HOA HẬU VIỆT NAM ĐẦU TIÊN NĂM 1955
Chuyện ít biết về Hoa hậu Việt Nam đầu tiên .
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều cuộc thi hoa hậu, các người đẹp Việt Nam liên tục đi thi nhan sắc quốc tế, nhưng ai mới thực sự là hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam
Năm 1955, dịp lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, có một cuộc thi người đẹp với danh nghĩa tìm kiếm hoa hậu được chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức tại Sài Gòn. Trước đó, ở Việt Nam chưa có cuộc thi người đẹp nào mang tên thi hoa hậu, do vậy đây có thể được xem là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta.
Hoa hậu không thi…áo tắm
Cuộc thi diễn ra ngày 20/2/1955 tại rạp Lido Chợ Lớn, thí sinh đa phần đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Bây giờ, gần như cuộc thi người đẹp nào cũng có phần thi áo tắm và người đẹp thì cao chót vót. Nhưng cuộc thi năm 1955 không có thi áo tắm, có lẽ vì lần đầu tiên Việt Nam thi hoa hậu nên phần khoe “body” của các người đẹp phải lược bỏ cho hợp với phong tục của người Á Đông, và lúc đó nếu thi áo tắm chắc cũng không có mấy người dám thi.
Đăng quang hoa hậu cuộc thi này là cô Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932, người miền Bắc cùng gia đình di cư vào Sài Gòn sinh sống trước 1945. Hao hậu Công Thị Nghĩa chỉ cao 1.61m, số đo 3 vòng 86-62-88 và nặng 53 kg. Á hậu 2 là Ngô Yên Thu, sinh viên ĐH Cần Thơ.
Trở thành hoa hậu giờ đây là mơ ước “ngàn vàng” của nhiều cô gái, vì sau khi trở thành hoa hậu, cuộc đời nhiều người đẹp hầu hết đều bước sang trang mới, rực rỡ, huy hoàng. Nhưng với Hoa hậu Công Thị Nghĩa, sau này khi nhớ lại giờ phút đăng quang, bà tự đặt câu hỏi rằng việc mình trở thanh hoa hậu là hạnh phúc hay là hoạ?
Trở thành hoa hậu giờ đây là mơ ước “ngàn vàng” của nhiều cô gái, vì sau khi trở thành hoa hậu, cuộc đời nhiều người đẹp hầu hết đều bước sang trang mới, rực rỡ, huy hoàng. Nhưng với Hoa hậu Công Thị Nghĩa, sau này khi nhớ lại giờ phút đăng quang, bà tự đặt câu hỏi rằng việc mình trở thanh hoa hậu là hạnh phúc hay là hoạ?
Hoa hậu Việt Minh, hoa hậu nhà báo
Hâu hậu đầu tiên của Việt Nam Công Thị Nghĩa được giới nghiên cứu sử học biết đến nhiều hơn với tên gọi Thu Trang. Thu Trang là bút danh khi Công Thị Nghĩa làm nhà báo, sáng tác văn chương và viết sách nghiên cứu về lịch sử.
Năm 1950, Thu Trang tham gia Việt Minh, làm điệp báo tại nội thành Sài Gòn, từng vào chiến khu. Thu Trang bị thực dân Pháp bắt và khoảng tháng 7/1952, bị giam ở bót Catinat – nay là sở VH,TT&DL TP.HCM – mà bà gọi là “ngục trần gian” với đủ các loại hình tra tấn, sau đó bị chuyển qua khám Lớn Sài Gòn – nay là Thư viện tổng hợp TP. HCM. Chính luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã tranh cãi và giải thoát cho Thu Trang, Nguyễn Thị Châu Sa (nay là Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình), Nguyễn Duy Liên (từng làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM) trong phiên toà 6/1953.
Thoát khỏi ngục tù, Thu Trang học nghề báo và làm ký giả tại Sài Gòn. Trong Ban tổ chức cuộc thi hoa hậu 1955 có một vài nhà báo và nhân sĩ. Một lần Thu Trang nên lấy tin, người trong ban tổ chức quen biết Thu Trang nên “xúi” cô thi hoa hậu, không ngờ cô …đoạt vương miện. Phần thưởng mà Thu Trang “tự dưng” được nhận sau khi đăng quang, ngoài một chiếc kiềng vàng, nước hoa và mỹ phẩm của các hãng thời trang danh tiếng, là một chiếc mô tô Lambretta. Thiên hạ thời đó gọi đùa Thu Trang là “hoa hậu Lambretta”!
Thời đó, Hoa hậu Thu trang cũng được “trải thảm đỏ”. mời chào tiệc tùng, gặp gỡ giao lưu…rất nhiều. Và ngành phim ảnh thuở ban đầu do người Việt Nam làm đã không thể thiếu diễn viên là Hoa hậu Thu Trang. Từ đầu năm 1956, Hoa hậu Việt Nam đầu tiên buốc vào điện ảnh với cá vai diễn trong phim CHúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), vào vai Kiều Nguyệt Nga trong phim Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp).
Năm 1950, Thu Trang tham gia Việt Minh, làm điệp báo tại nội thành Sài Gòn, từng vào chiến khu. Thu Trang bị thực dân Pháp bắt và khoảng tháng 7/1952, bị giam ở bót Catinat – nay là sở VH,TT&DL TP.HCM – mà bà gọi là “ngục trần gian” với đủ các loại hình tra tấn, sau đó bị chuyển qua khám Lớn Sài Gòn – nay là Thư viện tổng hợp TP. HCM. Chính luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã tranh cãi và giải thoát cho Thu Trang, Nguyễn Thị Châu Sa (nay là Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình), Nguyễn Duy Liên (từng làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM) trong phiên toà 6/1953.
Thoát khỏi ngục tù, Thu Trang học nghề báo và làm ký giả tại Sài Gòn. Trong Ban tổ chức cuộc thi hoa hậu 1955 có một vài nhà báo và nhân sĩ. Một lần Thu Trang nên lấy tin, người trong ban tổ chức quen biết Thu Trang nên “xúi” cô thi hoa hậu, không ngờ cô …đoạt vương miện. Phần thưởng mà Thu Trang “tự dưng” được nhận sau khi đăng quang, ngoài một chiếc kiềng vàng, nước hoa và mỹ phẩm của các hãng thời trang danh tiếng, là một chiếc mô tô Lambretta. Thiên hạ thời đó gọi đùa Thu Trang là “hoa hậu Lambretta”!
Thời đó, Hoa hậu Thu trang cũng được “trải thảm đỏ”. mời chào tiệc tùng, gặp gỡ giao lưu…rất nhiều. Và ngành phim ảnh thuở ban đầu do người Việt Nam làm đã không thể thiếu diễn viên là Hoa hậu Thu Trang. Từ đầu năm 1956, Hoa hậu Việt Nam đầu tiên buốc vào điện ảnh với cá vai diễn trong phim CHúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), vào vai Kiều Nguyệt Nga trong phim Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp).
Hoa hậu chưa chồng nhưng có con!
Năm 1957, Hoa hậu – diễn viên Thu Trang và đạo diễn Tống Ngọc Hạp đem Lục Vân Tiên sang Nhật để lồng tiếng, âm nhạc và tham dự Đại hội điện ảnh châu Á tại nước này. Chuyến đi chỉ có hai người, mà sau này Thu Trang viết trong hồi ký là “Năm 1957 một năm vinh quang và đau đớn”. Một người đàn ông trẻ và một hoa hậu trẻ gần nhau trong một thời gian dài thì sẽ thế nào?
Hoa hậu Thu Trang viết: “Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị du vào những tình huống mà chỉ tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu? (…). Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo(…). Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời đó chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy”.
Bi kịch ở mối quan hệ này là đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ. Và dù dư luận lúc ấy nhìn sự việc như một xì-căng-đan kinh khủng. Thu Trang vẫn quyết định giữ lại giọt máu trong bụng mình.
Hoa hậu Thu Trang sinh con là Tống Ngọc Vân Tiên và tiếp tục sống tại Sài Gòn dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Luật 10/59 được chế độ này ba ra, những người “kháng chiến cũ” bị truy bắt, Thu Trang cũng bị bắt giam hai tháng. Vào năm 1956, có “thư rơi” của các đồng chí cũ mật báo khuyên Thu Trang nên đi khỏi Sài Gòn để được an toàn. Năm 1961, nhận được một lời mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh, Hoa hậu Thu Trang đã tìm cáhc thoát khỏi Sài Gòn mà chế độ Diệm thời đó cho rằng, sự ra đi yên lành của bà lf đã “để mất một Việt cộng”.
Sang Pháp, Thu Trang không làm điện ảnh mà tiếp tục đi học. Năm 1978 bà trở thành tiến sĩ sử học tại Đại học Paris VII với đề tài Những hoạt động của phan Châu Trinh tại Pháp. Các nghiên cứu sử học về Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc từ các văn khổ lưu trữ tại Phháp của thu Trang đã được in thành sách và tái bản tại Việt Nam. Sau này, Thu Trang về nước nhiều lần giảng dạy nghành du lịch tại nhiều trường đại học. Vì nhiều lý do, bà ít khi tiết lộ mình là Hoa hậu Thu Trang – Công Thị Nghĩa. Đồng nghiệp, sinh viên phần lớn chỉ biết bà như một vị tiến sĩ ở Pháp.
Hoa hậu Thu Trang viết: “Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị du vào những tình huống mà chỉ tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu? (…). Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo(…). Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời đó chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy”.
Bi kịch ở mối quan hệ này là đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ. Và dù dư luận lúc ấy nhìn sự việc như một xì-căng-đan kinh khủng. Thu Trang vẫn quyết định giữ lại giọt máu trong bụng mình.
Hoa hậu Thu Trang sinh con là Tống Ngọc Vân Tiên và tiếp tục sống tại Sài Gòn dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Luật 10/59 được chế độ này ba ra, những người “kháng chiến cũ” bị truy bắt, Thu Trang cũng bị bắt giam hai tháng. Vào năm 1956, có “thư rơi” của các đồng chí cũ mật báo khuyên Thu Trang nên đi khỏi Sài Gòn để được an toàn. Năm 1961, nhận được một lời mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh, Hoa hậu Thu Trang đã tìm cáhc thoát khỏi Sài Gòn mà chế độ Diệm thời đó cho rằng, sự ra đi yên lành của bà lf đã “để mất một Việt cộng”.
Sang Pháp, Thu Trang không làm điện ảnh mà tiếp tục đi học. Năm 1978 bà trở thành tiến sĩ sử học tại Đại học Paris VII với đề tài Những hoạt động của phan Châu Trinh tại Pháp. Các nghiên cứu sử học về Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc từ các văn khổ lưu trữ tại Phháp của thu Trang đã được in thành sách và tái bản tại Việt Nam. Sau này, Thu Trang về nước nhiều lần giảng dạy nghành du lịch tại nhiều trường đại học. Vì nhiều lý do, bà ít khi tiết lộ mình là Hoa hậu Thu Trang – Công Thị Nghĩa. Đồng nghiệp, sinh viên phần lớn chỉ biết bà như một vị tiến sĩ ở Pháp.
Hoa hậu trong thơ Bùi Giáng
Lâu nay, giới văn nghệ Sài Gòn kể với nhau về giai thoại rằng “thi sĩ điên” Bùi Giáng viết câu thơ: “Còn hai con mắt khóc người một con” là viết về Hoa hậu Thu Trang. Câu thơ này nằm trong bài Mắt buồn của Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ thành ca khúc Con mắt còn lại. Bùi Giáng say mê Thu Trang khi hoa hậu đã sinh con trai Tống Ngọc Vân Tiên. “Còn hai con mắt” ở đây là hai mắt của Bùi Giáng và “khóc người một con ” là khóc Hoa hậu Thu Trang có một đứa con. Nhiều người vẫn hiểu câu thơ này với ý là “còn hai con mắt” nhưng chỉ có một mắt khóc còn một mắt thì không. Tất nhiên, trong văn chương hiểu như thế cũng không có gì sai.
Hoa hậu Thu Trang còn là nàng thơ của Bùi Giáng trong nhiều bài thơ khác in ở tập Mưa nguồn xuất bản khoảng năm 1962. “Không biết trời tròn hay méo/Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/Trời bên kia – nhan sắc ở bên này”. Bùi Giáng còn có bài thơ mang tên Thu Trang chưa công bố bao giờ, bài này do hoạ sĩ Bửu Ý chép lại cho Thu Trang: “Trang của tờ giấy cũ/Của vầng tóc ban đầu/Trang của hồi vàng tụ/Về mệt mỏi mai sau/Anh nhớ em vô cùng/Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/Trang ồ Trang rất tệ”.
Năm 1961, khi biết Thu Trang chuẩn bị đi Pháp, Bùi Giáng đế nnhà thăm bà trong một ngày mưa. Thu Trang nhớ lại hành động “kỳ quạc” của ông hôm đó: “Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mỏ tờ báo gói đôi dếp. Rồi anh đứng lên: Tôi về!”.
Hoa hậu Thu Trang còn là nàng thơ của Bùi Giáng trong nhiều bài thơ khác in ở tập Mưa nguồn xuất bản khoảng năm 1962. “Không biết trời tròn hay méo/Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/Trời bên kia – nhan sắc ở bên này”. Bùi Giáng còn có bài thơ mang tên Thu Trang chưa công bố bao giờ, bài này do hoạ sĩ Bửu Ý chép lại cho Thu Trang: “Trang của tờ giấy cũ/Của vầng tóc ban đầu/Trang của hồi vàng tụ/Về mệt mỏi mai sau/Anh nhớ em vô cùng/Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/Trang ồ Trang rất tệ”.
Năm 1961, khi biết Thu Trang chuẩn bị đi Pháp, Bùi Giáng đế nnhà thăm bà trong một ngày mưa. Thu Trang nhớ lại hành động “kỳ quạc” của ông hôm đó: “Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mỏ tờ báo gói đôi dếp. Rồi anh đứng lên: Tôi về!”.
Dã Thảo
Chuyện tình khoai lang
Chuyện tình này có thật, rất là cảm động, đã được nhiều anh em biết tới. Theo đúng như những kết luận về chuyện tình thời cổ tích, hai vai chính tới nay vẫn còn sống, vẫn thương yêu nhau, gia đình thật là đầm ấm.
Chuyện tình yêu này thật là đẹp, thật là đáng ghi nhớ, hay hơn tất cả những chuyện tình yêu trên thế giới. Love Story của Mỹ cũng thua xa! Một câu chuyện tình yêu kéo dài cả ba năm trời, trong đó hai vai chính, một nam một nữ không hề quen biết nhau, không hề tiếp xúc với nhau, nhưng kết cục lại lấy được nhau thật là ngọt ngào. Câu chuyện tình yêu này đã được đặt tên là… Chuyện Tình Khoai Lang, theo lời kể của một chịến hữu Nhẩy Dù của tôi, như sau:
***
Ngày đó, vào khoảng năm 1977, tôi đang bị bọn VC bắt đi tù vì tội có ông Tổng Thống đầu hàng. Cả bọn tôi, đa số là các Sĩ Quan trẻ (cấp bậc từ Thiếu Úy tới Đại Úy) được tập trung ở trại Suối Máu, sau đổi qua Trảng Bom (Biên Hòa). Bọn VC độc ác bắt chúng tôi làm việc cật lực nhưng không cho ăn uống tử tế, thuốc men hoàn toàn không có . Ai sống được thì sống, ai về chầu ông bà ông vải thì cứ việc đi. Phương cách giết người này thật là độc ác, giết nguời mà không cần gươm súng. Mỗi ngày đi lao động bên ngoài, anh em cố gắng kiếm được thêm cái gì thì ráng mà kiếm để sống cho qua ngày. Có người lượm được cái trứng chim, bắt được con thằn lằn, rắn mối…cũng đã cho rằng mình có số sung sướng lắm rồi. Dân làng thì ở ngoài xa, thỉnh thoảng mới gặp một vài người. Bọn VC quái ác không cho dân tiếp xúc với anh em chúng tôi và cũng cấm tuyệt anh em chúng tôi không được lân la tới khu dân chúng. Đói, đói lắm, đói thê thảm, đói lả người ra! Nhưng anh em còn trẻ, sức chịu đựng cao, tinh thần càng cao hơn, nên ráng sống đợi một ngày mai tươi sáng.
Ngày đó, vào khoảng năm 1977, tôi đang bị bọn VC bắt đi tù vì tội có ông Tổng Thống đầu hàng. Cả bọn tôi, đa số là các Sĩ Quan trẻ (cấp bậc từ Thiếu Úy tới Đại Úy) được tập trung ở trại Suối Máu, sau đổi qua Trảng Bom (Biên Hòa). Bọn VC độc ác bắt chúng tôi làm việc cật lực nhưng không cho ăn uống tử tế, thuốc men hoàn toàn không có . Ai sống được thì sống, ai về chầu ông bà ông vải thì cứ việc đi. Phương cách giết người này thật là độc ác, giết nguời mà không cần gươm súng. Mỗi ngày đi lao động bên ngoài, anh em cố gắng kiếm được thêm cái gì thì ráng mà kiếm để sống cho qua ngày. Có người lượm được cái trứng chim, bắt được con thằn lằn, rắn mối…cũng đã cho rằng mình có số sung sướng lắm rồi. Dân làng thì ở ngoài xa, thỉnh thoảng mới gặp một vài người. Bọn VC quái ác không cho dân tiếp xúc với anh em chúng tôi và cũng cấm tuyệt anh em chúng tôi không được lân la tới khu dân chúng. Đói, đói lắm, đói thê thảm, đói lả người ra! Nhưng anh em còn trẻ, sức chịu đựng cao, tinh thần càng cao hơn, nên ráng sống đợi một ngày mai tươi sáng.
Bọn VC khoe với chúng tôi: ” Đảng ta đã . . . Đại Thắng Lợi”
Thì chúng tôi lại vui mừng nhìn nhau, nói trong ý nghĩ: “Anh em ta . . . Đợi Thắng Lại!”
Ruộng mía, khoai lang, khoai mì của đồng bào ở chung quanh rất nhiều, nhưng chúng tôi không đụng tới, vì đó là của dân, mồ hôi nước mắt của họ. Họ cũng đói như chúng tôi vậy, đâu thể nào lấy của dân được. Ngày xưa, chúng tôi bảo vệ họ, ngày nay không làm gì được nữa nhưng không vì đói mà mất tư cách. Đồng bào biết chúng tôi đang bị đầy đọa, họ cũng thương cảm lắm, họ cũng đã tìm đủ mọi cách mà giúp đỡ chúng tôi. Bọn VC cũng biết như vậy, cho nên mỗi lần phải đưa chúng tôi di chuyển ngang khu dân cư, bọn chúng đi kè kè sát bên, không cho ai tiếp xúc với ai. Muốn mua thêm ít đường, ít muối cũng khó lòng mà làm được!
Thế nhưng trời cao còn có mắt mà, không sao! Miễn được thấy dân là lòng người lính thấy ấm lại rồi! Buổi sáng hôm đó, chúng tôi đang trên đường đi lao động. Từ xa, chúng tôi đã thấy khu dân cư ở đằng trước, và thấy bóng dáng những trẻ em, những cô gái đang tung lúa, thẩy khoai lang ra trước nhà để phơi. Khi tới gần khoảng chừng chục thước, chúng tôi thấy một bóng dáng phụ nữ cầm thúng thẩy khoai lang ra ngoài đường đi, chỗ chúng tôi đang bước thấp bước cao. Chúng tôi tuyệt đối không đụng tới tài sản của dân, dù là mấy củ khoai lang nhỏ bé, nên vẫn cứ thế mà bước đều. Mấy hôm sau, khi đi ngang qua xóm nhà này, chúng tôi lại thấy bóng dáng người phụ nữ này. Cô cũng dáng điệu như cũ, cầm thúng khoai lang thẩy ra đường đi. Lần này cô nói bâng quơ:
- Má à, mấy đám khoai lang hư này, mình đâu có bán cho ai được! Thôi, dục bỏ, nha Má!
Cô vừa nói vừa thẩy khoai lang ra chỗ chúng tôi.
Cô đứng ở xa nói tới, chúng tôi cũng không đi gần nên chỉ nghe cô nói như vậy thôi. Nói là cô gái thì cũng là nói vậy thôi, chứ không thấy rõ hình dáng, nói chi tới mặt mày.
Mấy hôm sau nữa, chúng tôi lại có dịp đi lao động ngang qua khu dân cư này. Chúng tôi lại thấy cô gái hôm trước. Cô vẫn đứng xa xa, nhưng lần này cô cố tình cầm khoai lang thẩy vào chúng tôi rồi bỏ đi, dáng vẻ rất là bình thường.
Tối về khu trại, chúng tôi bàn tán về cô gái, về những củ khoai lang mà cô thẩy ra ngoài. Chúng tôi cùng đồng ý là thái độ của cô rất lạ: Không có ai phơi khoai lang ở chỗ đường đi đó, mà cũng không có ai dục khoai lang trên đường đi như vậy cả.
Một người bạn – tên Phúc – đã nói với tôi:
- Tao nghĩ rằng cô gái này muốn cho mình những củ khoai lang đó. Chứ nếu cô muốn dục đi, thì thiếu gì chỗ dục. Hơn nữa, khoai lang dù là hư, không cho người ăn được thì để cho heo ăn, dễ gì mà dục bỏ!
Lần sau nữa, khi đi ngang khu nhà dân đó, chúng tôi lại thấy cô. Lần này chúng tôi không thấy cô thẩy khoai lang ra nữa, mà đứng yên ở phía xa xa chỉ trỏ chỗ này, chỗ kia, ý như muốn chỉ cho chúng tôi những củ khoai lang mà cô đã thẩy ra trước đó.
Tối về, chúng tôi lại có dịp bàn tán. Phúc nói với tôi:
- Tao có nhìn thấy mấy củ khoai lang ngay trên đường mình đi. Tao thấy khoai lang kỳ này cũ rồi, không tươi như bữa trước nữa. Tao nghĩ rằng, cô thẩy ra cho tụi mình lượm, nhưng không ai lấy, nên cô lại thâu lại để dành, bữa nay thẩy ra nữa. Chắc chắn là cô cho tụi mình đó, tụi mày đồng ý không?
Tất cả cùng có ý nghĩ đó! Chắc là cô còn có lòng thương những người lính sa cơ đói khổ, mà tặng những củ khoai lang ăn lót lòng. Củ khoai lang nhỏ nhoi không đáng là bao, nhưng tấm lòng của cô thật đáng quý! Chẳng có ai ở không mà chờ anh em chúng tôi đi gần tới mới thẩy khoai lang ra. Cũng chẳng có ai có nhiều khoai lang để mà thẩy chơi như vậy. Chắc chắn là khi chúng tôi đi khỏi, cô lại thâu lại những củ khoai đó mà để dành thẩy lại cho chúng tôi vào ngày hôm sau. Anh em chúng tôi cùng đồng ý là kỳ tới, nếu có đi ngang khu nhà dân, nếu cô còn có lòng hảo tâm mà thẩy khoai lang ra, chúng tôi sẽ chia nhau lượm.
Dịp may đã tới, chúng tôi lại có dịp đi ngang khu nhà dân cũ, và lại thấy bóng dáng cô từ xa. Cô lại thẩy khoai lang ra rồi bỏ đi. Chúng tôi đã bàn với nhau trước rồi, nên chia ra làm nhiều toán nhỏ: Toán đi trước bao chung quanh đám quản giáo để chúng khỏi nhìn thấy phía sau, toán thì đi chậm chậm lượm thật lẹ những củ khoai lang bỏ vào giỏ xách thật nhanh. Lính mà! Chúng tôi thanh toán chiến trường khoai lang lẹ lắm, không thua gì những lúc thanh toán bọn quỷ đỏ trên chiến trường trước đây.
Buổi trưa hôm đó, chúng tôi lại chia ra nhiều toán để dắt bọn quản giáo đi ra xa, trên đầu gió, để đám còn lại lo nướng khoai . Đói lòng ăn được củ khoai lang. Ôi, sung sướng nào hơn!
Đám này ăn xong thì lại ra canh bọn VC để đám kia trở lại ăn những củ khoai lang tình nghĩa đó. Lần sau đi ngang khu nhà dân, đến phiên Phúc lo lượm những củ khoai lang của cô gái hảo tâm. Buổi trưa, Phúc nói nhỏ với tôi:
- Đúng như tao dự đoán, mày ạ! Kỳ này cô ta cho mình toàn là khoai mới, bự và ngon hơn khoai bữa trước nhiều lắm! Chắc cô đã núp đâu đó, thấy mình đã lượm hết khoai kỳ trước nên mới đưa khoai lang mới ra đó!
Nhờ những củ khoai lang đó mà anh em chúng tôi có thêm sức khỏe. Nhờ ở cảm tình mà người dân đã dành cho chúng tôi qua củ khoai lang mà chúng tôi thêm được sức mạnh để chịu đựng cực khổ, chờ đợi ngày mai trời lại sáng. Chúng tôi ăn những củ khoai lang đó của cô gái tốt bụng, nhưng chỉ nhìn thấy dáng của cô từ phía xa xa mà thôi, chứ chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cô cả. Cũng chỉ duy nhất có một lần được nghe giọng nói của cô mà thôi.
Thời gian cứ thế trôi qua, chúng tôi vẫn sống, vẫn hiên ngang với đời.
Rồi ngày mai đã tới, ngày tôi và Phúc được bọn VC trả về nguyên quán. Chúng nói là chúng tôi đã… học tập tốt. Nhưng đối với chúng tôi, với riêng tôi và Phúc, chúng tôi vẫn vậy. Muôn đời chúng tôi vẫn là người lính VNCH và càng căm thù bọn Việt Cộng hơn bao giờ hết. Tôi được gia đình lo liệu sẵn, một thời gian ngắn sau khi về lại nhà, tôi đã may mắn vượt biên trót lọt và qua định cư ở Melbourne xứ Úc Đại Lợi.
Tôi cũng có nghe bạn bè nói, Phúc cũng đã vượt biên và hiện ở Sydney, cùng xứ Úc với tôi.
Một ngày đẹp trời vào năm 1990, vợ chồng tôi có dịp đi Sydney và đã ghé thăm Phúc.
Bạn bè ngày xưa gập nhau mừng mừng tủi tủi, nói chuyện huyên thuyên – Chuyện xưa còn đó, nhưng bạn bè nay đâu? Thằng nào còn sống? Thằng nào chết trong trại tù? Thằng nào vượt trại? Thằng nào vượt biên? Đi đâu?
Cuối cùng mới tới chuyện đời sống hiện tại.
- Mày lấy vợ hồi nào? Lấy từ hồi ở VN hay qua đây mới lấy? Bao nhiêu đứa con rồi? Đứa lớn bao nhiêu? Đứa nhỏ mấy tuổi. Chúng tôi nói như chưa bao giờ được nói.
Phúc kể, đã lấy vợ từ hồi ở VN, hai vợ chồng cùng vượt biên qua đây. Vợ của Phúc chỉ cười cười khi nghe chồng giới thiệu là tôi ở cùng trại tù với anh từ năm 1977.
Một lúc sau, vợ Phúc bưng ra một đĩa mà Phúc nói rằng rất đặc biệt: Khoai lang Dương Ngọc!
- Ăn đi mày, ăn để nhớ lại cái thời bị tù đầy, bị bọn VC vo tròn bóp méo!
Tôi sáng mắt lên, vồ lấy củ khoai lang, ăn không kịp bóc. Tại sao lại phải bóc vỏ? Vỏ khoai cũng là khoai vậy! Tại sao lại vứt bỏ đi?
Bao nhiêu kỷ niệm xưa quay trở lại. Tôi cũng đã kể chuyện khoai lang cho vợ tôi nghe nên tất cả đều cùng nhau góp lại chuyện xưa. Tôi vừa ăn vừa ngậm ngùi:
Bao nhiêu kỷ niệm xưa quay trở lại. Tôi cũng đã kể chuyện khoai lang cho vợ tôi nghe nên tất cả đều cùng nhau góp lại chuyện xưa. Tôi vừa ăn vừa ngậm ngùi:
- Không biết cô gái đã cho mình những củ khoai lang đó, bây giờ ra sao? Có ai biết cô đó là ai không? Cô ta còn ở đó hay đã trôi nổi đi phương trời biền biệt nào rồi?
Phúc trầm ngâm một lúc rồi trả lời tôi:
- Cô gái cứu sống mình bằng những củ khoai lang… đang ở trước mặt mày đó! Tao cưới cổ rồi!
Thật là không ngờ! Vợ chồng tôi ngạc nhiên tới há hốc miệng, rớt cả củ khoai lang ra ngoài:
- Mày… mày nói cái gì? Cô này đây… vợ mày đây… là… là cô gái cho tụi mình khoai lang ở Trảng Bom? Mày… nói chơi hay… nói dỡn vậy? Thiệt không? Làm sao mà mày kiếm ra cổ ? Mà… phải thiệt là cổ không? Làm sao mày biết là cổ mà dám nói là cổ ? Dám lấy cổ?
Vợ Phúc (Dung) mỉm cười giải thích cho chúng tôi:
- Em đâu có gueng, đâu có biết ảnh là ai đâu! Tự dưng ảnh tới kiếm em rồi… hỏi cứ (cưới) em đó chớ!
Phúc giải thích rõ ràng hơn:
- Khi còn ở trong trại tù, mình đã nói chuyện với nhau thật nhiều về cô gái đó, tao thầm cám ơn cô đã còn nghĩ đến những người lính VNCH đang mắc nạn. Tao đã nghĩ trong đầu rằng, nếu có dịp trở về, thế nào cũng đi tìm cô gái đó mà cảm ơn. Nếu cô ta còn độc thân, tao sẽ cưới cô ta làm vợ. Mặc dù chỉ với một hành động nhỏ nhoi tặng những củ khoai lang cho chúng ta, nhưng cô đã chứng minh được rằng, cô là người chống lại bọn VC, cô là người đã còn nhớ đến người lính VNCH xưa. “Miếng khi đói bằng gói khi no” mà! Mình đang sa cơ mà còn có người dám nghĩ tới mình, thì làm sao mà không cảm động cho được? Đến khi được thả về, tao trở ra Phan Thiết ở với cha mẹ anh em một tuần, thì nói với ba má là tao kiếm đường làm ăn. Tao quay trở lại Biên Hòa, đi vào khu Trảng Bom, nói với Tổ Trưởng vùng đó là tao ở Biên Hòa, muốn về làm rẫy, mua đất trồng khoai lang. Ông này dẫn tao đi giới thiệu với những gia đình đang trồng khoai lang, có dư đất muốn bán. Nhà nào tao cũng vào làm quen để hỏi mua đất, hỏi kỹ thuật trồng khoai, nhưng mục đích chính là kiếm cho ra cô gái đó. Tao cũng như mày, như những anh em trong trại, đâu có ai biết mặt mũi cô ra làm sao? Ngay cả dáng người cũng không nhìn được, nên khó kiếm hết sức. Nhưng tao còn nhớ được giọng nói của cô ta khi nói: “Má à, khoai lang của mình hư hết rồi, không bán được đâu, dục đi nha Má!” Tao nhớ có nhiêu đó thôi. Rồi duyên số cũng giúp cho tao kiếm ra bả. Buổi chiều hôm đó, khi tao đã hết hy vọng kiểm cổ rồi, đang trên đường đi tới nhà Tổ Trưởng chào từ giã. Chợt tao đi ngang qua một căn nhà ở cuối xóm, thấy một cô gái đang gom khoai lang bỏ vô thúng. Tao ngừng lại hỏi bâng quơ:
- Cô lựa khoai lang đem bán hả?
Cô này không quay lại, vừa tiếp tục lựa khoai, vừa trả lời:
- Tui lựa khoai lang dư đặng mai đem thẩy cho mấy người lính “học tập cải tạo”.
Tao thấy coi bộ trúng mối rồi, bèn hỏi tới:
- Khoai lang trồng cực khổ mới có. Bộ cô có bà con đang học tập trong đó hay sao mà lại cho họ khoai lang?
- Tui đâu có gueng ai ở trỏng đâu! Bị tui thấy họ tội nghiệp thì tui giúp đở chúc ít dzậy mà! Hồi xưa, mấy người này đi lính để giữ cho làng xóm được yên, khỏi bị bọn VC phá đám giết hại người ta. Nay những người này bị bắt ở tù, mình phải nhớ ơn họ, phải giúp họ chớ! Hổng giúp được nhiều thì có mấy củ khoai lang cũng giúp họ chút đỉnh dzậy mà!
Mới nghe bả nói là tao nhớ lại liền. Đúng y là giọng nói “Má à, đám khoai lang này hư rồi . . .” mà tao nhớ không bao giờ quên. Tao lại còn kỹ càng hỏi cho ra lẽ tại sao bả lại giúp mấy đám tù cải tạo như mình? Nghe bả trả lời ngon lành như vậy là tao chịu quá đi, nhất định giá nào cũng phải làm quen, nếu được, sẽ cưới bả làm vợ. Lính mà! Dễ lắm! Giản dị lắm: “Hễ ai thương lính là lính thương lại liền”.
Tao lại đang trong tình trạng độc thân… “Tròn năm năm lính, chưa hề có bạn tâm tình”. Tới luôn! Tao đi tới đi lui nhiều lần làm quen với bả, với gia đình bả, nói là xin học làm rẫy. Khi biết rõ gia đình bả, và biết bả còn đang độc thân, chưa có đám nào, tao mới trở về Phan Thiết kể lại chuyện của bả cho ông bà già tao nghe và nói ý định muốn cưới cô gái quê, nhưng có lòng thương lính đó. Ba má tao đồng ý tao muốn lấy ai thì lấy, miễn là hai vợ chồng hạp với nhau là được rồi. Nhưng mà cô đó có lấy tao hay không thì lại là chuyện khác nữa. Tao trở lại nhà Dung phụ làm rẫy tiếp. Trong một bữa nghỉ trưa ở ngoài ruộng, chỉ có một mình tao với bả, tao mới nói rõ tao là ai? Đã cảm cái tấm lòng của bả và muốn được cưới bả làm vợ. Bả rất ngạc nhiên mà nói với tao, y như bả vừa mới nói với mày vậy:
- Tui đâu có gueng biếc gì anh đâu? Tui cho mấy anh khoai lang là cho nguyên đám đó chớ đâu phải cho một mình anh! Bị tui nhớ hồi xưa mấy anh đã đi lính giữ làng xóm tụi tui, chứ tui đâu có biết anh ở trỏng đâu? Mà anh . . . cứ (cưới) tui làm chi?
Làm chi thì tao không biết làm chi, nhưng tao nói tao cảm tấm lòng của bả mà cưới bả, vậy thôi. Tao nói:
- Ít ra thì anh với em cũng còn giống nhau ở một điểm là “THƯƠNG LÍNH”.
Nói ba điều bẩy chuyện một hồi, bả cũng không biết nói sao nữa, kêu tao muốn gì thì về nói chuyện với ba má cổ, chứ cổ… hổng biết. Vậy là chịu rồi! Tao mừng quá, cả hai đưa nhau về gập ông già bà già của bả, tao lại kể rõ lai lịch của tao ra và xin đưa cha mẹ tới xin cưới Dung. Hai ông bà ngạc nhiên hết sức, cuối cùng nói là:
- Nếu vậy đúng là duyên số rồi. Con Dung nhà tui nó đâu có gueng biếc gì ông đâu. Nó xin tui ít phai lang, nói là để cho mấy ông bị tù cải tạo, tội nghiệp mấy ổng quá. Ai dè có ông ở trỏng, ông thương nó, ông được dzìa rồi thì ráng lội bộ đi cùng khắp chốn kiếm cho ra nó đặng xin ‘cứ’ nó! Đó là do Ông Tơ Bà Nguyệt cột đó, chứ hổng có ai bầy ra được đâu!
Tụi tao định ngày, đưa cha mẹ tao tới làm đám hỏi, xong rồi mới mời ổng bả và Dung về nhà tao chơi. Tới Phan Thiết, thấy nhà cửa của ba má tao thì ổng bả và Dung hoảng hồn, vì nhà tao hồi đó cha mẹ cũng còn nhà cửa, cơ sở làm ăn khá lắm! Dung đã nghéo tao ra sân mà nói:
- Nhà anh giào như zậy, mà anh cứ tui là gái guê làm chi? Thôi, thả tui zìa Trảng Bom tui làm rẫy sướng hơn!
Tao phải nói khó với bả:
- Mấy thứ đó là của cha mẹ anh, chứ anh… “Trên Răng Dưới . . . Dế “, đâu có cái gì nữa đâu! Có cái mạng cùi cũng nhờ em cho mấy củ khoai lang mới còn sống tới ngày nay. Mà em đừng có lo, mình còn đủ chân đủ tay, mình tự làm mà nuôi thân, chịu không?”
- Anh nói dzậy thì tui chịu!
Chịu hay không chịu thì cũng trễ rồi! Lính đã nói là Lính làm:
- Em có ý kiến nhiêu đó là đủ rồi, mọi thứ còn lại để anh lo, đừng có lộn xộn gì hết nữa!
Rồi tụi tao làm đám cưới. Cưới xong, tao lo đường vượt biên. Ông bà già vợ thẩy một mớ khoai lang lên tàu, vậy là tụi tao dông. May mắn cho tụi tao, trời yên bể lặng. Sau bốn ngày lênh đênh trên biển, tàu tụi tao cặp được tới Bidong. Tao chọn đi Úc cho nó lẹ và an toàn. Khoảng hai tháng sau tụi tao tới Sydney, gởi điện tín cấp tốc về cho ông bà già tao hay. Hai ổng bả mừng quá, lập tức mướn xe chạy tới Trảng Bom cho ba má Dung hay. Ba Má Dung cũng mừng quá, xá trời xá đất cám ơn lia chia. Ba của Dung cười lớn:
- Dzậy là thằng rể tui khỏi sợ bị Diệc cộng bắt cải tạo nữa rồi ha!
Má của Dung hỏi thêm:
- Ở bển có đất cho tụi nó trồng khoai lang hông dzậy, anh chị sui?
Tụi tao ở bên đây thì cũng giống như tụi bay vậy, ra sức làm mà lo cho gia đình, con cái, lo cho cha mẹ bên Việt Nam. Tụi tao có hai con rồi. Bây giờ bả hết dám hỏi:
- Anh ” cứ ” tui làm chi, nữa rồi.
Tụi tao lo làm nuôi con ná thở, đâu còn thì giờ mà hỏi nữa! Hỏi nữa tao để …….. đẻ nữa!
Người lính VNCH
con người, hai cái đầu nhưng “sử dụng” chung một cơ thể, Abigail và Brittany Hensel vẫn khỏe mạnh suốt 22 năm qua và có cuộc sống thực sự năng động.
Đây chính là trường hợp người có 2 đầu nổi tiếng nhất thế giới. Sinh ra với cùng một cơ thể nhưng họ có 2 tâm hồn khác nhau.
Abigail Loraine Hensel và Brittany Lee Hensel sinh ngày 7/3/1990 tại tiểu bang Minnesota (Mỹ). Đầu của Abigail nằm bên phải còn Brittany nằm ở bên trái. Hai chị em có 2 xương sống và nối với nhau ở khung chậu, họ có 2 gan, 2 trái tim, 3 quả thận, 2 dạ dày, 4 phổi, và 2 cánh tay (một cánh tay phát triển không hoàn toàn ở giữa cơ thể đã bị cắt bỏ khi họ còn nhỏ). Khi sinh ra, các bác sĩ chẩn đoán họ không thể sống nổi qua đêm nhưng hai cô gái đáng yêu này đã sống khỏe mạnh và vui tươi suốt 22 năm qua. Một chương trình truyền hình thực tế về Abigail và Brittany Hensel học tại đại học Bethel, cuộc sống và công việc hàng ngày, những chuyến du lịch châu Âu cùng bạn bè của họ, sẽ được phát sóng vào những ngày gần đây.
Tuy gần như cùng chung một cơ thể nhưng giống như nhiều cặp song sinh khác Abigail và Brittany có tính cách và sở thích rất khác nhau.
Abigail thì nóng tính, bướng bỉnh và thích nước cam cho bữa sáng, trong khi đó Brittany lại là người hay pha trò trong gia đình và chỉ dùng sữa cho bữa ăn đầu ngày. Khác nhau khá nhiều trong tính cách, nhưng Abigail và Brittany lại phối hợp khá ăn ý trong cuộc sống hằng ngày. Họ khiến mọi người kinh ngạc trong việc phối hợp hoàn hảo khi chơi piano, Abigail có nhiệm vụ điều khiển tay bên phải và Brittany chơi bằng tay trái. Hai cô gái cũng rất thích và thường xuyên chơi các môn thể thao như bowling, bóng chuyền, đi xe đạp và bơi lội.
Vào sinh nhật lần thứ 16, Abigail và Brittany đã ngoạn mục vượt qua cuộc thi lấy bằng lái xe. Abigail phụ trách chân ga, chân phanh, chân côn và cần số, còn Brittany thì lo về đèn xi nhan và đèn chiếu sáng, họ cùng nhau điều khiển vô lăng Hai cô gái đáng yêu tiết lộ: “Chúng tôi là hai người khác nhau vì vậy luôn phải thường xuyên trao đổi, bàn luận để có sự thống nhất”. Không những thế, hai cô gái này còn rất biết chăm sóc nhau khi ốm đau. Brittany rất dễ bị cảm lạnh và đã hai lần bị viêm phổi. Mỗi lần như vậy Abigail đều cùng Brittany vượt qua.
Dưới đây là chùm ảnh về cuộc sống kỳ lạ của hai chị em gái này:
12 con vật mới gây nhiều tò mò
Các nhà khoa học đã tìm ra những sinh vật có hình dáng lạ lùng mới được phát hiện.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
1. Dơi Yoda
Năm 2010, một chú dơi mũi ống xuất hiện tại một khu rừng nhiệt đới với hai cái tai và mắt kỳ lạ làm gợi nhớ đến nhân vật Yoda trong bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao. Chú dơi này và một con nhện màu cam cùng một con ếch đốm màu vàng là ba loài mới được tìm thấy trong một khu vực rừng núi thuộc Papua, New Guinea.
2. Khỉ Lesula
Các nhà khoa học mới đây tuyên bố họ đã phát hiện một loài khỉ mới sống ở khu rừng xa xôi của nước Cộng hòa dân chủ Congo. Nó là loài động vật nổi tiếng với các thợ săn địa phương này nhưng cho đến giờ vẫn chưa được thế giới bên ngoài biết tới. Trong một bài báo trên tờ Plos ONE, tên khoa học của loài khỉ này là Lomamiensis Cercopithecus, người dân địa phương gọi là Lesula. Đây là lần thứ hai các nhà khoa học phát hiện ra một loài khỉ mới trong vòng 28 năm.
3. Cá Mr. Blobby
Nó được đặt một cái tên trìu mến là Mr. Blobby thay vì hình hài xấu xí với đuôi ngắn, mũi to, mình dị dạng. Các nhà khoa học và thủy thủ đoàn trên tàu RV Tangaroa đã bắt được nó trong chuyến thám hiểm trên bờ biển Norfolk Ridge tây bắc New Zealand năm 2003. Loại cá này được gọi chung với tên khoa học là “Fathead Sculpins”, là loài da mềm sống ở các vùng biển Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở độ sâu từ khoảng 100 mét đến 2.800 mét.
4. Rắn mù giống dương vật
Sinh vật này được các sỹ sư phát hiện ra khi họ tiến hành rút nước một đập thủy điện ở khu vực Amazon. Tên khoa học của nó là atretochoana eiselti, tên Việt Nam gọi là “rắn mù”. Người ta đã tìm ra 6 con rắn như vậy dưới đáy lòng sông Madeira. Hình thù của nó đặc biệt trông giống như dương vật.
5. Ếch Pinocchio
Loài ếch có phần mũi dài bất thường này được một nhóm nghiên cứu môi trường phát hiện tại dãy núi Foja, Indonesia vào năm 2008. Nhà khoa học Paul Oliver của trường Đại học Adelaide của Úc đã rất ngạc nhiên khi khám phá ra loài ếch này khi cất tiếng kêu phần mũi sẽ hướng lên trên còn bình thường thì xẹp lại.
6. Chuột Chinchilla
Loài chuột này được chôn cùng với người Inca trong các ngôi mộ của họ. Chúng được tìm thấy ở dãy núi Vilcabamba, gần khu di tích Macchu Picchu, phía đông nam Peru, có bộ lông màu xám nhạt, một bộ răng chắc, móng vuốt lớn và đặc trưng nhất là một sọc trắng dọc từ đỉnh đầu.
“Đừng dại đi tôn thờ nhạc Trịnh”
Trong khi số đông nhìn nhận về nhạc Trịnh với con mắt ngưỡng vọng, có phần sùng kính thì quan điểm của đạo diễn Đoàn Quang Anh Khanh thực sự khiến nhiều người sốc.
Đạo diễn Đoàn Quang Anh Khanh được xem là người khá đa năng trong giới nghệ thuật và có phần “lập dị”. Ngoài vai trò đạo diễn, Anh Khanh còn là một nhà sản xuất, nhạc sỹ, diễn viên của không ít bộ phim có tiếng. Nhân dịp ca sỹ Khánh Ly được cấp phép về nước biểu diễn, đạo diễn Anh Khanh đã có buổi trò chuyện với chúng tôi về nhạc Trịnh, và thật bất ngờ anh đưa ra quan điểm có thể khiến người yêu Trịnh Công Sơn nổi giận.
“Tình Cha” là một bộ phim chính thống, tâm lý xã hội, tính nhân bản và nhân văn của tác phẩm được đặt lên hàng đầu.
- Trong âm nhạc, có lẽ anh cũng là một người kỹ tính tính đến mức “tẩy chay” nhạc Trịnh như trong một bài phỏng vấn gần đây?
Tôi không tẩy chay nhạc Trịnh. Tôi chỉ muốn nói lên một góc nhìn khác của tôi về nhạc Trịnh và tôi muốn sự sùng bái tác phẩm phải đi đúng hướng… Nếu tác phẩm có giá trị thực sự thì cứ để nhiều luồng ý kiến tương tác, thậm chí cả công kích. Tôi yêu sự khác biệt và tôi luôn tôn trọng điều đó. Người Mỹ có câu “không một ý kiến nào là ngu xuẩn cả” cho nên văn hóa đó đã tạo ra nước Mỹ bây giờ!
- Trong một bài viết anh có cho rằng “Nhạc Trịnh ảnh hưởng xấu đến thần kinh người nghe”. Bây giờ anh có còn giữ quan điểm đó?
Cho đến nay, tôi chưa thấy có một lý do nào thuyết phục tôi phải từ bỏ quan điểm đó cả. Thực chất, đó chỉ là ý kiến của cá nhân tôi. Nhạc Trịnh chỉ dừng lại ở mức độ hay, phù hợp ở một thời cuộc nào đó và rất hợp với phẩm mỹ nghe nhạc của đại đa số người Việt chúng ta. Nhưng giai điệu, tiết tấu và ca từ của nhạc Trịnh đa phần là sự bi lụy, ai oán về thân phận… Nếu là tác phẩm lớn luôn phải chứa đủ ba yếu tố (tư, tứ, tự), trong cái tư, tứ, tự đó thì cái “tư” tức là cái tư tưởng phải đi đầu… nhưng tư tưởng của Trịnh thì luôn luôn hướng đến cho người nghe sự chấp nhận, cam chịu số phận nhiều hơn. Tính từ bi trong nhạc Trịnh cũng chỉ là sự kêu gọi hời hợt, không có đường dẫn, không có con đường… đôi khi sẽ làm cho một số người bị lạc lối đời sống, mù mờ về vũ trụ nhân sanh. Và xin thưa, ý kiến của tôi cũng nằm ở góc độ tương đối mà thôi!
- Người yêu nhạc Trịnh theo thường coi nhạc sỹ là “bạn”, vì tìm đến khi tâm tư chất chứa chứ có thờ đâu. Anh lại bảo người ta “thờ” nhạc Trịnh, có vẻ anh không hiểu nhạc Trịnh lắm và hay chỉ cố phát biểu sốc để gây chú ý?
Tôi thấy có ảnh hưởng thì tôi cảnh báo, người nào không bị ảnh hưởng thì thôi, nghĩa là thần kinh người đó tốt, vững, tri thức người đó có nền tảng… Còn có một số người thấy tôi nói đúng thì theo. Thời buổi này tự do bày tỏ quan điểm mà, đúng không? Cũng là ý kiến cá nhân thôi… Tôi nghĩ, nên tôn trọng sự khác biệt và cũng nên tôn trọng những góc nhìn không đồng thuận, có như vậy xã hội mới văn minh! Không có văn hóa đám đông, không có văn hóa một chiều trong tư duy và suy luận…
Tôi nghe rất nhiều nhạc Trịnh và đa phần thì hơi mệt và nặng nề quá
- Ở Việt Nam hiện nay, có hàng triệu người nghe và cũng đến con số triệu người yêu nhạc Trịnh. Thế mà anh lại nói người yêu nhạc Trịnh là ủy mị… Anh không sợ hàng triệu người “ném đá”?
Số đông chưa hẳn đã đúng! Nhân loại này cũng bao nhiêu phen chạy theo những chủ nghĩa và tư tưởng mà sau này bị đạp đổ rồi còn gì! Và một khi tôi đã quyết nói lên chính kiến của mình thì phải chấp nhận sự phản kháng, những người ném đá không phải những người trượng phu nên tôi không sợ. Còn ai có phản kiến thì cứ bày tỏ quan điểm đường hoàng giống tôi, nếu họ nói hay chắc chắn tôi phải nghe theo!
- Anh đã nghe bao nhiêu bài của Trịnh? Anh thích nhất bài nào hay không thích bài nào? Nói một cách chân thành thì những lúc buồn sầu, mềm yếu, anh có tìm đến nhạc Trịnh, hay là tìm đến rượu hoặc thứ gì khác?
Tôi nghe rất nhiều nhạc Trịnh và đa phần thì hơi mệt và nặng nề quá (như tôi đã nói trên)! Cũng có nhiều ca khúc của Trịnh mà tôi thích vì tư tưởng trong sáng, khoáng đãng như: Hạ trắng, Diễm xưa, Để gió cuốn đi. Còn khi buồn hay sầu thì tôi ngồi “Thiền” hoặc đi dạo, du lịch… chẳng việc gì phải nghe nhạc Trịnh hay uống rượu cả. Tôi không phải tuýp người mượn chất men để xua đi nỗi buồn.
- Theo quan điểm của anh thì hầu hết tín đồ nhạc Trịnh bây giờ đều “hỏng tâm hồn”. Vậy theo anh họ nên làm gì để họ có thể “bình thường” trở lại? Đập đĩa nhạc Trịnh, tẩy chay các quán café Trịnh, hay… “hỏng hẳn không thể cải tạo”?
Ý kiến của tôi là mang tính tương đối, mọi thứ tùy thuộc vào căn cơ và cơ địa của mỗi người. Không có ý kiến nào đúng hoặc sai hoàn toàn cả, hãy xem như đó là một góc nhìn mới để tham khảo, còn dung nạp hay lĩnh hội nhiều hay ít tùy thuộc vào mỗi người, tôi chỉ đóng vai trò một người biết chia sẻ về góc nhìn của mình mà thôi… và chấp nhận bị ném đá!
- Nhạc Trịnh có cái gì “được” cho người nghe không?
Cái được thì mọi người đã tung hê mấy thập kỷ qua rồi, tôi mà nói nữa sẽ dư!
- Theo đánh giá của anh thì ai hát nhạc Trịnh “được” nhất? Dở nhất là ai? Không thích nhạc Trịnh anh thích nghe loại nhạc gì? Anh có thích giọng hát của Mỹ Linh, Thanh Lam hay Hồng Nhung không?
Ai hát nhạc Trịnh tôi thấy đa phần khi nghe cũng mệt cả, chỉ một vài bài khi nghe thì thấy tâm hồn mình thoải mái mà thôi, nhưng rất ít!
Ai hát nhạc Trịnh tôi thấy đa phần khi nghe cũng mệt cả
Còn tôi, tôi rất yêu âm nhạc và tôi nghe rất nhiều loại nhạc ngay cả trong và ngoài nước. Phần đánh giá của tôi về ba giọng ca Mỹ Linh, Thanh Lam và Hồng Nhung là như thế này: Ba giọng ca này điều là ba giọng ca đẹp và đầy nội lực của Việt Nam. Nhưng tôi lại thích nghe cả ba giọng ca này lúc họ ở trên đỉnh của sự nghiệp cách đây khoảng mười năm… còn những năm gần đây phong độ của họ vẫn tốt, nhưng họ không có thứ gì để họ tỏa sáng hơn. Tôi nghĩ, đó cũng là quy luật trăng tròn rồi lại khuyết vậy thôi.
- Anh đánh giá như thế nào về sự trở về của Khánh Ly lần này? Ở tuổi gần thất thập “cổ lai hy”, liệu Khánh Ly có thể ghi được điểm trong mắt người nghe ở nước ta?
Cô Khánh Ly là một ca sĩ tầm cỡ của Việt nam. Ở trường hợp của cô Khánh Ly mà lại quyết định về nước hát ở độ tuổi này thì tôi cho là, quyết định này không mấy sáng suốt trong sự nghiệp ca hát của cô. Tôi chỉ đáng tuổi con cháu của cô thôi, nhưng tôi chia sẻ những điều mình thấu hiểu được. Theo tôi, cô Khánh Ly nên về nước và hát giao lưu một vài bài, rồi kêu gọi quyên góp tiền bạc và đi làm từ thiện là hay nhất. Đến tuổi này rồi cô nên lấy tiếng tăm của mình làm những việc có ý nghĩa và lớn lao hơn. Hãy dừng trên đỉnh của sự nghiệp!
- Bộ phim truyện nhựa “Tình cha” được khởi quay từ 2010 đến nay vẫn chưa xong. Có vẻ anh là người làm phim “chậm” so với tốc độ làm phim hiện nay. Anh là người kỹ tính hay còn vì nguyên nhân nào khác?
Bộ phim truyện nhựa “Tình Cha” tôi đã hoàn thành khá lâu, nhưng xét thấy thị trường phim hiện nay chưa hợp lắm cho việc phát hành bộ phim này. Hiện nay thị trường đang hưởng ứng mạnh dòng phim giải trí, hài hước và cả những phim gợi dục mang nhiều cảnh nóng… “Tình Cha” là một bộ phim chính thống, tâm lý xã hội, tính nhân bản và nhân văn của tác phẩm được đặt lên hàng đầu, cho nên tôi e rằng phát hành “Tình Cha” trong giai đoạn này chắc chắn sẽ khó thắng. -
Xin cám ơn anh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét