Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

VIỆT NAM. MỘT XÃ HỘI CÓ TRIỆU CHỨNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG


'Dư luận đang nhẫn tâm 'ném đá' một đứa trẻ '



Thùy Dương - Tên của cậu bé Đỗ Nhật Nam gần đây xuất hiện dày đặc trên các trang báo, diễn đàn, mạng xã hội. Nhưng không phải vì những thành tích nổi trội em đạt được, mà là xoay quanh một clip phỏng vấn.

Nhật Nam dù thông minh và có nhiều kiến thức, em vẫn là một đứa
trẻ
Mới đây, một clip mang tên: "11 tuổi bé Đỗ Nhật Nam lập kỷ lục" với nội dung phỏng vấn Đỗ Nhật Nam xoay quanh vấn đề đọc sách của em được post lên mạng. Ngay lập tức, clip đã thu hút sự chú ý và dư luận và rất nhiều người xem truyền nhau đường link kèm những lời bình luân mang tính đả kích. Nhiều ý kiến cho rằng em già trước tuổi, thái độ trả lời không lễ phép... và đặc biệt là câu trả lời: "Truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn". 

Và ngay sau đó, clip này đã được người khác post lên với cái tên: “Cậu bé bố đời Đỗ Nhật Nam lập kỷ lục người Việt Nam đầu tiên không có tuổi thơ”. Độc giả có nick name Vũ Ngọc Nam viết: “Anh mà được sống lại 10 năm đầu 1 lần nữa thì anh vẫn đọc Dragon ball, Doremon, Hesman, Dấu ân Rồng thiêng, Jindo...chứ không đọc sách; vẫn xem Tom & jerry, Chip và Đên, Tây Du Ký chứ ko xem phim khoa học; vẫn trốn nhà đi bắt dế, đá bóng, trốn học đi điện tử cắm băng, vẫn tham gia đủ các "mùa": bi, ảnh, nịt, gụ,... với bọn hàng xóm. Cấp 2 anh vẫn sẽ bắt đầu nghe truyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn và chơi Đua xe thú. Cấp 3 anh vẫn sẽ bắt đầu xem sex, đá PS và để ý gái gú”.

Trong clip “Giám đốc Thaihabooks talk với bé Đỗ Nhật Nam” (đăng trên Youtube), TS. Nguyễn Mạnh Hùng hỏi chuyện Nhật Nam đã đi hết các tỉnh thành của Việt Nam chưa. Bạn có nickname Bao Do bình luận bên dưới clip: “Quất Lâm cháu đi chưa?” “Rồi ạ, Quất Lâm cháu đi rồi… À mà Quất Lâm có gì bác?” 

Thiết nghĩ, những hành động này của người lớn không chỉ bôi nhọ, mà còn là chỉ dẫn xấu cho trẻ em. Nếu ai cũng như những độc giả trên thì làm gì có những bộ não siêu Việt, những “thần đồng” và “hiện tượng”. Chính nhân vật này thừa nhận trong bài viết của mình: “Tương lai em sau này có lẽ sẽ khá hơn anh nhiều, giàu hơn anh, tài năng hơn anh, địa vị cao hơn anh. Em lên truyền hình, em nổi tiếng, em rồi sẽ thành giáo sư...Tóm lại là em hơn anh áp đảo”. Nhật Nam đạt được những thành tích đáng nể đó là vì nhiều lý do. Và chắc chắn trong đó có sự nỗ lực của chính bản thân em. Nếu không biết cố gắng mà chỉ ham chơi, trốn học, cùng với game và dục vọng thì làm sao có thể giỏi giang như vậy?

Nhiều người gắn cho Nhật Nam cái mác “Đứa trẻ không có tuổi thơ”. Nhưng Nhật Nam có quyền lựa chọn làm những điều mình muốn. Chính em đã chia sẻ trong clip rằng bố mẹ em không hề bắt em phải học, phải đọc, mà ngược lại, là do em thích và đam mê đọc sách.

Rõ ràng những gì Nhật Nam đạt được thể hiện khí chất rất khác biệt của em so với các bạn cùng trang lứa và cả những người hơn em về tuổi đời. Nhưng phải chăng người lớn đang vì tâm lý số đông mà “ném đá” em một cách vô tình?

Nhiều người cho rằng bố mẹ Nhật Nam áp dụng phương pháp “ép xác” đối với con mình. Nhưng trong một bài phỏng vấn, chị Hồ Điệp - mẹ của Nhật Nam cho biết "Buổi sáng em dậy lúc 6 giờ 30, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng và chờ xe đi học. Đi học về thì em làm bài tập ngay, buổi tối học tiếng Anh khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Nam chưa bao giờ học đến 9 giờ tối. Sau đó, Nam xem ti vi hoặc đọc sách báo đến 10 giờ thì đi ngủ".

"Chính thời gian 5 năm sống ở Nhật đã khiến Nhật Nam có thói quen tự lập và tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân. Do vậy “tuy thời gian học ở nhà không nhiều nhưng Nam đã ngồi vào bàn thì cực kì nghiêm túc, lúc đó không có ai có thể làm cậu bé phân tâm được”- Chị Điệp chia sẻ.

Bạn có nickname Bình Nguyên viết: “Mỗi người có một cách dạy con khác nhau. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Mà Nhật Nam lại là đứa trẻ sinh ra đã có tố chất thần đồng. Nhất là được thừa hưởng nền giáo dục và phong cách sinh hoạt của người Nhật 5 năm đầu đời. Cái gì cũng nên nhìn nhận từ nhiều phía. Không nên áp đặt những suy nghĩ của mình cho người khác như vậy. Chắc gì cách dạy con của bạn đã tốt! Và chắc gì bạn đã dạy con được thành thần đồng!”

Một bức ảnh chế câu trả lời của Nhật Nam
Bạn Truong Ngoc Van cho rằng: "Dư luận xã hội rất nguy hiểm, có thể vùi dập một thiên tài nhỏ tuổi: “Người lớn không thấy nhẫn tâm khi ném đá vô tội vạ vào em ấy sao? Dù sao em ấy cũng mới là một đứa trẻ. Dẫu biết một đứa trẻ mà có tư duy và khí chất hơn người như em rất dễ tự mãn và kiêu căng. Nhưng cái gì cũng nên có mức độ và nhìn nhận từ nhiều phía. Nếu chúng ta đi quá đà sẽ khiến Nhật Nam xấu hổ hơn, rất có thể gây trầm cảm”. 

Còn bạn Hoàng Minh thì chia sẻ: “Chúng ta không nên phán xét bất kỳ ai và bất kỳ điều gì! Những thành tích mà Đỗ Nhật Nam đạt được là không thể chối cãi và không phải bàn nữa. Đọc sách gì, chơi trò chơi gì là quyền lựa chọn của mỗi người. Có dù em có đưa ra nhận xét “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn”, hay đi xem phim ở rạp thật là điên rồ, hoặc chỉ có kẻ điên mới thích sex, hay là kỳ dị hơn thế… thì cũng là những ý kiến cá nhân của em. Hãy học cách tôn trọng con người! Nếu giỏi giang thì bạn hãy đặt ra mục tiêu và đạt được mục tiêu đó đi. Và có những quan điểm đúng đắn của riêng mình! Nên nhớ, không phải bao giờ quan điểm của cả xã hội cũng là quan điểm bạn cho là đúng và ngược lại!”

Có rất nhiều điều để nói về trường hợp Đỗ Nhật Nam và ứng xử của số đông dư luận. Nhưng xin mượn tam một ý kiến của độc giả có nick name LeAnh Nguyen để thay cho lời kết: "Thương em bé 11 tuổi bị dư luận ném đá. Mình nhận ra một điều vô cùng đúng đắn là thà em "có" nhiều thứ": sự quan tâm của cha mẹ, kiến thức, giải thưởng, bất kì điều gì nữa. Nhưng nó nằm trong im lặng không ai biết còn hơn public lên để cuộc sống của em giờ không còn bình yên nữa. Một "đứa trẻ con người lớn" đôi khi vẫn tốt đẹp hơn chính tôi, chính chúng ta, những "người lớn trẻ con", vẫn mắc sai lầm hàng ngày trong cuộc sống"

Cha mẹ của Đỗ Nhật Nam là những người trí thức, họ có đủ khôn ngoan để bảo vệ con mình trước mặt tiêu
cực của cộng đồng mạng

Clip phỏng vấn 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam gây tranh cãi

Luật bảo vệ trẻ em trên cộng đồng mạng 

Bà Lê Thị Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam của hội, cho rằng thay vì khuyến khích để đất nước có thêm nhiều Đỗ Nhật Nam như thế thì người lớn đã vội phê phán sẽ có nguy cơ làm thui chột một tài năng. Bà Thu cho biết hội sẽ sớm có biện pháp động viên gia đình em Nam, đồng thời kêu gọi những người đang sử dụng mạng xã hội hành xử có văn hóa, chừng mực hơn, nhất là với trẻ em vì tác hại để lại về sau cho các em là rất lớn.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đang được sửa đổi, bổ sung cần phải đưa vào hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em trên cộng đồng mạng. Bà Thu nói: “Cha mẹ của Đỗ Nhật Nam là những người trí thức, tôi tin họ có đủ khôn ngoan để bảo vệ con mình trước mặt tiêu cực của cộng đồng mạng. Nhưng nếu sự việc tương tự xảy ra với con của một người không có đủ kỹ năng để bảo vệ con mình thì sao? Điều này pháp luật phải tính tới” (Theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh)

Người Đưa Tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét