James Bond là nhân vật huyền thoại trong làng gián điệp và phản gián nhưng không hoàn toàn là điệp viên hư cấu mà là bóng hình của một tay gạo cội trong làng tình báo anh Wing Commander Forest Tommy Yeo-Thomas. Phát giác mới đây do một sử gia người Anh là Sophie Jackson. Bà này đã lục tìm trong kho thư tịch ở London và thấy có đủ chứng cớ để khẳng định nhà văn Ian Fleming khi sáng tạo nhân vật James Bond đã gợi hứng từ hành vi xuất quỷ nhập thần của điệp viên Yeo-Thomas thời Đệ nhị Thế chiến.
* * *
Phần sau đây lược dịch từ bài The True Identity of Agent 007 (Lý lịch thực của điệp viên 007) đăng trên tờ National Post số cuối tháng 9, 2012.
Một điệp viên nổi tiếâng là hào hoa phong nhã, chung quanh chẳng mấy khi vắng bóng hồng nhan, còn là kẻ vào sinh ra tử không hề nao núng, với trí mưu có một không hai, lại có khả năng tay không giết đối thủ mà không hề chớp mắt. Không phải là James Bond, điệp viên mang bí số 007 mà chúng ta quen biết trong tác phẩm của Ian Fleming hay trên màn ảnh với những tài tử như Sean Connery, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton và Pierce Brosnan... Điệp viên muốn nói ở đây có thực mang bí danh Thỏ Trắng (White Rabbit) và là một sĩ quan trực thuộc Không quân Hoàng gia Anh có tên là Forest Yeo-Thomas.
Vài nét về Forest Yeo-Thomas
Forest Yeo-Thomas sinh ngày 17 tháng Sáu 1902, tuy gốc Anh nhưng trưởng thành ở Dieppe và Paris. Vào tuổi 16, Yeo-Thomas khai man tuổi và gia nhập quân đội Mỹ và sau đó vào binh đoàn Ba Lan chống Soviet xâm lược vào năm 1920. Bị Nga bắt làm tù binh và dự định xử tử, Yeo-Thomas tìm cách vượt ngục trốn về Pháp sau khi bóp cổ một lính gác.
Forest Yeo-Thomas sinh ngày 17 tháng Sáu 1902, tuy gốc Anh nhưng trưởng thành ở Dieppe và Paris. Vào tuổi 16, Yeo-Thomas khai man tuổi và gia nhập quân đội Mỹ và sau đó vào binh đoàn Ba Lan chống Soviet xâm lược vào năm 1920. Bị Nga bắt làm tù binh và dự định xử tử, Yeo-Thomas tìm cách vượt ngục trốn về Pháp sau khi bóp cổ một lính gác.
Vào 1925, Yeo-Thomas lập gia đình với Lillian Walker, một cô gái Paris mang hai dòng máu Anh-Đan Mạch, và làm nhiều việc khác nhau từ ngân hàng cho tới văn phòng của hãng thời trang Molyneux vào 1932. Dù có hai con gái nhưng cuộc hôn nhân tan vỡ. Chiến tranh thế giới bùng nổ vào năm 1939, Yeo-Thomas nhờ thông thạo Anh-Pháp ngữ nên được Không lực Hoàng gia Anh tuyển mộ làm văn phòng. Khi Pháp bị Đức chiếm đóng, vào năm 1942 Yeo-Thomas được chuyển sang đơn vị hành động đặc biệt cũng của không quân, một bộ phận trực thuộc lực lượng SOE (Special Operations Executive) chuyên dò thám, phá hoại phe Trục. Trong nhiệm vụ mới, ông hợp tác với lực lượng đặc nhiệm kháng chiến của tướng de Gaulle.
Điệp vụ quan trọng đầu tiên mà Yeo-Thomas tham dự có bí danh là SEAHORSE. Như sắp xếp, ông ta cùng hoạt động với đại tá Passy của cơ quan tình báo kháng chiến Pháp và nhà báo Pierre Brossolette. Bộ ba được nhảy dù xuống đất Pháp tìm cách liên lạc với các tổ kháng chiến độc lập ở nhiềâu nơi trên đất Pháp và kết quả nối kết được các tổ này và truyền đạt được lệnh của Đồng Minh. Thành công, bộâ ba trở về Anh an toàn vào tháng 4, 1943. Tháng 9, Yeo-Thomas và Brossolette lại nhảy dù xuống đất Pháp trong điệp vụ có bí danh là MARIE CLAIRE để thu thập tình hình các cơ sở kháng chiến, của phe Đức và trao mệnh lệnh mới cho kháng chiến quân, sau khi đặc phái viên của de Gaulle là Jean Moulin bị Đức bắt. Điệp vụ này cực kỳ nguy hiểm vì công việc không bảo toàn bí mật và Gestapo đã chăng lưới bắt gián điệp khắp nơi. Yeo-Thomas lúc này tuy chưa lộ mặt nhưng bí danh Con Thỏ trắêng của Churchill (Churchill's White Rabbit) bị Đức truy lùng ráo riết. Trong lúc bôn đào, ông đã được một máy bay đồng minh cứu thoát mang về Anh, còn Brossolette kẹt lại và sau đó bị bắt tại duyên hải Brittany.
Biết bạn bị bắt và sợ tiết lộ bí mật, Yeo-Thomas lại dấn thân vào điệp vụ thứ ba có bí danh là ASYMTOTE và được thả dù xuống đất Pháp vào giữa tháng Hai 1944 nhưng lần này có sự phản bội của một người Pháp, chỉ năm ngày sau, Yeo-Thomas bị Gestapo bắt. Trong lúc chờ đợi lên giá treo cổ ở nhà tù Buchenwald thì Yeo-Thomas lại tìm cách thoát ngục, không phải một lần mà hai lần vì lần thứ nhất bị bắt lại. Hành trình tìm tự do vô cùng dũng cảm và trí mưu, nào là lấy lý lịch của một nhân viên y tế trong trại tập trung đã chết, nào là phải băng qua bãi mìn và dù bệnh hoạn và kiệt sức, nhưng cuối cùng đã tới được nơi Mỹ đóng quân và trở về Paris vào tháng 5, 1944.
Cái gương dũng cảm của Yeo-Thomas kết thúc bằng Huân chương George (George Cross) của chính phủ Anh và những tác phẩm ca ngợi ông là kẻ dũng cảm nhất trong những người dũng cảm (Bravest of the Brave). Nhưng rồi kẻ anh hùng cũng rơi dần vào cát bụi nếu không có cây viết Ian Fleming.
Trong đống hồ sơ mới đây được xếp bỏ, sử gia Sophie Jackson đã tình cờ tìm được một bản ghi nhớ mà Ian Fleming, ngày đó cũng là sĩ quan tình báo Anh, thông báo với đồng nghiệp về tin Thỏ trắng Yeo-Thomas đã thoát khỏi nhà tù Đức quốc xã. Fleming và Yeo-Thomas làm ở hai bộ phận khác nhau trong sở tình báo Anh và đây là lần đầu người ta tìm thấy có mối liên hệ giữa hai nhân vật này.
Sophie Jackson nhận xét: Tài liệu tôi tìm được chứng tỏ Fleming chú ý tới Yeo-Thomas và câu chuyện về ông ta ngay từ lúc chưa cầm bút viết về huyền thoại 007.
Bà nói thêm: Có nhiều chi tiết tương đồng giữa James Bond và Yeo-Thomas như cả hai đều bay bướm với phụ nữ và có những cuộc phiêu lưu ly kỳ.
Nói rõ hơn, Sophie Jackson nhắc nhở, cứ mang hoạt động tình báo của Yeo-Thomas ra so sánh với hoạt động của James Bond trong tiểu thuyết thì thấy nhiều việc tương đồng.
Nổi bật nhất là khi Yeo-Thomas lọt vào tay Gestapo và bị tra khảo bằng đủ cực hình thì có khác gì trong tiểu thuyết Casino Royale của Fleming kể lại cảnh James Bond bị tra tấn dã man khi lọt vào tay đối thủ.
Trong một điệp vụ trước đó, trên chuyến xe lửa tốc hành Lyon tới Paris, Yeo-Thomas tình cờ ngồi bên cạnh trùm Gestapo Đức quốc xã Claus Barbie. Ngồi ở vị trí cuối cùng trong toa hàng ăn, Thỏ trắng giật mình khi thấy người ngồi bên cạnh là chỉ huy Gestapo. Đúng vào lúc Gestapo đang lùng sục Yeo-Thomas, nhưng điệp viên Anh vốn nói tiếng Pháp rất sõi, đã chuyện trò tự nhiên với Barbie và đóng vai một người ủng hộ việc Đức chiếm đóng Pháp.
Cuộc gặp gỡ này có khác chi một cảnh trong From Russia With Love, trong đó James Bond trên chuyến tàu Orient Express đã dùng bữa tối với một điệp viên thù nghịch.
Thực sự, nhiều kỹ thuật gián điệp và phản gián mà Yeo-Thomas sử dụng để thoát hiểm, sát nhân hay lẩn tránh kẻ thù như ẩn mình trong xe tang hay nhảy từ trên tàu xuống, hoặc được máy bay câu lên cứu nguy, cũng tương tự như hành động của Bond trong tiểu thuyết sau này.
Một lần Yeo-Thomas nhử kẻ thù tới Paris Bridge và ẩn mình chờ đợi. Khi kẻ thù đuổi tới, Yeo-Thomas đã tấn công địch bằng quyền thuật và bắn chết đối phương ở cự ly gần, sau đó vức xác xuống giòng Seine.
Yeo-Thomas nổi tiếng là có khả năng giết người bằng tay không. Vào năm 1920, ông ta tình nguyện tham gia vào quân đội Ba Lan chống lực lượng xâm lược Nga, ông ta thoát khỏi nhà ngục của Nga bằng cách bóp cổ chết một lính gác. Những thủ đoạn đã kể ta có thể dễ dàng gặp ở James Bond trong truyện của Fleming cũng như trong phim ảnh.
Sophie Jackson cũng tin rằng tích cách của Bond có cốt cách của Yeo-Thomas. Điệp viên thực thụ trong đời đẹp trai và có khả năng quyến rũ nữ giới và trong cuộc sống riêng tư của ông đầy những bóng hồng vào ra. Trước chiến tranh, ông ta từng làm việc tại một cửa hàng thời trang ở Pháp và nổi tiếng là chàng trai đa tình rất mực.
Tuy nhiên, Yeo-Thomas không hề lập gia đình, kể cả với người tình thắm thiết như Barbara chỉ vì ông ta không thể ly dị bà vợ Lillian, lúc đó sống trong vùng Đức chiếm đóng.
Sau chiến tranh, Yeo-Thomas bị khủng hoảng tinh thần và bệnh hoạn do sau những năm vào sinh ra tử và căng thẳng thần kinh. Tình trạng này có khác chi khía cạnh mà nhà tiểu thuyết mô tả về Bond có lúc rơi vào tư tưởng hắc ám (darker) và tinh thần rối loạn (psychologically troubled), có thể khác với Bond trong phim ảnh lúc nào cũng lạc quan và vui tươi.
Yeo-Thomas qua đời vào tuổi 62 vào năm 1964, còn James Bond thì bất tử đối với người nghiện phim gián điệp.
Chu Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét