Nhiếp ảnh nói chung luôn cần sự chú trọng về bố cục, ánh sáng. Với ảnh chân dung thì nguồn sáng là quan trọng nhất. Căn được những góc cạnh hài hòa, để bức hình thực sự ấn tượng và gợi cảm là mục tiêu của người chụp.
- Kinh nghiệm chụp và xử lý ảnh số cho người nghiệp dư
- Ảnh số: Chuyên và không chuyên
- Những điều lưu ý khi mua máy ảnh số
- 10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số
Ảnh một bé gái bộ tộc Yanomami, một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Ảnh: Public Anthropology.
|
Chọn lựa máy ảnh: Máy chuyên nghiệp hay không chuyên trên thị trường, không phải máy nào cũng chụp được ảnh chân dung. Ai đó không hiểu sẽ cho rằng máy nào chẳng chụp được, cứ đứng gần vào là xong. Thực ra, càng đứng xa với tới đối tượng, ảnh càng đẹp. Với dòng chuyên nghiệp cần có ống kính telezoom tiêu cự từ 135 mm trở lên là tốt nhất. Các loại camera du lịch số ngày nay có zoom, đáp ứng được yêu cầu chụp từ xa nhưng khoảng cách bao nhiêu, so với máy "pờ rồ" như thế nào thì bạn cần tham khảo thị trường máy ảnh. Có rất nhiều loại khác nhau. Có loại tuy là dòng amateur nhưng chức năng lại rất chuyên nghiệp (Canon Power Shot Pro 1... có ống kính telezoom tiêu cự lên tới 200 mm). Nhưng cũng có loại, ống kính rời có vẻ là máy chuyên nghiệp nhưng lại là dành cho dân không chuyên (Nikon D50, D70..). Những model này thường được gọi là bán chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm chụp và xử lý ảnh số cho người nghiệp dư |
Những điều lưu ý khi mua máy ảnh số |
10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số |
Máy ảnh số thông thường ống kính zoom quang học được ký hiệu bằng độ x ( 4x, 7x, 9x... 19x...). Con số càng lớn, ống kính vươn xa được càng nhiều. Điều đó có nghĩa nếu bạn muốn chụp chân dung, bạn nên dùng camera có zoom từ khoảng 7x trở lên. Khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng tối thiểu chừng 10 m. Chiếc Canon Pro 1 như trên có zoom 7x quá đủ để bạn thỏa mãn niềm đam mê hình ảnh của mình.
Chọn lựa ánh sáng: Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, sang trọng của sự sống, và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Ánh nắng ban ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp mà bạn sẽ cảm nhận được.
Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng. Hắt sáng cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được chụp sáng đều hoặc với nhiều cách khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng. Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả. Ánh sáng từ những mẩu giấy bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ... đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ.
Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của con người. Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong ảnh. Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên, thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…
Với ống tele để f200 mm, máy số Nikon D70, tốc độ 500, khẩu độ f4, lúc 15h chiều mùa hè, trời nắng. Chân dung cụ ông nổi bật trên nền phông phía sau là người đi đường nhòe đi. Nét lên từng sợi râu. Ảnh: Sohoa.net.
|
Kỹ thuật chụp: Để chụp được ảnh bạn phải hiểu thế nào là tốc độ, khẩu độ. Khi đã dùng tới ống kính tele-zoom (ống kính zoom và tele-zoom là hai loại khác nhau) tốc độ cửa trập (speed) cần đóng mở thật nhanh, khoảng từ 1/125'' trở lên đồng nghĩa với việc ánh sáng có nắng, khẩu độ để mức trung bình f 5.6. Nếu bạn đặt dưới con số này, ảnh sẽ mất nét và rung tay trừ phi camera được đặt lên chân ba càng. Cách tốt nhất là bạn để cố định tốc độ cao trong điều kiện trời nắng, thuận sáng bằng phím chức năng S trên máy, khi ấy khẩu độ sẽ tự động đóng mở giúp bạn có được tấm hình chuẩn sáng. Ngoài ra, những loại máy chuyên nghiệp còn có chức năng cộng, trừ sáng giúp người thợ có được hình ảnh như ý trong những hoàn cảnh khác nhau. Cùng với tác dụng của ống kính tele-zoom, tốc độ càng cao, cửa điều sáng mở càng rộng thì hậu cảnh càng mờ, khuôn mặt người được chụp càng nét căng và nổi bật lên trên nền phông là bất kỳ một vật gì đã bị nhòe đi.
Đường ngang trên nền phông ảnh chân dung là sai hoàn toàn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Chỉ với một vạch nào đó, một sợi dây điện hay mép của bức tường, những đường thẳng cắt ngang đầu người đó vô tình đã làm hỏng đi hình ảnh quan trọng của bạn. Đương nhiên, bức ảnh này khi được mang đi dự thi nghệ thuật sẽ không được chấp nhận.
Bố cục hình ảnh: Ảnh chân dung có hai loại: chân dung bán thân và chân dung cả người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình người bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được nhìn thấy cả hai tai (đây là ảnh hồ sơ). Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.
Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thê của chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn.
(Theo Sohoa.NET)
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh
Theo: Quản trị mạng
Mười mẹo này dù không khó hiều và phức tạp nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn. Dù bạn là một người mới tập tành chụp ảnh hay đã là một tay máy nhiều kinh nghiệm, những nguyên tắc dưới đây luôn cần thiết và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để có một bức hình đẹp.
Mười mẹo này dù không khó hiều và phức tạp nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn. Dù bạn là một người mới tập tành chụp ảnh hay đã là một tay máy nhiều kinh nghiệm, những nguyên tắc dưới đây luôn cần thiết và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để có một bức hình đẹp.
Hẳn là nhiều người đã từng đọc hoặc nghe qua những điều này ở đâu đó, nhưng cách áp dụng chúng ra sao cho đúng cũng là một vấn đề khó khăn. Bài viết này sẽ cố gắng giúp bạn tiếp cận với chúng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.
Bố cục phần ba
Để sử dụng bố cục này, hãy tưởng tượng ra 4 đường thẳng trên khung ngắm. Hai đường nằm ngang và hai đường nằm dọc, mỗi đường ở vị trí 1/3 hoặc 2/3 khung hình. Bốn đường này sẽ chia hình thành 9 phần bằng nhau. Chúng ta sẽ chú ý tới giao điểm của 4 đường này, hay nói cách khác là 4 đỉnh của hình chữ nhật ở tâm bức ảnh.
Bây giờ hãy đặt chủ thể cần chụp vào một trong bốn điểm đó, tùy ý đồ của bạn. Bố cục kiểu này rất phổ biến, và là một trong những nguyên tắc cơ bản, hay còn gọi là “tỷ lệ vàng” trong hội họa. Một bức ảnh được bố cục kiểu phần ba trông sẽ rất rộng rãi, phóng khoáng và bắt mắt. Lý do là vì mắt của chúng ta luôn quan sát, và có ấn tượng về những điểm nằm ở vị trí này trước tiên mỗi khi xem một tấm hình. Dĩ nhiên, trong một vài trường hợp, hoặc để lột tả ý đồ đặc biệt của tác giả, bố cục chủ thể vào chính giữa tấm hình cũng rất đẹp. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhiếp ảnh, tốt nhất bạn nên tập loại bố cục phần ba trước tiên.
Tránh làm rung máy ảnh
Rung máy là điều tồi tệ mà bất cứ tay máy nào dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng đều bị ám ảnh. Điều này xảy ra do rất nhiều lý do, có thể là do phơi sáng lâu, cũng có thể do các tác động vật lý khách quan từ môi trường bên ngoài, cũng có nhiều người do hồi hộp nên bị run tay. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là sẽ cho ra các bức ảnh nhòe nhoẹt, rất lãng phí.
Để kiểm soát sự cố đáng tiếc này, trước tiên bạn cần tập cho mình thói quen cầm nắm chắc chắn. Cầm máy vững vàng bằng cả hai tay, một tay nắm chắc phần body có grip, tay còn lại đặt dưới giữ lens, nhớ là tay này đặt càng gần body càng tốt để cho máy được độ thăng bằng nhất. Thứ hai, bạn phải nắm chắc sự hòa hợp giữa khẩu và tốc. Trong một số trường hợp thiếu sáng, nếu khẩu mở quá nhỏ, máy sẽ tự động chỉnh thời gian đóng màn trập lâu, khiến cho ảnh dễ bị nhòe. Cuối cùng, bạn phải lưu ý các lens tele rất dễ bị rung, kể cả khi có IS hoặc VR. Ví dụ, khi dùng lens 100mm, phải đảm bảo rằng tốc không được quá 1/100s. Tốt nhất, nếu có điều kiện, hay sắm cho mình một chiếc tripod, hoặc tận dụng các vận bất động như thân cây, hoặc bờ tường làm điểm tựa.
Luật “Sunny 16”
Đúng như tên gọi của mình, luật này chỉ nên áp dụng khi bạn chụp ngoại cảnh trong điều kiện trời nắng đẹp. Nếu gặp trường hợp này, hãy thiết lập độ mở khẩu f/16 và tốc độ 1/100s để chụp (ISO đặt ở mức 100). Trông đa số trường hợp, ảnh cho ra sẽ rất nét, sáng đẹp vừa đủ, không bị cháy cũng không bị tối. Mẹo này đã được các nhiếp ảnh gia áp dụng từ rất lâu với loại máy phim, vốn không có màn hình LCD để xem lại ảnh, và cũng không có chế độ đo sáng hiện đại như các máy DSLR hiện nay.
Sử dụng kính lọc phân cực
Nếu điều kiện tài chính của bạn không lấy gì làm dư dả, và chỉ đủ để mua một chiếc kính lọc duy nhất, thì hãy nghĩ ngay đến kính phân cực (polarizer filter). Loại này giúp ảnh trở nên “đầm” màu hơn, và giảm bớt độ phản xạ ánh sáng của mặt nước, cây cỏ,đặc biệt là kim loại và kính. Bạn sẽ thấy màu của bầu trời và tán lá trở nên xanh, và gần với màu thật hơn. Ngoài ra, chiếc kính lọc này còn giúp bảo vệ chiếc ống kính đắt tiền của bạn khỏi trầy xước, và các tia sáng mặt trời quá mạnh. Loại kính lọc này khá phổ thông, và bạn có thể gắn nó thường trực trên lens trong mọi hoàn cảnh, nhớ là khi đó phải đặt chế độ đo sáng là Auto Expose.
Tạo độ sâu cho ảnh
Nếu bạn đang hoặc sắp chụp ảnh phong cảnh thì hãy đặc biệt lưu tâm tới điều này, vì nó khá dễ áp dụng nhưng lại tạo hiệu quả rất cao. Hãy sử dụng một lens góc rộng, với khẩu độ đặt ở mức f/16 hoặc nhỏ hơn để đảm bảo bức ảnh có vùng lấy nét sâu, và tạo độ liền mạch giữa tiền cảnh và hậu cảnh. Nếu là chụp người thì hãy đặt người chụp nằm ở tiền cảnh, nhằm tạo được điểm nhấn, cũng như giúp người xem so sánh được kích cỡ, khoảng cách giữa các vùng trong tấm hình. Nếu trời không đủ sáng, hãy cố giữa f/16 và sử dụng tripod để khỏi bị rung.
Sử dụng hậu cảnh đơn giản
Bạn đừng quá phức tạp hóa nhiếp ảnh, đôi khi những điều tưởng chừng đơn giản nhất lại luôn mang đến hiệu quả cao nhất. Đừng quá ôm đồm, và nhồi nhét mọi thứ đẹp đẽ xung quanh bạn vào một tấm hình, hãy chọn ra cho mình chủ thể và đặt nó làm điểm nhấn. Sau đó, tìm một góc chụp thích hợp để phần hậu cảnh phía sau càng đơn giản, đỡ rối rắm càng tốt. Nó sẽ giúp bức ảnh của bạn trông dễ nhìn hơn, cũng như làm nổi bật điều bạn uốn thể hiện. Nhớ là hậu cảnh nên có màu sắc hài hòa, trung tính, tránh các màu rực rỡ, nổi bật, và chủ thể nên nằm theo bố cục phần ba, đừng để bị rơi vào giữa tấm hình là đẹp nhất.
Đừng sử dụng Flash trong nhà
Chụp ảnh trong phòng thì thường bị thiếu sáng, và nhiều người nghĩ ngay đến việc bật flash như một giải pháp cứu cánh. Tuy nhiên, đôi khi ánh đèn flash lại gây ra những hậu quả không mong muốn, nhất là với ảnh chân dung. Nếu bạn không điều tiết được độ sáng ánh đèn, chủ thể rất dễ bị cháy sáng, và màu sắc cũng ảo hơn bình thường. Vì vậy, nếu không có một chiếc Flash chuyên dụng, tốt nhất hãy hạn chế dùng Flash cóc.
Bạn có thể khai thác các nguồn sáng xung quanh tối đa để giải quyết vấn đề này. Hãy mở các cửa sổ, di chuyển chủ thể đến những nơi gần ánh đèn điện, hoặc đơn giản nhất là tăng ISO và độ mở khẩu. Thường thì ISO từ 800 đến 1600 là đẹp nhất khi chụp trong nhà, ảnh sẽ sáng vừa đủ, và hạn chế tình trạng bị nhiễu sạn. Nếu có thể hãy sử dụng tripod và tăng thời gian phơi sáng cũng là một ý hay.
Chọn ISO hợp lý
ISO chính là độ nhạy sáng của máy ảnh. Thông số này càng cao thì ảnh càng sáng, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi khi cùng lúc đó độ sạn cũng tăng theo. Chọn ISO phải căn cứ theo tình hình thực tế, nếu bạn cảm thấy không đủ sáng, hãy tăng ISO từ 400 cho tới 3200 để chọn được mức hợp lý nhất, mà không bị sạn quá mức. Còn trong điều kiện đủ sáng, hoặc chụp ngoại cảnh thì ISO 100 hoặc để uto đều được.
Lia máy
Chụp lia máy, hay còn gọi là panning là một kỹ thuật tương đối khó áp dụng. Bạn nên sử dụng thao tác này khi chụp các vật chuyển động nhanh, và cần bắt nét chúng. Để làm điều này, hãy chỉnh tốc độ màn trập xuống 2 nấc so với bình thường, ví dụ như trong hoàn cảnh bạn đang chụp với tốc 1/250s thì hãy chỉnh xuống còn 1/60s. Sau đó, khóa nét vào vật đang chuyển động cần chụp, từ từ lia máy theo hướng song song với chủ thể, và nhất nút chụp. Nói có vẻ đơn giản nhưng bạn cần thực hành rất nhiều mới có thể thành thạo được.
Đừng ngại thử nghiệm
Trăm hay không bằng tay quen, với việc chụp ảnh cũng vậy, đừng tiếc dung lượng thẻ nhớ hay một vài cuộn phim, hãy cứ mạnh dạn thử nghiệm những điều mà bạn thích, rồi một ngày bạn sẽ tìm ra phong cách và các kỹ thuật chụp cho riêng mình. Với tốc độ màn trập chẳng hạn, khi chụp trong điều kiện tối, hãy đặt tốc lên mức cao nhất có thể, ví dụ như 4s, bạn sẽ có một bức ảnh phơi sáng tuyệt đẹp. Cũng với điều kiện ấy, nếu để 1/250s, bức ảnh sẽ hoàn toàn khác, với các vật thể chuyển động sẽ được tái tạo theo một cách khác.
Theo: Genk |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét