Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Mối liên hệ giữa Marx, Satan giáo và chủ nghĩa cộng sản


Tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công. Tuyên truyền bịa đặt rợp trời dậy đất thông qua truyền thông hiện đại đã lan khắp mọi ngõ ngách trên thế giới; chỉ tính riêng tại Trung Quốc, đã có hàng trăm triệu người chịu độc hại từ lừa dối, trên phạm vi thế giới số người bị đầu độc còn lớn hơn nữa. Trong lời tiên tri nổi tiếng về “tháng 7 năm 1999″ (Các Thế Kỷ X, Khổ 72), Nostradamus viết (“Mars” ở trong khổ thơ là chỉ Marx):

Vào năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

Khi ấy, người ta quan sát thấy trong Thái Dương hệ, trật tự sắp xếp các hành tinh có hình cây thập tự. Đối với con người ngày nay, thì gần như không ai biết rốt cuộc là sự việc gì. Mười hai năm đã trôi qua, con người dường như đã quên mất rồi, có người cho rằng chẳng qua chỉ là một sự trùng hợp thiên văn mà thôi. Tuy nhiên, đứng từ góc độ chiêm tinh học mà xét, hàm nghĩa chân chính của nó lại là tử vong! Vào thời Châu Âu cổ đại, thập tự giá là một loại dụng cụ tra tấn. Ngày xưa người ta đem tội nhân trói vào thập tự giá, đóng đinh hoặc thiêu chết, coi như hình phạt tử hình. Do đó hàm nghĩa thực sự của nó chính là “tử vong”. Xét từ ý nghĩa chiêm tinh học, sự xuất hiện cây thập tự giá lớn trong Thái Dương hệ đại biểu sự chết chóc to lớn! Đây là điều không còn nghi ngờ gì nữa, sự thật chắc chắn — nhân loại đang đối diện một tai họa lớn chưa từng có!!
1. Ác ma Mars trong lời tiên tri

Vào thời niên thiếu, Marx là một giáo đồ Cơ Đốc; nhưng sau khi vào đại học, ông ta gia nhập giáo hội Sa-tăng (Satanist Church) do Joanna Southcott chủ trì, và trở thành một thành viên của giáo phái ma quỷ. Giáo hội Sa-tăng lấy một ngôi sao năm cánh đặt ngược làm ký hiệu. Người Trung Quốc ngày nay không nghĩ đến đó, rằng vì sao đảng cộng sản TQ sùng bái ngôi sao năm cánh như vậy, giống như tôn thờ thần linh vậy. Đó không phải là tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước, bởi vì “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” tuyên bố: “Phải thủ tiêu dân tộc, không đề xướng chủ nghĩa yêu nước”. Sa-tăng giáo sùng bái ngôi sao năm cánh, và lấy ngôi sao năm cánh làm biểu tượng.
Ảnh: Giáo hội Sa-tăng (Satanist Church).
Marx không phải là người vô thần. Giáo hội Sa-tăng tin vào sự tồn tại của Thần, chỉ là họ thù hận Thần, muốn vượt qua Thần, leo lên trên cả Thần (ít nhất là ngồi ngang hàng với Thần). Do đó rất nhiều tác phẩm thơ ca của Marx đều phản đối Thần, sùng bái Sa-tăng. Thơ ca là một hình thức văn nghệ đặc thù, có thể biểu đạt thế giới nội tâm tác giả một cách chân thật nhất. Marx trong một số tác phẩm như “Câu ma chú của kẻ tuyệt vọng” (Invocation of One in Despair), “Sự kiêu ngạo của con người” (Human Pride), kịch bản “Oulanem”, v.v. đều sung mãn khát vọng hủy diệt nhân loại, thậm chí kịch bản “Oulanem” còn công khai thừa nhận: “Và để hủy diệt, chỉ có thể là hủy diệt!”.

Cả đời Marx viết được hơn 100 cuốn sách, thế nhưng chỉ có 13 quyển được xuất bản. Tuyệt đại đa số đều được thu gom và cất giữ tại viện nghiên cứu Marx ở Moscow, chứ không công bố ra ngoài. Điều mà chúng ta biết chỉ là một bộ phận nhỏ mà thôi; một bộ phận nhỏ, mà đã khiến người Trung Quốc trợn mắt kinh ngạc.
Ảnh: Cờ của Sa-tăng giáo (ký hiệu ngôi sao năm cánh đảo ngược).
Hai chữ “Sa-tăng” này, đối với người Trung Quốc, là không hề bỡ ngỡ. “Sa-tăng” (Tát Đán) chính là ma quỷ hoặc ác ma, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc mang ý xấu, chỉ các sinh linh làm hại nhân loại. Giáo hội Sa-tăng tuyên truyền thù hận đối với Thần, và bởi vì họ tin Thượng Đế đã sáng tạo ra nhân loại, nên các thành viên Sa-tăng giáo mang đầy thù hận đối với nhân loại. Các tác phẩm thơ ca của Marx đã biểu đạt vô cùng minh xác điều này (như “Ta không còn lại gì ngoài thù hận!” trong “Câu ma chú của kẻ tuyệt vọng” hay “Ngay khi ta siết chặt vĩnh hằng và hét lên, Câu nguyền rủa thật lớn vào tai con người.” trong “Oulanem”, v.v.) Marx đã thừa nhận “Sa-tăng cấp cho ông ta một thanh kiếm, lại cấp ấn ký cho ông ta”.
Ảnh: Bakunin, Marx và Proudhon đều để chung một kiểu tóc và kiểu râu—đặc trưng điển hình thành viên giáo hội Sa-tăng của Joanna Southcott vào thế kỷ 19.
Marx là một tín đồ Sa-tăng giáo, đây là sự thật không còn nghi ngờ gì nữa. Từ sinh hoạt, công tác, tính cách, gia đình, bạn bè đến thư từ cá nhân của Marx đều chứng tỏ sự thật kinh ngạc ấy.

Mikhail Bakunin (một người Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, cùng Marx sáng lập “quốc tế thứ nhất”, cũng là một giáo đồ Sa-tăng), người từng có thời là bạn thân của Marx, nói: 

“Người ta nhất định phải sùng bái Marx. Người ta ít nhất cũng phải sợ ông ta để có được sự khoan dung của ông ta. Marx là người tự đại cực độ, tự đại đến mức ghê tởm và điên cuồng”.

Sau khi gặp Marx, Engels đã miêu tả cảm tưởng về Marx như sau: 

“Ai là người theo đuổi mục tiêu dã man? Một con người đen tối đến từ Trier (nơi Marx sinh ra), một con quái vật đích thực. Ông ta không đi, cũng không chạy; ông ta dùng gót chân, nhảy lên một cách điên cuồng, tưởng như muốn chộp lấy cả bầu trời và vứt xuống đất. Ông ta duỗi hai tay ra không trung, với nắm đấm tà ác; sự cuồng nộ của ông ta rất bất bình thường, giống như hàng vạn ma quỷ đang chiếm hữu ông ta từ râu tóc”.

Sau khi Marx chết không lâu, người hầu gái cũ của Marx là Helen Demuth kể lại: “Ông ta (Marx) là một người rất kính sợ thần. Khi mắc trọng bệnh, ông ta một mình trong căn phòng, đầu cuốn dây băng và cầu khấn trước ngọn nến đang cháy”.

2. Khởi nguyên của đảng cộng sản

Do phong tỏa thông tin và sự khác biệt ngôn ngữ, tuyệt đại đa số người Trung Quốc đều cho rằng Marx là người sáng lập chủ nghĩa cộng sản. Kỳ thực Marx không phải người khởi xướng chủ nghĩa cộng sản, mà khởi nguyên thực sự của đảng cộng sản bắt nguồn từ một tổ chức bí mật ở Châu Âu — hội Illuminati (Quang Chiếu bang). Để giúp con người thế gian triệt để nhận rõ bộ mặt chân thực của ma giáo cộng sản, chúng ta nhất định phải đem khởi nguyên thực sự của nó ra phơi bày. Đối với hầu hết người Trung Quốc, có thể nói đây là một bí mật cực lớn bị che đậy trong một thời gian rất dài — khởi nguyên của đảng cộng sản và nguồn gốc ký hiệu của nó.

Ngày 1 tháng 5 năm 1776, giáo sư luật Adam Weishaupt (1748-1830) thuộc trường đại học Ingolstadt ở Bavaria, miền Nam nước Đức thành lập một tổ chức cực kỳ bí mật mang tính khuynh đảo chính trị — hộiIlluminati (Order of Illuminati). Weishaupt là một nhân vật thuộc phái Machiavelli — không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích, do vậy “không từ thủ đoạn” là một đặc điểm cơ bản của hội Illuminati. Lừa dối và dọa nạt cũng trở thành thủ đoạn cơ bản để đạt mục đích.
Ảnh: Adam Weishaupt, người sáng lập hội Illuminati.
Hội kín Illuminati, từ khi thành lập đã là tà ác; từ tôn chỉ lập hội của nó, chúng ta có thể rút ra kết luận này. Cương lĩnh lập hội của Illuminati là: xóa bỏ tài sản tư hữu và quyền thừa kế (tức “cộng sản”); xóa bỏ hôn nhân gia đình và luân lý đạo đức (tức “cộng thê”); xóa bỏ tất cả tín ngưỡng tôn giáo, dùng một “tân tôn giáo” thay thế (tôn giáo mới này dựa trên vô thần luận và chủ nghĩa duy vật); xóa bỏ quốc gia, dùng chủ nghĩa quốc tế thay thế chủ nghĩa yêu nước; cuối cùng xóa bỏ hết thảy trật tự xã hội bằng cách mạng thế giới, và thay thế bằng một trật tự thế giới mới (New World Order) do hội Illuminati khống chế, hoàn toàn độc tài, không có nhân quyền và đạo đức, hơn nữa còn thiết lập một hệ thống mật vụ không đâu không có.

Vì sao nói hội Illuminati là tà ác? Bởi vì nó ngay từ đầu đã phản đối đạo đức truyền thống của nhân loại, phá hoại luân lý và hôn nhân gia đình, lại còn tuyên bố là kẻ thù của tất cả tôn giáo chính thống. Ngay từ khi thành lập, nó đã được định trước là một ma giáo họa loạn thế gian con người.
Ảnh: Biểu tượng hội Fabian (Fabian Society).
Hội Fabian (Fabian Society) thành lập năm 1884 là một tổ chức phân chi của hội Illuminati, từng trợ giúp Lenin, gọi Lenin là “người Fabian vĩ đại nhất”. Biểu tượng của hội này là một con sói đen khoác da một con cừu trắng. Hình tượng sói khoác da cừu này đã phản ánh đặc điểm lừa dối của chủ nghĩa cộng sản hiện đại mà hội Illuminati sáng lập. Bang chủ Weishaupt của Illuminati nói với những người thân tín rằng phải tận sức dùng nghệ thuật lừa dối, nghệ thuật ngụy trang bản thân, nghệ thuật trinh sát người khác và nghệ thuật theo dõi tư tưởng người khác. Ông ta còn dạy thủ hạ cụ thể phải lừa dối như thế nào. Để đánh lừa bên ngoài, hội Illuminati khoác lên hình ảnh của một tổ chức từ thiện, tuyên bố mục đích là khiến nhân loại trở thành một “đại gia đình hạnh phúc và phồn vinh” (giống như tấm "da cừu”), nhờ đó thu hút rất nhiều phần tử trí thức, quan viên chính phủ và nhân viên thần chức trong tôn giáo, v.v., khiến họ ngộ nhận đây là một tổ chức đơn thuần mang tính từ thiện của Cơ Đốc giáo. Sau này đảng cộng sản vận dụng lừa dối và ngụy trang còn khéo léo hơn nữa.

Để che đậy và không để người ta nghi ngờ, hội Illuminati thâm nhập và khống chế hội Tam Điểm(Freemasonry), đồng thời phát triển trong đó. Bởi vậy hội Illuminati là một tổ chức bí mật ký sinh vào hội Tam Điểm thần bí. Hội Illuminati và hội Tam Điểm hỗ trợ nhau độc lập; hội Illuminati không phải là hội Tam Điểm, mà chỉ lấy nó làm công cụ che đậy và phát triển trong đó. Vào lúc đại cách mạng Pháp bắt đầu, nước Pháp có tổng cộng 282 hội quán Tam Điểm (lodge), trong đó 266 hội quán bị hội Illuminati khống chế. Hội Tam Điểm Đức cũng bị hội Illuminati lật đổ triệt để. Sau đó hội Illuminati còn phát triển thâm nhập vào rất nhiều quốc gia như Áo, Pháp, Hà Lan, Anh quốc, Bỉ, Ý, Thụy Sĩ, Hungary, Nga, thậm chí cả Mỹ, v.v. Tới tận ngày nay nó vẫn tồn tại theo một loại hình thức nào đó, nhưng vượt khỏi phạm vi thảo luận của bài viết này.

Hội viên Illuminati được phân nghiêm ngặt thành các đẳng cấp (xem sơ đồ dưới đây), đại khái phân thành ba loại lớn: sơ cấp (Nursery), trung cấp (Freemasonry – Tam Điểm), cao cấp (Mysteries). Mỗi loại lại phân thành các đẳng cấp khác nhau. Hai loại lớn ở bên ngoài (sơ cấp và trung cấp) tương tự “da cừu”, trong đó hội viên chỉ được biết rằng hội “vì một đại gia đình hạnh phúc của toàn nhân loại”. Chỉ có tiến nhập vào cấp bậc “thần bí” (Mysteries), hội viên mới dần dần được nói cho mục đích thật sự. Điều này cho thấy hội Illuminati vô cùng thận trọng, bởi vì nó biết rằng bản thân nó là tà ác. Thực sự tiến vào được loại cao cấp chỉ là thiểu số, còn đối với các nhân viên bên ngoài chiếm đại đa số mà không biết mục đích thật sự, Weishaupt nói, một mặt họ có thể hư trương thanh thế, mặt khác có thể làm bia đỡ đạn. “Thống nhất chiến tuyến” của đảng cộng sản cũng tương tự như thế.
Ảnh: Tháng 7 năm 1782, sau khi người lãnh đạo hội Tam Điểm các nước triệu tập đại hội bí mật tại ngoại ô Frankfurt, Đức, ý đồ kết cấu tổ chức đẳng cấp cơ bản của hội Illuminati đã được đưa ra.
Ảnh hưởng và thâm nhập của hội Illuminati đối với thế giới là tương đối rộng rãi, nhưng cực kỳ kín đáo. Đại cách mạng Pháp thế kỷ 18, cuộc vận động chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ 19, phong trào cộng sản thế kỷ 20, Công xã Paris, Bolshevik của Lenin, chủ nghĩa xã hội Fabian, và các cuộc vận động mang tính cách mạng lật đổ khác đều do hội Illuminati thao túng sau hậu trường.

“Tuyên ngôn của đảng cộng sản” không phải nguyên tác của Marx, mà lấy văn kiện cơ sở của Đồng minh những người cộng sản để chỉnh lý thành; tư tưởng và quan điểm chủ yếu của nó đều đã có sẵn, đều là của hội Illuminati (“Đồng minh những người cộng sản” là một tổ chức phân chi của hội Illuminati). “Hội Tam Điểm Đại Đông phương”, “Câu lạc bộ Jacobin”, “Hội bình đẳng” của Babeuf, “Đồng minh những người lưu vong”, “Đồng minh những người chính nghĩa”, “Đồng minh những người cộng sản” đều có chung một manh mối. Manh mối này đủ để chứng minh rằng: hội Illuminati đã sáng lập chủ nghĩa cộng sản hiện đại (đảng cộng sản).

Trong thời kỳ đại cách mạng Pháp, Mirabeau (1749-1791) khi ấy là một hội viên Illuminati ở Pháp, được Weishaupt giao trọng trách đưa hội Illuminati thâm nhập nước Pháp và phát triển tại Pháp. Sau đó, hội Illuminati thông qua “Hội Tam Điểm Đại Đông phương” bị khống chế để thành lập “Câu lạc bộ Jacobin”. Còn Robespierre (1758-1794) cũng là một hội viên Illuminati, được Weishaupt bổ nhiệm làm lãnh tụ Jacobin. Đây là người gây ra thời thống trị khủng bố (Reign of Terror) của phái Jacobin trong cách mạng Pháp.

Người ta chỉ biết rằng Babeuf đã lập ra một tổ chức bí mật gọi là “Hội bình đẳng” để tìm kiếm “chủ nghĩa xã hội không tưởng”. Nhưng tình huống chân thực là: Babeuf là một người được Mirabeau phát triển để gia nhập hội Illuminati, sau đó vâng mệnh hội Illuminati để tổ chức “Hội bình đẳng”. Trong thẩm phán trước khi lên đoạn đầu đài, Babeuf đã công khai thừa nhận mình chẳng qua chỉ là thuộc hạ của một tổ chức đứng đằng sau (hội Illuminati). Tư tưởng chủ nghĩa cộng sản mà Babeuf tuyên truyền đều đến từ hội Illuminati, mục đích là sau này đặt định cơ sở lý luận cho “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”.

“Câu lạc bộ Jacobin”, “Hội bình đẳng” của Babeuf,  “Đồng minh những người lưu vong”, “Đồng minh những người chính nghĩa”, “Đồng minh những người cộng sản” thực ra đều là các tổ chức phân chi của hội Illuminati. “Đồng minh những người lưu vong” là do Jacobin biến đổi thành, sau đó các phần tử cấp tiến trong đó tổ chức nên “Đồng minh những người chính nghĩa”, còn “Đồng minh những người chính nghĩa” sau này lại đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản”.

Mirabeau, Robespierre, Babeuf, Bonner Rorty đều là những nhân vật mang tính đại biểu. Marx gọi Mirabeau là “sư tử dũng mãnh của cách mạng”, gọi Babeuf là một người đặt nền móng cho “chính đảng chân chính của chủ nghĩa cộng sản”. Còn Lenin đem tượng lãnh tụ Jacobin Robespierre thờ cúng ngay trong điện Kremlin. Hội Illuminati vì sao chọn Marx làm người chắp bút? Hay là nhắm trúng tư tưởng Sa-tăng giáo của Marx: thù hận đối với Thần và nhân loại? Đây chính là điều hội Illuminati cần. Bởi vì sự xuất hiện của họ là để hủy diệt nhân loại.

3. Nguồn gốc ký hiệu của đảng cộng sản

Trong quá trình thành lập chính quyền, ĐCSTQ mang theo một đặc trưng tương đối điển hình: màu đỏ Xô Viết, hồng quân, hồng kỳ, sao năm cánh đỏ, búa liềm (biểu tượng của đảng). Những đặc trưng này (ký hiệu, phù hiệu, xưng hô) dường như không thể tìm ra xuất xứ và nguồn gốc từ văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Quốc. ĐCSTQ đã thừa nhận mình là tôn giáo ngoại lai. Kể từ khi thành lập, nó đã đi theo lý luận và thực tiễn của Liên Xô, dựa vào sự nâng đỡ của Liên Xô để lớn lên. Do vậy các ký hiệu, tên gọi này đều đến từ Liên Xô.
Ảnh: Đảng huy của Liên Xô cũ.
Ảnh: Biểu tượng của Sa-tăng giáo.
Ảnh: Biểu tượng của Sa-tăng giáo.
Ảnh: Sao năm cánh ngược, ký hiệu Sa-tăng trên cờ đoàn của ĐCSTQ.
Huy hiệu đảng của Liên Xô cũ là do một ngôi sao năm cánh màu đỏ và búa liềm hợp thành (xem hình bên trên). Ngôi sao năm cánh màu đỏ đối với người Trung Quốc không còn xa lạ gì, ĐCSTQ từng tuyên truyền là nó rất “thần thánh”. Búa liềm là đảng huy của đảng cộng sản. Như đã nói ở trước, đảng cộng sản bắt nguồn từ hội Illuminati, với Marx giữ chức chắp bút, khởi thảo “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” dựa trên văn kiện cơ sở của hội Illuminati. Còn Liên Xô thực hiện lý luận này, thành lập một tổ chức như vậy, hoặc có thể nói là lập ra một chính quyền như vậy. Còn “sao năm cánh đỏ” và “búa liềm” lại có một nguồn gốc thực sự khác với điều người ta nghĩ.

Đảng cộng sản tuyên truyền rằng: “Cờ đảng búa liềm của đảng cộng sản đại biểu công nhân và nông dân, cái búa đại biểu công nhân, còn cái liềm đại biểu nông dân”. Thế nhưng hàm nghĩa thực sự của chúng lại không phải như vậy. Như trước đã nói, hội Illuminati thâm nhập và khống chế hội Tam Điểm, dùng hội Tam Điểm để che chở, do vậy búa liềm trong cờ đảng thực sự đến từ hội Tam Điểm. Trong nghi thức của hội Tam Điểm, “đại sư thợ đá” (Master Mason) tay cầm một chiếc búa, bởi vì búa là công cụ lao động của thợ đá. Kỳ thực, từ “đồng chí” xưng hô giữa những người cộng sản là đến từ hội Tam Điểm, giữa các hội viên cấp 2 của hội Tam Điểm gọi nhau là “đồng chí” (comrade).

Marx xúi giục công nhân bạo động đoạt chính quyền, Lenin nói thành lập chính đảng của “giai cấp công nhân”, đều là dựa vào công nhân, căn bản không đề cập đến nông dân. Nông dân là Mao Trạch Đông đề cập đến “nông thôn bao vây thành thị”, còn đảng huy là đã có từ thời Liên Xô rồi, do đó liềm căn bản không đại biểu cho nông dân. Như vậy liềm đại biểu điều gì? Liềm cũng bắt nguồn từ hội Tam Điểm, đại biểu sự hủy diệt. Trong văn hóa đại chúng của Tây phương, Thần Chết mang theo một lưỡi hái; liềm thực sự đại biểu hủy diệt, đại biểu cái chết.
Ảnh: Thần Chết tay cầm lưỡi hái.
Đảng huy của Liên Xô và ký hiệu Sa-tăng là rất giống nhau. Từ mấy bức hình chúng ta có thể so sánh, ngoài ra còn phát hiện một điểm: “sao năm cánh đỏ” là của giáo hội Sa-tăng, còn “búa liềm” là của hội Illuminati (Tam Điểm). Đây chính là sự kết hợp giữa ma giáo Sa-tăng và hắc bang Illuminati.

Nếu như nói Liên Xô cũ là một tổ chức phân chi của hội Illuminati, thì như vậy ĐCSTQ chính là kế thừa của phân chi này. Đảng kỳ, đảng huy, quốc kỳ, quốc huy và các loại huy chương của ĐCSTQ đều do các biểu tượng của Liên Xô diễn hóa thành. Chỉ là “sao năm cánh” và “búa liềm” được tách nhau ra. Ký hiệu “sao năm cánh ngược” của Sa-tăng xuất hiện trên đoàn kỳ của ĐCSTQ, trở thành biểu tượng của đoàn. Còn “búa liềm” được sử dụng đơn lẻ, trở thành biểu tượng của đảng.

Ngoài ra, ngày mùng 1 tháng 5 hàng năm được gọi là ngày “Quốc tế Lao động”, tuy nhiên chỉ ở quốc gia cộng sản mới thực thi ngày lễ này (ngày Lao Động ở Mỹ là ngày thứ Hai đầu tiên vào tháng 9 hàng năm). Đảng cộng sản giải thích rằng, ngày 1/5 (May Day) bắt nguồn từ cuộc bãi công lớn của công nhân tại Chicago, Mỹ vào ngày 1 tháng 5 năm 1886. Tháng 7 năm 1889, “quốc tế thứ hai” để kỷ niệm ngày này đã tuyên bố ngày 1/5 hàng năm là ngày Quốc tế Lao Động thế giới. Tuy nhiên lý do thực sự là hội Illuminati thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1776, ngày “1/5″ thực ra là đảng cộng sản chúc mừng ngày thành lập hội Illuminati. Thế nhưng không thể công khai nói ra lý do này, do đó cộng sản quốc tế mới mượn cớ nêu trên, tức là dùng một lý do khác để che đậy lý do thật sự.

Thực ra, nguyên tắc tổ chức và nghi thức vào đảng của đảng cộng sản cũng đến từ hội Illuminati. Hội Illuminati có kết cấu tổ chức và quân sự hóa hình kim tự tháp, và kể từ khi nhập hội, phải phát thề độc: đem sinh tử giao cấp cho tổ chức, phục tùng thượng cấp vô điều kiện, trung thành với tổ chức;… bảo mật nghiêm ngặt, nếu tiết lộ sẽ chịu trừng phạt nghiêm trọng; định kỳ báo cáo tư tưởng với cấp trên, v.v. Đảng viên cộng sản khi vào đảng cũng phải phát thề độc, thề đem mạng sống giao cấp cho chủ nghĩa cộng sản; trung thành vô hạn với đảng; phục tùng thượng cấp, giữ kín cơ mật của đảng, vĩnh viễn không phản bội đảng. Nguyên tắc tổ chức của đảng cộng sản có rất nhiều là lấy từ hội quy của Illuminati.

Nhưng chỉ có một điểm đặc thù: ĐCSTQ tăng cường nghi thức vào đoàn và vào đội, hơn nữa còn bắt trẻ em phát thề độc gia nhập đoàn thanh niên và đội thiếu niên. Ký hiệu của đội thiếu niên là một bó đuốc và một ngôi sao năm cánh hợp thành (bó đuốc ẩn dụ mồi lửa, tức thế hệ sau). Điều này đại biểu ĐCSTQ khiến trẻ em hiến thân cho ma giáo cộng sản “bất cứ lúc nào”.
Ảnh: Thiếu niên bị bắt buộc đeo khăn quàng đỏ.
Ảnh: Nghi thức tuyên thệ vào đảng của ĐCSTQ.
Sau khi tuyên thệ vào đoàn, thanh niên coi như đã tuyên thệ gia nhập ma giáo Sa-tăng; sau khi phát thệ trước đảng kỳ, người ta chính là đã thề đem sinh mệnh giao cấp cho ma quỷ.

Bài viết tới đây, hết thảy đều đã quá rõ ràng. Thực ra, người viết có thể viết được bài này cũng tuyệt không phải là ngẫu nhiên.

Tham khảo tư liệu:
1. Von Richard Wurmbrand, Marx and Satan, Living Sacrifice Book Co (December 1986).
2. David Allen Rivera, Final Warning: A History of the New World Order, Conspiracy (February 2004).
3. Gerald B. Winrod, Adam Weishaupt: A Human Devil (California, 1969)
4. Abbe Barreul, Code of the Illuminati, part III of Memoirs Illustrating the History of Jacobinism (New York, 1799)
5. John Robison, Proof of a Conspiracy Against all the Religions and Governments of Europe (New York, 1798)
6. Mark Dice, The Illuminati: Facts & Fictions (The Resistance, San Diego, CA, 2009)
7. Nesta H. Webster, Secret Societies and Subversive Movements (General Books, Memphis, Tennessee, Reprint 2010)
8. Nesta H. Webster, World Revolution: The Plot against Civilization (Boston, 1921).
9. Nesta H. Webster, French Revolution,London (1920)
10. Judth Miller, Occult Theocracy (1933)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét