Theo tích xưa, Ngọc Hoàng trên trời cũng uống rượu, thế nên mới có chuyện các tiên nữ lỡ tay làm rơi chén ngọc bị đày xuống trần gian làm người. Các đệ tử Lưu Linh cũng có thể coi mình là ông Trời con vì có câu: Hiu hiu gió thổi đầu non, mấy thằng cha uống rượu là con ông Trời.
Rượu bia đã có lịch sử từ sáu ngàn năm trước tại Ai Cập. Chữ “cồn” – alcool tiếng Pháp, alcohol tiếng Anh- có nghĩa là làm cho êm dịu. Chữ “spirit” nghĩa là linh hồn cũng được dùng cho chất nước lên men này. Các danh từ như sâu rượu, bợm rượu, con gái rượu, túy ngọa, túy ca, túy quyền… được xài thường xuyên. Tương truyền vua Kiệt đổ rượu thành ao rồi cho thuyền đi lại trên ao để ngắm cảnh. Vua cũng cho dùng bã rượuđắp thành núi để mong thấy bảy ngôi sao Bắc Đẩu trên trời. Rượu luôn có trong các lễ nghi phong tục Việt Nam, người ta thường mời nhau: Xin vui lòng đến dự tiệc Rượu, chung vui cùng gia đình chúng tôi. Uống thì say, say xỉn mức độ vàảnh hưởng như thế nào, mời bạn cùng tôi “tiêu khiển một vài chung lếu láo”(thơ Cao Bá Quát) nhé.
Đầu tiên là chuyện say trong lịch sử Việt Nam: Vua Đinh Tiên Hoàng vì say rượu đã bị Đỗ Thích ám sát lúc đang ngủ. Kế tới là vua Lê Long Đỉnh khi lâm triều phải nằm vì tiệc tùng rượu chè quá sức, nên được gọi là Lê Ngọa Triều. Long Đỉnh rất ác, chẳng hạn tìm vui khi róc mía trên đầu nhà sư, rồi giả bộ lỡ tay hạ dao vào sọ. Sử ghi rõ Lê Ngọa Triều chết năm 24 tuổi vì say mê tửu sắc.
Đời nhà Lý chấm dứt với Lý Huệ Tôn năm 1225 khi nghe lời em vợ là Trần Thủ Độ, truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng. Cô bé công chúa được dạy nhường lại ngôi cho chồng là Trần Cảnh mới tám tuổi. Trước cơ đồ ngả nghiêng, Huệ Tôn say sưa điên dại rồi tàn đời trong tăm tối.
Riêng nhà Trần đã đểlại những trang sử vẻ vang đánh bại quân Tàu xâm lược, nhờ tinh thần đoàn kết và cũng nhờ nghe theo hịch Trần Hưng Đạo: Chén rượu ngon không làm cho giặc say chết, một số dân đã theo lời khuyên đó bỏ rượu để lo chiến đấu.
Đến thời Pháp thuộc, toàn quyền Doumer ép ta uống rượu theo chiến dịch mê dân và ngu dân để làm hại thể xác lẫn tinh thần. Nhà yêu nước Phan Bội Châu lúc đó đã bày tỏ uất ức: Rượu ta nấu nó cho rượu lậu, muối ta làm nó bảo muối gian. Cũng may 100 năm nô lệ giặc Tây rồi cũng qua.
Một trong Ngũ giới của Phật giáo mà Phật tử phải tránh là không được uống rượu. Với đạo Công Giáo, có thể uống rượu nhưng không được say sưa. Phép lạ đầu tiên Chúa Giêsu làm là hóa nước thành rượu trong tiệc cưới tại Cana. Buổi tiệc cuối cùng của Chúa theo tục lệ Do Thái cũng có rượu và sau này trong các Thánh Lễ, người tín hữu Công giáo tưởng nhớ việc Chúa chết qua nghi thức truyền phép của Linh Mục để bánh rượu thành thịt và máu Chúa.
Qua thơ văn xưa, Lý Bạch được coi là thi tiên, ông say rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối. Lưu Linh đời Tam Quốc cũng được nhắc đến nhiều với tài uống hàng trăm chén mà không say. Lưu Linh là bạn chí thân với Trương Tịch. Tịch cũng thường uống say khướt vì cho rằng cuộc đờiđáng chán, công danh sự nghiệp chỉ là phù vân. Chẳng biết có phải nhờ uống nhiều rượu quý hay không, mà Trương Tịch có đôi mắt rất lạ: khi tiếp người quân tửthì mắt ông xanh đen; khi gặp người tầm thường đáng ghét thì mắt ông toàn tròng trắng. Những mồi nhắm của các vị này là thịt rồng, thịt phượng: “Phanh long, bào phượng ngọc chi khấp” (Hãy xẻ thịt rồng, nướng thịt chim phụng cho mỡ trắng như ngọc trong nồi phải khóc than), riêng thời nay người ta biết chế biến nhiều món mồi nhậu rất khoái khẩu. Thế nhưng nếu thiếu mồi cũng chẳng sao, như lúc ở rừng có thể rút dao quắm rồi liếm lưỡi dao để lấy mùi tanh mà cạn ly. Hoặc có khi chỉ cần trái khế, miếngổi, lát chuối xanh rồi làm hớp rượu cũng “đã” lắm! Trước khi uống rượu phải cụng ly chúc tụng nhau, người nhỏ tuổi không nên đưa chén rượu của mình cao hơn người lớn tuổi để tỏ lòng kính trọng.
Trong bài Lạc nhật, Đỗ Phủ đã ca tụng thần ma men:
Rượu kia ai chế ra mày
Uống xong một cuộc tan ngay nghìn sầu.
Sầu tan, nhưng có khi mất mạng như Trương Phi vì say xỉn mà để thành Từ Châu lọt vào tay Lữ Bố, rồi cũng do say mà họ Trương bị kẻ yếu sức hơn mình cắt mất đầu thật đáng tiếc.
Trong chuyện chưởng Kim Dung, hầu như nhân vật nào uống rượu cũng đều có tâm hồn phóng khoángnhư Lệnh Hồ Xung, Kiều Phong, Hồng Thất Công, Đan Thanh … Đoàn Dự khi đi tìm Vương Ngọc Yến, thấy Kiều Phong ngồi uống rượu ở Tùng Hạc lâu nên chung chén rồi kết thành huynh đệ. Bang chủ Hồng Thất Công do ham nhậu nhẹt nên bị Hoàng Dung lừa phải truyền Thập bát chưởng cho Quách Tĩnh. Ngay cả một tên dâm tặc như Điền Bá Quang cũng đãlên đỉnh Hoa Sơn cùng đối ẩm với Lệnh Hồ Xung, ly rượu của họ lúc này là phương tiện để tỏ ra ý hợp tâm đầu. Nhưng thật ra tình nghĩa mới là quan trọng chứ không phải vì chất rượu, như Kiều Phong trong Lục Mạch Thần Kiếm ngồi tại quán nghèo không có rượu, nghe A Châu thổ lộ tâm nguyện suốt đời muốn theo mình, ông thật sự cảm động nâng chén không lên cao, ngửa cổ thưởng thức chén tình nồng, và có lẽ ông đã say dù không giọt rượu.
Trong văn chương Việt Nam, nàng Kiều của cụ Nguyễn Du đã phải hầu rượu vì cái ghen của Hoạn Thư:
Vợ chồng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi
Thúc Sinh đau lòng lắm, uống rượu với Hoạn Thư mà ngậm đắng nuốt cay chẳng làm được gì để bảo vệ Thúy Kiều. Điều này làm tôi nghiệm lại chuyện nhiều ông ngon ngọt tán gái rất hay, nhưng thực tế khi đụng chuyện thì khép re, sợ vợ chẳng dám lên tiếng cho tình yêu. Vậy các chị, các em nhớ cẩn thận đừng nghe lời dụ dỗcủa những ông có vợ nhé, mà nếu “chửa vợ”thì cũng phải coi chừng, chớ khá hiến thân trước khi chín chắn “nắm đằng chuôi”!
Kim Trọng sau khi tái hợp với Thúy Kiều, đã bất chấp những thành kiến để cùng nàng chung sống chuỗi ngày hạnh phúc:
Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên…
Riêng nhà thơ Nguyễn Công Trứ thì vui vẻ tuyên bố:
Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu ta còn say sưa
Thi hào Nguyễn Khuyến biết rõ chính mình hơn ai hết:
Hé miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang!
Khi nghe tin bạn là cụ Dương Khuê từ trần, Nguyễn Khuyến đã khóc:
Rượu ngon không có bạn hiền…
Thật vậy, uống rượu mà không có bạn bên cạnh thì ly rượu nhạt nhẽo không mùi vị gì.
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
Rượu đến gốc cây ta sẽnhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Thi sĩ Tản Đà đưa ra triết lý sống:
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Và ông tự bào chữa cho mình:
Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thì hưvậy, say thì cứ say,
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười?
Tác phẩm đầu tay của Vũ Hoàng Chương là tập Thơ Say xuất bản năm 1940. Họ Vũ không cần trăng để say như Lý Bạch:
Không trăng có hề chi!
say sưa tràn miệng cốc
Hoặc:
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai?
Tuy hỏi vậy nhưng ông vẫn uống dù không có nàng bên cạnh, rồi ông “quắc cần câu” mà than rằng“đất trời nghiêng ngả mà thành sầu không sụp đổ”.
Một sốnhà thơ, nhà văn thường phải mua chịu rượu, sổ nợ là cái cột nhà, mua một lít gạch một nét, gạch nát cả gốc cột như nát cả tâm can mà nỗi buồn vẫn chưa cạn, ấy vậy mà vẫn không bỏ được tật ham uống.
Riêng hơi rượu trong thơ Hàn Mặc Tử thì khác lạ:
A ha hả! Say sưa chê chán đã
ta là ta hay không phải là ta?
….hồn vội thoát ra khỏi bờ trí tuệ
Trong Mê Hồn Ca của Đinh Hùng, thơmang một âm điệu quyến rũ lạ lùng:
Ta bắt em cười nói, bắt em say…
Ôi! Ly rượu em dâng toàn huyếtđỏ
Rồi tới Cung Trầm Tưởng trên nước Pháp mộng mơ:
Mùa Thu Paris,
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ,
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly…
Ôi vị của rượu gồm đủ cả những chua, chát, đắng, ngọt của cuộc đời, như đàn bà với đủ sắc thái hờn ghen, giận dỗi, âu yếm, nũng nịu làm chơi vơi bao đấng mày râu, một nỗi đau dịu dàng, muốn bỏ mà không bỏ được.
Nhà thơ Thâm Tâm đã nhủ lòng:
Người đi! Ừ nhỉ, người đi thực …
Em thà coi như hơi rượu cay
Nguyễn Vỹ cũng đã nói lêncái uất hận của mình:
Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa …
Mẹ cha cái kiếp làm thi sĩ!
Riêng Nguyễn Bính uống say và đãthấy:
Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy
Anh uống cả em và uống cả
Một trời quan tái mấy cho say…
Trong nhạc thì có lẽ ai cũng thuộc bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi.. Tết mà thiếu rượu, thiếu lời chúc Xuân thì còn gì là Tết. Nhạc sĩTrịnh Công Sơn trong Phôi Pha cũng thú thật: Chén rượu cay một đời tôi uống hoài. Có lẽ ông uống hoài để quên đi lầm lẫn lớn của đời mình là theo Cộng Sản, mà nhiều lần tỉnh rượu ông đã thất vọng tràn trề phải an ủi chính mình: Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng! Hãy nghe triết lý của Giao Tiên trong nhạc phẩm Say mà rất nhiều ca sĩ đã hát: Uống rượu mà không say nào hay. Xin mời anh nâng ly cùng tôi. Nào ta cùng uống…
Bây giờ tôi xin điểm qua vài chai rượu mắc nhất thế giới, như Vodka Diva – Giá hơn $1 triệu đô Mỹ, trông giống như một lọ nước hoa. Rượu được chưng cất đặc biệt, lọc qua các loại đá quý, vỏ chai cũng chạm ráp kim cương ngọc thạch lấp lánh quyến rũ.
Mắc hơn là chai Cognac Henri IV Dudognon khoảng hai triệuđô Mỹ. Rượu phải 100 năm tuổi, rồi ủ trong thùng sấy khô không khí 5 năm trước khi sử dụng. Vỏ chai được nhúng trong vàng và bạch kim kèm với 6500 viên kim cương chạm trổ. Uống ly cognac này vào bảo đảm tối tăm mặt mũi, trời đất lăn quay vì không biết kiếm đâu ra tiền để trả nợ.
Một vài kỷ lục khác là dân Cuba đã cho trình làng ly cocktail Daiquiri khổng lồ 275 lít.
Một trong những chai rượu whisky lớn nhất do hãng Glenturret làm nhân dịp kỷ niệm 107 năm công ty thành lập cao 1.7 mét, nặng 50 ký, chứa trên 200 lít rượu.
Bia Vieille Bon Secourslà là loại bia mắc nhất hiện nay, bán tại Bierdrome ở thủ đô Luân Đôn. Chai biarất to, 10 nămtuổi, khoảng một ngàn đô Mỹ một chai. Mua chai này về phải mời bạn bè anh em đến uống chung, chứ một mình không biết có xơi nổi 12 lít không?
Bia Samuel Adam’s Utopias mắc thứ hai, với nồng độ là 25%, trong khi các bia thông thường chỉ 5%. Kỳ lạhơn là bia làm từ tinh hoàn con bò của hãng Wynkoop ở Mỹ có tên Rocky Mountain Oyster Stout, uống vào có lẽ sẽ mạnh như… bò!
Công ty rượu tại Đức mang tên G-Spirits gần đây đã cho ra mắt một sản phẩm rượu được đổ xuống ngực của các phụ nữ trẻ đẹp trước khi đóng chai.
Alexa Varga – một cô gái gợi cảm được giải trong cuộc thi Playmate of the Year 2012 – Hungarylà một trong 3 người mẫu xinh đẹp sẽ đổ rượu lên ngực của mình. Chai rượu Tửu Sắc hòa hợp này giá chỉ khoảng 150 đô Mỹ, bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, nếu bạn muốn thử thì dễ thôi phải không? (Xin nhớ cho biết hương vị ra sao)
Sách Guinness cũng ghi nhận bộ sưu tập rượu vang và champagne lớn nhất thế giới cho bà Sophia Vaharis, ở Athens Hy Lạp với hơn 15 ngàn loại rượu khác nhau.
Chai rượu vang Screaming Eagle Cabernet đời 1992 đã được bánđấu giá nửa triệu đô Mỹ tại California vì mục đích từ thiện.
Chai rượu vang Screaming Eagle Cabernet đời 1992 đã được bánđấu giá nửa triệu đô Mỹ tại California vì mục đích từ thiện.
Những chú bò Pháp đang phê vì được uống hai chai rượu vang đỏ mỗi ngày nhằm tạo ra loại thịt bò ngon nhất châu Âu qua công nghệchăn nuôi Vinbovin.
Một cuốn sách vừa xuất bản có tên “Những hầm rượu đẹp nhất thế giới” cũng bán rất chạy.
Tại Luân Đôn nước Anh, chai bia Lowebrau còn sót lại sau tai nạn nổ khinh khí cầu Hindenburg – Đức năm 1937 đã được bán với giá $16,000 đô, coi như chai bia mắc nhất thế giới. Tại Tustin – Mỹ, quầy rượu Auld Dubliner Irish đã làm ra một chiếc ly cao gần 2 mét rưỡi để đựng 1500 lít bia.
Vỏchai rượu hiệu Chambord mắc nhất thế giới khoảng 2 triệu đô vì có gắn 1100 viên kim cương quý, làm với mục đích quảng cáo cho Tuần lễ Thời trang Luân Đôn.
Đã có quán rượu làm bằng băng nước đá ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Mặc dù nhiệt độ bên ngoài lên tới hơn 30 độ C, những du khách vào quánđều phải mặc áo ấm bởi nhiệt độ bên trong lạnh tới -5 độ C. Toàn bộ những thứtrong quán rượu cũng đều làm bằng nước đá như bức tường, quầy, bàn, ly uống rượu… Chúng tôi ở Canadamùa đông lạnh buốt, chẳng cần trả tiền cũng được cảm giác uống rượu trong băng giá này, như vậy cũng không nên than phiền phải không bạn?!
Theo An Ninh Thế Giới, một chuyện khá hy hữu đã xảy ra khi Chủ tịch Quốc hội Bỉ quyết định hủy buổi ăn trưa với pháiđoàn ngoại giao Iran, khi bên Iran từ chối không uống rượu mà cũng không muốn thấy rượu trên bàn tiệc. Đối với người Hồi giáo uống rượu là một trong nhữngđiều cấm kỵ, do đó Iranđã yêu cầu Bỉ tôn trọng tín ngưỡng của họ. Nghĩ cũng lạ, không uống thì đểngười khác uống, mình muốn người khác theo quy luật mình, nhưng chính mình lại không tôn trọng thói quen sở thích của người khác, ngoại giao như vậy có khôn ngoan không?
Theo Guiness thế giới, Steven Petrosino đã chiến thắng cuộc thi khi uống cạn 1 lít bia chỉ trong vòng 1.3 giây. Tài thật, cho tôi đổ bia xuống ống cống cũng chưa biết có nhanh được như vậy hay không!
Loại bia mạnh nhất 55độ được bán với giá 765 đô, có tên là The End of History (Tận cùng của lịch sử).
Một người đàn ông Trung Hoa đã tạo ra kỷ lục đặc biệt khi lái chiếc xe hơi trên hai hàng vỏ chai bia dài hơn 60 mét trong hơn 8 phút.
Tháng 6 năm 2010, John Evans đã làm thành chuyện lạ khi giữ thăng bằng được với 237 ly đầy bia trên đầu.
Mới đây lễ hội bia lớn nhất thế giới Oktoberfestđã chính thức khai mạc vào ngày 22.9.2012 tại thành phố Munich (Đức) và kéo dài suốt 16 ngày, thu hút hàng triệu lượt người từ khắp thế giới tham dự.
Lễ hội Oktoberfest lần đầu tiên được tổ chức cách đây 202 năm, và đã phát triển rộng tại Trung Hoa, Ba Tây, Canada, Mỹ, Nga và Úc.
Riêng tại Kitchener/Waterloo, Canada những năm vừa qua đã có sự góp mặt của cộng đồng Việt Nam tại lễ hội Bia này. Cờ Vàng và các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa cũng như giới trẻ đã góp mặt trong buổi diễn hành Oktoberfest với xe hoa hình cô gái Việt ba miền, làm hãnh diện người Việt tị nạn tại Canada.
Bacardi là loại rượu Rum sử dụng hình con dơi làm logo vì Rum làm từ mía, mà dơi có công diệt các côn trùng làm hại mía.
Cocktails là thức uống rất phổ biến trên thế giới, do pha chế các loại rượu và nước trái cây chung với nhau theo các công thức đặc biệt, vừa ngon ngọt vừa nghệ thuật với các tên hấp dẫn như Angel’s Kiss, Sex on the beach (Cái hôn của Thiên thần, Yêu nhau trên biển) … Ly đựng cocktails cũng phải đẹp và đúng, thí dụ không thể lấy ly cao của Singapore Sling mà đựng cho Daiquiri được. Sambuka phải rót trong chung cao và nhỏ, trước khi uống đốt lửa trên mặt rồi lấy ống hút cả lửa và rượu vào cho ấm cõi lòng. Cái đặc biệt của rượu cần, rượu Sake chắc ai cũng đã biết.
Mới đây hãng Coca-Cola đã bị tố cáo là có pha rượu vào coke dù dung lượng rất nhỏ, tuy nhiên hãng đã đính chính rằng nếu có – thì rượu này được phát sinh sau quy trình sản xuất, chứ công ty không hề có chủ ý pha rượu vào coke, chứng minh hùng hồn là vài loại trái cây cũng có chứa sẵn một lượng rượu thiên nhiên, đâu có ai “quởn” mà thêm rượu vào!
Uống chút rượu vang khi ăn tối sẽlàm dễ tiêu, tốt cho sức khỏe. Hải Thượng Lãn Ông đã khuyên “Bán dạ tam bôi tửu, lương y bất đáo gia”nghĩa là nửa đêm uống ba ly rượu, thầy thuốc không phải đến nhà. Ly này là cái chung bé xíu, không phải ly cối to tướng đâu bạn nhé! Vợ ông Tô Ðông Pha được tiếng là hiền đức cũng vì đã biết để dành vò rượu ngon đem ra thết đãi bạn bè. Thế nhưng uống quá độ sẽ hại cho sức khỏe và tinh thần rất nhiều. Nhiều ngườiđã say sưa đánh vợ đợ con, tuyên bố lung tung mất lòng nhiều người, hay ít nhất lái xe bị phạt, có khi mất bằng lái hoặc ngồi tù vì “drink & drive”. Cái chết bất ngờ trong bồn tắm của nghệ sĩ nổi tiếng Whitney Houston vì ma túy và rượu có lẽ ai cũng xót xa. Ca sĩ người Anh Amy Winehouse cũng rơi vào cảnh nghiện ngập và mất mạng vì ngộ độc rượu. Tại Mỹtừ năm 1920 tới 1933 luật pháp đã cấm uống rượu, bán rượu vì những tiêu cực của say xỉn.
Bạn tôi sau đám cưới mua vé đi hưởng tuần Trăng Mật, được bao ăn uống thả cửa. Anh chị có thích rượu đâu, nhưng thấy rượu “free” không uống cũng uổng nên làm vài ly cho vui. Vui thì vui thật, nhưng uống vào lơ tơ mơ không nhớ mình đã làm gì, chỉ biết là sau khi honey moon về bị bể kế hoạch hóa gia đình – thất kinh nàng chửa – làm chương trình học thêm và để dành tiền mua nhà bị tan tành vì phải lo cho con nhỏ. Anh chị này tức những ly rượu free đó quá sức.
Cũng có chuyện ngụ ngôn kể rằng anh kia bị quỉ dữ đòi mạng, thấy anh van xin khẩn thiết quỉ đồng ý tha nếu anh chọn một trong ba điều kiện: uống rượu, đốt nhà hoặc giết vợ. Dĩ nhiên anh ta chọn uống rượu vì xem như dễ dàng vô hại. Tiếc thay khi uống quá say không làm chủ được mình, anh đã cãi nhau với vợ, nóng giận đốt nhà rồi giết luôn cả vợ. Khi tỉnh rượu thì đã muộn, hối hận cũng không kịp.
Câu chuyện khác kể nhóm người có “máu mặt” trong làng tổ chức họp mặt đón Xuân, ai cũng phải mang theo chai rượu quý cùng đổ vào chum lớn để chia sẻ. Một ông mánh mung quyết định tráo nước lạnh vào, như thếchum rượu sẽ nhạt đi một chút nhưng ông ta sẽ còn rượu quý để uống riêng. Ngày khai tiệc, ai nấy tái mặt vì tất cả chất uống trong chum chỉ là nước lã, vì ai cũng tính toán như ông kia muốn để dành rượu thật cho mình. Thì ra nếu bạn muốn uống rượu, bạn phải cho rượu; muốn đón nhận điều tốt từ người khác, chính bạn phải mang hạnh phúc cho họ trước.
Trong Gia Huấn Ca Nguyễn Trãi đã viết:
Đua chi chén rượu câu thơ
để căn dặn chúng ta đừng tranh đua say sưa làm hại gia đình. Goethe – đại văn hào Đức vào thế kỷ 19 nhận xét: “Nhân loại có thể đạt tới những thành tựu vô song nếu tỉnh táo hơn, không uống rượu”. Jack London- nhà văn Mỹ cũng đã viết: Thật khủng khiếp, rượu thọc bàn tay vào để tha hóa tâm hồn, không còn sót lại một chút gì cao thượng, tinh hoa trước đây cả. Về mặt sức khỏe, rượu làm xơ gan, chảy máu dạ dày và nhiều bệnh thần kinh khác. Biết bao triệu người đã chết vì rượu. Rượu không màu nhưng làm đỏ mặt mũi và làm đen danh dự.
Ca dao Việt Namcó câu:
Ở đời chẳng biết sợ ai
Sợ người say rượu nói dai nói khùng
Đó là còn chưa kể đến những thủ thuậtxấu đang được áp dụng tại Tàu và Việt Nam đểthêm lợi nhuận mà làm ngộ độc chết người, nhưdùng phân đạm để ủ men rượu cho nhanh hơn, dùng thuốc trừ sâu chấm vào để tăng nồng độ,thậm chí còn có cả công nghệ sản xuất rượu đế bằng cồn khô methynol pha vào nước để có rượu bán với giá rẻ. Xã hội ngày nay lừa đảo dối gian, đạo đức không có, người cầm quyền chỉ biết thủ lợi, say máu, say danh lợi bán nước hại dân, chẳng biết rồi đây dân tộc sẽ đi về đâu.
Hiện nay, thống kê cho thấy dân tại Việt Nam đã uống nhiều bia rượu nhất nhì thế giới, có lẽ vì khí hậu quá nóng, mà cũng vì quá chán chế độ, bất lực trước thời thế muốn buông xuôi. Nhưthế nhà nước lại càng mừng, càng say xỉn tìm quên họ càng dễ cai trị, ngu gì mà giáo dục sửa đổi!
Lúc còn ở trung học, tôi đã thích và thuộc bài thơ Hồ Trường của Nguyễn Bá Trạc, âm hưởng và nỗi niềm của tác giả khiến tôi suy tư mãi. Bây giờ tóc đã phai màu, tôi vẫn thích và thuộc bài thơ này, nhưng tâm tư có nhiều thay đổi. Đã 30 năm lưu vong, gần 40 năm mất nước, trên 50 tuổi mà vẫn chưa làm được chút gì cho quê hương. Người đồng cảm hiểu mình, nặng nợ nước non còn được bao nhiêu? Mà có còn thì cũng đã làm được gì, thực tế vẫn mãi quá khó khăn, tàn nhẫn. Nhiều đêm trăn trở thương dân, giận mình thân nữ nhi yếu đuối tài hèn, muốn khóc mà không khóc được, muốn uống cho quên sầu mà cũng không biết uống! Thôi thì cũng như Kiều Phong, tôi xin nâng ly trống mà hỏi bạn rằng:
Trời đất mang mang ai người tri kỷ,
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường!
Ta biết rót về đâu?
Tôi cũng ước rằng:
Có rượu Trung Sơn cho ta uống
Tỉnh ra hỏiđã thái bình chưa?
Thật vậy, phải chi có rượu Trung Sơn uống vào đểsay rồi thức giấc được thấy cuộc sống bừng dậy tươi đẹp, thấy thanh bình yêu thương triển nở trong hồn người, khi ấy tôi chắc cũng ráng tập uống để bên ly rượu đỏ tràn trề, hân hoan chia sẻ niềm vui của ngày Hội lớn.
Nguyễn Ngọc Duy Hân
Ðặc trưng phụ nữ Việt qua nét vẽ Thái Tuấn
Viên Linh
Nhân dáng người phụ nữ Việt Nam qua tranh của họa sĩ Thái Tuấn thường khiến người thưởng ngoạn như tôi có cái cảm tưởng mình có quen biết với người mẫu, hay quen biết với người trong tranh, dù người đó là cô thiếu nữ mặc yếm vươn cao cả hai tay để đỡ trái dưa đỏ đội trên đầu, trong tấm “Quả Dưa Ðỏ,” hay người đó là thiếu phụ mặc váy đen, đầu chít khăn, ngồi trên chiếc đòn gánh gác trên hai chiếc khảm đặt giữa đường, trong tấm “Trạm Nghỉ Chân.”
“Quả Dưa Ðỏ,” sơn dầu 92x73cm, tranh Thái Tuấn (1918-2007). |
Người viết đồng ý với nhận xét của một số thân hữu thường lui tới các phòng tranh, các tòa soạn báo chí văn nghệ: họa sĩ làm nổi bật đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam qua nét vẽ là Thái Tuấn. Làm sao để giải thích tường tận được đặc trưng này của Thái Tuấn?
Trên toàn thể, tranh Thái Tuấn ít màu, ít nét. Nếu có một quan niệm gọi là tổng thể, (chữ của nhà nghiên cứu triết sử Phạm Khắc Hàm), thì quan niệm ấy dùng để chỉ tranh Thái Tuấn là xác đáng nhất. Trong tuyển tập “Câu Chuyện Hội Họa 1966-2006” (1), họa sĩ Thái Tuấn từng viết rằng người ta đọc thơ văn, nghe âm nhạc, thì phải đọc và nghe từ tốn, từ dòng trên xuống dòng dưới, từ nốt trước tới nốt sau, mới nắm bắt được câu văn, vần thơ, điệu nhạc, khác hẳn sự thưởng ngoạn một bức tranh. Với bức tranh, người ta chụp nó tất cả bằng cái nhìn đầu tiên, (nhiều cảm tính) là thích hay không thích, rồi mới nói tới chuyện chi tiết (khi lý trí đã xen vào cái nhìn). Với ý nghĩ ấy, người ta hiểu được rằng Thái Tuấn quan niệm tạo không khí cho bức tranh quan trọng hơn là vẽ hoa lá cành, cũng như vẽ mây và ánh trăng quan trọng hơn là vẽ chính mặt trăng. Trong một lá thư riêng cho tôi, ông viết: “Tôi vẫn cho hình khối là chính, màu sắc không quan trọng.” Một họa sĩ nói như thế, cũng tương tự một người làm thơ, chẳng hạn như tôi vẫn nói: “Âm ngữ là chính, vần điệu không quan trọng.”
Trước mặt người viết có mười tấm tranh Thái Tuấn vẽ phụ nữ, thì chín bức không vẽ mũi, chỉ có trong bức tranh vẽ bán diện người nữ, là có hình thể của chiếc mũi, hình thể chứ không phải đường nét, vì cái nền màu xanh của tấm tranh đã khiến cái khoảng trắng của khuôn mặt để lộ ra hình thể của cái mũi. Họa sĩ đã tránh tối đa việc vẽ chi tiết bằng các đường nét. Ông còn viết rằng ông vẽ cả “sự duyên dáng của phụ nữ Việt Nam,” như những dòng chữ sau đây: “Vì tôi coi như bức này là bức tranh tôi vẫn ao ước. Ít màu, ít nét. Khoảng trống bao la. Ðể nhờ chiếc áo dài tuyệt đẹp nói hộ sự đoan trang về tâm hồn sự sâu sắc nên thơ của mọi người nữ Việt Nam. Chiếc áo dài của ta, lạ lắm. Khi người đà bà mặc vào, lúc đi lúc đứng lúc ngồi, nằm, mọi đường nét của chiếc áo chuyển động tạo nên những đường nét khác nhau vô cùng duyên dáng. Chẳng cần phải vẽ thêm màu mè, hoa lá.” (2) Ngoài chiếc áo dài, Thái Tuấn còn vẽ những người mặc yếm, mặc váy, phụ nữ với quang gánh, hay với chiếc nón. Mái tóc của phụ nữ Việt là hình ảnh thường thấy trong tranh của ông, tóc buông dài sát đất, tóc cuốn trong khăn vấn quanh đầu, hay búi tóc. Môi miệng mắt thường chỉ là những cái gạch rất nhỏ, ít khi được vẽ nguyên hình. Một nhà thơ trong nước khi tới thăm Thái Tuấn ở Orleans, Pháp, nhận xét rất rành mạch về phụ nữ trong tranh ông: “Có lúc người ta như quên rằng mình đang ở trên đất Pháp bởi cuộc hội ngộ cùng những người phụ nữ thuần Việt với áo tứ thân, thắt lưng bao, yếm sồi, khăn vành dây, với đôi bồ, chiếc lu đựng nước, chiếc gáo dừa, chiếc chõng tre… Việt Nam, vâng, một Việt Nam từ tận đáy tâm hồn. Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tranh Thái Tuấn là một cái đẹp thùy mị, trong ngần riêng tư của mình.” (3)
Họa sĩ Thái Tuấn nhiều lần xác nhận ông chỉ học hội họa có một năm tại Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương ở Hà Nội, còn là tự học, tự nghiên cứu. Có lẽ chính sự tự học này đã khiến ông viết ra thành bài, thành chữ, những gì ông biết, và ông trở thành một họa sĩ viết nhiều nhất về hội họa. Cuốn tiểu luận kiêm tùy bút của ông dầy 170 trang khổ lớn, đó là chưa kể những bài đăng báo thất thoát không tìm lại được trong khoảng 40 năm cầm bút, từ 1966 tới 2006. Ông sinh ngày 11 tháng 9, 1918 tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm (con phố có nhà pha Hỏa Lò), Hà Nội. Lúc còn thơ ấu ông sống giữa cỏ cây, thiên nhiên, vì theo Ý Nhi, cha ông là một chuyên viên canh nông, làm việc ngay trong vườn Bách Thảo của thủ đô, rồi sau lại theo cha lên sống ở thành phố Tuyên Quang miền thượng du Bắc Việt. Khoảng thời gian này có thể là lúc màu xanh của cây của lá của trời, xanh nhạt và xanh xám, xanh đen, hiện ra trong tầm mắt ông thường xuyên và ở lại mãi mãi sau này, để hiện lên trên những bức tranh, làm nền cho những bức tranh, làm khoảng trống cho những bức tranh, làm thành không gian Thái Tuấn.
Trở về đề tài người phụ nữ của Thái Tuấn, tôi từng nhận được một số tranh vẽ phụ nữ mà ông gửi cho, trong có một tấm khỏa thân màu, và hai ba bài thơ của ông, trong có cả thơ nghịch ngợm. Những tấm tranh đẹp sau này về phụ nữ, nhiều tấm ông vẽ cô con dâu Ngọc Châm, vẻ đoan trang thùy mị như Ý Nhi viết. Khi bà vợ qua đời, ông làm bài thơ “Gửi Em” năm 2002. Ba năm sau ông gửi bài thơ cho tôi: “Gửi anh bài thơ tôi làm tặng bà xã tôi (đã bước vào cõi tiên 3 năm rồi). Và bức tranh mới. Nhớ lại Tết gặp nhau, thật vui. Chúng ta một lũ, không đủ khôn lanh chuyện đời. Trí óc theo mây theo gió coi đời chuyện gì cũng là trò chơi bày đặt ra cho đỡ buồn. Anh cứ thong dong mà chơi.”
Gửi mây mớ tóc của nàng,
Gửi đôi mày đẹp cho hàng liễu xanh.
Gửi đôi mày đẹp cho hàng liễu xanh.
“Thiếu Nữ và Quạt,” tranh Thái Tuấn. |
Biết mình không còn sống bao lăm nữa, anh trở về Việt Nam, và năm năm sau Thái Tuấn, tên thật Nguyễn Xuân Công, theo vợ từ giã cuộc đời, ngày 26 tháng 9, 2007, thọ 90 tuổi. Tro cốt anh, có tên thánh là An Tôn, an định tại nhà thờ Tân Ðịnh ở Sài Gòn, chỉ cách Xóm Yên Ðổ nơi anh từng sống với gia đình một quãng đường ngắn ngủi.
(Viết để tưởng niệm bạn già, 25 tháng 9, 2012. Tặng anh Nguyễn Xuân Sơn ở Fairport, New York. Viên Linh)
Chú thích:
1. Nhà xuất bản Văn Nghệ, Việt Nam, 2006.
2. Thái Tuấn, Orleans 2003, thư riêng cho Tà Cúc, Khởi Hành, California.
3. Ý Nhi, Một khoảng không tinh khiết, Thể thao & Văn hóa, Việt Nam, 5.2003.
2. Thái Tuấn, Orleans 2003, thư riêng cho Tà Cúc, Khởi Hành, California.
3. Ý Nhi, Một khoảng không tinh khiết, Thể thao & Văn hóa, Việt Nam, 5.2003.
Nhạc Khê Kinh Kha ** Bến Xưa Tình Sầu
This gallery contains 2 photos.
Ca Khúc BÊN XƯA TÌNH SẦU Thơ Ánh Tuyết Nhạc Khê Kinh Kha Ánh Tuyết Trình Bày Video Vọng Ngày Xanh http://www.youtube.com/watch?v=cqQHBiNWb88&NR=1&feature=endscreen
Nhạc Khê Kinh Kha * Để Yêu Em
This gallery contains 1 photo.
Ca Khúc ĐỂ YÊU EM Nhạc & Lới Khê Kinh Kha Video Dĩ Vãng Buồn http://www.youtube.com/watch?v=Z9EHwga-w8c&feature=share
Chiếc áo dài Việt Nam
LGT: Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách.
Từ Uyên
Con yêu quí của mẹ.
Mẹ vừa nhận dược email của con nói con đang phân vân không biết chọn đề tài gì cho một bài luận văn đầu niên học. Mẹ chợt có một ý nghĩ này con xem có thể dùng nó được không. Ðó là con viết về lịch sử chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam.
Theo mẹ, đề tài này có thể hấp dẫn với thầy cô giáo của con nhất là thầy cô giáo ấy không là người Việt mình.
Con có thể tìm kiếm tài liệu trên mạng, chắc có khá nhiều, nhưng mẹ cũng “gà” cho con chút ít tài liệu như mẹ được biết.
Trước hết con viết về chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam hiện nay đã khá là quen thuộc đối với thế giới và như mẹ hiểu thì nhiều chuyên gia thời trang thế giới cũng đã để ý và ngợi khen chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam.
Kế tiếp con viết về lịch sử của áo dài. Nó có từ bao giờ và theo thời gian nó đã biến đổi như thế nào. Thời trẻ cũng có lần mẹ tìm tòi xem chiếc áo dài có từ bao giờ nhưng không thấy có sách sử nào ghi lại. Chỉ từ khi có nhà họa sĩ thời trang tên là Cát Tường vào năm 1930 đã cải tiến chiếc áo tứ thân của phụ nữ Việt Nam thì chiếc áo dài bỗng trở thành đề tài khen chê của mọi giới cả nam lẫn nữ. Lý do vì Cát Tường đã “đì dai” (design) chiếc áo dài bó theo thân hình, cổ áo mở rộng ra và vai áo thì bồng lên theo như một số kiểu áo của người Tây phương. Sau đó vào năm 1934, một nhà họa sĩ khác cũng ở Hà Nội tên là Lê Phổ “đì dai” (design) lại chiếc áo dài của nhà may Cát Tường, bỏ bớt những rườm rà lai căng chỉ còn giữ cho chiếc áo dài bó vừa vặn tấm thân với hai vạt áo dài buông thả và cổ áo viền thấp hoặc dựng cao. Chiếc áo dài từ đó được giới phụ nữ thành phố nhất là Hà Nội và Sài Gòn chấp nhận dễ dàng vì nó vừa kín đáo lại cũng vừa phô bầy được nét trẻ trung thời đại.
Cho mãi tới sau khi đất nước bị chia đôi, thì ở miền Nam vào khoảng đầu thập niên 60, có hai nhà may lớn là nhà may Dung ở Ða Kao và nhà may Lê Phát trên đường Phan Ðình Phùng đã cải tiến cách may là ráp hai ống tay áo trên vai theo đường chéo (raglan). Cách may này đã hoàn toàn xóa bỏ được những nếp nhăn ở hai bên nách trước và sau theo lối may cũ. Ðồng thời vạt áo cũng phải may sao cho ôm lấy cặp đùi và chỉ còn dài hơn đầu gối một chút. Ðồng thời hai bên eo áo cũng để cho rộng hơn không bó ghì như kiểu áo cũ được cải tiến vào những năm 50. Trong khi đó cổ áo không cần phải mở rộng mà chỉ là một cái cổ dựng không cao chỉ bằng 1/3 kiểu cổ áo cũ. Cải cách này đã làm cho chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam bỗng dưng trở thành một nét đẹp vô cùng quyến rũ vì nó vừa thanh nhã, lịch sự, trẻ trung lại kín đáo vừa phải đủ quyến rũ một cách tinh khiết cho người mặc.
Cho đến nay, dù có hàng trăm các nhà kiểu mẫu thời trang “biến tấu” chiếc áo dài ra đủ mọi cách nhưng mẹ thấy chưa có kiểu áo nào có thể sánh nổi với chiếc áo dài, tay raglan, cổ dựng ngắn và vạt áo chỉ quá đầu gối một chút vào thời thập niên 60.
Qua phần lịch sử chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam hiện nay, con cũng có thể viết thêm một phần nhận định của mình về y phục của phụ nữ thời cổ theo suy đoán của mình. Trải qua gần 5 ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã có một nền văn hiến riêng biệt cho dù đã bị Bắc thuộc đến 1 ngàn năm, phụ nữ ắt hẳn phải có một lối trang phục trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lễ lạt. Dấu tích sau cùng còn lại là những bộ áo tứ thân ở miền bắc và chiếc áo bà ba ở miền Nam. Gọi là áo tứ thân vì chiếc áo được ráp bởi 4 miếng vải, hai sau, hai trước. Hai miếng trước thì để rời và thắt lại trước bụng cho gọn nghĩa là không có vạt trước. Nhưng nơi các phụ nữ quyền quí thì vạt trước vẫn có nhưng chiếc áo được may rộng để cho thật kín những đường nét trên thân thể người phụ nữ.
Bàn rộng hơn nữa, con cũng có thể viết thêm rằng sự cải cách chiếc áo dài từ chiếc áo tứ thân cho đến những chiếc áo kiểu cọ lung tung bây giờ, nó cũng phản ảnh cái nếp sống của phụ nữ Việt. Nó vừa muốn vượt thoát ra khỏi khuôn nếp cũ là tinh thần “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của xã hội phong kiến nhưng nó vẫn còn giữ được cái nền nếp mà không buông thả của người phụ nữ đã được đồng hóa với cái Ðẹp.
Mẹ chúc con viết được một bài luận văn xuất sắc theo đề tài này để sau này khi con lập gia đình có con rồi, lại sẽ chỉ dẫn cho nó.
Những Vần Thơ Đấu Tranh của Ý Nga
HOÀNG HOA THÁM
Ưu tú nhất, Đoàn Nghĩa Quân Cách Mạng
Tuổi hăm ba đã được chức Đốc Binh
Dạanh hùng, cùng con quyết tử sinh
Ý
chí lớn, xung phong vùng hiểm địa
Đánh
bền bĩ! Giặc thất kinh hồn vía
Ba
mốt năm hùng cứ miền Trung Châu
“Dục hoãn cầu mưu”**,
bí mật rừng sâu
Nội công, ngoại kích ngay trong lòng địch
Rực rỡ chiến công, lập bao thành tích
Chiếnđấu lâu dài, chiêu mộ thanh niên
Rút
quân vào rừng Thượng, Hạ bình yên
Ngấm ngầm hoạt động; tương mưu, tựu kế
Đạnđịch cạn dần, chận đường tiếp tế
*
Trí
Lệ: Tây bỏ quân dụng, quân trang
Binh
sĩ tinh luyện, tiến thoát
dễ dàng
Nhờcông tổ chức đội quân thuần thục
Tính
toán thật hay! Giặc không lương thực,
Chậnđánh xe lửa Hà Nội, Lạng Sơn
Binh
sĩ hăng say, gian khó chẳng sờn,
Tấn công các trục giao thông chính yếu…
*
Một tay kháng chiến, nghìn Tây
líu quíu
Tấm lòng yêu nước đáng kính bao nhiêu,
Càng
làm cho giặc lo sợ đủ điều,
Hiền tài, sĩ phu thêm lòng khâm phục!
*
Từ:Trí Lệ, Phủ Lạng Thương, Vĩnh Phúc,
Hay
Quế Dương, Lũng Lạt, đến Đồng Đăng,
Qua
Lạng Sơn, Hà Nội, tới Bắc Giang.v.v…
Giặc xiễng liễng với Hùm-Thiêng-Yên-Thế!
Lòng
ái quốc, chân thành như huyết thệ*
Dân
Thái Nguyên, Ấm Động, đến Hiệp Hòa,
Hay
Việt Yên, Võ Dàng, tận Chợ Gà.v.v…
Đều khâm phục cờ Cần Vương, Đề Thám!!!
Ý
Nga
LƯƠNG TÂM VÀ CHÍNH KHÍ
Viết thay những Thuyền Nhân vẫn… sống cho quê hương!
Người vượt biển đã ăn… thân đồng loại
Cả một đời nỗi ám ảnh khôn nguôi
Cả một đời nhìn ánh nguyệt mòn soi
Những xác thịt gọi lương tri tội lỗi.
Người Vượt Biển, kinh: niệm hoài không mỏi
“Tử quy”*? Rồi cũng đến lượt cả thôi!
Ba
mươi năm lòng hướng về trùng khơi
Điều tâm ước: giải oan khiên, tức tưởi.
Người Vượt Biển ôm nỗi buồn rười rượi
Nhìn
thuyền nhân biến dạng thành “Việt kiều”
Áo
gấm về, vui trên những trớ trêu
Kể vanh vách, nắn cho… tròn chỗ… méo.
Người vượt biển cười, khoe khoang, ưỡn ẹo
Phong
thánh thần bọn tà thuyết, mỵ dân
-“Mỗi đảng viên trăm mỹ nữ, cung tần…”
Chúng
hưởng thụ trên đầu dân, chễm chệ!
Người Vượt Biển trở về, tìm mưu kế
Đường nhiêu khê, không thối chí, nãn lòng
Nước suy vong, “Cùng
tắc biến,… tắc thông”**
Tìm
Mạch Nối lật cho hùng trang sử!!!
Người Vượt Biển, sáng tác bằng ấp ủ
Nhạc, thơ, văn, họa rõ nét quê hương
Kìa
xem “Trâu
nhớ ngõ, chó nhớ đường”
Người đâu thể ra đi là chấm dứt!
Bao
thuyền nhân, bao nhiêu dòng ký ức
Chờ ai đây? Còn chính trực phân minh?
Mặc Cộng nô hoài thao túng, lộng hành?
Bao
Quốc Hận bấy nhiêu lần lãng phí!!!
Người Vượt Biển! Hãy nêu cao sĩ khí!
Gom
thành tâm, thiện chí lại vì dân
Đánh
cho tan thuật “kiều vận”, Việt gian
Dẹp cho sạch bọn nằm vùng hải ngoại!!!
Người Vượt Biển, từng “trấn sơn bình hải”
Đoàn
kết nhau thành Sức Mạnh Vô Song
Gom
Toàn Quân Chưa Giải Ngũ, hướng lòng
Về Tổ Quốc từ thế Chờ Tác Chiến.
Người vượt biển, tôi cũng từng vượt biển!
Người nam nhi, tôi nhi nữ thường tình
Từ hoàng hôn tôi mơ ánh bình minh
Cho
dân tộc, khúc khải hoàn rực nắng!
Ý Nga
*Sinh ký, tử quy” = sống gửi, thác về
**”Cùng tắc biến, biến tắc thông”.
CONSCIENCE AND
UPHOLDING THE SPIRIT
Translated: Thoai Lien,
Written for the boat people who still struggle for the
homeland!The ocean-crossers* ate their fellow man’s flesh
For their whole lives, they have been constantly obsessed
For their whole lives, they have been watching the moon faded.
The flesh has reminded them of their conscientious remorse.
For their whole lives, they have been constantly obsessed
For their whole lives, they have been watching the moon faded.
The flesh has reminded them of their conscientious remorse.
The ocean-crossers never cease their prayers
at any service mass,
“Return after death”* will naturally become their home-coming paths!
Thirty years… their minds are still with the ocean
Their earnest wish is to clear off their painful obsessions.
“Return after death”* will naturally become their home-coming paths!
Thirty years… their minds are still with the ocean
Their earnest wish is to clear off their painful obsessions.
The ocean-crossers bear a grave sentiment
To watch “boat people” transform into the Viet “on-tour” men.
In silky outfits, they return home to enjoy whimsical treats,
Telling in great detail by twisting words to make things sound perfect.
The ocean-crossers smile, boastingly fidget.
Praising solemnly the evil doctrine, which fools the populace.
Each high-ranking person owns hundreds of pretty girls and mistresses
To watch “boat people” transform into the Viet “on-tour” men.
In silky outfits, they return home to enjoy whimsical treats,
Telling in great detail by twisting words to make things sound perfect.
The ocean-crossers smile, boastingly fidget.
Praising solemnly the evil doctrine, which fools the populace.
Each high-ranking person owns hundreds of pretty girls and mistresses
They enjoy in the forefront, posing cross-legged!The
ocean-crossers return home to find a plan to surf,
A complicated task, but determined to never give up.
A nation “Being cornered leads to change, and subsequent success”.**
Finding connection to turn the history will certainly take place!
A nation “Being cornered leads to change, and subsequent success”.**
Finding connection to turn the history will certainly take place!
The ocean-crossers quietly compose
Music, poems, novels, depicting their homeland in great detail
Music, poems, novels, depicting their homeland in great detail
Such as “Buffalos remember their paths; dogs their trails.”
One cannot cross the river, then burn the bridge to put an end to it!Countless boat people, countless memoirs recorded.
Waiting for someone? A person well-behaved and honest?
The Communists abusing their power is couldn’t be concerned less?
One cannot cross the river, then burn the bridge to put an end to it!Countless boat people, countless memoirs recorded.
Waiting for someone? A person well-behaved and honest?
The Communists abusing their power is couldn’t be concerned less?
The nation’s hatred rises, so does its resources to waste!
The Ocean-Crossers! Uphold your noble spirit!
Make full use of your will to serve the people
(By) knocking down the treachery tactics
To clear up the undercover abroad!!!The Ocean-Crossers ever guarded mountains, and subdued seas.
Make full use of your will to serve the people
(By) knocking down the treachery tactics
To clear up the undercover abroad!!!The Ocean-Crossers ever guarded mountains, and subdued seas.
Combined all forces to form a unique authority
Gathered all militants not yet discharged, all with willpower
To readily engage in a combat for (their) fatherland,.You crossed the ocean; I also crossed the ocean!
You are Men; I, an ordinary Woman,
From dust, I’ve dreamt of the crack of dawn
Which gives our people a piece of shiny triumphal music!
Gathered all militants not yet discharged, all with willpower
To readily engage in a combat for (their) fatherland,.You crossed the ocean; I also crossed the ocean!
You are Men; I, an ordinary Woman,
From dust, I’ve dreamt of the crack of dawn
Which gives our people a piece of shiny triumphal music!
Translated: Thoai Lien,
Poem by: Ý Nga.
_______
*The Ocean-Crossers: those who fled from homeland
by way of crossing the ocean.
** Private conversation with the poet.
CONSCIENCE AND WILL
Translated by HUONG DUONG – 21 April 2010.
On behalf of the boat people still living for their fatherland
The “Boat People” who was nourished with the corpse of his
congeners
Is persistently haunted for life
For life he will see a worn-out moonlight
And the flesh that reminds him of his culpable conscience.
The “Boat People” incessantly recites her prayers
Death we will face all of us one day anyway
For thirty years her heart goes to the ocean
And her hope is to be exonerated from the unjust painful sin
The “Boat People” keep sadness deep in their heart
They witness the evolution from “Boat People” into“Việt Kiều”* ‘s
Well-dressed in suits, he find joy in shocking pleasures.
Recounting them, falsifying them as much as they wanted
The “Viet Kieu” smiles, bragging and wriggling,
Eulogizing the heretics and demagogues,
And the party members with their harems
Who sit majestically on the head of the people.
The “Boat People” return with secret plans
Not discouraged by the obstacles
The fatherland is in peril, they give their hands
To find a way to fight and write a new page in their history
To show love for their country,
the “Boat People”, create from their heart, songs, poems,
writings, and paintings.
Look! Buffaloes and dogs find their way home,
How can human beings leave their homeland for good?
As many “Boat People”, as many sad memories
Why waiting? Where is the clear will?
Let the vile Communists abuse of their power?
As much resentment has been wasted
Oh! “Boat People”, show your pride!
For the nation, open your heart, show your good will!
Annihilate the “Kiều Vận”** tactic and the traitors
Exterminate all the spies who are among us.
Oh! “Boat People”, you who had fought for your country
Let’s unite to form an incomparable force
Together those who are still in the ranks
Let our heart go towards our fatherland and be ready to fight.
I am also a “Boat People” like you
You’re proud men, I am an ordinary woman
But since dusk I dream of dawn
For my countrymen, I dream of a triumphant return!
Translated by HUONG DUONG
Poem by Ý
Nga
*Vietnamese living abroad
**Campaign to win the heart of the anticommunist Vietnamese
living abroad.
CHƯA MINH CHỦ: CỜ VÀNG LÀ ĐẠI TRỤ
Nhà
văn Nguyễn thị Vinh, Na Uy
đã
viết trong “CỎ BỒNG LÌA GỐC”, TÂM CẢM
(trang
187, tác phẩm “THƯƠNG YÊU”):
“Sài Gòn thất thủ năm 1975, nhà tù, vượt biển, trại cấm…
Nhưng văn học nghệ thuật và nhất là thi ca, của một số
văn thi sĩ, chưa hề đoái hoài tới tiếng người ta kêu khóc,
chưa ngó tới những cuộc đời ăn mày vẫy gọi.
Trong sự sai lầm này có cả tôi…”
Tôi
cũng thế! “Khóc” chưa tròn “vẫy gọi”
Nên
cả đời cứ đau mãi: Việt Nam !
Cứ mơ làm những chuyện rất tham lam
Chỉ duy nhất: màu Cờ chưa bội phản!
Kể từ lúc phải tha hương tỵ nạn
Ta
có gì để kết hợp với nhau:
Ngọn Cờ Vàng vươn nghịch cảnh thương đau,
Vào
các đảo* theo thuyền nhân ấp ủ!
Ba
sọc đỏ, nền vàng: như Minh Chủ
Đã
chu du theo Lý Tưởng Tự Do
Nhờ trong tim cùng Căn Cước Vàng Cờ
Mà
đoàn kết bao tấm lòng yêu nước!
Một Biểu Tượng không gì thay thế được!
Dẫu khởi đầu và chấm dứt ở đâu,
Dẫu chúng ta xuôi ngược khắp địa cầu,
Thế chiến đấu: Cộng Đồng luôn bảo vệ!
Cờ truyền thống, chống độc tài Đất Mẹ
Tìm
Lối Về! Chống áp bức, bất công!
Khắp năm châu bốn bể, giống Lạc Hồng
Quyết chống Cộng để làm gương con cháu!
Còn
cộng sản là ta còn chiến đấu!
Dù
nữ, nam, lão, ấu vẫn Cờ Vàng
Vài
cò mồi* đem cờ đỏ khoe khoang
Ta
cùng đánh! Chúng chạy về đồng… đảng!*
Nhờ sắc bén, ta giữ Cờ rực sáng
Lá
Cờ Vàng Lịch Sử đã lưu vong,
Theo
bước chân của tất cả Cộng Đồng
Trắng tay đi vẫn giữ gìn DI SẢN!
Giữ DI SẢN để chống người CỘNG SẢN
Chống bạo tàn, chống Quốc Nạn suy vong
Dẫu đục, trong ta vẫn trọn tấm lòng
Nuôi
hy vọng, giữ bền lòng son sắt!
Ý
Nga
*Các đảo = các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á
*Cò
mồi = bọn phản quốc
*Điển hình là một Trần Trường đã chạy về sống với VC cũng không yên
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM!
Thành kính vinh danh QL
VNCH và
quý Tù
Nhân Chính Trị, Thương PhếBinh hiện vẫn còn
đang chịu nhiều đọa đày tại quê hương, đặc biệt là Lực Lượng
Bí Mật vẫn đã và đang âm thầm chiến đấu cho Đại Cuộc
Anh
đã viết cho những Người Nằm Xuống
Bị đọa đày không cơ hội thở than
Kẻ bình an tranh sống, anh miễn bàn
Chính
vì thế anh chưa hề nãn chí!
Đem
mỹ ý, em dâng người Chiến Sĩ
Những Tù Nhân Chính Trị thật can trường
Chết, bị thương vì mảnh đất quê hương
Chưa thụ hưởng được một ngày êm ái.
Chị khẳng khái bao dòng thơ ghi lại,
Đêm
di hành dã trại, Lính bôn ba
Ngày
hành quân, xung trận cứu sơn hà
Nơi chiến địa đã xem thường lửa, máu
Vai
súng đạn, từng mục tiêu chu đáo
Chiếm! Cho dân được lành áo, no cơm!
Nên
chúng ta phải viết, ủ danh thơm:
Lòng
can đảm bao Anh Hùng Giữ Nước!
Người Đi Trước chưa bao giờ khiếp nhược!
Lìa
quê hương, sao quên được ơn Người?
Lòng
tri ân xin ghi khắc một đời
Cờ phất phới sắc Vàng làm minh chứng!
Xin
ngưỡng phục từng âm thầm chịu đựng
Những Tôi Trung của dân tộc oai hùng!
Làm
gương soi, hương chiến đấu thơm lừng
Lòng
kính trọng tự đáy lòng ấp ủ!
Người tỵ nạn vẫn giữ hoài trang sử
Chúng
tôi đi, sinh tử lắm nghẹn ngào
Nên
không quên thảm não của đồng bào
Tim
rỉ máu, thương cho Người Ở Lại!
Ý
Nga
THỦPHẠM
Ai
đục khoét bia thuyền nhân châu Á?
Ai
đào mồ, xới mả tổ tiên ta?
Ai
đem “Kẻ Lạ” vào chứa trong Nhà?
Ai
ra rả: -Tình Răng Môi Ấm Lạnh?
Ai
xoen xoét toàn những lời bất chánh?
Phe
cánh nào chẳng đem bán giang san?
Đảng viên nào chẳng tài sản ngút ngàn?
Ai
thất sủng mới thở than,
khiếp nhược?
Bạn càng đếm sẽ càng điên lên được!
Cần gì xem thế chiến lược giặc Tàu!
Nhìn
dân oan khiếu kiện, Bạn có đau?
Cả một nước đang kêu trời không thấu!
Cột biên giới tự nhiên sao mất dấu?
Ải Nam Quan lừng lững chợt “đi” đâu?
Giặc nắm đầu Bộ Chính Trị đã… lâu
Bia
Chiến Thắng phải… mau mau đục bỏ!
Hủy chiếu khán, giặc vào đông như cỏ
Ai
bày trò? Ai mở Ngõ ngây ngô?
Lũ
vong nô càng thách đố, tung hô
Quân
xâm lược càng hàm hồ, hống hách.
Xưa Tiên Tổ giữ non sông: khí phách!
Mảnh san hà chưa từng rách tả tơi
Mà
thời nay Thủ Phạm dám trêu ngươi?
Thì:
KHỞI NGHĨA!
Vực lòng dân: ĐỨNG DẬY!
Ý
Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét