Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

TIN TỔNG HỢP: Phiên tòa xét xử anh Đoàn Văn Vươn và người thân bước qua ngày thứ 3


Một góc nhìn phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn

Trần Thúy Hà (Danlambao) - Ông Đoàn Văn Vươn có tội gì? Có bốn kịch bản dành cho vụ xử gia đình Đoàn Văn Vươn:

Kịch bản thứ nhất: Tuyên án tử hình Đoàn Văn Vươn và thi hành án tử hình.
Kịch bản thứ hai: Tuyên án tử hình Đoàn Văn Vươn, chủ tịch nước ký lệnh ân xá, giảm hình phạt xuống mức chung thân.
- Kịch bản thứ ba: Đoàn Văn Vươn sẽ nhận một mức án giam có thể từ 12 tới 20 năm tù.
Kịch bản thứ tư: Đoàn Văn Vươn nhận mức án từ 5 tới 10 năm tù.

Phiên tòa dù kết thúc theo kịch bản nào đi chăng nữa, thì khả năng anh Vươn được tái hòa nhập với xã hội cũng là con số không. Bởi vì, đây không phải là một phiên tòa thực thi công lý. Thực chất, phiên tòa này để gia cố quyền lực của đảng và trấn áp phong trào dân oan đòi đất, đồng thời hợp thức hóa từ từ "tờ giấy phép được bắn cho ngành côn an"

Đoàn Văn Vươn nổ súng vào đoàn cuỡng chế huyện Tiên Lãng và quyền lực của đảng tưởng như những chuyện chẳng liên quan gì nhau. Nhưng về bản chất, vụ việc này chỉ là hệ quả của việc bảo vệ an ninh quyền lực cho chế độ mà những người lãnh đạo cộng sản trong quá khứ đã khởi xướng.

Cần biết rằng, với một nước nông nghiệp như việt nam, an ninh quyền lực của chế độ nằm trong tay nông dân. Một cuộc chính biến trong nông nghiệp có thể đẩy quyền lực của những người cộng sản khi mới thiết lập được bộ máy nhà nước xuống sông xuống bể. Nhận thức được điều đó, qua đợt cải cách ruộng đất và tập thể hóa nông nghiệp, chính quyền đã tước đi tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp là đất đai. Dưới cái tên gọi mỹ miều “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người nông dân trờ thành tá điền ngay trên mảnh ruộng của mình, còn nhà nước (đảng) thay vua trở thành đại địa chủ mới.

Ngày nay, nông nghiệp không còn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, và nông dân cũng không còn là kẻ nắm đằng chuôi quyền lực của đảng. vai trò đó thuộc về những tay tư sản đỏ, hoặc những nhóm lợi ích gắn chặt với quyền lực của đảng. tất nhiên, một lần nữa tư liệu sản xuất của nông dân, lại là một trong ít nguyên nhân để các thành phần đó giàu lên nhanh nhất. Quyền lực của đảng sẽ như thế nào, quyền quyết định trong tay những thành phần ấy. Bởi, cái ghế của các lãnh đạo đảng đang ngồi, xem ra, nhóm lợi ích nắm cả bốn chân.

Nhìn lại, trên khắp đất nước việt nam, có bao nhiêu vụ tranh chấp đất đai giữa “phe chế độ” và nhân dân, có bao nhiêu vụ cuỡng chế về quy mô, tính chất nghiêm trọng hơn hẳn vụ ở Tiên Lãng như cuỡng chễ đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên, cuỡng chế ở Vụ Bản, Nam Định và một số nơi khác. Thế nhưng, tại sao vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng lại làm rung chuyển dư luận trong nước, choáng váng cả hệ thống công quyền.

Bởi vì, Đoàn Văn Vươn đã sử dụng chính những thứ vũ khí mà đảng sử dụng để thiết lập, duy trì và bảo vệ quyền lực thách thức ngược lại quyền lực của đảng, đó chính là bạo lực và sự sợ hãi. Quyền lực của đảng sẽ ra sao khi không có tính chính danh, nhân dân không còn sự sợ hãi và bạo lực sẽ bị đáp trả bằng bạo lực.

Thế nên, vụ án ở Tiên Lãng về hình thức là vụ xử giết người và chống người thi hành công vụ. về bản chất, tòa án của đảng đang xử anh Vươn “tội không sợ bạo quyền nhà nước và sử dụng bạo lực thách thức quyền lực chế độ”. Từ đó, có thể khẳng định được cái kết của người anh hùng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn: chết hoặc sống không bằng chết.

Xử anh Vươn hay xử đảng.

Nếu tòa xử anh Vươn tội giết người, dù với bất kỳ mức án nào thì cũng có thể thổi bùng những bất mãn trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nông dân. đồng thời, cũng chứng tỏ với nhân dân rằng: công lý là thứ chẳng mấy khi hiện diện thời pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng đồng nghĩa nhà nước đang giơ đầu ra chịu báng, tay tự vả ngay vào cái miệng suốt ngày ra rả của dân, do dân và vì dân .

Thế nhưng, tha bổng cho anh Vươn, sẽ đặt gần như tất cả các chính quyền địa phương trên toàn quốc vào thế trên đe dưới búa. Khi, các vụ tranh chấp đất đai xảy ra trên hầu hết các tỉnh thành trong nước. trong các vụ tranh chấp ấy, tìm mỏi mắt cũng chẳng thấy được chỗ đúng nào của chính quyền. có chăng chỉ khác nhau ở mức độ trắng trợn của quan chức.

Tha cho Vươn, chính quyền chọc thẳng vào tổ kiến lửa là các nhóm lợi ích liên quan tới đất đai. Các nhóm lợi ích này cấu kết chặt chẽ với chính quyền trong các vụ tranh chấp. chắc chắn, chúng không muốn tạo ra một tiền lệ để nông dân các nơi khác “thi đua học tập tấm gương Đoàn Văn Vươn”, vì chúng thừa hiểu, nếu điều đó xảy ra, chúng chưa chắc có được cái kết may mắn nhưng mấy anh côn an bị thương kia. Chưa kể tới các thiệt hại về kinh tế cho các nhóm lợi ích cũng vô cùng lớn bởi những hệ quả đi kèm.

Tha cho anh Vươn, tòa án khác gì đặt “ cha con đồng chí X” và “mấy đồng chí rất to” trong bộ chính trị lên máy chém. Bởi, ai chả biết ở Văn giang, Hưng Yên và Vụ Bản, Nam Định có dính líu đến người nào. Như thế, khi đã có tiền lệ ở tiên lãng, chẳng ai giám chắc ở Văn Giang không tái sử dụng “biện pháp Đoàn Văn Vươn” cả. lúc đó, liệu rằng ai đó còn có thể nhận trách nhiệm chính trị nữa hay không?

Đặc biệt, nếu tha cho anh Vươn, chính quyền đã công khai thừa nhận nhân dân được phép sử dụng bạo lực để đối đầu lại với bạo lực nhân danh nhà nước một cách bất hợp pháp. Điều này, e rằng có cho kẹo đảng và nhà nước cũng chẳng dám.

Thế nên, ở vụ án này, điều đáng quan tâm không phải là số phận Đoàn Văn Vươn mà nên quan tâm tới số phận của đảng và chế độ sẽ như thế nào?

Rõ ràng, tuổi thọ của đảng đã rút ngắn lại rất nhiều, dù tòa có tuyên Đoàn Văn Vươn mức án nào đi nữa. án thì chắc chắn sẽ được tuyên, nhưng cơn bão phẫn nộ mà chế độ phải nhận thì chẳng ai lường được mức độ tàn phá. Xem ra, đoạn đường quyền lực mà đảng sẽ đi thời gian tới đây chắc cũng chẳng còn dài nữa.

Phiên tòa tưởng như để gia cố quyền lực, ai ngờ lại phá tan hoang hơn.

Dân Làm Báo: Phiên tòa xét xử anh Đoàn Văn Vươn và người thân bước qua ngày thứ 3



CTV Dân Làm Báo - Theo dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 2-5.4.2013) *. Trong phiên xét xử ngày hôm qua, xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn từ lời khai, và đó (có thể) là lý do để Chủ tọa Phạm Đức Tuyên bất ngờ thông báo phiên xử tạm dừng phiên xử sau 20 phút đầu của buổi chiều hôm qua.

Lời nói sau cùng của anh Đoàn Văn Vươn - Nguồn Vnexpress 

Một bạn đọc Dân Làm Báo cho biết: Phiên tòa kết thúc lúc 17h00, dự kiến chiều mai 14h, ngày 5 tháng 4 tòa tuyên án.

Báo Đất Việt đưa tin - Anh Đoàn Văn Vươn và thân nhân của mình luôn giữ bình tĩnh, hiên ngang khi nghe Viện Kiểm sát luận tội vào sáng nay:

"...Theo ghi nhận của PV báo Đất Việt, các bị cáo có mặt tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng sáng ngày 4/4 vẫn giữ thái độ khá bình tĩnh khi nghe Viện Kiểm sát luận tội và đề nghị mức án phạt. Trong suất phần luận tội của vị đại diện Kiểm Sát viên, bị cáo Đoàn Văn Vươn vẫn hướng ánh mắt của mình về phía vị đại diện Viện Kiểm sát mà không biểu lộ cảm xúc..." 

CTV Dân Làm Báo: Trong những ngày diễn ra phiên xử anh Đoàn Văn Vươn và người thân, lực lượng an ninh được bố trí dày đặc, hàng rào được giăng tứ phía hòng ngăn cản người dân tới tham dự phiên tòa (được gọi là xét xử công khai). Bên cạnh đó lực lượng an ninh còn giở nhiều trò, để ép những người tới tham dự phiên tòa phải trở rời khỏi khu vực tòa, thậm chí một số người còn bị áp tải trở về Hà Nội. Do đó thông tin tại khu vực tòa đã bị giới hạn...

Một bạn đọc Dân Làm Báo cho biết: Phiên tòa kết thúc lúc 12h trưa, xe đã đưa bị cáo rời khỏi tòa án, dự kiến phiên xử bắt đầu lúc 1h 30

Theo tin trên Tiền Phong Online"Đại diện VKSND đã đề nghị mức án:

Ông Đoàn Văn Vươn (50 tuổi) 5-6 năm tù giam về tội giết người;
Đoàn Văn Quý (47 tuổi) từ 4 năm 6 tháng đến 5 năm tù giam về tội giết người;
Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi) từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù giam;
Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) từ 24 đến 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội giết người;
Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ ông Quý) từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo về hành vi chống người thi hành công vụ;
Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo..."

Sáng ngày 4/4/2013, ngày thứ 3 xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn, bên ngoài khu vực tòa án, công an đã chăng dây, lập chốt gác ngăn chặn người dân đến tham dự phiên tòa "công khai" này.


Công an mang biển cấm di động dựng ở phía cuối đường Lê Hồng Phong và lập chốt ở đó - Ảnh: Facebook Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên


Rào sắt chắn đường vẫn chưa yên tâm nên phải cho 1 xe ô tô chắn ngang đường đến Tòa án - Ảnh: Facebook Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Mỗi chốt gác có gần 10 công an - Ảnh: Facebook Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên


Công an đi lại đổi gác cho nhau - Ảnh: Facebook Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Tiếp tục cập nhật

* Sửa lại ngày kết thúc phiên xử là 5.4.2013




Tễu Blog: NGÀY XỬ THỨ 3: ANH VƯƠN BỊ ĐỀ NGHỊ 5-6 NĂM TÙ - LUẬT SƯ BÁC BẢN LUẬN TỘI


Hôm nay, 4/4/2013, phiên tòa sơ thẩm xét xử Anh Đoàn Văn Vươn và gia đình họ Đoàn tại Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng bước sang phần tranh tụng. 

Ngày này một năm trước, UBND Tp Hải Phòng đã ra Thông cáo báo chí về vụ Tiên Lãng. Trong khi chờ đợi các thông tin từ bên trong và bên ngoài phiên tòa, mời quý vị xem lại: Thông cáo báo chí của UBND thành phố Hải Phòng

Về nghị án, cho đến trưa hôm qua, 3/4/2-2013, theo tin riêng của chúng tôi, giới chức Hải Phòng vẫn chưa có họp bàn đề thay đổi "án bỏ túi" đã định đoạt cách đây khoảng hơn 1 tuần.

TIN MỚI NHẬN: 
Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị mức án 5-6 năm tù (TP). “Đại diện VKSND đã đề nghị mức án: Ông Đoàn Văn Vươn (50 tuổi) 5-6 năm tù giam về tội Giết người; Đoàn Văn Quý (47 tuổi) từ 4 năm 6 tháng đến 5 năm tù giam về tội Giết người; Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi) từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù giam; Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) từ 24 đến 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội Giết người; Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ ông Quý) từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo về hành vi chống người thi hành công vụ; Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo”. - Đoàn Văn Vươn bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù (DT). Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù giam (NLĐ). - Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù (VNE). 
.

VNEXPRESS ĐƯA TIN:

Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù

Sáng 4/4, xác định việc kế hoạch 'dàn trận' giết người chưa xảy ra, chủ mưu Đoàn Văn Vươn nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, VKS đề nghị phạt ông này 5-6 năm tù, bằng nửa mức thấp nhất của khung hình phạt.

Theo VKS, ông Vươn là người bàn bạc kế hoạch chống đoàn cưỡng chế, mua súng, hướng dẫn các bị cáo "dàn trận". Ông chủ đầm tôm tại Tiên Lãng bị coi là người có vai trò cao nhất trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ.

Các bị cáo nghe VKS luận tội, đề nghị mức án tại phiên xử sáng 4/4. Ảnh chụp qua màn hình: Hà Anh

Cơ quan công tố nhận thấy, ông Vươn thành khẩn khai báo, chưa tiền án tiền sự, từng phục vụ trong quân đội nên đề nghị HĐXX cho hưởng mức án thấp dưới khung hình phạt truy tố của tội Giết người (từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).

Bị cáo Đoàn Văn Quý bị đánh giá tích cực tham gia chống đối, thực hiện quyết liệt, có vai trò sau anh trai - ông Vươn, Trong quá trình điều tra, ông Quý thành khẩn, chỉ ra nơi cất giấu súng. VKS áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đề nghị phạt 54-60 tháng tù.

Bị cáo Đoàn Văn Sịnh được đánh giá là đồng phạm giúp sức, nhân thân tốt, đề nghị phạt 42-48 tháng tù cùng về tội Giết người.
.
Bị cáo Thương và Báu bị truy tố tội Chống người thi hành công vụ. Ảnh: Hà Anh


Từng là người giúp sức cho ông Vươn mua súng, Đoàn Văn Vệ bị đánh giá "chuẩn bị phạm tội", có vai trò thấp nhất nên được áp dụng mức phạt thấp nhất của tội Giết người, 20-30 tháng tù treo.

Hai nữ bị cáo Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương được xác định có vai trò như nhau, nhận thức hạn chế, tham gia chống người thi hành công vụ vì người thân trong gia đình nên đề nghị cho tất cả hưởng hình phạt tù treo. Bà Báu bị đề nghị 18-24 tháng, bà Thương 15-18 tháng. 

Nhóm phóng viên.

Báo Người lao động 
Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù giam

Thứ Năm, 04/04/2013 08:59

(NLĐO)- Sáng 4-4, Viện KS đã đưa ra mức án đề nghị cho các bị cáo trong vụ án Đoàn Văn Vươn. Theo đó, nặng nhất là bị cáo Đoàn Văn Vươn với mức án 5-6 năm tù, Đoàn Văn Quý 4,5-5 năm tù… nhẹ nhất là Nguyễn Thị Thương 15-18 tháng tù cho hưởng án treo.

.

Các bị cáo tại phiên tòa
Ngày 4-4, phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hải Phòng xét xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại đầm tôm hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào ngày 5-1-2012 bước sang ngày xét xử thứ ba.

8 giờ 10 sáng, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Theo đó, các bị cáo Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5- 6 năm tù; Đoàn Văn Quý: 4 năm 6 tháng -  5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng - 4 năm tù; Đoàn Văn Vệ: 20- 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Giết người” theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự.

2 bị cáo Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ Đoàn Văn Quý) bị 18- 24 tháng treo và Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 - 18 tháng treo cho thử thách về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự.

Các bị cáo không phải thực hiện trách nhiệm dân sự do bị hại không có yêu cầu.

Các mức án đề nghị đều thấp hơn so với khung hình phạt. Sở dĩ có mức án này là vì Viện kiểm sát đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Đối với các bị cáo phạm tội giết người: với vai trò tổ chức, chủ mưu, trực tiếp mua 1 khẩu súng hoa cải, hướng dẫn Quý làm mìn, chỉ đạo… nên Đoàn Văn Vươn có vai trò cao nhất trong vụ án.

Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù

 Tình tiết giảm nhẹ cho Đoàn Văn Vươn là quá trình điều tra thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, từng tham gia quân đội. Hậu quả giết người chưa xảy ra. Do vậy, hình phạt áp dụng có thể thấp hơn khởi điểm khung hình phạt.

Bị cáo Quý vừa tham gia bàn bạc vừa thừa hành tích cực, bố trí mìn, sử dụng súng bắn. Thực hiện hành vi rất quyết liệt nên vai trò thứ 2 sau Vươn. Bị cáo Quý sau đó ra đầu thú, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, chưa xảy ra hậu quả chết người.

Bị cáo Sịnh, tham gia bàn bạc, góp tiền mua súng, nắm tình hình… với vai trò giúp sức. Song do từng trong quân đội, nhân thân tốt, phạm tội chưa đạt. Bị cáo Vệ giúp các bị cáo chủ mưu. Vệ tham gia đồng phạm giúp sức ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Trong giai đoạn điều tra thành khẩn khai báo, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Vệ được áp dụng hình phạt thấp nhất, có thể cho cải tạo ở ngoài xã hội.

Với nhóm chống người thi hành công vụ, 2 bị cáo có vai trò gần như nhau. Bị cáo Thương thành khẩn khai báo nên có thể dưới mức khởi điểm. 2 bị cáo đều là phụ nữ nông thôn, nhận thức hạn chế, nơi cư trú rõ ràng, có chồng bị tạm giam trong 1 vụ án, có thể áp dụng cải tạo ngoài xã hội.

Trong bản luận tội, vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố nêu rõ: dù các bị cáo tại tòa cho rằng, có một số tình tiết trong cáo trạng không đúng song qua nhiều lời khai có sự tham gia của luật sư, kiểm sát viên. Bên cạnh đó, có nhiều bản tường trình do các bị cáo tự viết đã được thẩm tra, đánh giá tại phiên tòa.

Các lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra đảm bảo tính khách quan, phù hợp với biên bản hiện trường, với vật chứng lưu trữ, đặc biệt phù hợp với bị cáo Vươn, Sịnh tại phiên tòa.

Do không đồng tình với việc thu hồi đất, bị cáo Vươn nhiều lần bàn bạc với các bị cáo khác nhằm chuyển từ tranh chấp hành chính sang hình sự. Các bị cáo đều là người thân, trong gia đình nên mọi việc được bàn bạc, lên kế hoạch.

Tại phiên tòa những người bị hại khẳng định họ làm nhiệm vụ rà phá chất nổ, chất cháy, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

Cũng trong phiên tòa những người làm chứng xác định Đoàn Văn Quý sử dụng đạn hoa cải bắn vào tổ công tác. Hậu quả khiến 7 người bị thương.

Các khám nghiệm hiện trường, vật chứng thu được đã chứng minh cho hành động của các bị cáo.

Do đó có đủ căn cứ kết luận, các bị cáo Vươn, Quý, Sịnh, Vệ đã nhiều lần bàn bạc, thống nhất dựng hàng rào ngăn chặn đoàn cưỡng chế đến các hành động nguy hiểm như dùng súng hoa cải, mìn tự tạo để chống lại đoàn cưỡng chế.

Hiểu rõ tầm nguy hiểm của các loại vật liệu nổ, súng hoa cải, bất chấp hậu quả chết người các bị cáo vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của các bị cáo. Trong vụ án này, Vươn là người chủ mưu, Quý là người tích cực, Vệ, Sịnh là giúp sức.

Viện kiểm sát cũng bác bỏ quan điểm cho rằng, do quyết định thu hồi đất không đúng nên thu hồi đất là trái pháp luật nên hành động của các bị cáo là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Theo Viện kiểm sát, có đủ căn cứ để thấy quan điểm này không phù hợp: Đó là các bị cáo đã dùng mìn, súng để tước đoạt sinh mạng của người khác; những người bị hại là chiến sĩ công an, cán bộ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, không có mâu thuẫn với các bị cáo, không biết quyết định đúng cưỡng chế hay sai; những người bị hại không có lỗi với các bị cáo, không có mâu thuẫn; với mục đích chuyển vụ án hành chính dân sự sang hình sự, các bị cáo đã chuẩn bị mìn, súng để tấn công người thi hành công vụ.

Theo Viện kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo rất quyết liệt. Đến hàng rào thứ nhất đã cho nổ mìn, hàng rào thứ 2 thì bắn súng hoa cải. Khi người bị hại bị thương, các bị cáo tiếp tục bắn và dùng rơm đốt. Khi sử dụng 2 khẩu súng trên ở khoảng cách 20 mét có thể gây sát thương cao, nguy hiểm tính mạng. Như vậy, với ý thức chủ quan và hành vi khách quan, đã có đủ căn cứ khẳng định các bị cáo vi phạm vào tội Giết người.

“Hành vi phạm tội của các bị cáo nguy hiểm tới xã hội, xâm hại tới trật tự quản lý, làm tổn hại sức khỏe của 7 người, làm ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị” - bản luận tội viết.

8 giờ 45 phút, phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng tại tòa.

Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng: 4 bị cáo gồm Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966), Đoàn Văn Sịnh (SN 1957), Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị đề nghị truy tố trước tòa tội danh “ Giết người” được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự (BLHS), có khung hình phạt từ 12 năm đến chung thân hoặc tử hình.

Hai bị cáo nữ trong vụ án này là Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ ông Đoàn Văn Quý ) bị đề nghị truy tố ra trước tòa tội danh “Chống người thi hành công vụ” được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 BLHS, có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. 

Người Lao Động Online tiếp tục cập nhật…
Nguyễn Quyết - Trọng Đức
04/04/2013 | 09:02 
Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5 - 6 năm tù
Dân Việt - Ngày thứ 3 của phiên tòa xét xử vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm bắt đầu từ 8 giờ 10 sáng nay (4.4) với phần luận tội của Viện KSND TP.Hải Phòng.

Các bị cáo trước vành móng ngựa. Ảnh TTXVN

Vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị mức án dành cho các bị cáo với tội danh Giết người, cụ thể như sau: Bị cáo Đoàn Văn Vươn từ 5 - 6 năm tù; bị cáo Đoàn Văn Quý từ 4 năm 6 tháng - 5 năm tù; bị cáo Đoàn Văn Sịnh từ 3 năm 6 tháng - 4 năm tù; bị cáo Đoàn Văn Vệ từ 24 - 30 tháng tù treo.

Với tội danh Chống người thi hành công vụ, vị đại diện VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Phạm Thị Báu từ 18 - 24 tháng tù treo, bị cáo Nguyễn Thị Thương từ 15 - 18 tháng tù treo.

Như vậy, các bị cáo đều được đề nghị mức án ở dưới mức khởi điểm của khung hình phạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét