Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Lại mừng hụt

MỪNG HỤT
Tin vui! Khổ, lấy lại được tiền cũng mừng.

Xin "báo cáo"với các bạn đọc quan tâm đến dân oan như sau:
Ngày 21/7/2014 : tôi nhận được thư của ông Lãnh ( 1 người dân oan ở Bình dương),trong đơn ông nói: "...ông nhận được quà tặng của hội từ thiện ( 1 hộp sữa Ensure to và 1 phong bì trong có 1 triệu đông,gồm 2 tờ 5 trăm ngàn) ít phút sau 2 nữ y tá ( đánh hơi thấy mùi "tiền" trong túi 1 người già ốm mệt,thiếu tỉnh táo...2 nữ y tá chắc mẩm là phong bì của hội từ thiện là khá "dầy" nên đã xông vào ( mặc dù việc khám bệnh cho phòng này vừa xong) :
2 "nữ tham tiền" này xông ngay vào phòng hỏi ông Lãnh:"...phong bì gì đấy? Sau khi nghe ông Lãnh nói phong bì này là của hội từ thiện vừa đem tặng ông...2 tên kẻ cướp này giật ngay lấy phong bì nói là để trả tiền thuốc.đi nhanh ra khỏi phòng.Tôi đã báo với sở Y tế Hanoi ngay lập tức.
Sáng 23/7 tôi đã cùng 1 người cộng sự đến bệnh viện trực tiếp gặp ông Lãnh,sau khi thăm hỏi ,động viên ông,chúng tôi đã: hỏi bà Quấy ( 1 dân oan cùng tỉnh Bình dương vào chăm nuôi ông Lãnh ban ngày),bà Tâm là người chăm nuôi 1 bệnh nhân nằm giường bên cạnh đó,tất cả đều tường thuật như ông Lãnh báo cáo.
Sáng 25/7 tôi đã trực tiếp nghe điện thoại của 1 cán bộ phụ trách khoa,được biết bệnh viện đã họp và trao đổ việc này và 2 y tá này xin trả lại tiền ông Lãnh,nhưng ông Lãnh yêu cầu khi trao trả phong bì tiền này phải có sự Chứng kiến của cụ Lê Hiền Đức,cán bô này cho biết là thứ hai 28/7 sẽ trả lại phong bì tiền này tận tay ông Lãnh.
Tôi xin thông tin để các bạn biết,đặc biệt là 2 chị (Giang và Bich người đã trực tiếp trao phong bì của những nhà hảo tâm tặng ông Lãnh) cùng tôi có mặt chứng kiến vụ này,để thông tin đến công luận,đồng thời cũng để cảnh báo với những kẻ cướp thích ăn chặn mồ hôi nước mắt và bắt nạt bệnh nhân,nhất là đối với dân oan !!!

MỘT NGÀY Ở BỆNH VIỆN! PHẦN KẾT

Ô phó giám đốc nói sẵn sàng xin lỗi bà Đức, nhưng chúng em bảo, ông chả có lỗi gì với bà Đức mà phải xin lỗi, người nào lấy tiền của ông Lãnh thì xin lỗi ông Lãnh rồi trả tiền, thế là xong. Chúng em đảm bảo chấm dứt mọi việc tại đây.

Có nhiêu đấy thôi mà quanh co đến tận trưa. Nhà em quên ko kể, cùng tiếp chúng em có phó công an phường Quang Trung và 1 tay an ninh nữa. Trong khi nói chuyện, tay an ninh kia cứ chĩa cái điện thoại vào chúng em. Lúc giải lao, nhà em bảo trách nhiệm của công an là điều tra, thu thập chứng cớ như từ nãy anh quay phim và ghi âm chúng tôi ấy. Nhưng lạ là khi kết tội, thì công an lại ko hề đưa ra chứng cớ đó, thậm chí tìm mọi cách thủ tiêu chứng cớ do người dân thu thập được. Tay an ninh chỉ cười.

Mãi không kết được luận. Giục thì cả công an lẫn ngài phó giám đốc bảo phải xin kiến giám đốc. Nhà em cáu lắm. Việc nhỏ như con thỏ, chỉ cần nội bộ khoa xử lý là được, ko lẽ cái gì cũng phải xin ý kiến giám đốc. Mà nghe mọi người nói, tay giám đốc mới lên này “không tốt” ???.

Trong khi các vị vẫn đang đi “xin ý kiến”, bà Đức thì liên tục gọi điện gây áp lực, chúng em bắt đầu nhận ra trò câu giờ của họ khi cứ bảo bà Đức chờ, đang cử người đến. Nhưng đã trót phải chét. Chúng em xác định, hoăc là làm xong hôm nay, hoặc là ko bao giờ. Thế nên chúng em hẹn các anh ý đến đầu giờ chiều phải giải quyết xong, rồi chúng em kéo nhau đi ăn trưa. Ăn xong quay về phòng đợi của khoa ngồi chờ.

Trong khi ngồi chờ, bệnh nhân cũng như người nhà tò mò vụ này lắm. Họ rỉ tai tôi, bảo bệnh viện này “ĂN” kinh lắm. Gần như nhất trong các bệnh viện luôn? Bác này được các bác hiểu biết giúp đỡ mới dám làm thế, chứ dân chúng em/cháu thì chỉ chịu chết thôi. Một cô bé mặc áo bờ lu cũng nói vậy. Nhà em hỏi, vậy cháu có buồn không? Con bé cười buồn, bảo cháu đi thực tập ở bệnh viện nào cũng thấy thế, nhưng bệnh viện này là nhất trong khoản “ĂN”. Nhà em không dám khẳng định điều họ nói về thứ hạng của bệnh viện này là chính xác. Nhưng chính xác là có nghe họ nói vậy.

Nhà em rút ra kết luận, nhà em là con gà. Bà Đức còn gà hơn, vì tội vẫn tin vào lời hứa của công an. Cái mất đạo đức nhất là hứa mà không làm. Tôi vuốt ve bờ vai gầy của bà Đức, bảo cô vẫn còn “ngây thơ” lắm. Chỉ cần họ hứa vài câu là cô tin sái cổ. Bây giờ thế này, sắp hết ngày rồi, ko chờ nữa, không thèm cả xin miễn tiền viện phí nữa. Giờ ông Lãnh yêu cầu tính tiền viện phí để ông nộp, để mai ông ra viện để về quê (nhưng lúc này ông hăng lên, bảo ông sẽ xin ra viện ngay trong chiều nay). Còn 1 triệu bị trấn phải trả lại cho ông.

Nhà em đưa ông Lãnh đi hỏi thủ tục xin ra viện. Một bác sĩ trẻ bảo ông viết vào một tờ giấy. Thấy ông lóng ngóng, nhà em bảo để tôi viết hộ, ông ký. Bác sĩ đưa tôi một mẫu giấy điều trị, bảo nhà em ghi vào đó. Nhà em nghi hoặc nhìn cái tờ mẫu, chả giống một tờ giấy xin ra viện gì cả. Nhưng cũng “cả nể”, nên nhà em đồng ý ngồi ghi những gì bác sĩ vừa nghĩ vừa đọc. Một lúc thì nhà em thấy vớ vẩn quá, bèn gạch toẹt tờ giấy và giả lại bác sĩ, bảo từ thuở bé tôi chưa thấy ai làm đơn ra viện bằng phiếu điều trị thế này. Nói rồi nhà em kéo ông Lãnh đi ra. Tay bác sĩ đứng nghệt mặt, lộ rõ vẻ bối rối. Nhà em bảo ô Lãnh, bác vào bảo bác sĩ, muốn gì thì gì, cho tôi ra viện ngay trong chiều nay để sáng mai tôi còn về quê.

Bác sĩ đưa cho ô Lãnh một tờ giấy trắng, chúng em ngồi viết cho ông ấy cái giấy xin ra viện, cực kỳ ngắn gọn và đơn giản. Vào nộp cho bác sĩ. Thế là xong!
Lại chờ! Chúng em xác định, nếu hết giờ mà họ vẫn chưa làm cho ông Lãnh thủ tục ra viện, ông Lãnh cứ về. Còn nếu bệnh viện vẫn không trả tiền, ông sẽ làm đơn tố cáo gửi công an, yêu cầu điều tra vụ trấn lột này. Tiền viện phí của ông, chúng em sẽ xin ý kiến các nhà hảo tâm là trích từ trong tiền ủng hộ dân oan ra để trả cho ông.

Chuyện viết đơn xin miễn tiền viện phí , rồi đi lấy xác minh hơi loằng ngoằng, nhà em xin phép ko kể nữa. Nhưng tóm lại, ông Lãnh được miễn hoàn toàn tiền viện phí, sau khi phòng tiếp dân Ngô Thì Nhậm xác nhận tình trạng của ông. Điều đó đương nhiên là hoan nghênh. Nhưng còn 1 triệu “Tạm ứng” kia, lại phát hiện ra thêm một trò trí trá của bệnh viện.

Thông thường khi nộp tiền tạm ứng, bệnh nhân hay người nhà phải xuống phòng tài vụ nộp. Kế toán sẽ nhập vào máy. Tài vụ giữ biên lai gốc, còn liên 2 giao cho người nộp. Khi nào thanh toán mới bù trừ. Tuy nhiên, khi xuống lấy giấy ra viện, Mai Nguyễn phát hiện các cô tài vụ rỉ tai nhau, bảo trong máy tính không có khoản “tạm ứng” này. Điều đó nghĩa là 1 triệu đó vẫn nằm ở khoa điều trị? Theo nguyên tắc thì khoa không được thu tiền?

Ông Lãnh xác nhận là ông không hề nộp tiền tạm ứng, mà là người của bệnh viện móc từ trong túi của ông ra, mặc cho ông phản đối. (lúc đó ông rất yếu, người chăm sóc phải bón cho ông ăn). Chứng cớ là sau đó biên lai thu tiền gốc lại đưa cho ông, và cũng không có chữ ký của người nộp là ông. Lúc này, bộ phận làm thủ tục phịa ra một loại giấy tờ, viện cớ làm mất biên lai thu tiền, nên bây giờ yêu cầu ông ký nhận lại tiền tạm ứng 1 triệu. Ông Lãnh không đồng ý ký nhận, do ông không hề nộp khoản tạm ứng này.

Có vẻ như bệnh viện đã bất chấp mọi lý lẽ, cố tình bao che sai phạm để giữ “Uy tín” cho bệnh viện, hoặc giả là họ không bao giờ nhận sai. Nên rốt cuộc, khi ông Lãnh cầm tờ giấy ra viện vào lúc hơn 5 giờ chiều, 1 triệu kia của ông vẫn còn nằm lại ở đâu đó trong bệnh viện.

Chuyện đâu có đó. Việc ông Lãnh về quê cứ để ông ấy về. Còn đơn từ ông ấy sẽ gửi cho các cơ quan chức năng để đề nghị giải quyết vụ việc này. Kết thúc một ngày ở bệnh viện, bất chợt nhà em cảm thấy mệt rã rời, người như nhão ra. Không biết cụ Đức, chị Sông Quê còn mệt mỏi nhường nào. Không biết những người dân oan đi kiện ròng rã hàng chục năm như Mai Nguyễn, bà Quấy, Dương Nội, Văn Giang, Cồn Dầu, An Giang, Kiên Giang v.v.... đau khổ đến đâu?
Đặng Bích Phượng


CHUYỆN BÊN LỀ VỤ TRẤN LỘT TIỀN CỦA BỆNH NHÂN.

Chuyện nữ y tá bệnh viện Hà Đông, thò tay vào túi ông Nguyễn Văn Lãnh lấy phong bì tiền của ông rồi bỏ đi, trong tình trạng ông Nguyễn Văn Lãnh yếu đến mức, ngay trước đó, Mai Nguyễn còn phải bón cho ông ăn, cụ bà Lê Hiền Đức dứt khoát cho đó là hành vi “ăn cướp”. Còn nhà em thì muốn giảm bớt căng thẳng nên gọi là “trấn lột”
Thế nhưng ông phó giám đốc bệnh viện và cả công an lại bảo, đó là bệnh nhân nhờ y tá nộp hộ tiền tạm ứng. Chúng em bảo, vậy bây giờ cần 3 mặt một lời, có cả ông Lãnh, có cả cô y tá, có cả nhân chứng là gia đình bệnh nhân cùng phòng, xem có đúng là ông Lãnh nhờ nữ y tá đó hay không? Nếu ông Lãnh đã nhờ nộp hộ, sao còn gọi điện mách bà Đức? Sao còn làm đơn tố cáo?
Tuy nhiên điều tưởng như đơn giản đó lại không làm được. Nhân chuyện này, dân oan Bình Dương Mai Nguyễn kể lại câu chuyện sau đây:
Khi những người dân oan bị cưỡng chế, bóp cổ, bấm huyệt, ngất xỉu, phải đưa vào bệnh viện Hà Đông. Mặc dù người bệnh còn đang rất yếu, nhưng bệnh viện vẫn buộc họ phải xuất viện sớm. Khi đó, Mai Nguyễn có yêu cầu được xem các kết quả xét nghiệm mà người dân đã phải trả tiền để được xét nghiệm. Nhưng bệnh viện không cho cô xem các kết quả đó. Cô nói vậy làm sao chúng tôi biết họ bị làm sao? Sau đó, cô được chỉ dẫn, nếu muốn có kết quả xét nghiệm thì lên gặp giám đốc!
Mai Nguyễn lên gặp giám đốc bệnh viện. Ông này đưa cho cô một văn bản, bảo phải có ý kiến của công an mới cho xem kết quả xét nghiệm !!!
Nhà em cũng không hiểu lắm về việc này. Thông thường đi khám bệnh, các kết quả xét nghiệm sau khi người bệnh trả tiền, thì họ được quyền nhận lại các kết quả đó. Tại sao riêng dân oan lại không được quyền sở hữu cái mà họ đã bỏ tiền mua? Mai Nguyễn nói, rõ ràng, họ ko hề muốn cứu chữa cho dân oan.
Mai Nguyễn yêu cầu ông giám đốc bệnh viện cho cô một bản sao, nhưng ô này không cho, thậm chí kêu bảo vệ vào đè đầu cô, khống chế cô một cách thô bạo, và vu cho cô là cướp giật tài liệu của giám đốc. Chỉ khi công an xuất hiện, đám bảo vệ mới nhả cô ra. Tay công an này cũng chính là người đang ngồi cùng với chúng em đây, trong vụ việc của ông Lãnh hôm nay. Mai Nguyễn nói, anh giải thích cho tôi tại sao tôi lại bị cho là cướp giật tài liệu của ông giám đốc, khi chính ông ta là người đưa cho tôi xem văn bản đó. Còn việc cô y tá thò tay vào túi của ông Lãnh lấy phong bì tiền lại không phải là hành vi cướp giật?
Không chỉ chúng em đều cho đó là hành vi cướp giật, nhưng phía bệnh viện và công an thì vặn lại, rằng nếu đó là cướp thì có cướp cho cá nhân họ không?
Nhà em bảo, trước hết anh phải xét theo hành vi trước, mục đích sau. Dấu hiệu phạm tội thể hiện bằng hành vi, nên hành vi đó cần phải được điều tra, phân tích, có nhân chứng vật chứng đầy đủ, chứ ko thể kết luận theo cảm tính thế được. Chúng tôi vốn dĩ đến đây để chắc chắn là tiền đã được trả cho ông Lãnh đàng hoàng, và cũng là để bài học cảnh tỉnh cho các nữ y tá, nhưng rõ ràng là các anh cố tình bao che, không thiện chí thì mới buộc chúng tôi phải tố cáo thôi.

Phương Bích
Facebook Đặng Bích Phượng
https://www.facebook.com/phuong.dangbich/posts/520977948004013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét