Có ai biết số phận của kỹ sư Phạm Văn Viêm hiện nay ra sao? Anh còn sống hay đã chết trong tù?
Bài liên quan:
Kỹ sư Phạm Văn Viêm là người đã dịch cuốn sách "Chế độ phát xít" từ tiếng Bungary sang tiếng Việt. Cuốn sách "Chế độ phát xít" có tên tiếng Anh là Fascism, tiếng Bungary là Фашизмът. Cuốn sách này do tiến sĩ Jeliu Jeliev (Zhelyu Mitev Zhelev), đảng viên đảng CS Bungary, viết năm 1967 và được xuất bản ởBungary năm 1982. Năm 1990, TS Zhelyu Zhelev trở thành Tổng thống dân cử đầu tiên của nước Bungary không cộng sản, sau cuộc cách mạng ở Đông Âu.
Kỹ sư Phạm Văn Viêm là người đã du học và làm việc ở Bungary và anh đã dịch cuốn sách này sang tiếng Việt năm 1990. Do dịch cuốn sách này, nên anh đã bị mật vụ từ Hà Nội, cùng với nhân viên Đại Sứ quán Việt Nam ở Bungary bắt hồi tháng 10 năm 1990 tại Sofia, Bungary và đã tịch thu bản dịch quyển sách. Anh đã trốn thoát và lẫn trốn trong một nhà thờ, sau đó anh dịch lại quyển sách và đã được Saigon Press xuất bản năm 1993, giới thiệu với độc giả người Việt.
Đến năm 1997 thì anh bị mật vụ từ Hà Nội qua Bungary tìm bắt được và dẫn độ về nước. Sau đó mọi người không còn biết tin tức gì về anh, ngỡ rằng anh đã bị thủ tiêu. Chín năm sau, năm 2006, BS Lê Nguyên Sang cho biết, anh Phạm Văn Viêm vẫn còn sống và bị giam giữ kể từ khi bị dẫn độ về nước năm 1997. Theo BS Lê Nguyên Sang: "Từ năm 1997 đến nay anh đã từng bị giam tại khu trại giam B15 (thuộc sự quản lý của Cục A24 - Bộ công an CSVN). Khu B15 nằm tại khu Kim Giang - Thanh Xuân - Hà Nội (sau nhà máy thuốc lá Thăng Long - Hà nội)".
Từ năm 2006 tới nay, không nghe thêm tin tức gì về kỹ sư Phạm Văn Viêm. Không rõ anh còn sống hay đã chết trong tù. Anh đã chấp nhận phải trả giá bằng cả cuộc đời còn lại của mình khi dịch cuốn sách "Chế độ phát xít" sang tiếng Việt.
Cũng cùng chung số phận như Phạm Văn Viêm, tác giả Zhelyu Zhelev đã bị giam cầm ở Shumen, quê nhà của ông, sau khi ra mắt sách Fascism hồi năm 1982. Sau khi xuất bản 3 tuần, toàn bộ số sách in của ông đã bị loại bỏ khỏi các hiệu sách và thư viện, sau đó bị tiêu hủy. Điều này đã làm cho độc giả Bungary thời đó chú ý và họ đã lùng sục, tìm đọc quyển sách này. Được biết, cuốn sách đã được độc giả tìm đọc nhiều nhất trong thập niên 1980. May mắn cho ông Zhelyu Zhelev, sau đó trở thành tổng thống dân cử ở Bungary.
Mặc dù cuốn sách không hề phê bình hay lên án chế độ cộng sản, mà chỉ nói về chế độ phát xít, nhưng tại sao chế độ CSVN lại sợ mà bắt dịch giả Phạm Văn Viêm? Nhiều người đặt câu hỏi: phải chăng chế độ CSVN cũng độc tài như chế độ phát xít, họ sợ người dân biết chế độ phát xít để liên tưởng đến chế độ cộng sản như thế nào, nên đã bắt dịch giả Phạm Văn Viêm sau khi anh dịch cuốn sách đó?
Nếu bà con nào chưa đọc, xin mời đọc cuốn sách này, để tưởng nhớ đến việc làm của anh Phạm Văn Viêm, cũng như cái giá mà anh phải trả, nhằm chuyển tải thông tin đến cho chúng ta.
Đây là bản dịch cuốn sách Fascism - "Chế độ phát xít" - Word Document:http://www.angelfire.com/
Bản PDF: http://
BS Lê Nguyên Sang, tức Nguyễn Hoàng Long "Số Phận Của Dịch Giả Phạm Văn Viêm":
http://www.ddcnd.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét