Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Tạm biệt làn da đen đúa bằng nước lá tía tô


(Tự trang điểm) - “Chắc gái không phải con của bố Thịnh, mẹ Vân rồi. Cả nhà trắng thế, có mỗi cô công chúa lại “cháy nắng” thế này” – lời trêu chọc của các bác hàng xóm ám ảnh tôi suốt những ngày thơ bé. Tôi lớn lên với sự mặc cảm về làn da kém sáng và cũng vì đó, tôi để tuột mất rất nhiều cơ hội trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cho tới khi tôi được tặng một bí kíp làm trắng da vô cùng đơn giản, siêu rẻ và đặc biệt an toàn…

Cô bé nhọ nhem
Còn nhớ ngày nhỏ, trưa nào tụi trẻ con chúng tôi cũng chơi đồ hàng, đóng vai hoàng tử, công chúa râm ran cả khoảng sân lớn dưới tán cây đa ở góc đình. Lúc “phân vai”, đứa nào đứa nấy tranh nhau đóng vai “công chúa” vì công chúa sẽ được mặc đẹp nhất, được sánh vai với hoàng tử, được quần thần “dâng” cho mấy quả me chua cong veo đầu lưỡi.
Công chúa của chúng tôi luôn được đội một chiếc khăn voan là chiếc khăn che bụi ti vi hoặc tấm vải trải bàn có hình bông hoa hồng to tướng “mượn tạm” ở nhà. Và như thường lệ, ngôi vị “công chúa” không bao giờ dành cho tôi.
Tụi bạn bảo chẳng có công chúa nào đen đúa, xấu xí như tôi cả. Tôi thường được giao vị trí “hầu nữ”, “nô tì” cho công chúa. Trước sự phân công ấy, tôi có hai quyền lựa chọn: hoặc ngồi dưới gốc cây xem tụi bạn chơi nếu như không nhận vai, hoặc “hoá thân” thành hầu nữ.
Lúc nào nhận vai, mặt mũi tôi cũng bí xị, buồn thiu. Duy có một lần chắc vì thương tôi thua thiệt, tụi con gái đồng ý cho tôi làm “công chúa” một lần. Khỏi phải nói, tôi mừng rơn, hào hứng với “vai diễn” kinh điển, để đời của mình.
Thế nhưng, đến cảnh lãng mạn nhất, lúc “hoàng tử” Tí sứt lật tấm khăn voan và thầm thì lời khen tặng, thề nguyền dành cho công chúa, nó đổi kịch bản quen thuộc, ôm bụng cười sằng sặc chỉ trỏ, gọi tôi là “công chúa nhọ”.
Dùng lá tía tô phơi khô pha trà uống như trà mạn bình thường. Ngày uống 4 – 6 tách trà. Lá tía tô và thân cây tía tô tươi dùng đun nước tắm. Kiên trì dùng trong một thời gian bạn sẽ thấy làn da trắng lên trông thấy.
Dùng lá tía tô phơi khô pha trà uống như trà mạn bình thường. Ngày uống 4 – 6 tách trà. Lá tía tô và thân cây tía tô tươi dùng đun nước tắm. Kiên trì dùng trong một thời gian bạn sẽ thấy làn da trắng lên trông thấy.
Tụi trẻ con phá lên cười nổ trời, còn tôi nước mắt lem nhem bỏ chạy về nhà. Tôi hứa không bao giờ chơi trò công chúa – hoàng tử với tụi con nít đó nữa.
6 tuổi, tôi đã biết ngồi trước gương, len lén nhìn hình ảnh phản chiếu trên tường, lúc sau nước mắt đã kịp ngắn dài trên má. Có lần anh trai tôi bắt gặp, chẳng những động viên cô em út bé bỏng, anh còn vào hùa:
“Nếu anh đổi được làn da cho bé bỏng (cách anh gọi trìu mến) anh cũng sẽ làm ngay”. Tuy là con trai, phái mạnh, nhưng anh được trời phú cho một làn da trắng trẻo, cộng với gương mặt thư sinh, hiền lành thêm tài ăn nói, nhiều cô mê anh như điếu đổ. 
Trong khi đó, tôi trái ngược hẳn. Chẳng hiểu sao tôi đen đúa, xấu xí, bị mọi người gắn mác “đen như củ ấu”. Nhiều lần hậm hực “chất vấn” mẹ: “Tại sao con đen như vậy?”, mẹ chỉ cười xoà bảo “đen nhưng duyên là được con ạ”. Lời động viên của mẹ không xoa dịu nỗi ấm ức và mặc cảm trong tôi.
Dĩ nhiên rồi, “con hát mẹ khen hay”, mẹ sinh ra tôi chẳng lẽ mẹ cũng chê tôi đen xỉn, quê kệch nữa hay sao?
Cuộc sống bề bộn khó khăn, bố mẹ tôi mải mê làm lụng. Họ quen nói chuyện về hạt lúa, củ khoai, mẹt cá đầu chợ, nong tằm trên hiên, đâu có thời gian nghe tôi thở than về làn da rám nắng quá chớn. Miết thành quen, tôi không kêu ca, than vãn.
Tôi giấu nỗi mặc cảm, tự ti vào trong lòng và tự nhiên, tôi giống như con ốc cuộn tròn mình trong vỏ, ngại giao du, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Tôi tự nhủ, chỉ có cách học thật giỏi, thành đạt mới có thể khiến người ta nể trọng, ông trời đã không ưu ái dành cho mình nhan sắc bằng người thì mình phải khẳng định bản thân bằng trí tuệ.
Những vai diễn ngày thơ bé ám ảnh và theo đuổi giấc mơ tôi. Tôi ước được hoá thân vào những vai diễn đa dạng như đời sống, được đồng hành cùng những số phận, cuộc đời gai góc khác nhau và Đại học sân khấu điện ảnh trở thành cơn gió đưa cánh diều mơ ước của tôi thành hiện thực.
Tôi là sinh viên nổi trội trong lớp về học lực, nhưng vẻ ngoại hình kém “ăn hình” nhiều khi cản trở cơ hội của tôi. Tôi biết rõ điều ấy. Có lần, tôi bị huỷ một vai diễn phụ -  niềm ao ước của tất cả sinh viên điện ảnh, được đứng chung sân khấu với các  diễn viên gạo cội, cơ hội để chúng tôi tiếp xúc, trau dồi kỹ năng diễn xuất.
Song, khả năng diễn xuất thôi chưa đủ, cần một chút nhan sắc và yếu tố may mắn. Yêu cầu đầu tiên tôi có, nhưng còn hai yếu tố sau tôi thiếu hụt và tôi bị loại khỏi danh sách diễn viên phụ mặc dù tôi là người đầu tiên được thầy cô giới thiệu cho đoàn tìm kiếm diễn viên.
Vô tình đứng ở cánh gà khi trở lại phòng diễn tập tôi nghe được loáng thoáng lời vị đạo diễn nói với cô giáo chủ nhiệm:
“Cô bé Dương ấy diễn xuất tốt, nhưng chị xem, nó xấu xí, đen sì thế làm tối cả phân cảnh. Em chọn diễn viên khác”. Mặc món đồ bỏ quên trên bục, tôi quay bước chạy ra khỏi cổng phòng, nước mắt mặn chát lăn dài nỗi tủi hờn nghẹn sau lồng ngực.
Tôi nghĩ tới công nghệ làm đẹp như tắm trắng đầy rẫy trên thị trường, nhưng một gói tắm trắng chi phí cả chục triệu đồng, trong khi một cô gái thôn quê, đi lên từ đồng ruộng, quen với mùi rơm rạ như tôi lấy đâu ra số tiền kếch xù ấy.
Chưa kể sau này sẽ phải dùng biết bao kem dưỡng trắng, kem dưỡng ẩm…Tôi làm sao có đủ tiền để thực hiện giấc mơ tân trang xa xỉ, nghĩ đến đây, tự nhiên nỗi tủi thân lại ấm ức trong lòng…
Cứu cánh của giấc mơ
Cô giáo chủ nhiệm lớp diễn xuất của tôi là một phụ nữ vô cùng tinh tế. Có lẽ cô cảm nhận được sự buồn bã và thái độ chán nản, tuyệt vọng của tôi khi đòi bỏ học và cho rằng tôi đã chọn nhầm nghề, cô tìm riêng tôi nói chuyện.
Cô chỉ nói duy nhất một câu: “Gục ngã và từ bỏ không có trong từ điển của người nghệ sĩ chân chính. Nếu đam mê theo đuổi con đường nghệ thuật, em phải vững lòng và hãnh tiến bước lên phía trước. Đừng vì không nắm bắt được cơ hội lần này mà cho rằng vĩnh viễn không còn cơ hội khác gõ cửa”.
Một buổi chiều muộn, như mọi ngày, tôi luôn là người rời lớp học muộn nhất vì muốn tranh thủ đứng trước gương và tập diễn một mình. Tôi sững người thấy cô chủ nhiệm đứng sau tôi tự lúc nào. Cô bảo, cô quan sát khá lâu nhưng vì tôi tập hăng say quá nên không để ý.
Sau khi góp ý cho tôi cách biểu cảm gương mặt trong những tình huống cụ thể, những động tác hợp lý, trạng thái cảm xúc biểu lộ qua ngôn ngữ cơ thể, cô dúi vào tay tôi một bọc nhỏ bảo là quà quê đặc biệt dành tặng tôi.
Về nhà, mở gói quà cô chủ nhiệm gửi, tôi không hiểu bọc lá tía tô có ý nghĩa gì. Mảnh giấy nhỏ ghi những con chữ thẳng thắn, xinh đẹp: “em dùng lá tía tô phơi khô pha trà uống như trà mạn bình thường. Ngày uống 4 – 6 tách trà.
Lá tía tô và thân cây tía tô tươi em dùng đun nước tắm. Điều bí ẩn đang chờ đợi phía trước”. Tôi hoang mang không hiểu điều bí ẩn cô chủ nhiệm nói tới là gì, nhưng không muốn phụ tấm lòng của cô, tôi miễn cưỡng làm theo răm rắp.
Mỗi lần gặp tôi ở lớp học, cô đều hỏi tôi đã sử dụng hết món quà cô gửi chưa, hết cô lại mang đợt mới tới cho.
Sau 2 tháng, tôi mới hiểu điều bí ẩn cô nhắc tới là gì. Có sự thay đổi chính tôi cũng không nhận ra nếu như bạn bè tôi không trầm trồ: “dạo này Dương dùng mĩ phẩm gì mà trắng sáng thế. Trông xinh hẳn”.
Ban đầu nghĩ bạn bè chọc ghẹo, tôi không lưu tâm. Nhưng thấy quá nhiều lời khen tặng mỗi khi gặp gỡ bạn bè, tôi mới bắt đầu phá bỏ suy nghĩ mặc định về làn da đen bóng theo tôi suốt từ thời thơ bé, nhìn kỹ hơn làn da của mình quả thấy sáng bừng, căng mịn hơn hẳn.
Những vết tàn nhang sạm màu ở hai bên gò má, những chấm mụn li ti phân rải khắp mặt biến đi đâu hết cả, thay vào đó là làn da láng mịn, hồng hào. Hoá ra, món quà lá tía tô cô chủ nhiệm gửi tôi bấy lâu có công hiệu tuyệt vời như vậy. Không nói ngay từ đầu, cô muốn dành tặng cho tôi sự bất ngờ đầy thú vị.
Khi da đã trắng sáng hơn, thay bằng việc tắm lá tía tô đều đặn như trước, tôi chỉ tắm 2-3  lần/tuần để giữ da, giúp da giàu độ ẩm, tươi trẻ, giàu sức sống.
Tôi không còn ghét bỏ những chiếc gương soi, không còn mặc cảm về làn da, nhan sắc của mình và quan trọng hơn, tôi thấy vô cùng tự tin về những kiến thức được trang bị trên hành trình đến với nghệ thuật cùng với vẻ ngoài ưa nhìn, thiện cảm.
Hiện tại, tôi vẫn kết hợp uống trà lá tía tô và thi thoảng tắm lá tía tô. Hương vị tê tê gai gai đầu lưỡi, thơm thoảng dễ chịu của tách trà sáng không chỉ giúp răng miệng thơm tho, tinh thần tôi phấn chấn mà còn là một “bí kíp” giúp tôi cải thiện làn da “cháy nắng”.
Tôi còn biết trà tía tô giúp hạn chế quá trình lão hoá da – nỗi sợ hãi của tất cả chị em phụ nữ ưa làm đẹp.
Ngồi bên tách trà tía tô thơm lừng toả khắp gian nhà nhỏ, gọn gàng, tôi và cô chủ nhiệm cười nói râm ran nhắc lại kỉ niệm ngày xưa cũ, khẽ mường tượng cảnh về làng, tụi bạn ngày xưa réo tên inh ỏi “công chúa nhọ nhem”, bất giác thấy lòng phơi phới.
  • Miên Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét