Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Trời KHÔNG tạo ra người đứng trên người!


Nguyễn Huỳnh Khôi Nguyên
Viết vài dòng suy nghĩ sau khi đọc xong phần một cuốn sách kinh điển: KHUYẾN HỌC
Mình bắt đầu ngưỡng mộ tinh thần người Nhật Bản, từ sau vụ sóng thần năm 2011. Lên google search “cả thế giới khâm phục...” thì dấu 3 chấm không phải là Mỹ, không phải Việt Nam, mà chỉ duy nhất là Nhật Bản. WHY? Điều gì khiến dân Nhật được cả thế giới khâm phục? Họ được giáo dục đạo đức như thế nào? Chính vì chưa biết nhiều về người Nhật mà lại nể tinh thần họ, nên cũng có tình cảm với cuốn sách Khuyến học. Tác giả là Fukuzawa Yukichi, người được dân Nhật Bản ví như một bật khai quốc công thần, được in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ mười nghìn yên, là người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản.
Bài viết này viết những suy nghĩ, cảm nhận của mình sau khi đọc phần một sách Khuyến học. Cách mà Fukuzawa Yukichi giúp cho người Nhật hiểu ra TẠI SAO CẦN HỌC, HỌC CÁI GÌ CHO ĐÚNG mang tới mình nhiều suy nghĩ và cảm hứng nhất

1) Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn.

Chợt nghĩ trước khi Fukuzawa Yukichi viết “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, ông có biết gì về não bộ chưa nhỉ? Ông sinh trước Tony Buzan mà, điều gì khiến ông lại có niềm tin như vậy nhỉ?
Và những vấn đề mà ông đặt ra để kích thích người dân Nhật Bản phải học ngay lập tức. Tại sao lại có khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn, giữa giàu và người nghèo, giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.
Người Nhật lúc này đang ở trong chế độ phong kiến Mạc Phủ, chính vì thế, họ giữ khư khư niềm tin “nồi nào vung nấy”, việc giàu là do sinh ra trong gia đình quý tộc, giỏi là do sinh ra trong gia đình có học thức… chính vì thế, những lời của Fukuzawa Yukichi đã tác động mạnh tới những người vô học, những người nghèo khổ, ông mang tới họ một nhận thức mới, vấn đề không phải họ dở, họ ngu dốt, họ nghèo khổ... mà do HỌ ĐANG BỊ ĐỐI XỬ THIẾU CÔNG BẰNG TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN, HỌ KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN HỌC mà thôi. Hay nhỉ, hay thiệt… Fukuzawa Yukichi… dù mình không phải người Nhật nhưng viết những dòng và đặt mình ở tâm thế người bị nghèo khổ, bóc lột thời Mạc Phủ... thấy cảm hứng lây lan, muốn học ngay để được đối xử công bằng... haha...

2) Học những môn thiết thực cho cuộc sống.

Tác giả đặt vấn đề ở phần này bằng cách đưa ra dẫn chứng về những nhà dạy Hán văn. “Trong cuộc sống, tôi hầu như không thấy thầy dạy Hán văn nào có được tài sản đáng kể, cũng như các thương gia giỏi thơ phú vừa thành công trong kinh doanh lại càng hiếm”.
Chính vì thế, thông điệp của Fukuzawa Yukichi muốn truyền ở đây chính là HỌC NHỮNG MÔN THIẾT THỰC… Ôi trời ơi, bao lâu nay, và bây giờ mình mới hiểu THỰC HỌC là như thế nào. Trong tài liệu của thầy Giản Tư Trung có câu TÔN VINH GIÁ TRỊ THỰC HỌC… băn khoăn mãi.. giờ mới ngộ ra: Thực học = học những môn thực dụng cần thiết cho cuộc sống.
aaa.png

3) Tự do không phải chỉ biết có tôi, cho riêng tôi.

Fukuzawa Yukichi giúp người dân Nhật hiểu đúng từ TỰ DO. Vì nếu hiểu sai từ tự do, sẽ tự làm hỏng họ. Ai cũng có quyền tự do nhưng nếu “Tiền tôi, thích uống rượu tôi uống, đó là quyền tự do của tôi, chứ động chạm gì tới ai”… Sao lại không ảnh hưởng, lôi kéo bạn bè uống rượu nè, làm ảnh hưởng tới quyền tự do người khác.
Vậy, tự do đúng là như thế nào?
Có quyền tự do, thích uống rượu thì uống, nhưng xin ĐỪNG làm ảnh hưởng vợ con, gia đình, bạn bè, hay cả quốc gia, đừng lôi kéo họ vào con đường sa ngã…
Tự do đúng là phải VÌ LẼ PHẢI, HỢP LÒNG NGƯỜI… Tác giả viết: “Chúng ta phải tận tâm làm hết sức mình trong quan hệ quốc tế sao cho đúng ý Trời, hợp lòng người. Nếu đúng đạo lý thì cần phải chuộc lỗi với Phi châu cũng phải làm, còn để bảo vệ lập trường chính nghĩa dù là pháo hạm Anh hay Mỹ, chúng ta cũng không sợ.
Cụm từ HỢP LÒNG NGƯỜI khiến mình khá mơ hồ, làm sao mà thỏa lòng hết tất cả mọi người. Timothy Ferris (tác giả cuốn tuần làm việc 4 giờ) có viết: Thất bại lớn nhất chính là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Nên thiết nghĩ, hợp lòng người ở đây chính là làm những gì trong khuôn khổ đạo đức con người. Có lẽ vậy?

4) Học để nói lên chứng kiến của mình và bổn phận với đất nước

Người dân Nhật trong chế độ phong kiến Mạc Phủ hầu như bị cướp quyền tự do, rất sợ hãi. Một phần cũng chính bản thân họ không có học thức, dẫn đến tự ti, không dám nói lên chứng kiến riêng, không có chứng kiến riêng nên răm rắp hay cưỡng ép nghe theo, hệ quả sẽ là không góp được những “ý kiến trái chiều” để đất nước phát triển.
Fukuzawa Yukichi hiểu được trăn trở này của người dân, và bức xúc với chế độ phong kiến. Tác giả đã chỉ ra cái hậu quả của việc không học thức cho người dân biết, và ông “tạo cảm hứng cho người dân” bằng SỰ CÔNG BẰNG: từ nay trở đi, địa vị xã hội của cá nhân sẽ được quyết định tùy theo tài năng, phẩm cách và vai trò mỗi người. ”Bất mãn thì kháng nghị lên chính quyền, đường đường chính chính. Những kháng nghị hợp lòng dân, đúng đạo trời, đổi cả tính mạng chúng ta cũng phải tranh đấu.
Ngôn từ của người dịch mạnh mẽ ghê, đọc nổi gai ốc… những từ tưởng chừng dùng trong đấu võ: tranh đấu, tính mạng… toàn từ cảm giác mạnhhhh…

5) Học để hiểu rõ trách nhiệm bản thân.

Phần này đọc siêu cảm hứng. Tác giả nêu ra những vấn đề để khiến người dân tự cảm thấy đụng chạm tới quyền tự do, lòng tự tôn dân tộc. Mục đích của Fukuzawa Yukichi là hướng người dân Nhật phải THỰC HỌC một cách “Just do it”
Đụng chạm tới quyền tự do, tác giả dùng luật lệ để “truyền cảm hứng”. “Dân ngu tự chuốc lấy chính sách tàn bạo”, tức là khi nào dân ngu, luật sẽ bị thắt chặt, còn dân khôn, tử tế thì chính phủ cũng tử tế, công bằng. Có thể hiểu tóm tắt là “nếu con biết tự học thì ba mẹ không quản lý chặt nữa đâu”.
Đụng chạm tới lòng tự tôn dân tộc… “Có người dân nào lại mong cho nước mình bị ngoại bang khinh miệt?” Giả dụ Fukuzawa Yukichi hỏi mình: "Nguyên, con có muốn nước mình bị ngoại bang khinh miệt, con có muốn ra nước ngoài mà người ta khinh bỉ, xa lánh, tẩy chay”… có lẽ là dừng viết bài này và học tiếp thôi… học, học, học, học…
Tóm lại, nhận ra 4 lý do mà Fukuzawa Yukichi khuyên người Nhật nên học ngay tức khắc:
1) Ai sinh ra đều được ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG như nhau, dựa vào HỌC THỨC mỗi người.
2) Học để dũng cảm chiến đấu VÌ LẼ PHẢI.
3) Học để được TỰ DO, thoát khỏi sự “nghẹt thở” của luật lệ chính phủ
4) Học vì LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC, để ngoại bang không còn khinh miệt.
Nể ngài Fukuzawa Yukichi quá… thay đổi được tới cả NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC cho người Nhật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét