Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Ngọn Cỏ [*]



Ba Khía viết:
Biết đâu một ngày nào đó phụ nữ Việt Nam sẽ là đầu tàu trong phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ. Đến lúc đó thì các tển đàn ông như chú Cẩn, chú Gõ sẽ phải mang nhục vì đã không bằng chị em ta.
Cần gì đợi đến ngày đó hả anh Ba, phụ nữ thời nay thiệt là số dách. Biết tự sắm cho mình đôi hia bảy dặm cho tụi đực rựa chạy theo mệt thở bở hơi tai ra. Mỗi lần nhìn thấy chị em đưa thân hứng gậy gộc từ bọn CA, đi ra đi vào nhà tù mà mặt không hề đổi sắc, tinh thần kiên định khi tranh đấu cho Tự Do-Dân Chủ, khi chống bọn bành trướng Bắc Kinh với khẩu hiệu Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, đi đòi sự thật công lý...là em đủ nhục chết mẹ.
Hồi em còn nhỏ, nhớ có lần đi coi ca nhạc do phường khóm tổ chức. Em đã mê hình ảnh mấy cô gái trong bộ đồ bà ba đen, cổ quấn khăn rằn, hai tay cầm khẩu súng dài, bước lên bước xuống, bước qua bước lại, miệng hát vang vang bài hát "Cô gái mở đường". Ôi bài luân vũ hùng tráng đi vào giấc ngủ tuổi thơ của em đẹp làm sao. Cha đẻ của "Cô gái mở đường" là nhạc sĩ Xuân Giao ca ngợi hết lời. Nào là lên rừng, cây cũng phải ngã để mở lối. Lên núi thì núi cũng phải đổ cái rầm để cúi đầu chào. Những cô gái mở đường, hứng đạn ăn bom lấy thân làm cầu, lót đường cho những chiếc xe phía sau thẳng tiến chiến trường. Sau đó cha nội này không quên xuýt xoa"Sao sức em phi thường?" ĐM.
Anh Ba đừng hiểu lầm là em có ý khinh thường sức chiến đấu của phụ nữ. Khi em lớn lên, nghe lại bài hát năm nào em có cảm giác khác. Em là người có quan điểm khi nói tới trẻ em, phụ nữ, người già luôn là đối tượng ưu tiên hàng đầu cần được che chở và yêu thương. Em biết, em hiểu, đánh giặc không cần phân biệt trước hay sau. Chị em cho dù còn lại cái quần lót cũng đánh chết bỏ như thường. Nhưng chỉ cần nghĩ tới cảnh họ là người xông pha tuyến đầu trên nhiều mặt trận, mỗi giây mỗi phút mỗi giờ luôn đối diện với cái chết, lấy thân lấp hố bom cho xe đi qua, là lòng dạ em xót xa. Cần phải đưa những người phụ nữ vào những vị trí ít hiểm nguy nhất, ít cực nhọc nhất có thể. Sẽ có người cười thằng Gõ lòng dạ thua cả đàn bà, hèn bỏ mẹ mà còn bày đặt ý kiến ý cò. Lời đảng từng nói, dù trên mặt trận nào, binh vận địch vận dân vận thì những đoàn quân tóc dài đều rất thích hợp với hoạch định "trường kỳ kháng chiến, trường kỳ chiến đấu" qua nhân lực đông, nhờ sức chịu đựng hy sinh bền bỉ mà nam nhi chưa chắc vượt qua mặt được. Được đảng cưng mau chết sớm.
Em cũng chưa bao giờ nghi ngờ về lòng yêu thương đất nước của những người phụ nữ nói riêng và những người lính nói chung. Họ hy sinh tuổi thanh xuân, lứa tuổi đẹp nhất đời người. Chịu đựng trong hoàn cảnh thiếu thốn gian khó, thậm chí cả mạng sống khi đảng hô hào gọi nhưng vờ vịt đổ tại "Miền Nam tha thiết gọi". Tầng tầng lớp lớp thanh niên tràn đầy sức sống vào thuở đó phải có "lửa" trong tim ôm ấp một lý tưởng hồn nhiên trong sáng mới có được tinh thần thép như thế. Nhìn lại chế độ hiện tại, một lũ mọt sâu thích nuôi dưỡng dối trá, mị dân và chuyên dùng bạo lực đàn áp làm phương châm. Chà đạp tước bỏ mọi nhân quyền làm chủ trương thì đảng đã phản bội vào những sự hy sinh của những người ngã xuống mang theo một niềm tin đẹp đẽ cho cái tên gọi Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc. Nhận ra mặt trái về vinh quang thắng cuộc thật xấu xí, những lý tưởng cao đẹp đã không hề biết rằng tình yêu nước đó đã bị phản bội. Còn lại gì, nhận được gì ngoài những tờ giấy ghi công đã vàng ố cũ mèm theo thời gian, rách loang lổ lên một quá khứ hy sinh sao mà vừa bi thương, vừa uất nghẹn.
Rất nhiều người nói về bài hát này, nói về những người trai trẻ, những cô gái mở đường năm xưa, lớp ngã xuống lớp đã già. Người chết đã chết, một số người may mắn sống sót khi trở về đời thường, mỗi khi trái gió trở trời thì toàn thân đau nhức vì trên người còn mang đầy thương tích từ cuộc chiến năm xưa để lại. Có người lính già đạp xích lô, có người quét rác khu chợ, có người còng lưng đôi quang gánh lèo tèo vài bó rau trái bí quả cà rạc chân bán dạo khắp hang cùng ngõ hẻm... Bươn chải cực nhọc vẫn không đủ sống. Tới tuổi 80 mới có được cái thẻ bảo hiểm Y tế, bác sĩ hỏi sao nhiều bịnh vậy mà giờ mới đi khám thì nghe được câu trả lời: "Tôi làm gì có tiền?". Rồi họ tà tà buông lơ một câu "cuộc sống là vậy", miếng cơm manh áo có tên thằng đời. Họ còn khen ngợi sức chịu đựng giỏi, không chịu lùi bước trong cảnh nghèo khó là nhờ được trưởng thành từ môi trường quân đội, từ đội quân với ý chí sắt đá, bản lãnh kiên cường nên mới vượt qua được ráo. Tuyệt nhiên không hề thấy ai đặt dấu chấm hỏi nào, cái dấu chấm hỏi cần phải có khi nói về sự hy sinh đó. Được đáp lại như vậy hả, ai mới là người đã quên? Thành phần nào, thằng nào hưởng lợi nhiều nhất? Thay phiên đục khoét đến đất nước cạn kiệt, dân tình điêu linh. Trong chiến tranh, đạn bom không thể bắn vào cái hư vô trừu tượng, mà ghim thẳng vào ngực, vào mặt những người lính. Máu xương là chuyện chết thật đó mấy cha, cứ bắt dân ngốn sặc mồm cái bánh vẽ đời ta có đảng luôn được ấm no tự do hạnh phúc kiểu đó hoài mà coi được hả? Tiên sư cha lũ Lợn khôn điêu bỏ mẹ, lại cứ vờ như tử tế. Ông ghét chúng mầy lắm đấy! ĐM
Phụ nữ thời bình đã, đang dấn thân tranh đấu thật dũng cảm với lũ giặc quốc nạn trên một mặt trận không tiếng súng. Họ sống theo lý tưởng và chọn đi trên một con đường đầy chông gai. Chịu sự đàn áp lên chính bản thân và gia đình phải gánh chịu theo. Nói như ông Văn Quang"Người dân phải tự cứu lấy mình thôi". Em ngồi một chỗ, nhìn những người phụ nữ can đảm kia, mạnh mẽ xông pha tuyến đầu, mỗi giây mỗi phút mỗi giờ luôn đối diện với nhà tù. Thằng hèn em xót xa, nhưng vẫn im re. Em không chịu tự cứu chính em, hèn đến quen, nhục lắm anh Ba ơi!
Em mượn lời trong bài hát "Cô gái Việt" của ông Hùng Lân để nói về những người phụ nữ thời nay:
Lời sông núi bừng vang bốn phương trời
Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời
Dòng máu thiêng còn đượm nồng trong trái tim...
***
Mịa, nhìn cái thằng quần áo bảnh bao, không chịu lăn lưng ra cày mà còn bắt con gái đi bán vé số đem tiển về nộp!
Đứa con gái phải dành dụm từng từng đồng để đóng tiền học và tự lo kiếm miếng cơm cho bản thân.

Hình minh họa: Hanna Cheriyan Varghese
Một câu chuyện không phải là câu chuyện duy nhất, trong nhiều câu chuyện tương tự được lập đi lập lại vẫn đang xảy ra hàng ngày trên đất nước chúng ta đó anh Ba. Và không phải câu chuyện nào cũng có "cơ hội"được mọi người biết đến. Một thực tế cuộc sống xấu xí không thiếu hình ảnh những thằng bố đời. Gia cảnh nghèo, mọi thành viên trong nhà phải bươn chải kiếm sống thì không có gì lạ. Điều đáng kinh ngạc khó hiểu là có những thằng bố đời chân tay lành lặn, khỏe như bò kéo xe, quần áo bảnh bao, tự do sử dụng quyền lực trong vai trò làm cha trói buộc những đứa con phải biết ngoan ngoãn mà hy sinh phục vụ cho chúng nó. Những thằng bố đời ăn hại này đẻ con ra không phải để yêu thương, mà coi như một công việc đầu tư có lợi trong tương lai. Những đứa trẻ bó buộc trong một đời sống tối tăm đã khổ, lại còn phải kiếm sống để tự nuôi bản thân sẽ khổ gấp đôi, còn phải gánh nuôi cả thằng bố đời nằm ngủ thẳng giò trong nhà thì càng khổ vạn lần. Những đứa trẻ được sinh ra và sống theo cách trời ơi đất hỡi này, khi đến một tuổi nào đó thì tự thân sẽ biết có muốn thay đổi cách sống đó hay là không, đó là sự lựa chọn.
Những thằng bố đời chuyển đổi sức lao động qua con cái từ thể chất, tinh thần, tình cảm. Chúng nó chỉ quan tâm tới tiền đứa con đem về nhiều hay ít chứ không cần biết con nó dãi nắng dằm mưa ra sao. Thái độ trước tiền bạc kiểu bố đời này sẽ ảnh hưởng nặng nề trong cách đối xử cho cái tên gọi mỹ miều tình thân dùng để bào chữa cho chính những thằng bố đời vô tâm ác nghiệt mà lợi dụng, bóc lột lên chính đứa con của chúng nó. Chỉ việc nhận rồi cho đó là tinh thần miễn phí. Tinh thần miễn phí, đm.
Người ngoài nhìn vào sinh hoạt kiếm cơm của những gia đình kiểu này toàn đoán đại đầy chủ quan, cười ghét thương tội gì gì cũng đầy cảm tính. Người trong cuộc có kể ra bao nhiêu thì người ngoài hay biết được bấy nhiêu, chứ em nghĩ ít ai chịu nói thiệt cho cạn tàu ráo máng. Yếu tố quan trọng của tâm lý sợ người khác biết chuyện xấu trong nhà nên thường thích che giấu (nỗi sợ hãi, nước mắt, thất vọng, cô đơn...) nên không chịu tiết lộ ra ngoài, nếu có chỉ là một phần nhỏ. Láng giềng đâu thể giải quyết được vấn đề khi đèn nhà ai nấy sáng, ngoài việc chia sẻ chút đỉnh thực phẩm trong hoàn cảnh khó khăn. Chưa kể thói ngồi lê đôi mách chuyện nhà người khác chả hay ho gì, khi câu chuyện nào đi qua đường dây này thì kịch bản sẽ được viết lại càng lúc càng lâm ly hơn, nghiệt ngã hơn, bạo lực hơn, kinh dị hơn... Khi tới tai chính người trong cuộc mà họ nghe xong còn tưởng là đang nghe chuyện của ai đó chứ nào phải chuyện nhà mình. Mà ngay cả cười vào trò hề của thằng bố đời mà hàng xóm cũng chỉ thậm thụt sau lưng, rồi hỉ hả tự cười với nhau.
Nghèo sinh ra đói. Đói thì có thiên hình vạn trạng do hoàn cảnh. Mà khi đói, sẽ trở thành là những người nghèo nhất trong những người nghèo. Nhiều bi kịch gia đình, mà nạn nhân phần nhiều là phụ nữ trẻ em, thiếu tình thương, bị bóc lột sức lao động, bị bỏ đói, chịu bạo lực... Tích lũy nỗi đau và thất vọng cuối cùng quá tải. Hậu quả như thế nào không thể đoán trước được. Nếu được sự quan tâm tốt hơn của láng giềng (quan tâm chứ không phải tọc mạch)và nhận được sự quan tâm tích cực hơn của các ban ngành xã hội(quan tâm để kịp thời giải quyết, hỗ trợ)thì bi kịch gia đình sẽ giảm được hậu quả xấu hơn, cuộc sống người nghèo đói được cải thiện hơn, thậm chí nạn nhân còn có cơ hội được "giải thoát" nhiều hơn. Đm, cái đói nó không cần đến những lý thuyết rắc rối xen vào số phận sống chết của nó. Mấy thằng ngồi trên ghế cao nói thì nghe hay còn làm ăn như cặc.
Có những giáo điều phong kiến từng làm khổ biết bao nhiêu thân phận phụ nữ và khi đã được cởi bỏ, đó là một sự giải phóng rất nhân bản nhân quyền. Trẻ em cũng vậy, thoát ra được cái quan niệm dở hơi mười con bướm vỗ cánh phành phạch cũng không bằng một con cu chống trời thì mới gọi là văn minh. Trong nhà thằng Gõ còn giữ lại cuốn sách cũ mèm có tựa đề "Hôn lễ - Lễ tục cưới gả" của tác giả Hà Tấn Phát viết năm 1962. Trong đó có một đoạn mà tác giả gọi là cẩm nang dành cho những người làm vợ. Cụ còn khoe nó như là lá bùa ngải khiến chồng mê tít thò lò. Đọc xong cười sặc, đm, điệu này mấy bà vợ khỏi lo chồng ra ngoài ăn phở hả? Càng đọc càng thấy vai trò người chồng y hệt thằng bố đời.
Mười điều người vợ nên biết để cầm chơn (chân) chồng ở nhà
1) Khi chồng đi làm việc về, hãy đón chào vui vẻ, thốt ra những lời dịu dàng có duyên.
2) Trong nhà phải luôn luôn sạch sẽ, đồ đạc đều sắp đặt có thứ tự.
3) Lo nước sẵn cho chồng rửa mặt, hay tắm rửa để đánh tan sự mệt nhọc sau khi làm việc trở về nhà.
4) Dọn bữa cơm với những món ăn mà người chồng ưa mặc dù mình không thích.
5) Trong bữa cơm nói toàn chuyện vui, chẳng nên nói những chuyện buồn, hoặc cằn nhằn chồng dù chồng có lỗi.
6) Vợ phải mặc áo quần sạch sẽ và giữ thân mình sạch sẽ luôn luôn.
7) Buổi chiều, khi chồng về, trong nhà cũng phải sạch sẽ, đồ đạc thứ tự như buổi trưa.
8) Vợ phải vui vẻ hơn buổi trưa nữa, cần săn sóc dung nhan tươi đẹp từ chiều tới tối.
9) Chồng muốn cuộc gì giải trí, vợ nên chìu ý chồng cùng chia vui, như đi xem hát, hoặc đi nhà hàng, hoặc đi hóng gió. Chỉ nên khuyên chồng tránh cuộc vui gì có hại và tổn phí nhiều. Lời can gián vẫn êm đềm dịu ngọt.
10) Đêm là lúc vợ nên làm cho chồng hoàn toàn vui thích mãn nguyện.
Các cụ đánh rắm tự sướng phải nói là vô địch, tặng các cụ bài thơ của Nguyễn Thị Hoàng Bắc:

Ngọn cỏ

tiếng nước đái
nhỏ giọt
trong bồn cầu tí tách
thứ nước ấm sóng sánh vàng
hổ phách
trong người tôi tuôn ra
phải rồi
tôi là đàn bà
hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ
bây giờ
được ngồi rồi trên bồn cầu chễm chệ
tương lai không chừng tôi sẽ
to con mập phệ
tí tách như mưa
ngọn cỏ gió đùa
Phụ nữ càng ngày càng có ý thức mãnh liệt về sức mạnh của cái tên gọi nữ quyền. Hình ảnh họ đã và đang góp phần tạo nên lịch sử thế giới. Nghĩ tới cảnh ghệ em ngồi chễm chệ trên bàn cầu, tí tách giọt mưa là tâm hồn thằng Gõ đã muốn ngồi với em nó bên con chim sẻ đã mở mắt. Không gì đáng buồn hơn đi ngang qua cánh cửa mà thiếu vắng đi tiếng nước đái nhỏ giọt hay ồ ồ từ ghệ yêu. Đời sẽ thiếu đi thơ, tương lai sẽ thiếu đi con ghệ to con mập phệ. Buồn như thế đó.
Govapha
Thành viên diễn đàn Dân Luận
Chia sẻ bài viết này

[*] Tựa đề do Dân Luận đặt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét