Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Tập Cận Bình Thua Ở Phi Châu


Chuyến công du đầu tiên một tuần lễ của Ô Tập cận Bình đến Phi Châu mới đây không còn là những bước đi của người khổng lồ hào phóng đến Phi Châu nữa. Người dân ở lục địa từng là cái nôi của Loài Người này nhìn Ông Tập cận Bình như là hiện thân của “Made in China” nguy hiểm và là biểu tượng “Red China” thực dân mới.

Hoàng kim thời đại của TC đã qua rồi. Nhớ cách đây khoảng một thập niên, vào năm 2004, TC là cảm hứng, kỳ vọng của các nước Phi Châu. TC tổ chức tại thủ đô Bắc kinh, một cuộc hội họp ngoại giao, chánh trị, mà có cả  40 quốc trưởng và đại diện chánh quyền của 48 nước Phi Châu tham dự. Toàn thể "nhứt trí" thông qua Nghị Quyết "hạ quyết tâm lớn" liên kết với nhau và đòi hỏi các nước giàu, ý nói các nước Tây Phương, trong đó chánh yếu là  phải giữ lời cam kết mở cửa thị trường, tài trợ và giảm nợ. 

Trước đó một chút TC cũng đã bước sang Trung Ðông, Nam Á với Liên minh Thượng Hải qui tụ một số nước nhiều xăng dầu ở Á châu, Trung Ðông và Nam Mỹ là sân sau nhà của Mỹ. Iran là nước được mời và có đến nhưng với tư cách quan sát viên vì TC vuốt mặt Mỹ nhưng còn nể cái mũi lõ.

Bước chân khổng lồ của TC cũng bước thẳng vô nước, trên nước Mỹ. Học giả Peter Gries chuyên về Trung Quốc sự vụ bay đi TB Oklahoma để dự một cuộc phỏng vấn xin việc làm. Ông vô cùng ngạc nhiên không thấy vết tích của những cow boys và giếng dầu Mỹ đâu nữa, mà chỉ thấy  những cơ xưởng sản xuất hàng hóa mang nhản hiệu "Made in China".  Ðại đa số các cơ sở vừa và nhỏ của Mỹ chết rạp dưới làn sóng hàng hóa "Made in China" tràn ngập lãnh thổ Mỹ. Lợi thế áp đảo của TC so với Mỹ là giá thành sản xuất ở TC rất thấp vì Ðảng Nhà Nước kềm giá nhân công rẻ hàng nhiều chục lần  so với  công xá Mỹ và giữ giá đồng nhân dân tệ thấp để đẩy mạnh xuất cảng và cạnh tranh với hàng hóa Mỹ với Ðô la cao giá hơn. Ðó là điều mà ứng cử viên tổng thống Hoa kỳ Romney gọi là TC thao túng tiền tệ. 

Chẳng những TC tràn ngập các thành phố quốc tế của Mỹ như New York,  Chicago, Washington và Los Angeles mà cả những thành phố nhỏ khắp nước Mỹ nữa. Văn hóa TC cũng đi theo vào Mỹ, chuyển hóa lối sống Mỹ ở những nơi này. Học sinh trường công Mỹ học tiếng Quan Thoại của TC. Ngân hàng Nhà nước TC mở ở  Ohio. Việc khai thác kim loại của TC đã đánh bạt nghề truyền thống khai thác và luyện sắt thép của Mỹ tại  Minnesota. 

Nhưng bây giờ, một thập niên sau thì khác. Sức bành trướng của TC làm thiên hạ lo ngại. Dân Mỹ lo “chết vì TC” như tựa đề cuốn sách của hai giáo sư đại học Mỹ bán rất chạy. Chánh quyền Mỹ lo TC thao túng tiền tệ, lo bị TC tấn công tin học. Dân Phi Châu lo bị TC xâm thực. Ðâu đâu cũng sợ đồ gian, đồ giả, đồ nháp, đồ độc của TC tràn ngập thị trường. Các nước Á châu Thái Bình Dương lân cận TQ bị TC lấn đất, chiềm đảo, biển, biến Thái Bình Dương không còn thái bình nữa.

Phi Châu là lục địa giàu tài nguyên chưa khai thác, rất cần cho guồng máy kinh tế của TC. Ô. Tập cận Bình mới lên phải dành chuyến công du đầu tiên sang Nga để móc ngoặc chống Mỹ và ngay sau đó sang Phi Châu để khai thác tài nguyên. Tại Nga Ô. Bình “phóng tài hoá thu nhân tâm”, móc nối cựu đồng chí Putin chống Mỹ, là bay liền sang các nước Phi Châu giàu tài nguyên để khai thác. Nhưng  lực bất tòng tâm. Hầu hết nhân dân và chánh quyền của lục đia này từ lâu nhìn TC như thành phần bất hảo, một loại siêu thực dân kiểu mới, một hoàng hoạ trong những cơn khủng hoảng kinh tế thế giới.

Ô. Tập cần Bình cố gắng tối đa sửa mặt, sửa mày, tạo hình ảnh TC cho khá hơn, nhưng vô ích. Người dân Phi Châu đã có kinh nghiệm CS sau hơn một thập niên lân la với TC, nên không nghe những gì CS nói mà nhìn những gì CS làm, CS chỉ làm những gì có lợi cho CS mà thôi. 

Ông Bình gân cổ trình bày, hứa hợp tác bình đẳng với các nước châu Phi, bất luận lớn nhỏ, mạnh yếu, và chống đối nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, và nước mạnh làm chủ nước yếu. Ông vuốt ve Phi Châu, tuyên bố Phi Châu thuộc về người châu Phi. Ông hứa cho các nước này vay 20 tỉ mỹ kim trong 2 năm tới, tặng cho Liên hiệp châu Phi (UA) một trụ sở mới ở Addis-Abeba trị giá 150 triệu euro, cấp học bổng, cấp nhân viên y tế. 

Nhưng vô ích, lời của Ô Bình không có tiếng dội.  Người dân và chánh quyền các nước Phi Châu đại đa số tin TC là đại hoạ và càng ngày càng bất mãn với người TC. Phi Châu nhận thức rõ TC coi Phi Châu như thuộc địa khai thác tài nguyên và di dân của TC để giải quyết nạn nhân mãn ở TC. Ðại da số dân chúng các nước Phi Châu thấy càng giao thương với TC càng thiệt thòi. TC đầu tư nhiều nhứt ở Phi Châu, năm 2012 là 200 tỉ đô la, tỷ lệ tăng 60%. Nhưng TC tung nhiều đoàn quân chí nguyện, một đội quân thứ năm nguy hiểm còn hơn con ngựa thành Troie nữa, với cả 2,000 công ty Trung Quốc đặt bản doanh ở Châu Phi. Ðoàn quân này sống, “chiến đấu và làm việc” như quân lê dương của TC.

TC khai thác tài nguyên ở Phi Châu chở về TQ. TC không chuyển giao kỹ thuật, không phát triển hạ tầng cơ sở, mà làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiểm môi sinh, muốn cải tạo phải tốn hàng trăm lần hơn số tiền mà TC bỏ ra đề mua quặng mỏ.

Có cả hai triệu người TC làm ăn ở Phi Châu, riêng ở Angola đã có 250,000 người. TC lập xóm, lập làng sống riêng, canh gác không cho người ngoại vào, như một quốc gia trong quốc gia đối với người bản xứ.

TC thường bị thiên hạ chê trách là thiếu trách nhiệm, thiều văn minh, chỉ làm giàu trên thiệt hại của các nước, hành động bá quyền nước lớn, hầu hết thiên hạ tránh né, kể cả các nước đang phát triễn. Phải chăng TC sớm nở, sớm tàn, thời đại của TC sắp qua./.


Mỹ Làm Á Châu Nghi Ngờ
(04/08/2013) 
Tác giả : Vi Anh
Thái độ bất động, lời tuyên bố không đứng bên nào, cái kiểu ngoại giao nước đôi của chánh quyền TT Obama từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai làm các nước Á châu Thái Bình Dương nghi ngờ Mỹ và Mỹ mất niềm tin và uy tín trước hành động giương oai diệu võ gây hấn, chiếm đảo, lấn biển một cách liên tục và có hệ thống của TC. Làm cho các nước Á châu hụt hẫng rơi vào tâm trạng của thời Mỹ bắt tay được với Trung Cộng, phản bội, bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà trong Chiến Tranh VN. Hầu như ngày nào cũng có tin tức, hình ảnh, tuyên bố, tàu bè bán quân sự và quân sự trá hình của TC quậy đục nước, xâm chiếm đảo trong vùng Biển Ðông. Và cả thế giới đều ngạc nhiên Hoa kỳ bất động một cách kỳ lạ và những lời tuyên bố nước đôi yếu xìu không đứng bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Ðông.

Trong khi đó hai nước bị TC liên tục lấn chiếm biển đảo là Nhựt bổn là đồng minh, là quốc gia Mỹ có hiệp ước phải bảo vệ và Phi Luật Tân cũng là đồng minh và quốc gia có hiệp ước phòng thủ chung ký với Mỹ.

Mỹ cứ bất động cả mấy năm trời, bất động trước mọi xâm lấn của TC, hỏi làm sao TC không thừa thắng xông lên. Mới đây tiến tuốt xuống phía Nam, xâm phạm cả vùng biển của Nam Dương và Mã Lai để thăm dò thái dộ và hành động của Mỹ đề thừa thắng xông tới luôn.

Thái độ bất động của Mỹ trước hành động gây hấn, chiếm cứ của TC, lời tuyên bố Mỹ nước đôi không đứng về phía bên nào trong tranh chấp biển đảo làm cho các quốc gia Á châu Thái Bình Dương muốn tin Mỹ, tin sự hiện diện của Mỹ là điều kiện ổn định trong vùng, bảo đảm tự do hàng hải quốc tế – cũng không dám tin.

Lời tuyên bố chuyển trục quân sự và 60% của Mỹ sang Á châu Thái Bình Dương, do chính TT Obama và các bộ trưởng hàng đầu có liên quan Ngoại Giao, Quốc Phòng và Tư Lịnh Thái Bình Dương của Mỹ trong nhiệm ký thứ nhứt của  TT Obama từng tạo niềm tin cho các nước Á châu Thái Bình Dương bị TC lấn chiếm, trở thành nỗi mừng hụt đối với Á châu và lời hứa lèo của Mỹ trong nhiệm kỳ hai của TT Obama.

Thái độ bất động của Mỹ làm cho các nước Á châu bị TC xâm hại nghĩ rằng Mỹ lợi dụng cơ hội này để trở lại Á châu  hầu chia chát quyền lợi với TC trên sự thiệt hại, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi nhục da vàng của các nước nhược tiểu.

Các nước Á châu Thái Bình Dương nhỏ yếu rơi vào tình trạng hụt hẫng như thời sau năm 1973 Mỹ rút ra khỏi VN, bỏ đồng minh VNCH thân cô, thế cô và sau cùng cúp viện trợ, bức tử đồng minh VNCH.

Một cuộc phản bội không những đối với đồng minh mà phản bội ngay cả quân lực Hoa kỳ vì tính “cực kỳ” thực dụng, thực dụng trần truồng của các chánh trị gia thiên tả của Mỹ. VNCS là nơi chánh quyền Mỹ có lúc đổ nửa triệu quân, và 58,000 người con yêu của Tố Quốc Mỹ đã anh dũng hy sinh, 300,000 người khác bị thương tật, để một phần thân thể ở VN.

Hụt hẫng đến đỗi Phi Luật Tân phải đuổi Mỹ ra khỏi hai căn cứ chiến lược, lâu đời - không quân Clarkfield và hải quân Vịnh Subic.

Tâm lý chánh trị thực dụng, thiên tả bất nhẫn, bất nhân đó có thể là động lực làm cho Mỹ bất động trước những gây hấn của TC ở Á châu Thái Bình Dương.

Trong khi Mỹ bất động như vậy, thỉ TC dùng chiến thuật gậm nhấm như tầm ăn lên, theo đúng xu hướng ngàn đời của Thiên Triều Ðại Hán. Nội cái tên Trung Hoa cũng cho thấy đầu óc bá quyền nước lớn của dân tộc Ðại Hán coi các nước nhỏ là chư hầu, coi sự bành trướng là quốc sách.

Kể cả thời CS cũng theo xu thế hằng cữu đó. Mao Trạch Ðông mới lên là lấy nước Cộng Hoà Hồi Giáo Tukestan của người Duy ngô nhĩ, sáp nhập vào Trung Quốc thành tỉnh Tân Cương. Sau đó một chút thì thôn tính Tây Tạng. Chỉ thời Mao thôi, TC đã mở rộng TQ thêm một phần ba lãnh thổ.Qua triều đại CS thứ 5, Tập Cận Bình lên thì tuyên bố biến giấc mơ Trung Hoa thành hiện thực, khai thác tối đa tinh thần quốc  gia Ðại Hán..

Sự bất động của Mỹ, thời gian có lợi cho TC, nguyên trạng cũng có lợi cho TC trong việc thôn tính biển đảo của các nước Á châu Thái bình Dương

Nghi ngờ, e ngại của các nước Á châu Thái Bình Dương đối với Mỹ như trên đã làm Mỹ mất uy tín không những trong vùng Á châu Thái Bình Dương mà trên thế giới nữa. Xin mượn một bài phân tích của chuyên gia Mỹ viết trên USA Today phát hành khắp nước Mỹ, ngày 27/03/2013, được RFI dẫn dụ  để minh hoạ. Ô. Michael Auslin, chuyên gia về Ðông Á thuộc viện American Enterprise, phân tích. Hải quân TC đã  dám kéo xuống vùng cực nam Biển Ðông để thị oai chứng tỏ là chính sách gọi là «xoay trục» qua châu Á của chính quyền Obama đã không mang lại kết quả nào cho các nước trong vùng. Ông phê phán gay gắt thái độ thụ động của Hoa Kỳ: «Chúng ta đang mất uy tín trước các đồng minh và bạn bè bằng thái độ đứng bên ngoài của mình. Trung Quốc đã lý giải thái độ bất động của Mỹ như là một đèn xanh cho phép họ đi tiếp».Theo Ông nếu TT Obama hành động, [dù sơ sơ, nhẹ nhẹ] thôi, thì TC cũng không dám "múa gậy vườn hoang".

Tin mới đây, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ của nhiệm kỳ hai của TT Obama nhậm chức khá lâu rồi, chỉ tuyên bố đi Á châu, nhưng tới nay vẫn chưa đi. Gặp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đang công du Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel xác định, nước Mỹ nói chung và Bộ Quốc Phòng nói riêng vẫn bảo lưu cam kết tái cân bằng đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thử hỏi các nước ở Á châu Thái Bình Dương bị TC lấn chiếm, gây rối biển đảo, gây áp lực tinh thần và vật chất liên tục liệu có tin lời hứa của các chánh trị gia thực dụng hay không./. ( Vi Anh)

Mỹ Sẽ Lật Kim Jong-Un?
Obama not a fighter!
(04/05/2013) 
Tác giả : Trần Khải
Tình hình có vẻ như Biển Ðông êm dịu dần, trong khi Biển Hoa Ðông dậy sóng lớn hơn. Câu hỏi là, có thể Bắc Hàn sẽ gây chiến sớm? Thực tế, không ai đoán nổi trong đầu của “đỉnh cao trí tuệ xã hội chủ nghĩa” này tính toán gì.

Nhưng Mỹ thừa cơ này đã ra lệnh đưa đủ thứ vũ khí tới bao vây, và hôm Thứ Năm 4-4-2013 Ngũ Giác Ðài đã ra lệnh dàn phòng thủ phi đạn toàn quốc báo động cao trong khi có tin Bắc Hàn sắp phóng thử phi đạn mới.

Trong dàn phòng thủ có 2 tàu chiến trang bị phi đạn Aegis tới vùng biển gần Bắc Hàn, và ra lệnh các dàn bắn chận từ Alaska và California báo động đỏ. Ðó là chưa kể đưa thêm một tàu chiến tới đảo Guam để trấn giữ Nam Thái Bình Dương, và thêm các oanh tạc cơ tàng hình B-2 tới Nam Hàn.

Ðặc biệt, báo Washington Times hôm Thứ Năm nói rằng Mỹ đang cứu xét lật đổ chế độ cộng sản ở Bắc Hàn nếu nước này sử dụng vũ khí nguyên tử hay tung ra trận chiến toàn lực tấn công vào Nam Hàn và 28,500 lính Mỹ đang trú đóng ở đây.

Nguồn tin này đưa ra sau khi Bắc Hàn nói rằng chiến tranh có thể “bùng nổ hôm nay hay ngày mai,” và báo Washington Times dẫn nguồn tin Bộ Quốc Phòng Mỹ nói Mỹ đã soạn sẵn kịch bản Bắc Hàn sụp đổ và quân Trung Quốc có thể sẽ tràn vào Bắc Hàn để bảo vệ chế độ Kim Jong-Un.

Trong khi đó, Biển Ðông vẫn làm ASEAN nhức đầu.

Bản tin VOA hôm 4-4-2013 cho biết một tin lạc quan rằng tất cả các thành viên tham gia cuộc họp quan chức cao cấp giữa 10 nước Ðông Nam Á với Trung Quốc nhất trí cùng làm việc để tiến tới bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Ðông.

Cuộc họp hằng năm cấp Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19 diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 1 và 2/4. Dẫn đầu phái đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Phạm Quang Vinh.

Tân Hoa xã ngày 4/4 trích dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay kết thúc cuộc họp, các bên đồng ý sẽ thực thi đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Ðông trong tiến trình tiến tới một bộ quy tắc mang tính ràng buộc pháp lý.

Theo đó, các bên sẽ có những nỗ lực chung để đạt một bộ quy tắc ứng xử Biển Ðông và tiếp tục trao đổi quan điểm về vấn đề.

10 nước Ðông Nam Á và Trung Quốc nhất trí rằng duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Ðông phục vụ lợi ích chung trong khu vực cũng như giúp phát huy mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc.

Các bên cũng thống nhất cùng tổ chức các hoạt động kỷ niệm đánh dấu 10 năm ngày thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc và mở rộng hơn nữa giao tiếp, hợp tác trong mọi lĩnh vực.

Các cam kết giữa Ðông Nam Á với Trung Quốc được lặp lại trong lúc Bắc Kinh đang bị quốc tế chỉ trích về các hoạt động lấn lướt dành chủ quyền ở Biển Ðông đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

VOA cũng ghi lời Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, cho hay ông nhận được cam kết từ người đồng nhiệm Hoa Kỳ, John  Kerry, trong cuộc họp ở Washington hôm 2/4 Washington sẽ tiếp tục làm việc với Manila để mưu tìm một giải pháp ôn hòa cho vụ tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc tại vùng biển giàu tài nguyên này.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và tán thành giải pháp của Manila đưa tranh chấp Biển Ðông ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc nhờ can thiệp.

Mặt khác, đài RFI loan tin rằng Mỹ đưa tàu đổ bộ đến tập trận với Philippines.

Từ ngày 5 đến 17/04/2013 cuộc tập trận thường niên Mỹ - Philippines mang tên Balikatan 2013 (Vai kề vai) sẽ diễn ra tại Luzon, hòn đảo chính của Philippines. Hơn tám ngàn binh sĩ hai nước cùng với một hạm đội tàu chiến nhỏ và 30 phi cơ sẽ tham gia cuộc diễn tập quân sự được tố chức hàng năm trong khuôn khổ Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương ký kết giữa hai bên từ năm 1951.

Theo báo chí Philippines, phát ngôn nhân quân đội Philippines, Ðại tá Arnulfo Marcelo Burgos cho biết là trong số 20 chiếc máy bay Mỹ tham gia cuộc tập trận Balikatan năm nay, 14 chiếc đã đến căn cứ không quân Clark ở Pampanga từ hôm 01/04/2013 và 6 chiếc còn lại sẽ đến nơi từ trước ngày 08/04/2013.

Một bản tin khác của RFI cũng cho biết rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nhiều dầu khí như đã nghĩ.

Bản tin RFI nói, trong vùng Biển Ðông, hai khu vực bị tranh chấp nhiều nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa hề được chứng thực là có nguồn dầu hỏa hay khí đốt dồi dào.

Trong thời gian qua, rất nhiều nguồn tin, nhất là từ Trung Quốc, thường khẳng định rằng Biển Ðông là một nơi có trữ lượng dầu khí rất lớn, chẳng khác Vịnh Ba Tư. Trong một bản nghiên cứu công bố ngày 03/04/2013, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ EIA (Energy Information Agency) đã đặc biệt xác định lại là trong vùng Biển Ðông, hai khu vực bị tranh chấp nhiều nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa hề được chứng thực là có nguồn dầu hỏa hay khí đốt dồi dào.

Trong bản nghiên cứu mang tựa đề «Các khu vực tranh chấp tại Biển Ðông nhiều khả năng có ít tài nguyên dầu hỏa và khí đốt truyền thống», EIA thẩm định : «Không giống như các nơi khác của Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Ðông), các khu vực này (Hoàng Sa và Trường Sa) chưa được chứng thực là có trữ lượng dầu khí (thông thường) dồi dào».

Ðối với cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ thì các phân tích của họ đều cho thấy là đa số các mỏ mà trữ lượng đã được chứng thực đều tập trung ở những khu vực không thể tranh chấp ở Biển Ðông, gần bờ biển của các quốc gia duyên hải, không gần các hòn đảo đang tranh chấp.

Một cách cụ thể, EIA trích dẫn các nguồn tin công nghiệp cho biết là tại các mỏ gần quần đảo Trường Sa, phía tây của miền Nam Philippines, trữ lượng được chứng thực hay được coi là có thể có, hầu như là không có đối với dầu hỏa, còn khí đốt thì chỉ bằng không đầy 100 tỷ feet khối mà thôi.

RFI cũng ghi thêm: “Tại vùng quần đảo Hoàng Sa, ở phía đông nam đảo Hải Nam của Trung Quốc và gần bờ biển phía Ðông Việt Nam, tình hình còn tệ hại hơn : dầu hỏa hoàn toàn không thấy, trong lúc khí đốt lại ít hơn rất nhiều.”

Chuyện gì cũng có vẻ như bí hiểm, từ chuyện Kim Jong-Un cho tới chuyện cờ Trung Quốc in trên nhiều sách thiếu nhi Việt. Ai biết được trong đầu của “đỉnh cao trí tuệ XHCN Nguyễn Phú Trọng” suy nghĩ những gì, có giống Kim Jong-Un chăng... Trời chắc cũng thua, không biết nổi.


Mặt Trận Lặng Lẽ
(04/07/2013) 
Tác giả : Trần Khải
Có một mặt trận không tiếng súng, không ồn ào và không dẫn tới những lời hăm dọa đầy kịch tính trên truyền hình... nhưng cũng đầy căng thẳng và đáng sợ: mặt trận tình báo.

Cảnh sát Liên bang Mỹ FBI gọi đó là “hiểm họa nội tại.”

Ðơn giản vì họ nằm mai phục ở Little Saigon, cũng là người Việt và nói tiếng Việt; hay họ là anh Tàu ở Chinatown trên Los Angeles, y hệt như những người bạn thân tình Chợ Lớn của chúng ta; và họ cũng là anh Hàn quốc ở phố Koreatown, bên hông Little Saigon trong cùng thành phố Garden Grove.

Mới hồi tháng trước, công dân Trung Quốc Sixing Liu bị kêu án 5 năm và 10 tháng tù vì vi phạm luật cấm vận vũ khí của Mỹ khi mang thông tin quân sự nhạy cảm của Mỹ, mà y lấy từ nơi công ty y làm việc, một công ty hợp đồng quốc phòng, để đưa về Trung Quốc.

Có gần 100 trường hợp tương tự như thế trong 4 năm qua. Nghĩa là: biển người gián điệp.

Nhưng Liu thực sự không phải là loại điệp viên kiểu Z28 hay 007. Chính phủ Bắc Kinh không hề gửi y sang Mỹ để lấy thông tin kiểu như huấn luyện nhiều năm ở trường tình báo để rồi sẽ gài gián điệp mai phục. Ðã có rất nhiều kỹ sư, nhà khoa học... vào Hoa Kỳ để sống “giấc mơ Mỹ,” nhưng rồi vì lý do nào đó họ bỗng trở thành điệp viên cho TQ.

Thông tấn Bloomberg hôm 2-4-2013 đã kể về trường hợp một nhà nghiên cứu y khoa ở Wisconsin bị cáo buộc làm gián điệp kinh tế cho TQ.

Chuyện xảy ra ở đại học y khoa Medical College of Wisconsin, khi một nhà nghiên cứu bị truy tố tội gián điệp kinh tế vì trộm một hợp chất nghiên cứu ung thư (hợp chất này đã có bằng sáng chế của trường này) để âm mưu trao cho một đại học tại TQ.

Nhà khoa học naỳ tên Hua Jun Zhao, 42 tuổi, bị cáo buộc là trộm một hợp chất từ đại học y khoa MCW ở Milwaukee và rồi có những bước để chuyển chất này sang cho đại học Zhejiang University, theo cuộc điều tra của FBI đính kèm một văn bản cáo buộc đề ngày 29-3-2013.

Công tố vụ này là James L. Santelle.

Gerald Shinneman, thám tử đặc biệt của FBI, viết trong bản văn, “Có lý do để tin rằng Hua Jun Zhao đã thực hiện tội phạm gián điệp kinh  tế.” Bản văn cáo buộc từ FBI dài 9 trang.

Zhao hiện bị giam trong nhà tù quận Milwaukee County.

Tội trộm bí mật kỹ nghệ để làm lợi cho chính phủ ngoại quốc có thể bị phạt án tù 15 năm.

Buổi điều trần sơ khởi cho Zhao sẽ là ngày 11-4-2013 trước phiên tòa của chánh án Patricia Gorence tại Milwaukee.

Hanjuan Jin, một cựu kỹ sư nhu liệu ở Motorola, năm ngoái bị kêu án 4 năm tù vì trộm bí mật kỹ nghệ từ công ty này.  Trong khi bị truy tố về tội âm mưu chia sẻ thông tin với một công ty có liên hệ tới quân đội Trung Quốc, cô Jin được tòa tha tội gián điệp kinh tế.

Môt nhà nghiên cứu ở hãng Dow AgroSciences, Kexue Huang, đã bị kêu án 7 năm tù và 3 tháng hồi năm 2011 sau khi nhận tội trong 2 trường hợp đã trộm bí mật kỹ nghệ để làm lợi cho một đại học TQ.

Trường hợp Zhao thì khác: Zhao tham dự nghiên cứu về ngành dược ở đaị học với tư cách phụ tá cho Tiến Sĩ Marshall Anderson.

Vào ngày 22-2-2013, Anderson báo cáo với an ninh nhà trường rằng 3 hũ đựng một loại bột hợp chất có tên là C-25, mà Giáo sư này đã có tác quyền trí tuệ về phát minh, đã biến mất khỏi văn phòng của ông. Các hũ này trị giá 8,000 đôla.

Xem lại băng hình an ninh cho thấy Zhao là người duy nhất vào và rời văn phòng của GS Anderson vào thời gian các hũ này biến mất.

An ninh cũng biết rằng Zhao trước đó đã ở TQ từ tháng 12-2012 tới tháng 2-2013 và viết trong bản tiểu sử rằng Zhao là phó giaó sư ở đại học Zhejiang University.

Zhao cũng nói trên trang web ResearchGate rằng y đã khám phá ra một hợp chất chữa trị ung thư và muốn mang hợp chất này về TQ, theo hồ sơ FBI.

Khi FBI khám xét nhà Zhao hôm 28-3-2013, có thấy một biên nhận của một gói bưu phẩm gửi cho vợ y ở TQ một tháng trước đó, cùng với các vé phi cơ cho một chuyến bay từ Chicago về TQ, dự kiến cất cánh ngày 2-4-2013. Bên cạnh vợ, Zhao có  một con trai đang sống ở TQ.

Phó công tố Tracy M. Johnson cũng nói rằng Zhao trước khi bị FBI bắt đã bán chiếc xe hơi của y.

FBI nói, trong khi Zhao có thể chưa biết hết về cuộc điều tra nhưng Zhao đã cảm nhận là có vấn đề rồi.

Câu hỏi là, nếu Bắc Kinh gài người dày đặc như thế, vậy thì Hà Nội đã gài người ra sao?

Ðây quả nhiên là một mặt trận tưởng như rất là lặng lẽ vậy.


Tàu Ngầm & Hoàng Sa
(04/09/2013)
Tác giả : Trần Khải
Biển Ðông tất dậy sóng. Ai cũng biết. Nhưng thật khó đo lường chính xác các diễn tiến tương lai khi xung đột tăng cường độ.

Vấn đề là trong khi Trung Quốc hung hăng, Việt Nam lặng lẽ, Philippines chạy ra tòa quốc tế, và Mỹ thì lo mài  vũ khí tàu ngầm.

Hãy hình dung rằng, lực lượng tàu ngầm sẽ nhiều phần là trận chiến mới ở Biển Ðông. Ðó là lý do trong khi TQ làm hàng không mẫu hạm, VN phải làm tàu ngầm để lấy kế sách Yết Kiêu năm xưa làm chiến  lược mới thế kỷ này.

Hãy thấy, đột ngột taù ngầm TQ trồi lên ở bãi biển Nha Trang hay Ðà Nẵng, và trên pháo tháp giương cao là cờ một sao lớn và 5 sao nhỏ -- du khách quốc tế sẽ kinh hoàng, kỹ nghệ du lịch vùng biển cơ nguy sụt giảm 50%... Và Hà Nội vẫn bưng bít thông tin, hay chỉ phản đối bằng các buổi họp báo ở Bộ Ngoại Giao.

Bởi vậy, Mỹ thấy cần có bom diệt tàu ngầm tối tân hơn: Mỹ đang lo tìm vũ khí chống tàu ngầm dữ dằn.

Bản tin  quân sự hôm Thứ Hai 8-4-2013 cho biết một loại bom mới sẽ “biến đổi rốt ráo” cuộc chiến chống tàu ngầm -- bom này sẽ thiết kế và chế tạo bởi công ty Boeing theo đặt hàng của Hải Quân Mỹ với hợp đồng trị giá 19.2 triệu đôla.

Vũ khí này có tên High Altitude Anti-Submarine Warfare Weapon Capability, thuộc loaị kích thước nhỏ, sẽ phóng từ cao độ và từ độ xa để tới mục tiêu.

James Doddm phó chủ tịch Boeing Weapons & Missile Systems, nói, “Một kỷ nguyên mới trong chiến tranh diệt tàu ngầm sắp bắt đầu. Bom này cho Hải Quân Mỹ khả năng với sức mạnh chưa từng có trước giờ để diệt tàu ngầm địch.

Scott Wuesthoff, giám đốc Boeing Direct Attack Weapons, nói rằng vũ khí siêu đẳng này sẽ có Hải Quân Mỹ bảo vệ lợi ích đại dương của Mỹ khắp thế giới.

Chi tiết về vũ khí naỳ chưa tiết lộ.

Trong khi đó, các thông tin cho thấy Biển Ðông sẽ ngày càng căng thẳng.

Bản tin VOA ghi rằng trong tháng này Trung Quốc sẽ cho phép khách du lịch đến quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp với Việt Nam.

Tân Hoa Xã hôm Chủ nhật cho hay một tàu du lịch có thể phục vụ 1.965 khách đã sẵn sàng đến Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.

Chủ tàu này là Tổng công ty Hải Hàng và một công ty khác cũng đang đóng một tàu du lịch khác.

Ông Ðàm Kê, Phó tỉnh trưởng Hải Nam cho biết du khách có thể ăn ngủ trên tàu và xuống đảo để tham quan, và chuyến đầu tiên là vào dịp lễ Lao động 1 tháng 5.

Ông Hoàng Hô Yêm, Giám đốc một văn phòng bán vé du lịch ở Hải Nam nói với Tân Hoa Xã giá vé sẽ tương đối đắt do chi phí xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch khá cao.

Trên quần đảo Hoàng Sa có một khách sạn 56 phòng.

Bản tin BBC ghi nhận về dư luận:

“Bản tin của BBC News Online về việc Trung Quốc sắp đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa đăng hôm Chủ nhật ngày 7/4 đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các độc giả trên khắp thế giới.

Ðến nay bản tin này đã thu hút trên 200 lượt bình luận, một con số lớn trên BBC News.

Ða phần các ý kiến của độc giả Anh quốc và khắp nơi trên thế giới không đồng tình với yêu sách của Trung Quốc.”

Tât nhiên, đa số mà đồng tình với TQ về Hoàng Sa là chuyện lạ. Cũng y hệt như Tây Tạng, TQ đã chiếm Hoàng Sa thô bạo.

Trong khi đó, Ðài Loan vẫn chơi trò quậy phá Biển Ðông, tiếp tay kiểu dàn trận liên thủ cho anh em Trung Quốc: nhà nước Bắc Kinh quậy Hoàng Sa, thì nhà nước Ðài Bắc quậy Trường Sa.

Bản tin RFI viết rằng Ðài Loan sẽ mở rộng cầu tàu đảo Ba Bình-Trường Sa.

Bản tin RFI cho biết vào hôm 7/04/2013, Cục Tuần duyên Ðài Loan ( CGA ) vừa thông báo sẽ mở rộng cầu tàu ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Một giới chức Cục tuần duyên Ðài Loan cho hãng tin AFP biết họ dự tính sẽ chi 19 triệu Ðài tệ (640.000 đôla) để nghiên cứu tác động về môi trường của dự án nâng cấp cầu tàu này.

Theo tờ United Evening News, cầu tàu được mở rộng sẽ có khả năng đón tiếp các tàu trọng tải 2000 tấn của lực lượng tuần duyên Ðài Loan. Cầu tàu hiện nay chỉ có thể đón tiếp các tàu tuần tra cỡ nhỏ.

Ðây là một phần kế hoạch của Ðài Bắc nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình (mà Ðài Loan gọi là đảo Thái Bình). Theo đề nghị của Cục tuần duyên, cho tài khóa 2013, chính quyền Ðài Loan sẽ chi tổng cộng 143 triệu Ðài tệ (4,94 triệu đôla) trong hai năm để tăng cường năng lực phòng thủ ở Trường Sa.

RFI cũng thêm: “Bất chấp phản đối của các nước tranh chấp chủ quyền Trường Sa, đặc biệt là của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Ðài Bắc đã xây một đường băng dài 1.150 mét trên đảo Ba Bình. Ðầu năm nay, Ðài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối kế hoạch này.”

Bởi vậy, anh em Cộng sản, Quốc gia Hán tộc liên thủ cướp giựt Biển Ðông. Mỹ lo tìm vũ khí tối tân để trấn biển. Việt Nam làm gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét