Liên tiếp hai năm liền, trên báo mạng The Korea Herald ở mục Opinion (tức trả tiền để bài được đăng như đăng quảng cáo) của Hàn Quốc xuất hiện hai đoản khúc tụng ca tận chín từng, nguyên tác bằng Anh ngữ, dành cho Thủ tướng nước chxhcn Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (Thủ Dũng), hiện nay vẫn còn ở đây, ở đây hoặc cho chắc ăn, toàn tập có ở đây. Rồi nhân chuyến Paris du từ ngày 24 đến 26 tháng 9 vừa qua (2013) của ngài Thủ Dũng, đặc biệt ở mục họp báo ra tuyên bố chung Việt-Pháp, ngày 25/9 tại Điện Matignon-Paris, đã xảy ra sự cố ngoại giao mà diễn viên chính lại là ngài Thủ Dũng:
1. Tên họ ông Thủ tướng Pháp đương nhiệm là Jean Marc Ayrault. Phát âm đúng theo tiếng Pháp phải là Giăng Mác-Kê-rô (vì phải đọc nối chữ C (trong chữ Marc) liền với Họ của ông ấy (Ayrault, Ê-rô tương tự chữ Héro - anh hùng, chứ không phải Eros - Ê-rốt = nữ thần ái tình). Nếu chỉ nói Monsieur Premier ministre Ayrault (ngài / ông Thủ tướng Ê-rô) thì ngài Thủ Dũng của chúng ta không sai.
Việc ngài Thủ Dũng phát âm sai Tên & Họ ông Ayrault ta có thể du di được, vì người ngoại quốc nói chung khi phát âm tên họ người mình cũng đều ít nhiều ‘nghịu’ như thế cả. Ông Ayrault vô phương phát âm chuẩn 3 chữ Nguyễn Tấn Dũng được, mà chỉ có thể rặn ra là N’guyen Tan Dzung!
Riêng câu ngài Thủ Dũng - Cử nhân luật, học đại từ Đại học U Minh - nói “tôi bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở châu Âu và trên thế giới” – phút thứ 2:42, thì không thể nào chấp nhận được, không phải do ngài Cử nhân luật của chúng ta đã nói sai văn phạm mà là ngài đã thòng thừa cái Đuôi hơi dài: không ai (ngoại trừ ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) nói"nước Pháp ở châu Âu và trên thế giới"! Chẳng lẽ còn có một Cộng hòa Pháp ở châu Phi hay châu Thái Bình Dương...? Phát ngôn này tương tự khi người ta duy ý chí trong sách lược "Kinh tế thị trường" + cái đuôi "định hướng xhcn" vậy!
2. Chính cung cách lay hoay tìm cách ‘đọc’ mấy tờ giấy được ai đó soạn sẳn của ngài Thủ Dũng trong buổi ra tuyên bố chung hôm 25/09/2013 tại Paris mới lộ rõ tầm ngoại giao của vị nguyên thủ xuất sắc số 1 của nước chxhcn Việt Nam: Cảnh huống này đích thị là một Quốc sỉ, trong hệ quả lưu lại trong tâm trí của tôi "Đau, có thể chịu được, Ngứa, không thể chịu được; Đắng, có thể chịu được, Chua, không thể chịu được". Chẳng bù khi nhân dân lên tiếng phê bình lãnh đạo nói càn làm lếu thì đảng và nhà nước chxhcn Việt Nam vu-quy cho là vạch áo bêu xấu lãnh đạo và thẳng tay trù dập chẳng chút nề hà. Ví dụ mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri ở 2 quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm hôm 28/09/2013, ngài Tổng Bí thư đương nhiệm có câu ‘đỉnh’ rằng "Hiến pháp - văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của đảng" (1). Đã đặt Cương lĩnh của đảng đứng ngáng trước cả Hiến pháp thì họa là đồ Lú toàn tập mới tiếp tục bỏ ra cơ man tiền thuế mồ hôi nước mắt của nhân dân để sửa đổi Hiến pháp 1992! Vậy khi lãnh đạo cỡ ngài Thủ Dũng bôi bác cả dân tộc Rồng-Tiên và làm trò cười cho cả nước Pháp nói riêng thì sao, thì sao? Ai phán xét? Và dân tộc Rồng-Tiên trong nước, qua Internet, có quyền tự do công khai thư giản góp cười với Đài truyền hình ‘phản động’ Canal Plus trên nước Pháp hay không, hơn nữa có bị ngài Thủ Dũng ra lệnh cho sai nha, ưng khuyển ‘bạn dân’ trù dập hay không?
*
Chuyện ngài Thủ Dũng phát âm sai Tên & Họ của ngài Thủ tướng Pháp làm tôi nhớ lại chuyện... xưa cách nay không quá lâu: Một người tự nhận là tác giả của hai tập chính luận lừng danh thế giới bằng Pháp ngữ là Revendications du peuple Annamite / Bản yêu sách 8 điểm (1919) vàLe procès de la colonisation française / Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) mà đến học giả trí thức người Pháp cũng phải nễ phục trong văn phong, văn ngữ Tây, nhưng:
1. Trong cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch" của đại văn hào Trần Dân Tiên (2), ở trang 20 có câu "Chúng tôi đi theo tàu lên Ha-vơ-rơ(Havre) để sửa chữa"; ở trang 39 có câu "Về văn học, ông Nguyễn (tức Hồ ông sau này) thích đọc Sếch-pia (Shakespeare) và Đích-ken (Dickens) bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huy-gô (Hugo), Dô-la (Zola) bằng tiếng Pháp".
Lời bàn riêng về tiếng Pháp: Một đứa trẻ học lớp 1 trường Pháp, đều được dạy rằng, trong tiếng Pháp nguyên âm H vốn câm (H est muet), vốn là nguyên âm câm (voyelle muette) nghĩa là người rành tiếng Pháp không bao giờ phát âm H đứng ở đầu chữ, ví dụ: Habitation = A-bi-ta-si-ông thay vì Ha-bi-ta-si-ông; Hommologue = Ô-mô-lô-gơ; Hugo = Uy-gô (Victor Hugo, đại văn hào của nước Pháp); (Le) Havre = (Lơ) A-vờ-rơ…(tên một tỉnh ở miệt biển Tây bắc Pháp).
2. Mãi đến tháng 6 năm 1964, Hồ ông (tức Me-sừ Paul Tat Thanh) được nữ phóng viên Danielle Hunebelle (1922-2013) phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Pháp. Ở phút 1:30, Hồ ông nói "Vous savez que le peuple Vietnam c'est un Un et la pays Vietnam c'est Un".
Lời bàn: Câu tiếng Pháp nêu trên là cách dịch từng chữ (traduction à la lettre) từ câu "Dân tộc Việt Nam là Một, nước Việt Nam là Một". Người biết võ vẽ tiếng Pháp cũng không bao giờ dịch tả như thế, mà chọn chuyển ngữ trong hai lối: 1. Les peuples au Viêt Nam sont uniques, le Viet Nam est unique; 2. Les peuples vietnamiens c’est unique, le Viet Nam c’est unique (vì Việt Nam bao gồm 54 sắc tộc khác nhau). Đương nhiên, chỉ có người rành tiếng Tây... Ninh và chủ trương "không có gì quý hơn độc lập tự do" mới toàn quyền phát ngôn như Hồ ông.
3. Ở phút 2:06, Hồ ông trong tích tắc lúng ta lúng túng tìm chữ Sa lầy bằng tiếng Pháp và quay sang hỏi phụ tá: Sa lầy là gì? Phụ tá mách nước: s’enliser!
Lời bàn: Vốn liếng Pháp ngữ như thế mà Hồ ông dám tự nhận là tác giả của hai cuốn sách lừng danh bằng Pháp ngữ trên kia hay sao? Ôi, thiên Hồ, địa Hồ!
Từ hai sự cố nêu trên, Hải Ý em nhớ lại 2 cố sự, xin vô tư xào lại trong bài này luôn thể - trước khi Hải Ý em lâm bệnh Alzheimer - mà mục đích duy nhất là coi như cùng bạn đọc thư giản cuối tuần... tới, ai hiểu sao cũng đơn giản và trong sáng vậy thôi. Miễn bạn đọc đừng quên nguyên tắc của vương triều xã nghĩa ta là "dân chủ tập trung, trách nhiệm tập thể" là OK Salem.
1. Cố sự 1: Vua cha nước nọ thích nghe thổi sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt, ngày nay gọi đó là hòa tấu. Trong ba trăm người ấy, có một người được bá tánh đồn đại là thổi hay nhất. Vua cha mất. Vua con lên nối ngôi và cũng thích nghe thổi sáo, nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người, ngày nay gọi là thổi Sồ-lô: Người thổi sáo hay nhất ấy nghe tin, bỏ trốn trước.
2. Cố sự 2: Một người đã một thời cũng được bá tánh đồn đại là cung nữ khéo tay nhất trong bếp của triều đình nọ. Vì phạm tội vớ vẩn gì đó, cung nữ này chỉ bị sa thải, trở lại giai cấp thứ dân, sau đó xin vào làm bếp cho một phú gia. Phú gia này rất hãnh diện, ông ta bèn mời bạn bè lại dự một bữa tiệc do một tay cựu đầu bếp giỏi trong hoàng cung đích thân nấu nướng, sắp đặt. Gần tới ngày, ông bảo người cựu cung nữ sửa soạn một bữa thịnh yến. Người cựu cung nữ đáp là không biết nấu. Phú gia hỏi:
- Thế hồi trước ở trong cung làm gì?
Cựu cung nữ đáp:
- Tôi chuyên giúp việc làm bánh.
- Thế thì làm mấy món bánh để đãi khách.
- Tôi không làm bánh được, tôi chỉ chuyên cắt hành để làm nhân bánh!
Lời bàn: Người thổi sáo ‘hay nhất’ trong đám ba trăm nghệ sĩ sáo kia còn sót chút tự trọng nên đã bỏ trốn trước khi bị / được mời thổi sồ-lô; người cựu cung nữ kia cũng còn chút tự trọng nên đã tự thú với chủ, chứ hiện thực trong vương triều xã nghĩa của chúng ta thì chỉ khi đích thân đương sự lâm trận, bấy giờ bá tánh mới thẩm thấu được vàng thau, và đồng loạt ngã sấp xuống hai chữ Quốc sỉ!
______________________________________
(2) Nxb Bạn Trẻ, Thành Hồ 10/2004.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét