bị Cộng sản tràn ngp

Họ chỉ cần có thêm 1 viên đạn…



Giờ hấp hối của Ban Mê Thuột
Nhật ký chiến trường của Đại tướng Việt Cộng Chu Huy Mân ghi: 2 giờ sáng ngày 10/03/1975, Trung đoàn đặc công 198 tiến công 3 vị trí: sân bay Hòa Bình, sân bay thị xã, cụm kho Mai Hắc Đế. Cùng giờ, hỏa tiễn H12 và ĐKB ca ta đánh vào sư đoàn b sư đoàn 23, chỉ huy sở tiểu khu và khu pháo binh, thiết giáp. 5g30 pháo binh bắn thử. 7g15 pháo binh bắt đầu trút bão lửa xuống các mục tiêu quy định. Pháo cao xạ đã tiến sát đội hình bộ binh. 9 giờ: các mũi bộ binh và cơ giới bắt đầu tiến công. Trải qua một ngày chiến đấu quyết liệt, đến chiều, quân ta đã đánh chiếm sở chỉ huy tiểu khu, khu liên hợp pháo binh - thiết giáp, một phần khu sư đoàn b sư đoàn 23. Trên tất cả các hưng quân đch đều chống trả quyết liệt. Đêm 10 tháng 3, liên đoàn bit đng quân 21 được lệnh từ Buôn Hồ tiến về thị xã để cứu nguy cho sở chỉ huy sư đoàn 23, nhưng đến khu vực suối Ia Tam vấp phải quân ta. 6 giờ sáng ngày 11 tháng 3, quân ta lại mở đợt tiến công mới. Với sức mạnh áp đảo, các loại hỏa lực và xe tăng ca ta đã nhanh chóng đè bp địch, chi viện cho bộ binh xung phong. 9 giờ sáng 11/03 quân ta đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23. Mục tiêu chủ yếu của trận đánh đã hoàn thành, cơ quan đầu não của địch ở Buôn Ma Thuột đã bị đập tan. Đến 11 giờ trưa ngày 11/03/1975, ngọn cờ chiến thắng của bộ đi Tây Nguyên đã phất cao trên nóc hầm chỉ huy sư đoàn 23 ngụy.”

Một ngày sau khi Ban Mê Thuột bắt đầu bị tấn công, 5 giờ sáng 11/03/1975, Cộng sản Bắc Việt dùng 45 phút đầu để trút mưa pháo xuống tuyến phòng thủ của Sư đoàn 23 Bộ Binh VNCH. Theo chi tiết được ký giả chiến trường Phạm Huấn ghi nhận, trận thư hùng này kéo dài suốt 2 giờ 40 phút, gần 200 người anh hùng của chiến trường miền núi vĩnh viễn buông súng, gửi thân xác lại với đất rừng cao nguyên Việt Nam. Sau chiến tranh, Đại tá Luật kể: “Khoảng 10 giờ sáng, tiếng pháo địch im tiếng. Nếu ai đã ở trong binh nghiệp thì đều hiểu rõ tâm trạng của những phút giây im lặng này. Nó hoang mang và lo sợ hơn nhiều khi bên tai mình có tiếng súng nổ. Ngưi ta cho là say súng. Khi đã làm quen với chiến trận, việc nghe thấy tiếng nổ làm mọi người quên chính mình và chỉ còn một cách duy nhất là chiến đấu. Chiến đấu để sống còn và ít ai còn để ý đến thần chết đang lảng vảng quanh mình. Tôi đứng cạnh trưng xa và căn dặn chỉ được bắn khi chúng tới gần 100m. Các anh em đều răm rắp tuân lệnh theo và chờ đợi khúc phim nghẹt thở bắt đầu. Chiến xa địchđi đầu chầm chậm tiến thẳng vào chiếc vận xa M-113. Tiếng máy kêu ầm và các chiến xa đâm thẳng vào cổng Bộ Tư lệnh. 250m, rồi 200m, rồi 100m. Thần kinh tôi như giãn ra. Tất cả anh em chúng tôi hồi hộp, giờ sinh tử bắt đầu. Tôi hét lớn ‘Bắn!’ Thay vì chúng tôi phải nghe tiếng nổ thật lớn của viên đạn vút ra khỏi nòng súng, thì trái lại cây súng chỉ cho chúng tôi một tiếng khô khan, lãng xẹc: ‘Cóc!’ Tôi gào lên: ‘Gì thế? Gì thế?’ Xạ thủ trả lời: ‘Trở ngại tác xạ, Đại tá! Kim hỏa bị gẫy!’ ‘Có kim hỏa thay thế không?’ ‘Thưa... không!’ Tiếng ‘thưa không’ làm tôi toát mồ hôi, vì đây là hy vọng cuối cùng cho sự cầm cự với Cộng quân để chờ viện binh tới. Cây súng đại bác 106 ly không giật này là phương tiện duy nhất chống trả với T54 của địch mà thôi. Các loại súng khác chỉ là trò đùa với những con cua sắt này. Bây giờ tiêu diệt chiến xa địch bằng phương tiện gì đây?”

Trong trận BMT, Không quân VNCH chỉ ném bom ven biên, không được phép oanh kích các mục tiêu trong thành phố vì khoảng 50 ngàn dân còn kẹt lại. Đến hôm nay, được phép của đại tá Luật cho ném bom vào xe tăng VC chạy nghênh ngang trong phố, hai trái bom duy nhất loại 500 pounds của trận BMT không giết một binh sĩ đối phương nào, li rơi ngay vào hầm bộ chỉ huy hành quân của SĐ23BB. Vào những giờ phút nghiệt ngã dầu sôi lửa bỏng ấy, Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó SĐ23 gọi điện báo cáo cho tư lệnh sư đoàn là Chuẩn tưng Lê Trung Tường từ hôm trước để xin tiếp viện binh. Tưng Tường bảo không thể xoay đâu ra viện binh, vì Tưng Phú (tư lệnh Quân khu) giữ quân lại để bảo vệ Pleiku, chỉ cho Liên đoàn 21BĐQ của Trung tá Lê Quý Dậu trực thăng vận xuống Buôn Hồ vào chiều tối ngày 10, rồi từ Buôn Hồ cách BMT 30km theo đường 14 tiến vào thành phố. Khi liên đoàn nầy đang vất vả giải tỏa áp lực địch ở cửa ngõ thành phố BMT, tưng Tường lại đơn phương kéo đơn vị nầy ra khỏi chiến tuyến để gom quân rút sang bảo vệ phi trường dã chiến của máy bay L-19, là nơi ông sẽ cho trực thăng tới đón thân nhân của mình đang bị kẹt tại đây. Tuy nhiên, hỏa lực địch quanh vòng rào phòng thủ quá nặng, trực thăng không thể xuyên qua lưới đạn để đáp. Bí quá, tưng Tường ra lệnh một xe thiết giáp M-113 tới rước bà con của ông từ phi trường tới Trung tâm Huấn luyện SĐ23BB nằm cách 3km ở phía bắc, trực thăng mới có thể xuống đón, vừa đúng lúc địch tràn ngập thành phố. Từ lúc 11 giờ 50 phút, Bộ Tư lnh Quân đoàn 2 và Quân khu 2 đã mất liên lạc với BMT. Bị trúng bom sập hầm truyền tin, Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lnh phó SĐ23BB kiêm Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, và Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac, đã cho lệnh mở đường máu thoát về khu suối Bà Hoàng cách hầm chỉ huy vừa bị trúng bom 250 thước về hướng mặt trời lặn. Tại vị trí nầy, hai ông đại tá đồng ý theo hai lối riêng để thoát vòng vây. Trước khi chia tay, họ gom tàn quân lại và quân nhân Nguyễn Trọng Luật tuyên bố: “Tôi xin thay mặt cho chính phủ và quân đội tuyên dương công trạng của anh em, những chiến sĩ anh hùng, can trường đã chống trả mãnh liệt với bọn CS xâm lược miền Nam với một tinh thần hy sinh cao độ. Từ 2 giờ sáng ngày hôm qua cho đến cho đến giờ này các anh em đã làm tròn nhiệm vụ mà đt nưc giao phó cho dù địch quân có đông gấp mười chúng ta. Hai quả bom rơi nhm vào Trung tâm Hành quân đã đưa chúng ta tới nông nỗi này. Bây giờ anh em phân tán mỏng đừng để địch quân phát giác và tìm cách trở về Nha Trang. Hy vọng lúc đó chúng ta sẽ tập họp lại để tiếp tục chiến đấu... Toàn dân ghi công anh em. Tổ quốc VN ghi công anh em. Xin tạm biệt.”

Mổ xẻ việc thất thủ miền Nam năm 1975

Chuyện chiến trường 1975 đối với người Việt chúng ta đã trở thành quá khứ, là cái đ quên. Đối với tác giả George Veith, đó là chuyện mở đầu. Ông không dễ dàng và vội vàng đồng tình với số đông tác giả Hoa Kỳ khác, coi Hiệp định Paris 1973 và việc triệt thoái quân đội Mỹ khỏi chiến trường VN là chiến công của chính phủ Mỹ, còn quân đội VNCH chỉ là một tập hợp dưới tay các tướng tá tham nhũng, không có tinh thần chiến đấu.

Cày xới một núi bút tích quân sự cao vời vợi của cả hai miền nam bắc Việt Nam, đại úy Hoa Kỳ George Veith dùng ngòi bút để mở lại chiến tranh Việt Nam trên trang giấy – và tham chiến. Ông chọn tưng Lê Minh Đo, tư lệnh SĐ18BB – tác giả câu nói “Kiếp sau, tôi vẫn muốn được làm một người lính VNCH” – để tìm xin tấm ảnh chụp lính ông Đảo bắn hạ chiếc chiến xa T-54 hôm 11/04/1975 ở phòng tuyến Long Khánh trước khi miền nam thất thủ. Ông sẽ dùng làm bìa quyển Black April (Tháng Tư Đen) của mình. Về nội dung, tác giả Black April chọn những giây phút định mệnh ở cổng Bộ tư lnh SĐ23BB làm phần dẫn nhập cho cuốn thứ nhất của bộ sách 2 cuốn ông viết về cái chết của Nam Việt Nam. Trên trang 1 và 2, phần dẫn nhập, tác giả viết: “Núp bên trong căn cứ, quân nhân VNCH Nguyễn Trọng Luật ngi trên nóc một chiếc thiết vận xa M-113, chăm chú nhìn chiếc tăng đang tiến vào. Ông Luật là một sĩ quan Thiết giáp, và là tỉnh trưởng Darlac. Bị dựng đầu dậy từ sáng hôm qua bởi trận địa pháo của Bắc quân, ông Luật đã rút qua Bộ tư lệnh SĐ23BB để chuẩn bị cho trận dứt điểm sau cùng. Bên trong lòng xe thiết giáp, một anh trung sĩ trườn tới sát bên cạnh ông, sẵn sàng diệt chiếc tăng địch bằng quả đạn 106 ly của khẩu đại bác không giật gắn trên xe. Đây là phút quyết định của trận đánh. Nếu ông Luật có thể tiêu diệt chiếc xe tăng đang bò vào cổng, phía Bắc quân sẽ phải sử dụng bộ binh để đánh chiếm doanh trại, thìphải cần thêm thì giờ – đủ thời gian để viện binh miền Nam tới, như thế có thể cứu nguy được thành phố. Khi chiếc T-54 đang vượt qua cổng và ì ạch xuất hiện nguyên chiếc, ông Luật thét vào tai anh pháo thủ: “Bắn!” Pháo thủ bấm cò. “Cạch!” Anh trung sĩ rống lên: “Trở ngại tác xạ”. Anh kéo cơ bẩm và phát hiện mối nguy: kim hỏa gảy, và anh không có chiếc kim hỏa dự phòng để thay thế. Ông Luật nhảy xuống khỏi xe M-113 để tập trung binh sĩ của mình lại tìm cách chặn đứng mũi tiến quân của địch”.

Tác giả Veith nhận định rằng trong lịch sử các nước trên thế giới, khó có ai dẫn ra được chi tiết chính xác dẫn tới hậu quả một quốc gia bị diệt vong như thế. Trong khi các học giả có thể biện luận rằng còn có những chi tiết đáng kể khác góp phần vào việc kết thúc một cuộc chiến, nhưng việc thất thủ Bộ tư lệnh SĐ23BB đã là khâu chót của việc mất thành phố Ban Mê Thuột, và biến cố nầy đã tạo một chuỗi phản ứng dây chuyền trực tiếp tạo nên việc thất thủ toàn bộ miền Nam Việt Nam. Ông ghi nhận người Mỹ gốc Việt gọi việc mất nước của mình bằng chữ Tháng Tư Đen, nhóm chữ mang một nửa tính thơ văn, để chỉ một biến cố đưa tới nạn lưu vong tân thời của ngót một triệu người phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn. Cuộc thất thủ cũng đẩy nhiều ngàn người vào chốn lao tù, cũng như chp lên mười tám triệu dân còn lại bản án chung thân trong nghèo khó và mất tự do. Còn phía Cộng sản, chẳng có gì để ngạc nhiên: họ chỉ đơn giản gọi cảnh tù đày khốn khó mà họ đem lại cho nhân dân là “giải phóng miền Nam”.

Phía Mỹ đã bỏ ra bạc tỉ và mất trên 58.000 sinh mạng để bảo vệ miền Nam Việt Nam, để rồi đi tới chỗ thất bại. Nam Việt Nam thất thủ là đại họa thảm bại của sách lược ngoại giao bi thảm nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Ông Veith quan niệm rằng sự thiếu vắng một công trình phân tích thấu đáo về chương cuối của trận thảm bại đầu tiên của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống trong hiểu biết của mọi người về lịch sử cận đại Hoa Kỳ. Bắt nguồn từ suy nghĩ ấy, ông bỏ công biên soạn bộ sách để đặt lại vấn đề thiếu hụt nói trên, với cuốn 1 phân tích về hai năm cuối của Chiến tranh Việt Nam trên phương diện quân sự, xuyên qua năm vấn đề: (1) Sau Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã quyết định quay lại mục tiêu chiến tranh từ lúc nào? (2) Họ đã ngụy trang âm mưu của mình và tiến hành thành công cuộc tấn công bất ngờ nhắm vào Ban Mê Thuột? (3) Tại sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệt thoái quân chính quy khỏi cao nguyên, để dẫn tới thất thủ? (4) Chuyện gì đã xẩy ra về mặt quân sự trên lãnh thổ đ làm cho Nam Việt Nam phải mất sau 55 ngày? (5) Liệu Quân đội VNCH có đúng là vô v như họ vẫn thường bị khắc họa bởi giới học thuật và truyền thông Hoa Kỳ? Cuốn 2, chưa phát hành, thảo luận về các nỗ lực chính trị và ngoại giao nhằm áp đặt Hiệp định Hòa bình Paris, trong đó lược qua những biến cố xã hội và kinh tế đã khắc họa một ảnh hưởng sâu rộng vào cuộc chiến. Ngoài ra là phần điều tra của tác giả nhắm vào các nỗ lực nhằm thu xếp một cuộc ngừng bắn khác vào tháng 4/1975.

Những nhận xét đưa ra trong Tháng Tư Đen tuy không mới mẻ với người Việt lưu vong, nhưng đáng chú ý, vì cương vị một sĩ quan quân đội vừa là một học giả quốc tịch Mỹ của tác giả. Với phần đông người Mỹ, việc nam VN bị xóa sổ chỉ trong vòng 55 ngày từ tháng Ba đen đủi qua đến cuối tháng Tư đen thui biện minh cho phán đoán của họ rằng, chiến tranh khi nào cũng là một lầm lỗi. Không ít người Mỹ tin rằng đồng minh Nam VN của họ nằm trong tay bộ máy tham nhũng và đàn áp, đối chọi với ước vọng muốn thống nhất của tuyệt đại đa số người dân. Thành phần người Mỹ tả khuynh gồm từcác trường đại học cho tới các cơ quan truyền thông, song song với các thành phần chống chiến tranh ở các nước, đã tô bồi cho niềm tin ấy. Họ vẽ nên một chính phủ VNCH như một chế độ độc tài ăn trên ngồi trốc bởi một quân đội không ngay thẳng và lãnh đạo tồi, chỉ chực chờ dựa dẫm vào viện trợ, cố vấn và không lực Mỹ để cầm chân Cộng quân. Bức chân dung của bộ mặt vô công rồi nghề của QLVNCH ấy càng được xác nhận vào cuối tháng 3/1975, trong vụ thất thủ loạn quân loạn quan của thành phố Đà Nẵng, điển hình là những đoạn phim chiếu trên màn ảnh truyền hình cho thấy lính tráng miền Nam đánh đấm người dân tay không để tranh một ghế trên chuyến bay rời thành phố. Ông Veith cho rằng dùng hình ảnh ấy làm cơ sở để phán đoán toàn bộ Quân lực VNCH là sai, hình ảnh giành giựt ở phi trường Đà Nẵng thật đáng hỗ thẹn, nhưng chỉ là phản ứng của một số cá nhân, nó không đại diện cho toàn bộ các yếu tố đưa tới màn thất thủ thê thảm. Tình trạng loạn quân loạn quan không vì sự vô tài bất tướng hay ngu dốt của quân lực VNCH, bằng chứng là tình trạng nầy chỉ xẩy ra vào những ngày chót trưc khi Đà Nẵng lọt vào tay đối phương. Mấy ai không biết rằng QLVNCH ở vùng nầy chiến đấu rất dũng cảm cho đến khi thông tin về cuộc di tản Pleiku tới tai họ. Cái tin sét đánh ngang tai ấy, lồng vào với tin đồn được truyền tụng rất rộng rãi về việc mặc cả chia chác lãnh thổ với địch làm hàng triệu người dân vốn có kinh nghiệm về các cuộc thảm sát của Cộng sản phải hoảng loạn, cũng như làm lính tráng và sĩ quan bỏ đơn vị để nhanh tay cứu mạng thân nhân mình.

Quyển Tháng Tư Đen rạch sâu vết thương về giá trị và tinh thần chiến đấu của QLVNCH. Mặc dù đưa ra các phản biện để bênh vực những người cầm súng chiến đấu thuộc miền Nam, tác giả không tha bổng những lầm lỗi hay lấp liếm các bất toàn. Ông cho rằng Nam Việt Nam còn rất nhiều điều phải trả lời, trong đó có cả chủ nghĩa bè phái và nạn tham nhũng trầm kha làm suy nhược tiềm năng chiến đấu của mình. Chắc chắn mức độ tham ô ở qui mô lớn đã tồn tại, thậm chí rãi rác còn có cả việc sĩ quan bị mua chuộc để bán vũ khí cho kẻ thù không đội chung trời của mình. Cũng như mọi quân đội khác trên trái đất, QLVNCH cũng có đơn vị tinh nhuệ và đơn vị tồi, có các cấp chỉ huy lỗi lạc và những tư lệnh cỏ rác. Không chỉ các cố vấn Mỹ, mà một vài sách sử của Cộng sản cũng công nhận sự kiện ấy, một cách rất đáng ngạc nhiên. Một chi tiết điển hình là bốn ngày ngắn ngũi cuối cùng trước khi Sài Gòn buông súng đã làm cho chiến thắng của bộ đội miền Bắc không dễ dàng. Sau khi ngừng tiếng súng, chính thành viên Bộ Chính trị Trung ương Lê Đức Thọ, có thể là nhân vật đứng hàng thứ tư trong chính phủ Hà Nội, đã viết: “Lượng máu đổ ra trong bốn ngày sau chót ấy không thể kể là ít… Trận đánh quanh vành đai Sài Gòn đã vô cùng ác liệt và phát sinh nhiều thí dụ cao cả trong sự hi sinh. Hàng ngàn chiến binh nam và nữ đã gục ngã quanh thành phố trong khi hòa bình đã ở tầm tay, chỉ còn 24 tiếng đồng hồ.” Theo ông Veith, có hai lý do khiến QLVNCH đạt tới mức độ kiện toàn ấy. Một, là chương trình Việt Nam hóa chiến tranh tuy chưa hoàn tt, nhưng đã tỏ ra có hiệu quả. Hai, cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa đã đưa tới việc tập thể sĩ quan cao cấp miền Nam thanh lọc thành phần chỉ huy bất tài, thay thế họ bằng các cấp chỉ huy trẻ trung, tôi luyện trong chiến đấu, và đã tốt nghiệp các khóa huấn luyện bên Mỹ. Một trong các thí dụ điển hình là trường hợp Sư đoàn 3 và Sư đoàn 22 Bộ binh gần như bị xóa sổ trong năm 1972, nhưng dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh và Phan Đình Niệm, hai đơn vị nầy được tái tổ chức nhanh chóng và tham chiến rất hiệu quả trong giai đoạn 1973 đến 1975. Về thành quả nầy, tác giả Veith có cái nhìn thấu đáo, khi ông viết “Thật đáng tiếc, các cố vấn quân sự Mỹ, những kẻ đôi khi có cái nhìn phiến diện về các người đối tác của mình, đã không còn đó để chứng kiến thành quả lao động của họ”.

Trình bày về nội dung tác phẩm của mình, tác giả lập luận rằng Nam Việt Nam thất bại không do bất lực về quân sự hay vì một nền độc tài bất chính, mà do sáu dữ kiện nổi bật: (1) việc miền Bắc Việt Nam thủ tiêu hoàn toàn Hiệp định Hòa bình Paris, (2) tình trạng tuyệt vọng đến mức tàn tệ về kinh tế của miền Nam, (3) thiếu yểm trợ hỏa lực của phía Hoa Kỳ để ngăn chặn một cuộc tấn công qui mô, (4) việc cắt giảm nặng nề viện trợ Mỹ, và (5) sự vụng về quân sự của Tổng thống Thiệu vào lúc phải trực diện với cuộc tấn công toàn diện của Cộng sản. Nói chung, năm yếu tố vừa kể đã sản sinh ra thêm yếu tố thứ sáu: phẩm giá bị thoái hóa của lính tráng miền Nam đẩy tới kết quả sụp đổ nhanh chóng.

Đi sâu vào suy nghĩ ấy, ông Veith phân tích rằng trên khía cạnh chiến lược, lý do chính làm miền Nam thất thủ hồi 1975 không do tính hèn nhát của QLVNCH, mà do ác cảm của ông Thiệu đối với vấn đề một hệ thống chỉ huy quân sự hùng mạnh và tập trung. Cơ cấu tổ chức của tổng thống với bốn ông tướng tư lệnh quân khu được phép hành xử trọn vẹn quyền lực trên lãnh địa của mình chứng minh mức độ tàn phá hơn bất cứ gì mà người ta có thể hình dung. Khi phải đối diện với một cuộc tấn công tổng thể vào năm 1975, đúng vào khi đang thiếu hụt sự yểm trợ hỏa lực của Mỹ để phản công bộ đội miền Bắc đang dồn quân tổng lực lại, các tướng tư lệnh quân khu VNCH đã bị trói tay trước một địch quân hung hãn lại được chỉ huy tập trung từ trung ương.

Sách Tháng Tư Đen không chỉ nói về miền Nam. Tác giả đã nêu ra vấn đề “tại sao Hà Nội thành công năm 1975, trong khi họ thất bại hồi 1972?” rồi lý luận rằng bên trên ảnh hưởng hiển nhiên của việc Mỹ cắt viện trợ cho VNCH, việc thiếu yểm trợ hỏa lực của Hoa Kỳ trong khi miền Bắc xâm nhập thêm vừa người vừa vũ khí, còn có ba cải thiện quan trọng của bộ đội Bắc Việt từ năm 1972 đến 1975 giúp Hà Nội thắng trận. Thứ nhất là việc cải tổ hệ thống chỉ huy và kiểm soát, trong đó đính kèm việc sử dụng thành công hợp đồng tác chiến, đặc biệt là vấn đề sử dụng thiết giáp. Các huấn luyện viên Xô viết đã giúp triển khai khía cạnh nầy, cộng chung với kinh nghiệm máu mà họ rút tỉa được trên chiến địa. Thứ nhì, kế hoạch hậu cần tuyệt diệu đi song song với cải thiện khả năng ứng dụng khoa học cũng như phân tích chính trị và quân sự một cách chi tiết, cho dù có bị màu mè bởi giáo điều Cộng sản, vẫn đã trở thành tiêu chuẩn trong chiến dịch 1975. Nếu xét trên những khía cạnh cơ bản, Quân đội Nhân dân vào năm 1975 đã vượt trội rất xa so với chính họ ở bất cứ thời điểm nào trước đó, mặc dù năm 1975 họ có ít vũ khí nặng hơn hồi 1972. Cải thiện thứ ba là mạng lưới tình báo Cộng sản đã cung cấp cho Hà Nội những bí mật mà Sài Gòn canh giữ cẩn thận nhất. Các chi tiết nầy cho phép Quân đội Nhân dân phác thảo các kế hoạch tác chiến với sự thấu suốt gần như được cập nhật thường xuyên về các dự định của VNCH trong phản công, triệt thoái, cùng các cuộc điều binh khác. Không có các tin tức tình báo như thế, thật đáng ngờ khi bộ đội Bắc Việt có thể tiến hành các kế hoạch chiến trường một cách chuẩn xác như thế.

Bên cạnh đó, ba yếu tố tự nhiên khác cũng đã giữ các vai trò chủ chốt trong chiến tranh: thời tiết, cơ sở hạ tầng và địa lý. Nước Việt có mùa mưa và mùa khô tách bạch, và hai mùa nầy tạo thành nhịp độ chiến tranh. Do miền Nam có ít đường sá, chiến thuật của Cộng sản là sử dụng các đơn vị quân sự lớn để đánh chiếm và cố thủ các trục lộ quan trọng, như các đèo cao vượt núi, hay các giao lộ huyết mạch, là đã khống chế được lính VNCH rồi. Vào thời điểm mà trực thăng vận của Mỹ còn hoạt động qui mô, cắt đường giao thông chỉ là việc quấy phá lẻ tẻ. Tới 1975, khi xăng nhớt và đồ phụ tùng thay thế bị hạn chế, đối với trực thăng của Không quân VNCH, cắt đường giao thông đã trở thành những đòn chí tử. Quan trong hơn nữa, địa hình miền Nam Việt Nam làm cho việc phòng chống một địch thủ tấn công vô cùng phức tạp. Địa lý miền Nam hẹp bề ngang và dài, đặc biệt là khúc giữa và các tỉnh phía bắc, làm cho VNCH phải bảo vệ một cạnh sườn phía tây dài ngót 1.300 km, đa phần của vùng trách nhiệm nầy là khu vực dân cư thưa thớt núi non hiểm trở che phủ bởi rừng xanh thăm thẳm. Thế đất như vậy đã cung cấp cho các lực lượng địch một chỗ ém quân lý tưởng và cho phép họ thiết lập các điểm chủ chốt mà không thể bị phát hiện. Càng tệ hại hơn nữa là miếng đất còn lại giữa núi rừng và biển cả quá hẹp để có thể xoay trở mỗi khi bị tấn công, các mũi quân được xe tăng yểm trợ dễ dàng thọc suốt ra biển cả băm quốc gia thành hai khúc, đúng như thực tế đã chứng minh tại cao nguyên trung phần vào năm 1975. Trong bước ngoặt bất ngờ nhất của cuộc chiến tranh giữa một bên là du kích và bên kia là trực thăng, chính thiết giáp – hệ thống vũ khí ít sử dụng nhất trên chiến trường – bỗng trở thành chìa khóa của chiến trường. Rõ ràng xe tăng đã mở màn trận đánh Ban Mê Thuột, rồi cũng chính xe tăng xô ngã cổng sắt để tiến vào sân Dinh Độc Lập ở Sài gòn. Không một sĩ quan quân sự hay chính trị gia Mỹ hay Việt nào chờ đợi là QLVNCH bẻ gảy được cuộc tấn công vĩ đại ấy nếu không được yểm trợ hỏa lực của Mỹ một cách thấu đáo. Với các lập luận như thế, tác giả George Veith viết: “Đối với những người Mỹ còn lại bên trong Việt Nam, quyết định cắt viện trợ và từ chối yểm trợ hỏa lực đã là hai thủ phạm chính ra tay bức tử Nam Việt Nam. Hai hành động kết hợp nầy thực tình không những đã rút ruột QLVNCH từ bên trong, mà còn khuyến khích Bộ Chính trị miền bắc tái leo thang quân sự cuộc chiến tranh.”

Bộ mặt hiếu chiến của Hà Nội

Sách Tháng Tư Đen cho rằng quan điểm quy kết việc mất miền Nam Việt Nam cho hai “thủ phạm” vừa kể trên là điều không còn gì phải bàn cải, dựa trên các hồ sơ lưu trữ có tính lịch sử. Tác giả cho rằng quyết định của Hà Nội chà đạp Hiệp định Hòa bình Paris và quay lại mục đích chiến tranh không hoàn toàn do quyết định bức tử của phía Quốc hội Mỹ. Hà Nội theo dõi sít sao tình hình kinh tế xuống dốc của cả Nam Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, song song với các bất đồng chính kiến trên chính trường Mỹ, cộng chung với các cuộc xuống đường ở Sài Gòn, là dấu hiệu của các “mâu thuẩn nội bộ”(nguyên văn tiếng Việt của tác giả) đang làm suy yếu hai quốc gia. Từ đó, Bộ Chính Trị đánh giá rằng sớm muộn rồi VNCH và Mỹ cũng sẽ hồi phục từ suy yếu chính trị và kinh tế đang có, và Nhật cũng như Trung quốc sẽ thắt chặt quan hệ ngoại giao với Nam Việt Nam, do đó, nếu Hà Nội không ra tay sớm, rồi sẽ không bao giờ còn cơ hội cho họ thôn tính và thống trị miền Nam dưới chiêu bài “giải phóng”. Để thực hiện tham vọng nầy, vào tháng 5/1973, chưa tới 4 tháng sau khi vừa ký Hiệp định Paris, các tay cầm đầu đảng ở Hà Nội bí mật quyết định lao trở lại cuộc chiến. Để biện bạch cho quyết định nầy, họ rêu rao rằng Hiệp định Paris không có hiệu lực là do các cuộc vi phạm quy mô của Nam Việt Nam và của Mỹ. Rốt cuộc, dù cho bất cứ lầm lỗi nào đã xảy ra về phía Mỹ và Nam Việt Nam, sự kiện đơn giản nhất tồn đọng lại là cuộc xâm lăng quân sự của bộ đội miền bắc đã vi phạm trực tiếp vào Hiệp định Paris mà chính họ đã long trọng ký để thề thốt chống lại một hành động quân sự như thế. Quyết định tiêu hủy Hiệp định Paris và thống nhất đất nước bằng vũ lực của Hà Nội đã đẩy một thế hệ của miền Nam Việt Nam vào con đường lưu vong.

Đóng góp của George Veith

Trước khi xuất bản Tháng Tư Đen, tác giả Veith đã ấn hành vào năm 1998 cuốn “Mật danh Bright Light”, viết về những câu chuyện chưa được kể trong nỗ lực giải cứu tù binh Mỹ ở Việt Nam. Đề tặng cuốn sách nầy, ông Veith ghi: “Tặng Gina Kathryn, vợ dấu yêu của tôi, người có một ông chồng thỉnh thoảng trở thành tù binh của cuộc truy tầm tài liệu để viết nên cuốn sách nầy, và tặng con gái Analiese Caroline, kẻ có ông bố cứ đều đều bị mất tích trên đường công tác”. CuốnTháng Tư Đen, tác giả không dành tặng người nhà. Ông viết: “Dành riêng cho quí ông, quí bà, lính bộ, lính thủy, lính không quân và Thủy quân Lục chiến của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thuộc thế hệ 1955/1975 – những người đã đứng lên và chiến đấu; và dành cho quí ông, quí bà, những người Mỹ có nhiệm vụ ở Việt Nam trong thời điểm 1973/1975, những người đã cố gắng một cách dũng cảm để bảo tồn danh dự của Hoa Kỳ”.

Ông Veith cho hay rằng cuốn sách là kết quả của một công trình nghiên cứu gay go trong ba địa hạt cách biệt nhau: các tài liệu lưu trữ chính của phía Hoa Kỳ, các ấn phẩm của Bắc Việt chứa đựng nguồn thông tin chủ yếu và thứ đẳng, cùng với nhiều bài báo hoặc vô số cuộc phỏng vấn các nhân vật chính từng tham gia vào chính trường Nam Việt Nam. Do đó, tác giả cho cuốn sách của mình là tiếng nói của người Việt – những câu chuyện bản thân họ, hoặc cách nhìn của họ về những gì đã xảy ra trong những ngày cuối của đất nước. Để hoàn thành cuốn sách, tác giả đã phải vượt qua giai đoạn chuyển dịch ngót một trăm mẩu chuyện hay bản đúc kết chiến trường, hoặc nhật ký của người phía miền Bắc. Quan trọng hơn cả là trong dịp kỷ niệm 30 năm chiếm được miền Nam, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã cho phổ biến một số tài liệu vốn được bảo mật trước kia, gồm các điện văn trao đổi giữa Bộ Chính trị với các cấp chỉ huy quân sự của họ ở chiến trường miền Nam.

Không thuộc thế hệ từng có mặt trong chiến tranh Việt Nam, tác giả vẫn tỏ ra khôn khéo khi nêu nhận xét rằng đọc tài liệu của phía Cộng sản để tìm hiểu chính sách dẫn tới chiến thắng của họ là điều quan trọng, nhưng cứ chấp nhận bất cứ gì họ nói là con đường chắc chắn dẫn tới kết quả bán lúa giống. George Veith ghi lại câu nói của người Việt, bằng nguyên văn tiếng Việt, “được làm vua, thua làm giặc”, rồi viết tiếp rằng người ta phải lội trong đám sình lầy tuyên truyền bao la để chắt lọc ra được những sự thực có thể kiểm chứng: “Sách báo của miền Bắc chất chứa đầy dẫy những con số thống kê sai lạc, họ lờ đi hoặc bóp méo các thất bại, và chúng hàm chứa những bất công đầy kịch tính trên phương diện trung thực. Các tài liệu lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thiết kế để cung cấp các mẩu chuyện nhằm tâng công hơn là những bản tóm lược không che giấu khuyết tật. Các bộ đội Cộng sản ngày nào nay viết blog để gọi ấn phẩm của nhà nước bằng cách nhạo báng đó là ‘các lịch sử chính trị’.”

Sách Tháng Tư Đen của George Veith gồm 18 chương, trong số đó, có những đề tựa của chương sách làm người đọc bị cuốn hút: Ngay cả Chúa Phật cũng rơi nước mắt cho Phước Long, Làm sao thế giới tự do nỡ lòng bỏ rơi chúng ta?, Các quyết định dẫn tới việc tiêu diệt một quốc gia, Đại lộ Máu và Nước mắt, Những giờ phút của địa ngục, Đừng về nhà khi chưa chiến thắng. Với riêng người viết bài nầy, cái tựa gây ấn tượng thành một sự giật mình, là chương 3: Đổi máu lấy đạn.

Đổi máu lấy đạn

Thiếu tướng John Murray, đứng đầu Văn phòng Tùy viên Quân sự Mỹ tại Việt Nam (DAO: Defense Attaché Office Saigon), là người quán xuyến tất cả viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho VNCH. Giữa tháng 12/1973, VNCH đang trượt dài trên con dốc đứng về mặt viện trợ, trong khi quân đội miền Nam vẫn tiếp tục trút tất cả quân nhu quân cụ sẵn có để chiến đấu. Trước tình trạng xuất huyết trầm trọng ấy, ông Murray tìm cách cầm máu. Ông trình bày với đại sứ Martin rằng quân cụ thay thế thường phải mất khoảng 120 ngày từ khi được Lục quân Mỹ kê đơn đặt hàng đến khi tới tay các đơn vị VNCH, vì thế, nếu không có ngay biện pháp dự phòng, sau sáu tháng sẽ thiếu hụt đạn dược. Tháng 1/1974, gặp Đại tướng Cao Văn Viên, tướng Murray nhấn mạnh nhu cầu cần phải tiết kiệm đạn. Sau cuộc gặp gỡ, tướng Viên và phụ tá của ông là Trung tướng Đồng Văn Khuyên đột ngột cắt số đạn cung cấp cho mỗi đơn vị. Xăng cũng cắt, các giờ bay của không quân và xe pháo bộ binh giảm thiểu lại. Một đạo quân tùy thuộc tuyệt đối vào hỏa lực và tính cơ động để đánh đấm với Cộng sản bỗng dưng bị vô hiệu hóa cả hai ưu thế ấy. Tới sau khi Quốc hội Mỹ biểu quyết ngân sách cho tài khóa 1974, ngày1/06, Murray gởi một văn thư dài cho Ngũ Giác Đài, than vãn về những khó khăn trên chiến trường, xuất phát từ sự cắt giảm viện trợ ấy, sẽ đẩy ông Thiệu tới chỗ phải co cụm quân đội lại quanh Sài Gòn và miền đồng bằng Cửu Long. Ông phúc trình rằng với 1 tỉ 126 triệu, VNCH vẫn có thể cầm cự thoi thóp, nhưng xe pháo, tàu bay tàu biển tổn thất trong chiến đấu sẽ không thể được thay thế theo tinh thần một đổi một do Hiệp định Paris cho phép. Với 900 triệu, tính cơ động và khả năng bố phòng trong hai quý ba và bốn sẽ giảm xuống rất nhiều; với 750 triệu, VNCH không còn đủ sức để ngăn chận một cuộc tổng tấn công; và chỉ với 600 triệu, Hoa Kỳ có thể biến rằng Nam Việt Nam thành một cú đầu tư tồi đi kèm với một sự bội ước. Murray cũng chuyển tới ông Thiệu các đồ biểu để giải thích một sự thật đơn giản: cắt viện trợ đồng nghĩa với việc phá hỏng sự toàn vẹn lãnh thổ Nam Việt Nam, vì quân đội không còn sức bảo vệ cả nước chống lại dịch quân ngày càng gia tăng xâm lấn. Đáng tiếc, tương quan giữa mất viện trợ với mất lãnh thổ đã trở thành ám ảnh của ông Thiệu – mối ám ảnh đã tạo thành các quyết định tang thương cho vận mệnh đất nước vào năm 1975. Ông Murray là người kẹt ở giữa hai làn đạn: một bên là chính phủ Mỹ cắt viện trợ tối đa cho VNCH, một bên, ông phải chứng kiến cảnh những nhà thầu giao vật dụng bằng gỗ xấu, hay bỏ mặc số xi-măng đắt tiền nằm trần trụi rồi đóng cứng giữa mưa giữa nắng. Ông cũng đã kêu gào tướng Khuyên phải làm một cái gì đó trước cảnh xe dân sự chạy vỏ xe nhà binh, lính tráng hút xăng quân xa hay tháo bình điện bán ra chợ trời kiếm tiền đút túi. Sách Tháng Tư Đen kết luận rất nhẹ nhàng, và mai ma: “Họ có làm, nhưng làm không tới nơi tới chốn. Đơn giản là hệ thống tiếp liệu của QLVNCH chưa từng được huấn luyện về những gì mà các khía cạnh khác của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh đã nhận được.” Ngày 9/08, Murray nhận được thông báo rằng số đạn dược trị giá 22 triệu đã trả tiền trước nay không thể giao hàng, vì Nam Việt Nam đã vượt quá ngân sách hạn chế của tài khóa năm 1974. Ông không còn có thể nổi giận, mà biến mình thành kẻ van xin. Trong thư trao đổi với chuẩn tướng John Hoefling đề ngày 11/08/1974, tướng Murray viết: “Trong 20 tháng tôi nắm cơ quan nầy, tôi đã phát điên lên vì những con số... Tôi không thể hình dung ra được là có kẻ để cho 22 triệu đồng tiền đạn dược bị tuột tay họ... Quí vị không hiểu rằng 700 triệu tới hôm nay chỉ còn giá trị bằng 500... Như thế vẫn không đủ xăng nhớt và đạn cho QLVNCH. Và tôi có thể nói toạc ra rằng QLVNCH đành lòng mang chính máu của mình để đánh đổi lấy đạn dược.”


Nói chung, Tháng Tư Đen là cuốn sách giá trị. Giá trị không vì tác giả biện hộ cho sự thất trận của binh sĩ VNCH, nhưng vì chuẩn mực vô tư cần thiết của một người viết sử mà tác giả đạt được. Nói như thế không có nghĩa là George Veith đã lột xác hoàn toàn, để đứng vào thân phận của một người Việt tị nạn đã một thời cầm súng. Ví dụ câu chuyện của một binh nhì của Trung đoàn 53BB mà tác giả chắc đã nghe, nhưng không cảm nhận được hết tầm cỡ của nó. Trưa hôm 12/03/1975, khi Ban Mê Thuột chưa mất, Tướng Phạm Văn Phú bay L-19 trên không, đã yêu cầu trung đoàn trưởng Võ Ân trao máy vô tuyến để ông nói chuyện với một người lính cấp bậc thấp nhất của đơn vị là một xạ thủ súng cối 81 ly, đang tử thủ ở phi trường Phụng Dực. Tướng tư lệnh hỏi: “Em tên gì?” “Dạ... binh nhì Nguyễn Văn Bảy, 18 tuổi!” “Em thấy Việt Cộng chết nhiều không?” “Nhiều, nhiều lắm Thiếu Tướng!” “Em muốn xin Thiếu Tướng gì nào?” “Dạ, xin thuốc hút và... lựu đạn.” Giờ đó, người nói thay nguyện vọng của cả miền Nam Việt Nam, là một binh nhì. Binh sĩ nầy đã chiến đấu không tiếp tếkhông viện binh, không tải thương, không tắm gội, miệt màidưới chiến tuyến. Nếu giờ đó cho Nguyễn Văn Bảy hay Nguyễn Văn Thiệu đứng trước các nhà lập pháp Mỹ tại thủ đô Washington, chắc chắn lời cầu xin cũng vẫn bấy nhiêu.

Sau cùng, là một lời trích dẫn. Trong tạp chí The Atlantic số đề tháng 5/2013, tác giả Robert Kaplan đã viết một bài dài 10.666 chữ để phong thánh cho Henry Kissinger, đăng kèm hai tấm ảnh mới do Grant Cornett chụp hôm 11/03 với khuôn mặt như chân dung của một người đang bước một chân xuống huyệt. Tác giả George Veith không ca tụng nhân vật bán đứng miền Nam Việt Nam như ông Kaplan làm, nhưng đã lấy một câu của Henry Kissinger để in lên phần cao nhất của trang bìa trước tác phẩm của mình. Mặc dù câu nói của người lãnh nửa giải Nobel Hòa bình không xúc phạm tới tinh thần chiến đấu của Quân lực VNCH, nhưng cái tên của ông vẫn thừa để tạo dị ứng cho người Việt lưu vong. Trịnh trọng rước ông lên bàn thờ như thế, với người chịu khó đọc Tháng Tư Đen, hẳn mỹ cảm và sự quí trọng dành cho tác giả Veith không còn nguyên vẹn. Với người vừa bất chợt cầm sách lên tay, có lẽ cái tên HK không khỏi làm họ thất vọng, rồi lịch sự để trả cuốn sách xuống.

NgyThanh
30/04/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét