Văn Quang
Viết từ Sài Gòn
Ngày xưa các cụ nhà ta có quá nhiều kinh nghiệm về quan trường, nhất là về những mối liên hệ giữa quan và dân, giữa quan bà và các doanh nghiệp. – xin nói cho rõ “quan bà” là vợ các quan, được người đời gọi là “phu nhân”– chứ không phải “đàn bà làm quan,” bởi thời đó đàn bà chưa được làm quan như thời nay. Tuy nhiên quan bà vẫn có cái cồng hay cái chiêng (một kiểu ví von là quyền hành) của quan bà vẫn to hơn quyền hành của các quan. Còn thời nay thì sao? Xin bỏ ra ngoài các bà làm quan, ở đây chỉ xin bàn về phu nhân hay bồ bịch của các quan mà thôi.
Chuyện không mới nhưng là một đề tài thảo luận mới
Không phải bỗng dưng tôi mang chuyện này ra bàn với bạn đọc, trong khi còn vô số chuyện ở VN đáng bàn đến hơn. Đây là một đề tài đang “nóng” đã được Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng CSVN tổ chức hẳn một “hội thảo” tại Đà Nẵng, đó là, “Mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp để trục lợi.”
Đối với người dân, chuyện này là thứ chuyện ai cũng biết, ai cũng nói tới nhưng là một đề tài để một ủy ban trung ương nghiên cứu, đánh giá, phân tích chính xác thì hoàn toàn mới lạ. Nó là một hiện tượng như cái tổ sâu đục một lỗ to tướng trên thân cây cổ thụ, ai cũng thấy nhưng chưa có ai chịu mổ xẻ tìm hiểu cặn kẽ thứ bệnh nguy hiểm có thể đục ruỗng, làm héo chết toàn bộ loại “cây đa cây đề” này.
Tại “hội thảo” này, lần đầu tiên, một vấn đề rất tế nhị và khá nhạy cảm đã được hội thảo đưa ra và cảnh cáo. Đó là hiện tượng “quan bà” - phu nhân các quan chức cùng làm ăn với các doanh nghiệp (DN), để DN lấy làm bình phong trục lợi. Sự trục lợi này đâu chỉ một phía. Khi mà“anh có tiền, chồng tôi có... quyền.” Nó không hề mới mẻ. Nhưng khi được đưa ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật, thì mối quan hệ “đặc biệt” này đã trở nên phổ biến mang tính xã hội khiến người dân chú ý, bàn tán râm ran.
Cũng chả cứ phải là quan bà dính dáng đến (DN). Có khi chỉ là... “cận”quan bà, hay “bồ ruột” của quan cũng có thể làm nên “sự nghiệp” khiến xã hội phải thất kinh và bất bình.
Chính vì thế tôi đưa vấn đề này ra bàn cùng bạn đọc, phân tích khách quan để hiểu rõ hơn. Xin điểm sơ qua về những cái lệnh của ông trước rồi đến cồng bà sau.
Đối với người dân, chuyện này là thứ chuyện ai cũng biết, ai cũng nói tới nhưng là một đề tài để một ủy ban trung ương nghiên cứu, đánh giá, phân tích chính xác thì hoàn toàn mới lạ. Nó là một hiện tượng như cái tổ sâu đục một lỗ to tướng trên thân cây cổ thụ, ai cũng thấy nhưng chưa có ai chịu mổ xẻ tìm hiểu cặn kẽ thứ bệnh nguy hiểm có thể đục ruỗng, làm héo chết toàn bộ loại “cây đa cây đề” này.
Tại “hội thảo” này, lần đầu tiên, một vấn đề rất tế nhị và khá nhạy cảm đã được hội thảo đưa ra và cảnh cáo. Đó là hiện tượng “quan bà” - phu nhân các quan chức cùng làm ăn với các doanh nghiệp (DN), để DN lấy làm bình phong trục lợi. Sự trục lợi này đâu chỉ một phía. Khi mà“anh có tiền, chồng tôi có... quyền.” Nó không hề mới mẻ. Nhưng khi được đưa ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật, thì mối quan hệ “đặc biệt” này đã trở nên phổ biến mang tính xã hội khiến người dân chú ý, bàn tán râm ran.
Cũng chả cứ phải là quan bà dính dáng đến (DN). Có khi chỉ là... “cận”quan bà, hay “bồ ruột” của quan cũng có thể làm nên “sự nghiệp” khiến xã hội phải thất kinh và bất bình.
Chính vì thế tôi đưa vấn đề này ra bàn cùng bạn đọc, phân tích khách quan để hiểu rõ hơn. Xin điểm sơ qua về những cái lệnh của ông trước rồi đến cồng bà sau.
Tôi sợ các ông lắm rồi
Thưa bạn, câu than phiền trên đây không phải của người viết bài này mà là của chính ông Chủ Tịch Quốc Hội (QH) VN. Kết luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH mới đây ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch QH đã dẫn chứng trường hợp Nghị Định quy định về việc cấp Chứng Minh Nhân Dân (CMND) ghi tên cha mẹ khiến người dân “bức xúc” nên vừa đưa ra đã phải đình lại.
Dưới góc độ người dân, ông Nguyễn Sinh Hùng bất bình khi đã có CMND, nay những người làm luật lại muốn đưa ra Luật Căn cước, rồi Luật Hộ tịch... Ông đã phải thốt lên. “Bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi.”
Việc ông chủ tịch nước cũng phải “sợ” các văn bản luật pháp làm khó, làm khổ dân... thêm một lần nữa cho thấy mức độ báo động về công việc làm luật ở VN.
Có thể nói, khó mà liệt kê kết những văn bản pháp quy hoặc còn dưới dạng dự thảo hay đã thuộc loại “bút sa gà chết,” khiến người dân đau đầu, xã hội ngẩn ngơ. Có thứ nghị định ban hành cho có, cho “đủ mâm đủ bát” nhưng hiệu quả, hiệu lực đến đâu, như thế nào thì “hạ hồi phân giải.”
Loại này có thể thấy qua quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, bán thịt trong 8 giờ, phạt thức ăn đường phố không vệ sinh, cấm vòng hoa và vàng mã trong tang lễ công chức... và mới đây là dự thảo phạt nặng việc xả rác thải nơi công cộng... không thể kể hết.
Trong các bài trước, tôi đã đề cập đến “thứ bệnh đáng sợ” này. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh trở nên nặng như hiện nay song căn nguyên chính là do những cơ quan, tổ chức và cá nhân làm ra các văn bản này vẫn “bình chân như vại” cho dù việc làm, quyết định của họ có làm khổ dân và thiệt hại cho nhà nước đến đâu chăng nữa.
Đấy là chưa nói đến những kiểu hành dân, những kiểu “vòi vĩnh,” những kiểu ăn hối lộ từ cấp thấp đến cấp cao... hầu như ngày nào cũng thấy xuất hiện trên các trang báo VN với những bằng chức xác thực, không thể đổ tội cho “bọn xấu” bịa đặt xuyên tạc được. Người dân đáp lễ ngay, “Bây giờ ông chủ tịch mới sợ, chúng tôi sợ từ lâu lắm rồi!”
Bạn hãy nhìn hiện tượng … không lạ sau đây tại một xã sẽ thấy “sợ” hơn nữa. Nó là một biểu hiện rõ nhất đang xảy ra ở rất nhiều địa phương khác trong toàn quốc.
Dưới góc độ người dân, ông Nguyễn Sinh Hùng bất bình khi đã có CMND, nay những người làm luật lại muốn đưa ra Luật Căn cước, rồi Luật Hộ tịch... Ông đã phải thốt lên. “Bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi.”
Việc ông chủ tịch nước cũng phải “sợ” các văn bản luật pháp làm khó, làm khổ dân... thêm một lần nữa cho thấy mức độ báo động về công việc làm luật ở VN.
Có thể nói, khó mà liệt kê kết những văn bản pháp quy hoặc còn dưới dạng dự thảo hay đã thuộc loại “bút sa gà chết,” khiến người dân đau đầu, xã hội ngẩn ngơ. Có thứ nghị định ban hành cho có, cho “đủ mâm đủ bát” nhưng hiệu quả, hiệu lực đến đâu, như thế nào thì “hạ hồi phân giải.”
Loại này có thể thấy qua quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, bán thịt trong 8 giờ, phạt thức ăn đường phố không vệ sinh, cấm vòng hoa và vàng mã trong tang lễ công chức... và mới đây là dự thảo phạt nặng việc xả rác thải nơi công cộng... không thể kể hết.
Trong các bài trước, tôi đã đề cập đến “thứ bệnh đáng sợ” này. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh trở nên nặng như hiện nay song căn nguyên chính là do những cơ quan, tổ chức và cá nhân làm ra các văn bản này vẫn “bình chân như vại” cho dù việc làm, quyết định của họ có làm khổ dân và thiệt hại cho nhà nước đến đâu chăng nữa.
Đấy là chưa nói đến những kiểu hành dân, những kiểu “vòi vĩnh,” những kiểu ăn hối lộ từ cấp thấp đến cấp cao... hầu như ngày nào cũng thấy xuất hiện trên các trang báo VN với những bằng chức xác thực, không thể đổ tội cho “bọn xấu” bịa đặt xuyên tạc được. Người dân đáp lễ ngay, “Bây giờ ông chủ tịch mới sợ, chúng tôi sợ từ lâu lắm rồi!”
Bạn hãy nhìn hiện tượng … không lạ sau đây tại một xã sẽ thấy “sợ” hơn nữa. Nó là một biểu hiện rõ nhất đang xảy ra ở rất nhiều địa phương khác trong toàn quốc.
Cả họ làm quan!
Ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên hiện nay có đến hơn 2/3 cán bộ (quan chức) ở xã là bà con, dòng họ của bí thư đảng ủy. Nhiều người trong số đó không có trình độ, không có chuyên môn trong khi những người có bằng đại học lại không thể xin được việc.
Người dân xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa hiện đang bất bình khi phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào các chức danh ở xã đều là họ hàng của ông Đặng Tín, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tâm. (Bạn đã biết ông bí thư đảng ủy là người trên hết, nắm toàn bộ quyền hành trong mọi lãnh vực từ hành chánh, cai trị đến tinh thần, tư tưởng mọi người dân). Trong số 23 cán bộ xã đã có 18 người là bà con họ Đặng hoặc bà con phía vợ của vị bí thư này. Ngay Ban Thường vụ đảng ủy 3 người, có 2 người là chú cháu, gồm Bí thư Đặng Tín và Phó Bí thư Đặng Thị Dung. Ông Huỳnh Thanh Nam, một người dân ở xã Hòa Tâm, cho biết:
- Dân xã tôi gọi đây là thời của họ Đặng trị. Không phải người của dòng họ này thì không có cửa vào làm cán bộ xã Hòa Tâm! Không là con cháu họ hàng của quan ông cũng phải là họ quan bà.
Trong khi 100% cán bộ xã đều không có bằng đại học, một số cán bộ là họ hàng với bí thư xã còn chưa có bằng cấp 3, còn con em người dân ở xã này tốt nghiệp đại học trở về thì không thể xin được việc.
Cụ thể, trường hợp anh Huỳnh Thanh Tú, tốt nghiệp Đại Học Quy Nhơn chuyên ngành tài chính kế toán hơn 3 năm nay nhưng hiện phải đi phụ nuôi tôm. Anh Tú ngán ngẩm nói với phóng viên:
“Tôi nghĩ mình về quê với hy vọng làm được một việc gì đó. Vậy mà đã nộp đơn rất nhiều lần vào xã nhưng rồi vẫn không được tuyển dụng. Họ chỉ tuyển bà con có liên quan đến họ Đặng, không quan tâm đến bằng cấp.”
Người dân xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa hiện đang bất bình khi phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào các chức danh ở xã đều là họ hàng của ông Đặng Tín, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tâm. (Bạn đã biết ông bí thư đảng ủy là người trên hết, nắm toàn bộ quyền hành trong mọi lãnh vực từ hành chánh, cai trị đến tinh thần, tư tưởng mọi người dân). Trong số 23 cán bộ xã đã có 18 người là bà con họ Đặng hoặc bà con phía vợ của vị bí thư này. Ngay Ban Thường vụ đảng ủy 3 người, có 2 người là chú cháu, gồm Bí thư Đặng Tín và Phó Bí thư Đặng Thị Dung. Ông Huỳnh Thanh Nam, một người dân ở xã Hòa Tâm, cho biết:
- Dân xã tôi gọi đây là thời của họ Đặng trị. Không phải người của dòng họ này thì không có cửa vào làm cán bộ xã Hòa Tâm! Không là con cháu họ hàng của quan ông cũng phải là họ quan bà.
Trong khi 100% cán bộ xã đều không có bằng đại học, một số cán bộ là họ hàng với bí thư xã còn chưa có bằng cấp 3, còn con em người dân ở xã này tốt nghiệp đại học trở về thì không thể xin được việc.
Cụ thể, trường hợp anh Huỳnh Thanh Tú, tốt nghiệp Đại Học Quy Nhơn chuyên ngành tài chính kế toán hơn 3 năm nay nhưng hiện phải đi phụ nuôi tôm. Anh Tú ngán ngẩm nói với phóng viên:
“Tôi nghĩ mình về quê với hy vọng làm được một việc gì đó. Vậy mà đã nộp đơn rất nhiều lần vào xã nhưng rồi vẫn không được tuyển dụng. Họ chỉ tuyển bà con có liên quan đến họ Đặng, không quan tâm đến bằng cấp.”
Phải răm rắp làm theo ý kiến của bí thư, không được có ý kiến khác
Ông bí thư Đặng Tín thừa nhận có nhiều cán bộ xã là bà con, dòng họ của ông nhưng “do khách quan”(?). Ông lý giải, “Ở nông thôn mà, đụng đâu cũng là bà con.” Ông còn cho rằng việc nhiều cán bộ xã là bà con, dòng họ không trở ngại gì trong điều hành công việc.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND xã Lê Văn Hoàng lại thẳng thắn nhận định, “Một số cán bộ là bà con, dòng họ Đặng được cho vào làm không đúng chuyên môn, lĩnh vực, không đáp ứng được công việc của xã, làm giảm chất lượng công việc.”
Một cán bộ xã Hòa Tâm cho biết để tồn tại, cán bộ xã là người ngoài dòng họ với Bí thư đảng ủy phải răm rắp nghe theo ý kiến của bí thư, không được có ý kiến khác. Nếu không, sẽ bị loại khỏi bộ máy chính quyền của xã.
Cụ thể là trường hợp của ông Lê Văn Thiệu, nguyên cán bộ phụ trách công tác Lao động - Thương binh - Xã hội xã Hòa Tâm. Ông Thiệu là người thường tỏ thái độ phản đối các ý kiến của ông Tín. Trong cuộc bầu cử HĐND xã vừa qua, trước khi họp lần 2, ông Thiệu được ông Tín gọi vào phòng “làm việc tư tưởng,” sau đó bị rút khỏi danh sách ứng cử viên. Thắc mắc về cách hành xử trên, ông Thiệu viết thư xin tư vấn gửi đến Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên thì bị ông Tín cho là gửi đơn vượt cấp, buộc ông Thiệu viết kiểm điểm và bị kỷ luật buộc thôi việc. Vị trí ông Thiệu đảm nhận trước đây, hiện nay được giao cho cháu ông Đặng Tín là ông Đặng Văn Hằng.
Bởi vậy người dân mới có câu, “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ và thứ tư thì... mặc kệ”!
Thật ra, tình trạng này đang xảy ra ở hầu hết mọi nơi, nhiều cơ quan, nhất là những cơ quan “có ăn,” có lương bổng khá, có quyền “xin cho.” Nếu không phải là người nhà của các quan ông quan bà thì đừng hòng xin vào làm dù bạn có học hành đàng hoàng, có tài năng. May ra nếu được làm thì cũng chỉ ngang hàng với dân bưng bê, để cho mấy anh dốt sai đủ thứ việc. Đúng như câu “con vua thì lại làm vua, con anh sãi chùa lại quét lá đa.”
Trong khi đó, Chủ tịch UBND xã Lê Văn Hoàng lại thẳng thắn nhận định, “Một số cán bộ là bà con, dòng họ Đặng được cho vào làm không đúng chuyên môn, lĩnh vực, không đáp ứng được công việc của xã, làm giảm chất lượng công việc.”
Một cán bộ xã Hòa Tâm cho biết để tồn tại, cán bộ xã là người ngoài dòng họ với Bí thư đảng ủy phải răm rắp nghe theo ý kiến của bí thư, không được có ý kiến khác. Nếu không, sẽ bị loại khỏi bộ máy chính quyền của xã.
Cụ thể là trường hợp của ông Lê Văn Thiệu, nguyên cán bộ phụ trách công tác Lao động - Thương binh - Xã hội xã Hòa Tâm. Ông Thiệu là người thường tỏ thái độ phản đối các ý kiến của ông Tín. Trong cuộc bầu cử HĐND xã vừa qua, trước khi họp lần 2, ông Thiệu được ông Tín gọi vào phòng “làm việc tư tưởng,” sau đó bị rút khỏi danh sách ứng cử viên. Thắc mắc về cách hành xử trên, ông Thiệu viết thư xin tư vấn gửi đến Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên thì bị ông Tín cho là gửi đơn vượt cấp, buộc ông Thiệu viết kiểm điểm và bị kỷ luật buộc thôi việc. Vị trí ông Thiệu đảm nhận trước đây, hiện nay được giao cho cháu ông Đặng Tín là ông Đặng Văn Hằng.
Bởi vậy người dân mới có câu, “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ và thứ tư thì... mặc kệ”!
Thật ra, tình trạng này đang xảy ra ở hầu hết mọi nơi, nhiều cơ quan, nhất là những cơ quan “có ăn,” có lương bổng khá, có quyền “xin cho.” Nếu không phải là người nhà của các quan ông quan bà thì đừng hòng xin vào làm dù bạn có học hành đàng hoàng, có tài năng. May ra nếu được làm thì cũng chỉ ngang hàng với dân bưng bê, để cho mấy anh dốt sai đủ thứ việc. Đúng như câu “con vua thì lại làm vua, con anh sãi chùa lại quét lá đa.”
Thái Thượng Hoàng và doanh nghiệp sân sau của các quan
Ông Lê Hồng Liêm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) nhận định:
“Đang có những quan chức quyền hành như “thái thượng hoàng,” nói gì cấp dưới phải nghe răm rắp, tự ý bố trí nhân sự, đất nông nghiệp sờ sờ ra đó nhưng vẫn chuyển sang đất chuyên dùng để thu lợi cho DN hàng trăm tỉ đồng, còn DN thì lại quả vài căn nhà tiền tỉ cho quan chức.
Có thực tế là nếu doanh nghiệp (DN) không có mối quan hệ lợi ích với một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thì khó có thể nhận được các dự án. Từ đó hình thành các nhóm lợi ích không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Thậm chí có DN còn bỏ tiền mua phiếu cho quan chức leo cao hơn. Hiện có tình trạng một số cán bộ có chức quyền đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp, đặc biệt là câu kết làm “sân sau” cho một số DN để trục lợi. mối quan hệ không bình thường giữa quan chức và DN đang diễn ra dưới nhiều hình thức, thủ đoạn.”
Đại Diện Ngân Hàng Thế Giới sáng 29-3 ở TP Sài Gòn, cho biêt: 44% trong tổng số 1,058 DN được khảo sát cho hay phải trả chi phí không chính thức, tức là tiền hối lộ “bôi trơn.” Kết quả khảo sát cũng cho thấy quản lý đất đai, hải quan, xây dựng và CSGT là những lĩnh vực tham nhũng nhiều nhất.
Người ta còn chưa quên cái chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2012 (CPI) đáng hổ thẹn, xót xa được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố. Ở đó, Việt Nam đứng thứ 123/ 176 quốc gia, vùng lãnh thổ, tụt hẳn 11 bậc so với năm ngoái.
Bây giờ hãy nhìn lại các quan bà có tầm vóc như thế nào trong thời buổi hiện nay.
(Xem tiếp số thứ Hai 6-5-2013)
“Đang có những quan chức quyền hành như “thái thượng hoàng,” nói gì cấp dưới phải nghe răm rắp, tự ý bố trí nhân sự, đất nông nghiệp sờ sờ ra đó nhưng vẫn chuyển sang đất chuyên dùng để thu lợi cho DN hàng trăm tỉ đồng, còn DN thì lại quả vài căn nhà tiền tỉ cho quan chức.
Có thực tế là nếu doanh nghiệp (DN) không có mối quan hệ lợi ích với một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thì khó có thể nhận được các dự án. Từ đó hình thành các nhóm lợi ích không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Thậm chí có DN còn bỏ tiền mua phiếu cho quan chức leo cao hơn. Hiện có tình trạng một số cán bộ có chức quyền đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp, đặc biệt là câu kết làm “sân sau” cho một số DN để trục lợi. mối quan hệ không bình thường giữa quan chức và DN đang diễn ra dưới nhiều hình thức, thủ đoạn.”
Đại Diện Ngân Hàng Thế Giới sáng 29-3 ở TP Sài Gòn, cho biêt: 44% trong tổng số 1,058 DN được khảo sát cho hay phải trả chi phí không chính thức, tức là tiền hối lộ “bôi trơn.” Kết quả khảo sát cũng cho thấy quản lý đất đai, hải quan, xây dựng và CSGT là những lĩnh vực tham nhũng nhiều nhất.
Người ta còn chưa quên cái chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2012 (CPI) đáng hổ thẹn, xót xa được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố. Ở đó, Việt Nam đứng thứ 123/ 176 quốc gia, vùng lãnh thổ, tụt hẳn 11 bậc so với năm ngoái.
Bây giờ hãy nhìn lại các quan bà có tầm vóc như thế nào trong thời buổi hiện nay.
(Xem tiếp số thứ Hai 6-5-2013)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét