Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Ông Đoàn Văn Vươn đã bác bỏ bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát


Nhượng bộ vì áp lực dư luận?

000_Hkg8442547-305.jpg
Công an canh gác trước phiên tòa xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn hôm 02/04/2013
AFP photo

Trong phiên xử ngày thứ ba, Viện kiểm sát thành phố Hải Phòng đã đưa ra đề nghị khá bất ngờ về mức án cho anh em ông Đoàn Văn Vươn đáng kể nhất là bản thân ông Vươn từ 5 tới 6 năm tù giam, chưa tới phân nửa số năm quy định nếu tội giết người được thành lập. Dư luận nhận xét bản án này ra sao?

Bất công mang tính lịch sử

Bắt đầu phiên tòa buổi sáng ngày 4 tháng Tư xử anh em ông Đoàn Văn Vươn là phần Viện kiểm sát đọc mức án đề nghị cho ông Vươn và các thành viên trong gia đình được cho là có tham gia gây án. Với ông Vươn, VKS đề nghị 5-6 năm tù về tội giết người có cứu xét tình tiết giảm nhẹ do ông có nhân thân tốt, từng tham gia bộ đội, thành khẩn khai báo vì vậy mức án này được giảm xuống hơn phân nửa so với mức tối thiểu là 12 năm.
Các anh em trai của ông là Đoàn văn Quý từ 4 năm rưỡi đến 5 năm, Đoàn Văn Sịnh 3 năm rưỡi tới 4 năm, Đoàn Văn Vệ từ 24 đến 30 tháng tù giam. Bà Nguyễn Thị Thương vợ ông Vươn và bà Phạm Thị Báu vợ ông Quý hưởng án treo.
Ngay sau khi tin tức được báo chí loan tải không ít ý kiến cho rằng thành phố Hải Phòng đã nhượng bộ công luận và bản án này có thể chấp nhận được vì căn cứ vào đề nghị này tòa có thể sẽ xem xét và rút bớt thời gian hơn nữa. Có người còn lạc quan hơn khi cho rằng khả năng ông Vươn và gia đình sẽ trở về nhà qua bản án dưới một năm là điều có thể hy vọng.
Ông Đoàn Văn Vươn và gia đình đang phải gánh chịu bất công mang tính lịch sử. Từ trước tới nay chưa có một vụ án nào tương tự như vậy. 
Tạ Duy Anh
Trong khi chờ các cuộc tranh cãi của luật sư cũng như phán quyết cuối cùng của tòa án, người quan tâm đến vụ án Đoàn Văn Vươn vẫn không hết bức xúc đối với bản chất của vụ án. Nó không nói riêng một trường hợp gây án mà phản ảnh sự áp bức hiện nay của chính quyền đối với người nông dân đẩy họ tới những phản ứng dữ dội như gia đình ông Vươn.
Nhà văn Tạ Duy Anh, được cho là ngòi viết của nông dân cho biết ý kiến của ông về vụ án này dưới cái nhìn của một nhà văn:
“Trước hết tôi đồng ý và thừa nhận với anh là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình đang phải gánh chịu bất công mang tính lịch sử. Từ trước tới nay chưa có một vụ án nào tương tự như vậy. Khu vực miền Bắc sau năm 1954 trở lại đây không có vụ án nào mà tính chất bi hài, đau thương như vậy. Nguồn gốc sai trái rõ ràng là từ phía chính quyền nhưng nay mọi tội lỗi đều đổ lên anh em ông ấy. Tôi phải nói thật với anh là rất nhiều nguồn dư luận đang nghĩ như vậy và có lẽ đó là an ủi lớn nhất đối với gia đình ông Vươn.
Tôi có đọc lướt qua một số những trang báo trong nước chiều nay đưa tin về vụ xử thì có thể nhận ra một điều là nội dung các bài báo ấy mặc dù cố gắng tường thuật lại trong khuôn khổ phiên tòa với tội danh đã quy là giết người thi hành công vụ thì cũng biểu hiện một sự bênh vực rõ ràng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Có nghĩa là không chỉ nông dân cùng hoàn cảnh với ông Vươn mà ngay cả lực lượng báo chí rất lớn cũng nghiêng về phía ủng hộ gia đình ông Vươn.

Đồng loạt ủng hộ

000_Hkg8442476-250.jpg
Anh Đoàn Văn Vươn tại phiên xử ở Tòa án Hải Phòng hôm 2 tháng 4 năm 2013. AFP PHOTO.Sự ủng hộ âm thầm của báo chí chính thống cộng với lực lượng blogger trên mạng, những blogger bị đánh, bị giam giữ trái phép trước cửa tòa án vẫn không làm chùn lòng dư luận.  Hành động quả cảm của nhiều dân oan Dương Nội, Văn Giang, Tiền Giang đồng loạt liên kết trong một loạt hành động ngoạn mục chống lại phiên xử này có lẽ đã làm Hải Phòng xem lại cách hành xử của họ đối với người dân.
Đề nghị mức án của Viện Kiểm sát đưa ra rõ ràng là bất ngờ, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhận xét:
Cái này nó cũng hơi bất ngờ, trước đấy cũng có vài phán đoán là trong tình hình này thì các ông ấy phải làm rất căng tại vì sợ nông dân nổi dậy. Có cả dự án tha hồ bắn người nếu thấy chống đối, tức là tình hình rất căng. Nhưng mà nó có hai mặt, khi tình hình căng thẳng thì họ dùng căng thẳng để đối lại. Tôi nghĩ đây là đối sách mà các vị tháo kíp nổ thôi. Kíp nổ đó không phải là trí thức mà là ở người dân lao động, người nông dân nên các vị ấy phải đề phòng chứ không coi nhẹ nổi đâu.
Nghệ sĩ điện ảnh Kim Chi, người nổi tiếng với tuyên bố không nhận treo bằng khen của Thủ tướng trong nhà lại cho là bản án này quá nặng nề và trái pháp luật. Bà nhận xét:
Trước sau gì chị cũng nói người ta tự vệ thì người ta không có tội. Tại vì tài sản người ta bị chiếm đoạt mà làm vậy thì người ta phản ứng thì người ta không có tội gì hết. Theo chị thì cách xử của mấy vị này không phải là xử Đoàn Văn Vươn đâu mà đây là cú phủ đầu những ai dám chống giành lại đất đai thì hãy đợi đấy hãy coi chừng.
Cho nên một ngày tù cũng không phải là nhẹ bởi vì người ta có quyền tự vệ bảo vệ tài sản.
Riêng kiến trúc sư Trần Thanh Vân thì khẳng định Hải Phòng vẫn còn ngoan cố khi vẫn giữ tội danh giết người đối với ông Vươn và anh em của ông. Từ một năm về trước dư luận xã hội cộng với những đề nghị của các chức sắc vẫn không làm Hải Phòng tỉnh táo trước sai phạm của chính quyền Tiên Lãng và thành phố:
Cái này nó cũng hơi bất ngờ, trước đấy cũng có vài phán đoán là trong tình hình này thì các ông ấy phải làm rất căng tại vì sợ nông dân nổi dậy.
TS Hà Sĩ Phu
Hôm nay vụ Đoàn Văn Vươn tôi cho là phía Hải Phòng họ đã bắt đầu xuống nước một chút tức là họ đã đưa án đề ghị của họ là 5-6 năm tù. Như vậy nếu so với mức án thấp nhất của người can tội giết người là 12  năm tù, cao nhất là xử tử mà họ đề nghị có 5-6 năm thôi là đã thấp rồi. Nhưng họ vẫn là những kẻ ngoan cố vì chưa chịu bỏ cái tội danh giết người đi, tại sao như vậy?
Tại vì không phải một người sai mà cả toàn bộ cấp chính quyền, công an, Viện kiểm sát Hải Phòng đều sai. Qua đó chứng tỏ rằng trên bảo dưới không nghe bởi vì vụ Đoàn Văn Vươn đã nổ ra hơn một năm rồi ít ra cũng đã có một ông tuy đã về hưu nhưng rất có quyền thế là ông Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã can thiệp. Sau đó ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng can thiệp nhưng họ cũng không nghe. Tập đoàn Hải Phòng rất là ngoan cố. Bây giờ theo tôi nghĩ đánh rắn thì phải đánh dập đầu. Bây giờ họ có xuống nước nhưng nếu chưa dập đầu thì họ sẽ làm những việc khác nữa.
Việc tòa án vừa xử vừa lắng nghe dư luận nảy sinh câu hỏi, phải chăng luật pháp đang bị thành phố Hải Phòng thao túng vì ngành tư pháp của thành phố này ngay từ đầu đã bước đi dưới sự định hướng của Đảng ủy thành phố và từ đó ngày càng trượt dài vào các sai trái vì cố tình bao che cho một số người liên can đến vụ án. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhận xét:
Tôi nghĩ khi cái anh toàn trị thì mọi thứ đều là phương tiện hết. Bây giờ làm thế nào cho những cái ấy có giá trị thật thì nó là sự đấu tranh rất lâu dài. Họ bỏ cái tư tưởng độc quyền ấy đi thì mới được. Hiện nay công an cũng là phương tiện, quân đội cũng là phương tiện, hiến pháp cũng là phương tiện. Họ muốn dùng nhân dân cũng là phương tiện luôn thì không được bởi vì nhân dân có sức phản kháng rất cao. Họ định đưa nhân dân làm phương tiện nốt nhưng không ổn. Sự phản kháng của nhân dân cho họ thấy không thể dùng nhân dân như một con bài của các ông ấy nhào nặn ra sao cũng được đâu.
Về bản thân hành động đối kháng mạnh mẽ của ông Đoàn Văn Vươn, nhà văn Tạ Duy Anh nhận xét:
Ông Đoàn Văn Vươn làm được cái điều theo tôi rất quan trọng vì sau sự việc ấy cho dù chính quyền kết tội ông ấy là giết người nhưng rõ ràng chính quyền cũng lặng lẽ điều chỉnh một loạt các chính sách đất đai để không gây thêm những cú nổ lớn hơn cú nổ của ông Đoàn Văn Vươn nữa.
Dù sao thì bản án vẫn chưa có kết quả cuối cùng do đó mọi người vẫn còn ấp ủ hy vọng. Cho dù bản án nặng hay nhẹ cũng khó thể phủ nhận chính dư luận là động lực tạo sức ép lên chế độ kể từ lúc tiếng súng hoa cải nổ tung trên bầu trời Cống Rộc Tiên Lãng.





Viện Kiểm Sát Nhân dân đề nghị mức án từ 5-6 năm tù giam đối với ông Đoàn Văn Vươn.
Viện Kiểm Sát Nhân dân đề nghị mức án từ 5-6 năm tù giam đối với ông Đoàn Văn Vươn.
CỠ CHỮ 
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Hai vấn nạn liên kết giữa chính sách tịch thu đất đai bất hợp lý và quan chức tham nhũng cộng với tình trạng không theo trình tự pháp lý hợp lệ và thiếu tính hợp pháp là những yếu tố khiến người dân Việt Nam bức xúc trước vụ án Đoàn Văn Vươn. Dù cách đáp trả bằng bạo lực của gia đình ông Vươn là hành động không thể chấp nhận, nhưng sự việc này cảnh cáo chính phủ Việt Nam về những gì có thể xảy ra khi họ để cho quan chức nhà nước mặc tình vi phạm nhân quyền của người dân.”

Dù cách đáp trả bằng bạo lực của gia đình ông Vươn là hành động không thể chấp nhận, nhưng sự việc này cảnh cáo chính phủ Việt Nam về những gì có thể xảy ra khi họ để cho quan chức nhà nước mặc tình vi phạm nhân quyền của người dân...
Vụ án được mô tả là “Khi người nông dân nổi giận” gây xôn xao dư luận từ đầu năm ngoái khi gia đình ông Vươn dùng võ khí chống lại chính quyền địa phương để bảo vệ đất canh tác trước hàng trăm công an và bộ đội có võ trang được điều động đến để cưỡng chế, thu hồi.

Vụ này khiến 6 nhân viên công lực bị thương, 5 quan chức chính quyền bị truy tố về tội “hủy hoại tài sản” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nhà cửa của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn bị phá hủy hoàn toàn.

Phiên tòa xét xử 6 thành viên trong gia đình ông Vươn về hai tội danh“Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khai diễn từ ngày 2 và sẽ kết thúc vào ngày 10 tháng này tại Hải Phòng.

HRW: Vụ án Đoàn Văn Vươn chứng tỏ thiếu nhân quyền tại Việt Nam

Cũng như trong nhiều vụ án gây chú ý công luận trước nay, những người quan tâm muốn kéo về Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng để theo dõi phiên xử đều bị lực lượng an ninh ngăn cản nghiêm ngặt dù nhà nước loan báo đây là phiên xử “công khai”. Thậm chí còn có nhiều người bị bắt giữ và bị hành hung, theo hình ảnh và video được lan truyền trên các trang mạng xã hội.

Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói:

“Việc người dân bị an ninh sách nhiễu, gây khó dễ, hay bắt giữ khi tập trung trước tòa án để theo dõi phiên xử mà nhà nước gọi là ‘công khai’ chứng tỏ nhà cầm quyền đang tìm mọi cách che dấu sự thật mà không hề rút ra bài học từ vụ này rằng tại Việt Nam đang rất cần có sự tôn trọng nhân quyền và một chế độ pháp trị.”

Việc người dân bị an ninh sách nhiễu, gây khó dễ, hay bắt giữ khi tập trung trước tòa án để theo dõi phiên xử mà nhà nước gọi là ‘công khai’ chứng tỏ nhà cầm quyền đang tìm mọi cách che dấu sự thật...
Theo báo chí trong nước, Viện Kiểm Sát Nhân dân viện dẫn lý do bị can thành thật khai báo đã đề nghị mức án từ 5-6 năm tù giam đối với ông Đoàn Văn Vươn, người bị cho là chủ mưu toàn bộ vụ việc. Mức án này được xem là phân nửa mức thấp nhất trong khung hình phạt với tội danh ông Vươn bị truy tố,

Các anh em của ông Vươn bị đề nghị lãnh các mức án từ 2 năm rưỡi đến 5 năm tù. Vợ ông Vươn và người em dâu bị đề nghị bị 1 năm rưỡi đến 2 năm án treo.

Báo nhà nước nói các mức án đề nghị đều thấp hơn khung hình phạt vì Viện Kiểm Sát áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.

Viện Kiểm Sát cũng bác bỏ quan điểm của luật sư rằng hành động phòng vệ chính đáng của gia đình ông Vươn xuất phát từ quyết định thu hồi đất trái pháp luật.

Tại tòa, các bị cáo nói một số tình tiết trong cáo trạng không đúng, tuy nhiên, những khiếu nại này không được tòa xem xét. 

Các bị can và bên bị hại đều nói họ không phải là người ra tay nổ súng trước trong vụ việc ngày 5/1/2012.

Vụ án Đoàn Văn Vươn một lần nữa làm bùng phát những bất bình lâu nay trong công luận về chính sách đất đai của nhà nước. Đã có rất nhiều lời kêu gọi rằng Luật Đất đai cần phải được sửa đổi.
Vấn đề ở đây là sự phi pháp trong chính sách cưỡng chế đất đai của chính quyền...Chừng nào nhà nước Việt Nam chưa giải quyết những tiêu cực này thì chừng đó chúng ta còn thấy thêm nhiều vụ án Đoàn Văn Vươn như thế này nữa...
Với quy định người dân được quyền sử dụng đất nhưng đất đai vẫn thuộc sở hữu nhà nước, chính sách cưỡng chế tịch thu đất đai trong nhiều năm qua là nguồn gốc gây căng thẳng tranh chấp giữa chính quyền với người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân khiến quốc nạn tham nhũng càng thêm khó giải quyết trước tình trạng nhặp nhằng, thiếu minh bạch trong lợi ích công-tư.

Ông Phil Robertson cảnh báo:

“Vấn đề ở đây là sự phi pháp trong chính sách cưỡng chế đất đai của chính quyền cũng như trong cách hành xử của quan chức địa phương vẫn chưa được xử lý thỏa đáng. Chừng nào nhà nước Việt Nam chưa giải quyết những tiêu cực này thì chừng đó chúng ta còn thấy thêm nhiều vụ án Đoàn Văn Vươn như thế này nữa.”

Trên 70% hồ sơ khiếu kiện trong nước chống lại chính quyền đều có liên quan đến tranh chấp đất đai và ngày càng bùng phát thêm nhiều cuộc biểu tình của dân oan bị mất đất tại Việt Nam.




Ông Vươn 'không đồng tình' kết luận VKS


Ông Vươn nói quyết định của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng là vi hiến, trái pháp luật
Ông Đoàn Văn Vươn đã bác bỏ bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát trong phần tự bào chữa cuối phiên xử ngày 4/4.
Báo trong nước dẫn lời ông Vươn nói có một số chi tiết không được nêu ra hoặc bị làm sai lệch trong bản giám định thương tích của bên bị hại.
Theo ông Vươn, lực lượng bị hại là lực lượng đi làm công vụ, do đó bản giám định phải chứng thực là thương binh nếu bị tổn hại trên 21% sức lao động, dưới mức đó thì là thương tật, nhưng kết luận điều tra, cáo trạng đều không có.
Mặt khác, ông Vươn nói đã chỉ đạo Đoàn Văn Quý chỉ được nhồi vào tút đạn 2,5 - 3 mm để tránh gây chết người. Tuy nhiên, vết thương giám định của các bị hại lại nói đây là đầu đạn 5,5 mm.
Ông này cũng cho rằng quyết định cưỡng chế thu hồi đàm bãi do Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng đưa ra là vi phạm hiến pháp và trái pháp luật, dựa theo các điều khoản trong Luật Đất đai, Luật Khiếu nại Tố cáo, theo báo trong nước.

'Tranh tụng căng thẳng'

Phiên tòa sáng ngày 4/4 xảy ra khá căng thẳng, theo tường thuật của luật sư Trần Đình Triển, người có mặt và tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.
"Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng, chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện Viện Kiểm Sát để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt,chặn lời luật sư," ông Triển viết trên trang cá nhân.
"Nhiều nội dung cháy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền, điều tra, xét xử, định tội danh, có tội hay không có tội, phạm tội nào, công vụ hay không công vụ?"

"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," "
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc HRW tại Châu Á,
Các luật sư bảo vệ, bào chữa cho ông Vươn và ông Quý cho rằng, hành vi của thân chủ là bảo vệ quyền lợi chính đáng và việc dựng hàng rào khu vực nhà Đoàn Văn Quý là để bảo vệ khu đầm bãi chưa bị thu hồi.
Các luật sư khác bào chữa cho các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ nói hành vi chống đối của anh em ông Vươn là chống lại hành vi sai pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng, mặc dù cho rằng "mang cái sai chống lại cái sai" là trái pháp luật.
Theo các luật sư này, phản ứng nổ ra trong lúc anh em ông Vươn ở trạng thái bức xúc vì không được chính quyền sở tại xử lý, giải quyết và nên xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
Trong phiên xử buổi sáng cùng ngày 4/4, Viện Kiểm sát đã ra đề nghị phạt ông Đoàn Văn Vươn 5-6 năm tù giam, ông Đoàn Văn Quý từ 4 năm 6 tháng - 5 năm tù và Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng-4 năm tù.
Đoàn Văn Vệ, được cho là mới "chuẩn bị phạm tội" nên được đề nghị mức phạt thấp nhất là 20-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Cơ quan công tố cũng đề nghị án phạt vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương 15-18 tháng tù treo và 18-24 tháng tù treo cho em dâu ông, bà Phạm Thị Báu.

'Không thể tha thứ'

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã lên tiếng về phiên xử trong thông cáo mới nhất gửi đến báo ngày 4/4.
"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," Phó giám đốc HRW tại Châu Á, ông Phil Robertson viết.
"Hành động bạo lực của Đoàn Văn Vươn và các bị cáo khác không thể được tha thứ, nhưng những sự việc thế này là tín hiệu cảnh báo quan trọng với chính phủ Việt Nam về hậu quả của việc cho phép các quan chức vi phạm nhân quyền vô tội vạ.
"Việc những người dân thường bị trấn áp và trong một số trường hợp, tạm giam trong lúc tụ tập trước tòa án đã cho thấy chính quyền chỉ muốn bỏ lại vụ việc phía sau mà không muốn học bất cứ điều gì về tính cấp thiết của việc đảm bảo nhân quyền và pháp quyền tại Việt Nam."


Đề nghị phạt ông Vươn 5-6 năm tù
Ông Đoàn Văn Vươn tại tòa hôm bắt đầu xử án
Ông Đoàn Văn Vươn cùng ba thân nhân đang bị xử tội Giết người
Trong ngày xét xử thứ ba, Viện Kiểm sát đề nghị phạt ông Đoàn Văn Vươn 5-6 năm tù giam, dưới khung hình phạt truy tố của tội Giết người.
Ông Đoàn Văn Vươn cùng các anh em của ông là Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ, bị xử tội Giết người, theo Điểm d, Khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.

Bốn người trên cùng hai người khác cũng bị xử tội Chống người thi hành công vụ.
Tội này có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
Báo trong nước đưa tin sáng thứ Năm 4/4, Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa là ông Bùi Đăng Dung (Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng) đã đọc bản luận tội các bị cáo.
Cơ quan công tố nhận thấy, ông Vươn đã "thành khẩn khai báo, chưa tiền án tiền sự, từng phục vụ trong quân đội nên đề nghị Hội đồng xét xử cho hưởng mức án thấp dưới khung hình phạt truy tố của tội Giết người".
Tuy nhiên Viện Kiểm sát vẫn cho rằng ông Đoàn Văn Vươn là người có vai trò nặng nhất trong vụ án, vì ông đã lên kế hoạch chống đoàn cưỡng chế, mua súng, hướng dẫn các bị cáo khác.

Hưởng án treo

Trong ba bị cáo khác đang bị Tòa án Hải Phòng xử tội Giết người, ông Đoàn Văn Quý bị phe công tố cho là "tích cực tham gia chống đối, thực hiện quyết liệt" hành vi chống đối, nhưng đã thành khẩn và chỉ ra nơi cất giấu súng.
Viện Kiểm sát đề nghị phạt ông Quý 4 năm 6 tháng-5 năm tù do có tình tiết giảm nhẹ nói trên.

Mức án đề xuất

  • Đoàn Văn Vươn: 5-6 năm tù
  • Đoàn Văn Quý: 54-60 tháng tù
  • Đoàn Văn Sịnh: 42-48 tháng tù
  • Đoàn Văn Vệ: 20-30 tháng tù treo
  • Nguyễn Thị Thương: 15-18 tháng tù treo
  • Phạm Thị Báu: 18-24 tháng tù treo
Ông Đoàn Văn Sịnh được cho là đồng phạm giúp sức nhưng nhân thân tốt, đề nghị phạt 3 năm 6 tháng-4 năm tù.
Bị cáo thứ tư, ông Đoàn Văn Vệ, được cho là mới "chuẩn bị phạm tội" nên được đề nghị mức phạt thấp nhất là 20-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Song song với việc xử bốn anh em ông Đoàn Văn Vươn, Tòa án Hải Phòng cũng đang xử vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương, và em dâu ông, và Phạm Thị Báu, tội Chống người thi hành công vụ.
Cơ quan công tố đề nghị án phạt 15-18 tháng tù treo cho bà Thương và 18-24 tháng tù treo cho bà Báu.
Lý do để hưởng án treo, theo Viện Kiểm sát, là do hai bà "nhận thức còn hạn chế và tham gia chống người thi hành công vụ vì người thân trong gia đình".
Thông thường tòa tuyên án không nặng hơn án phạt mà bên công tố đề nghị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét