Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Vụ án Đoàn văn Vươn hồi 2, đến lượt xử các quan Tiên Lãng


Vụ án Đoàn văn Vươn hồi 2, đến lượt xử các quan Tiên Lãng

doan_van_vuon_01
Phiên tòa thứ hai trong vụ án khôi hài nhất thế giới, nơi các người tí nữa bị giết xin xử nhẹ người bị truy tố về tội giết người, người bị phá nhà xin khoan hồng cho người bị buộc tội ra lệnh phá nhà, đã diễn ra.
Tòa án ND Hải Phòng ngày 8/4 mở phiên xét xử 5 cựu quan chức huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) trong vụ cưỡng chế thu hồi đất canh tác của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn.
Năm người ra tòa gồm các ông Lê Văn Hiền, nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng, ông Phạm Xuân Hoa, nguyên trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện, ông Lê Thanh Liêm, nguyên chủ tịch UBND xã Vinh Quang, Phạm Đăng Hoan, nguyên bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang và ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện. Ông Hiền bị buộc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bốn người kia tội “hủy hoại tài sản”.
Ba người bị hại trong phiên xử này là ông Đoàn Văn Vươn, ông Đoàn Văn Quý, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu.
Tuần trước, 6 thành viên gia đình ông Vươn bị tuyên án từ 15 tháng tù treo đến 5 năm tù giam về tội “giết người, chống người thi hành công vụ” vì đã nổ súng kháng cự hàng trăm công an, bộ đội võ trang đến cưỡng chế đất mà theo Thủ tướng CSVN, cả quyết định thu hồi đất lẫn quyết định cưỡng chế đều “trái pháp luật”.
Theo Viện Kiểm sát ND Hải Phòng, trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ngày 05/01/12, ông Nguyễn Văn Khanh, Trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế, đã ra lệnh phá hủy nhà ở và những nhà, lều khác của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Thiệt hại tổng cộng được ước tính khoảng hơn 290 triệu đồng.
Truyền thông nhà nước ngày 8/4 cho hay tại tòa, các bị cáo đã quanh co, đổ tội cho nhau.
Theo báo Tuổi Trẻ, ở phần xét hỏi, các bị hại đều không đồng ý với mức định giá bồi thường thiệt hại do Hội đồng định giá tài sản đưa ra. Tại tòa, bị hại Đoàn Văn Vươn tỏ ra thông cảm và xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Văn Khanh. (Tổng hợp)

Miền Nam, nắng nóng sẽ kéo dài đến cuối tháng 5

bong_mat
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thời gian gần đây Sài Gòn và Nam Bộ đã có vài cơn mưa trái mùa giải nhiệt, song thời tiết nắng nóng sẽ còn kéo dài đến cuối tháng 5, khi mùa mưa bắt đầu.
Cơ quan này cho biết, đang là cao điểm của mùa khô, mặt trời ở vị trí gần đường xích đạo, chiếu ánh sáng trực tiếp xuống khu vực Nam Bộ. Trong khi đó, vùng đô thị như Sài Gòn có mặt đệm phần nhiều là khối bêtông (nhà cửa, công trình xây dựng...) có khả năng hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt trở lại, cùng với gió ít, độ ẩm thấp nên tạo cảm giác oi bức, ngột ngạt khó chịu.
Tình trạng nắng nóng còn kéo dài đến nửa cuối tháng. Đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ kéo dài đến cuối tháng 6 mới giảm 
Báo VnExpress cho trong tỉnh Đồng Nai nhiều nơi thiếu nước và điện trầm trọng.
Ở Sài Gòn, số trẻ đến bệnh viện khám và điều trị trong những ngày nóng vừa qua chủ yếu là nhóm bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tay chân miệng tăng nhiều. Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ đầu năm đến nay, TP ghi nhận 648 ca mắc bệnh tiêu chảy, 1.668 ca sốt xuất huyết, 1.343 ca tay chân miệng, 109 ca thủy đậu. Riêng bệnh tay chân miệng, trong tuần mới nhất đã có 156 ca mắc, tăng 26% so với tuần trước. Số phường/xã có từ 2 ca mắc bệnh này tăng 65% so với tuần trước. Đáng lưu ý là vừa phát hiện một ổ bệnh tay chân miệng tại trường mầm non ở xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh với 10 ca mắc và buộc trường đóng cửa 10 ngày.
Vài ngày trở lại đây, nắng nóng cũng xảy ra trên diện rộng ở Bình Dương. Các quán giải khát có bóng cây lúc nào cũng đông khách “bám trụ”.

Điều trần về nhân quyền VN ở Quốc hội Mỹ

chris_smith
Một phiên điều trần sẽ được Hạ viện Hoa Kỳ mở ra ngày 11/4 để tham khảo các ý kiến quan sát độc lập về thực trạng và hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam.
Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cũng là người sẽ chủ trì phiên điều trần nói trong thông báo trên trang mạng chính thức của trên trang mạng của Hạ viện: "Phiên điều trần sẽ xem xét các vi phạm về nhân quyền mà Chính quyền Việt Nam tiến hành đối với chính các công dân của mình, đặc biệt những vi phạm gây rối nhiễu sâu sắc tới các quyền tự do tôn giáo và sắc tộc, nhất là là sự đồng lõa trong nạn buôn bán người."
Nghị sỹ Smith nói thêm: "Những lời chứng của các nhân chứng đặc biệt của chúng tôi sẽ cung cấp bằng chứng thuyết phục để Bộ Ngoại giao đặt vấn đề một cách quyết liệt trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ - Việt được dự kiến diễn ra một ngày sau đó.”
Dịp này, vẫn theo ông Smith, “Tiểu ban cũng sẽ xem xét một cách có phê phán thông báo của Việt Nam trở thành ứng viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cho nhiệm kỳ 2014-2016.”
Cũng theo thông báo của Hạ viện Mỹ, phiên điều trần sẽ nghe các ý kiến quan sát độc lập từ một số các nhà hoạt động, đại diện các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế về Việt Nam, cũng như đại diện nạn nhân.
Sáu đại biểu được mời tham dự trình bày gồm cựu dân biểu liên bang Joseph Cao, chủ tịch ủy ban nhân quyền Việt Nam ở hải ngoại Giáo sư Võ Văn Ái, phát ngôn nhân Tổ chức nhân quyền cho sắc dân miền núi Anna Buonya, thân nhân một nạn nhân bị buôn người - bà Bùi Danh, nạn nhân vụ đàn áp tôn giáo ở Giáo xứ Cồn Dầu - ông Trần Tiến và Giám đốc vận động cho Tổ chức Human Rights Watch khu vực Á châu, ông John Sifton. (VOA)


Vẫn có những thuyền chở người tỵ nạn Việt Nam đến Úc

Sydney (Tin tổng hợp): Theo những tin tức vừa được loan báo thì hiện nay vẫn có những thuyền chở người tỵ nạn đến Úc. Ngoài những người tỵ nạn từ Trung Đông, còn có những người tỵ nạn đến từ Việt Nam.
Kể từ đầu năm 2013 cho đến nay, đã có 93 người tỵ nạn Việt đến Úc.
Trong đầu tháng 3, chính quyền Nam Dươngg đã bắt giữ 33 người Việt Nam trên một chiếc thuyền hướng về Úc. Chiếc thuyền gặp bão và đã phải chạy vào Nam Dương.
Theo những thống kê, thì Úc có khoảng 300 ngàn người gốc Việt sinh sống ở xứ này


Một em bé chết vì cúm gia cầm

birdfluvn1004
Hà Nội: Theo những tin tức vừa được công bố hôm thứ ba ngày 9 tháng 4, một em bé Việt Nam 4 tuổi đã là một bệnh nhân VN đầu tiên chết vì lọai cúm H5N1, trong vòng hơn 1 năm qua.
Cái chết của một em bé Việt xảy ra trong khi quốc gia hàng xóm Trung quốc đang tìm cách ngăn cản sự lan tràn của một loại cúm gia cầm khác: loại H7N9.
Số bệnh nhân ở Trung quốc bị chết vì loại cúm H7N9 đã lên đến 8 người.
Theo bản công bố của tổ chức y tế quốc tế WHO, thì Việt Nam là quốc gia có nhiều bệnh nhân chết vì cúm gia cầm nhất trong vùng Đông Nam Á: tính từ năm 2003 cho đến nay, đã có 62 người chết.
Tại Cam Bốt, đã có 8 người bị chết vì loại cúm H5N1 kể từ đầu năm cho đến nay, gồm cả 6 trẻ nhỏ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét