Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Việt Nam Nhìn Hết Ham!


Phiên Ngung chuyển ngữ

Barun Roy
Những nhà đầu tư ngoại quốc ngày càng mất niềm tin vào thị trường mà họ từng đổ tiền vào vì mức độ cải cách chậm chạp và tình trạng tham nhũng ngày càng cao.
Việt Nam đang có vấn đề gì đấy. Bỗng dưng họ chẳng còn là miếng mồi ngon cho đầu tư ngoại quốc như xưa nữa. Trong 3 năm liên tiếp, Việt Nam đã không đạt được mục tiêu đầu tư ngoại quốc (FDI) và chính quyền, qua những phát biểu gần đây của một số bộ trưởng, đang lo sốt vó. Họ sợ nếu đà đầu tư cứ suy giảm sẽ ảnh hương xấu đến sự tăng trưởng kinh tế và nếu tăng trưởng bị trì trệ, giới đầu tư ngoại quốc lại càng e ngại đầu tư thêm.
Điều này trở thành một vòng luẩn quẩn tai hại và Việt Nam phải tự trách mình mà thôi. Họ nghĩ rằng họ là quốc gia đặc biệt vì quá khứ của họ. Họ nghĩ rằng bất luận thế nào thì thế giới vẫn phải ve vãn họ. Tuy nhiên thương nhân không thể chờ đợi mãi được. Nếu bạn không sẵn sàng thì họ sẽ tìm đến những cánh đồng thương mại xanh tốt hơn. Và đây chính là trường hợp đang xảy ra cho Việt Nam. Trong khi họ dậm chân tại chỗ trong việc thúc đẩy cải cách, những môi trường cạnh tranh xưa đã ra tay cải cách và những quốc gia mới xuất hiện cũng ra sức để tranh dành những món tiền đầu tư.
Không phải là nguồn đầu tư sẽ cạn kiệt, nhưng những cam kết đầu tư mới thì đang chậm lại trong khi đó những kế hoạch đầu tư cũ đang bị đóng băng. Năm ngoái, với mục tiêu đầu tư tứ 15 -17 tỷ Mỹ Kim, những cam kết đầu tư mới giảm xuống 13 tỳ Mỹ Kim, ít hơn số đầu tư 14,7 tỷ Mỹ Kim đầu tư cho năm trước, tức là quá ít so với 18,1 tỷ Mỹ Kim cam kết đầu tư cho năm 2010. Theo Hội Nghị Đầu Tư và Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) ngay cả nếu căn cứ trên tỷ lệ hối đoái hiện hành, tổng số đầu tư ngoại quốc FDI vào Miến Điện tăng 90% và Cam bốt tăng 104,3% vào năm ngoái so với năm trước. Hẳn nhiên, tổng số tiền đầu tư vào hai nước này vẫn còn thấp hơn Việt Nam tuy nhiên tỷ số gia tăng là điều đáng ngại (cho VN). Năm ngoái, Miến Điện gia tăng số tiến đầu tư 100% so với năm 2011.

Nhật Bản là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Họ đã đăng ký tổng cộng 1.859 kế hoạch tất cả với tổng số đầu tư cam kết lên đến 29 tỷ Mỹ Kim. Tuy nhiên, vào thời điểm này, họ thích mở rộng đầu tư đến những quốc gia như Miến Điện, Nam Dương và Mã Lai Á bởi vì theo họ, Việt Nam không còn có giá trị cạnh tranh như những nước khác nữa. Kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát, hệ thống ngân hàng được tổ chức tốt hơn trước, tuy nhiên thiếu và thạm nhũng đang lan tràn. Ngoài ra, những vấn đề gây quan ngại cho giới đầu tư như lương bổng tăng, vật liệu và thiết bị khó tìm, công nhân có tay nghề khan hiếm, thủ tục hải quan phức tạp, hạ tầng cơ sở yếu kém mà chính quyền hầu như vẫn chưa có giải đáp khả thi. Việt Nam thiếu ngay cả những dịch vụ căn bản như trưng dụng đất và giải phóng mặt bằng cho những kế hoạch đầu tư.
Trường hợp lạ lùng của công ty Tatas là một thí dụ điển hình về các vấn nạn tại Việt Nam. Năm năm trước, vào tháng 5/2008, Công Ty Sắt Thép Tata Steel ký một thỏa thuận với Tập Đoàn Sắt Thép Việt Nam để xây một nhà máy 5 tỷ Mỹ Kim với công suất 4,5 triệu tấn mỗi năm, tại Khu Kinh Tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Năm năm trôi qua và dự án này vẫn chưa có một mặt bằng trong khi mặt bằng đáng lẽ dành cho công ty này đã được giao cho một công ty cạnh tranh khác.
Thực sự câu chuyện này có quái gở hơn thế. Tata cần khoảng 1,200 mẫu đất để xây dựng nhà máy và ủy ban nhân dân tỉnh ước tính sẽ cần 200 triệu Mỹ Kim để xây dựng. Tuy nhiên họ bảo họ không có vốn và họ muốn công ty Tata đài thọ. Hẳn nhiên Công Ty Tata từ chối vì theo luật pháp Việt Nam, giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ của nhà nước. Công Ty Tata đã ký một Thỏa Ước với Tập Đoàn Sắt Thép Việt Nam để xây dựng một nhà máy nghiền thép lạnh cùng tỉnh. Cả hai dự án sẽ kéo dài trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, mặc dầu Việt Nam vẫn cứ bảo họ cần dự án đầu tư của Công Ty Tata, chẳng ai biết được số phận của những dự án đó sẽ ra sao!

Trưng dụng đất và giải phóng mặt bằng là những vấn nạn làm chậm đà đầu tư của ngoại quốc FDI trong những năm gần đây. Ngoài ra, còn những nghi vấn về sự minh bạch trong hệ thống pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ. Giới đầu tư mong muốn một môi trường làm ăn minh bạch, luật pháp rõ rằng để đối phó với tình trạng sản nghiệp, quyết định về chính sách mau chóng. Họ cũng nghi ngờ về thái độ của chính quyền đang nghiêng về những đầu tư công nghệ cao trong khi những yêu cầu cơ bản cho việc đầu tư vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn. Truyền thông Việt Nam chỉ trích tiến trình lập pháp chậm như rùa. Chính quyền không thể chỉ cứ ban hành luật bằng nghị định và quốc hội chẳng ý thức được mức độ cần kíp của nó.
Thật đáng tiếc vì Á Châu vẫn là nơi giới đầu tư ngoại quốc chọn lựa cho dẫu có sự trì trệ trong việc thu nhập đầu tư toàn cầu. Những số liệu của UNCTAD cho thấy trong tổng số 1,311 nghìn tỷ Mỹ Kim đầu tư FDI vào năm ngoái, (18% thấp hơn năm trước), những nền kinh tế đang phát triển thu được 680 tỷ Mỹ Kim đầu tư, và Á Châu chiếm được 399 tỷ Mỹ Kim của tổng số đầu tư vào các quốc gia đang phát triển. Quan trọng hơn, phần lớn số đầu tư này được các quốc gia Đông Á thu nhận (213,1 tỷ Mỹ kim bao gồm 120 tỷ Mỹ Kim cho Trung quốc) và Đông Nam Á (106,5 tỷ Mỹ kim). Trong tình trạng đó, việc Việt nam dậm chân tại chổ xem ra quái đản. Người ta nghĩ rằng, đáng lẽ ra họ phải quan ngại hơn để bảo vệ những thành quả ban đầu và gia tăng hiệu năng để đối phó với tình trạng gia tăng cạnh tranh về mối lợi đầu tư ngoại quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét