Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Năm 1954 có một giải pháp tránh chia đôi đất nước bị Tàu cộng bác bỏ


vituyen17
20 tháng Bẩy 2014 là ngày kỷ niệm năm thứ 60 Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Đối với những thế hệ trưởng thành sau 54 ở miền Bắc, sau 75 ở miền Nam, bị ảnh hưởng tuyên truyền của CSVN, 20-7 là ngày thắng lợi. Đối với con cháu của hơn 1 triệu người miền Bắc di cư, 20-7 là ngày gợi nhiều đau thương khi nghĩ lại vì ngày này mà cha ông của họ phải xa lìa những người thân thích, bỏ lại nhà cửa ruộng nương, làng  xóm, lũy tre xanh thân yêu. Đối với những người có chút hiểu biết,  20-7-54 cũng là ngày gieo mầm cho cuộc nội chiến kéo dài 20 năm với hậu quả là 4 triệu người chết mà đa số là dân lành miền Nam, không kể cả triệu những người khác, sau ngày 30-4-75, bị chết ngoài biển hay chết khi bị đầy đoạ trong ngục tù, trong các trại cải tạo.
Nhưng cái tác hại lớn nhất của Hiệp định Genève là Chu Ân Lai đã dùng nó như một cạm bẫy để đưa miền Bắc và sau này cả nước Việt Nam vào cái rọ lưới của bá quyền Đại Hán, không biết cách nào có thể thoát ra được.
Không phải hồi đó ông Hồ không ý thức được là mọi người Việt đều không muốn đất nước bị chia đôi để trở thành một Cao Ly thứ hai. Nhưng như tôi đã có dịp trình bày (1), ông Hồ đã tính sai khi phát động Toàn quốc Kháng chiến ngày 19-12-46, chấm dứt điều đình với Pháp, tự xoá bỏ những thành quả đã đạt được bởi Hiệp định Sơ bộ 6-3-46. Tính toán sai lầm đã đưa tới hậu quả là từ năm 1950 CSVN bị Stalin giao phó cho Mao cai quản, cứ mỗi ngày một thêm phụ thuộc vào Cộng sản Tàu về chính trị, quân sự cũng như ngoại giao, để đến khi bị triệu tới Liễu Châu hồi đầu tháng 7-54, ông Hồ đã phải tự ép mình tuân ý Chu Ân Lai, ký Hiệp định chia đôi đất nước.
Th tìm hiểu Chu Ân Lai có ẩn ý gì khi biến Việt Nam thành một Triều Tiên th  hai?
1° Chu Ân Lai rất hận Trung Quốc đã phải trả một giá quá đắt khi giành lại Bắc Triều Tiên cho khối cộng sản, mà thật ra là cho Nga Sô : Hơn một triệu ” chí nguyện quân Trung Quốc ” đã phải đơn phương lao vào một cuộc chiến với Mỹ kéo dài 3 năm tổn thất 500 ngàn lính. Sau khi Stalin chết, Chu Ân Lai thấy không cần phải chia chác gì với Nga Sô nữa mà chia thẳng Việt Nam với Mỹ – đang tìm cách hất cẳng Pháp – mỗi bên một nửa. Hội nghị Geneve đã cho Tàu cộng một dịp may, không những lấy lại vốn bị mất ở Triều Tiên mà còn được lời to : Không mất một người lính, chỉ bỏ ra một chút viện trợ, ông Hồ từ 1950 đã tự ” bó thân về với Thiên triều ” khi phải chấp nhận sự hiện diện và sự tác yêu tác quái của những tên cố vấn Tàu cộng.
2° Việt Nam chia đôi, miền Bắc tất nhiên là phải phụ thuộc Trung Quốc trong cả 2 trường hợp, hòa bình cũng như chiến tranh:
Trường hợp muốn giữ hòa bình cam chịu đất nước bị chia đôi : miền Bắc Việt Nam sẽ đời đời phải phụ thuộc Trung Quốc về chính trị, kinh tế cũng như về quân sự để trở thành tiền đồn phía Nam bảo vệ Trung Quốc.
Trường hợp gây chiến ” giải phóng ” miền Nam : Trung Quốc sẽ để mặc miền Bắc đụng độ trực tiếp với Mỹ, chỉ đứng ngoài hỗ trợ. Ông Hồ sẽ lại càng phải phụ thuộc Trung Quốc hơn nữa về kinh tế, về tiếp tế vật liệu quân nhu, yếu phẩm. Dù có được Nga viện trợ vũ khí cũng sẽ phải phụ thuộc Trung Quốc về đường chuyển vận. Những vũ khí tối tân hiện đại mà Nga Sô muốn dùng chiến trường Việt Nam để thử nghiệm so đọ với Mỹ, khi đi qua Trung Quốc sẽ bị đào thoát, tháo gỡ để Trung quốc tha hồ bắt chước chế tạo lại.
Mưu toan của Chu Ân Lai đã thành tựu: Với HĐ Genève Trung Quốc đã có một nửa Việt Nam chỉ tốn vài xu. Phải nói đây là thành công lớn nhất của bá quyền Đại Hán trong thế kỷ thứ 20.
Lịch s cũng sẽ buộc tội ông Hồ là không thể không biết đất nước chia đôi sẽ đi đến nội chiến, vì nhng lí do sau đây:
1° Không bao giờ có tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Vì như vậy là phải từ bỏ chế độ cộng sản để theo chế độ đại nghị đa đảng. Nga Sô, Trung Cộng và ngay cả ĐCSVN sẽ không bao giờ cho phép : Chứng cớ là cũng cùng lúc đó ( 15-6-54 ) Hội nghị Genève bàn về tổng tuyển cử thống nhất Triều Tiên bị thất bại vì cả 2 nước này nhất định không chịu để Bắc Triều Tiên được bầu cử tự do dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Điều khoản về tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam lại còn không được nằm trong bản chính của Hiệp định Genève nữa, mà chỉ được 7 nước thành viên chấp thuận miệng trong bản Tuyên ngôn cuối cùng đính kèm theo ngày hôm sau 21-7-54, tức là sẽ không bao giờ được thực hiện. Ông Hồ cũng biết đó là ẩn ý của Chu Ân Lai muốn đời đời nước Việt Nam bị chia đôi để miền Bắc phải luôn luôn dưới sự khống chế của Trung Quốc.
2° Rút kinh nghiệm nạn đói năm 1945, miền Bắc không có miền Nam không thể tự túc được với dân số đông hơn miền Nam mà tiềm lực kinh tế chỉ bằng một nửa, bắt buộc phải dùng võ lực.
3° Dân miền Nam tập kết không chịu được khí hậu và chính sách khắc nghiệt của chế độ miền Bắc. Khi biết là tổng tuyển cử thống nhất đất nước chỉ là lời hứa hẹn suông sẽ nổi loạn đòi trở về Nam.
4° Cũng như hồi 46 ông Hồ lấy chiêu bài kháng chiến chống Pháp giành độc lập để độc quyền lãnh đạo diệt trừ các đảng phái quốc gia đối nghịch với mình, ông Hồ cũng cần một chiêu bài mới là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để động viên quần chúng, củng cố chính quyền, vu khống diệt trừ những ai có tư tưởng chống đối.
5° Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã bắt đầu gay go, ông Hồ sẽ phải lựa chọn giữa Nga và Tàu. Phát động chiến tranh là tránh được sự lựa chọn và bắt buộc cả Nga với Tàu phải giúp mình.
6° Chính quyền miền Bắc cũng biết là một khi đã đủ mạnh, những người quốc gia miền Nam, bị thúc đẩy bởi lòng yêu nước chứ không vì lí tưởng ngoại lai, sẽ noi gương Quang Trung Nguyễn Huệ làm cuộc Bắc tiến thống nhất đất nước.
Trước khi phải ký Hiệp định Genève, có ai đề xướng một giải pháp khác tránh chia đôi đất nước để khỏi mắc vào tròng bá quyền Đại Hán không?
Cả 2 bên quốc gia cộng sản đều có những người biết dư là khi có 2 nước Việt Nam, mỗi miền Nam, Bắc, sẽ phải phụ thuộc vào một khối tự do hay cộng sản, và sớm muộn cũng sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bởi 2 khối:
Những trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam như giáo sư Nguyễn Quốc Định và sau này, Bác sĩ Trần Văn Đỗ, tổng trưởng ngoại giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm mới thành lập, nhất quyết chống lại Hiệp định.
Trong số các lãnh tụ CSVN, ông Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn VNDCCH tại Hội nghị Genève, cũng có cùng một nhận định như vậy, nên đã tìm cách thương thuyết tay đôi với Pháp và với phe quốc gia :
Giáo sư Lê Xuân Khoa trong bài ” 30 năm gọi tên gì cho cuộc chiến ” đăng trên Web BBC Tiếng Việt vàTalawas, kể lại là cố ngoại trưởng Trần Văn Đỗ than phiền rằng tại Hội nghị Genève 54 Pháp không cho phái đoàn quốc gia biết cuộc thảo luận của các nước lớn về chia cắt Việt Nam và ông đã được Phạm Văn Đồng mời họp riêng để tìm giải pháp 2 bên người Việt với nhau, nhưng không thực hiện được.
Ông Trần Văn Đỗ cũng kể lại : Ông Đồng, qua sự trung gian của ông Nguyễn Ngọc Bích và ông Nguyễn Mạnh Hà, mời ông đến gặp ngày 5-7 để nói về vấn đề chia 2 vùng tạm thời mà ranh giới là từ Pleiku xuống đến An Khê trong khi chờ đợi tổng tuyển cử thống nhất đất nước trong vòng 6 tháng. Ông Đỗ chỉ ậm ừ và ngày hôm sau 6-7, ông Đồng có sang trụ sở ông Đỗ để đáp lễ (2).
Cũng cần nên biết trong cuốn ” Chu Ân Lai tại Hội nghị Genève “, tác giả Trung Quốc, Tiền Giang, có nhắc lại Chu Ân Lai triệu Hồ Chí Minh đến Liễu Châu ngày 30-6-54 để bàn về chuyện điều hoà lập trường 2 nước Trung Việt vì ở Genève  Phạm Văn Đồng không cùng ý kiến với 2 ngoại trưởng Nga Sô và Trung Quốc về 2 phương án : phương án Vạch một gii tuyến quân s Nam – Bắc ” hay phương án “Xác định vùng tập kết quân s “, phương án nào lợi nhất ? Chu Ân Lai nghiêng về phương án ” Vạch giới tuyến quân sự Nam – Bắc “, bác bỏ phương án “Xác định vùng tập kết quân sự” .
Phương án “Xác định vùng tập kết quân s ” mà Chu Ân Lai bác bỏ là phương án của Phạm Văn Đồng. Phương án này gồm 2 phần :
1) Phần chính trị nằm trong bài diễn văn ông Đồng đọc ngày 10-5-54 tại Genève. Trong 8 điểm của bài diễn văn có 2 điểm chính yếu :
Điểm 3: Trong khi chờ đợi chính phủ thống nhất, chính phủ của 2 bên vẫn cai trị   khu vực của mình.
Điểm 4: Chính phủ nước VNDCCH sẽ xem xét việc VNDCCH liên kết với Liên Hiệp Pháp trên nền tảng thoả hiệp tự do.
Tuyệt nhiên ông Đồng không đặt điều kiện phải có tổng tuyển cử thống nhất quốc gia trong một thời hạn nào mà chỉ nói trong khi chờ đợi ( hiệp thương ? ), vẫn có 2 chính phủ. Ngoài ra ông Đồng còn nhắc tới Liên Hiệp Pháp như có ý muốn trở lại Hiệp định Sơ bộ 6-3 để chỉ điều đình song phương với Pháp và Quốc gia, tránh sự can thiệp của Tàu và Mỹ.
2) Phần quân s xác định những vùng tập kết được ông Đồng đề cập trong buổi họp thu hẹp ngày 25-5-54:  “mỗi bên có nhiều khu vc khá rộng ln liền nhau để có s dễ dàng về nhng hoạt động kinh tế và kiển soát hành chánh “  ( dịch bản tiếng Pháp trong cuốn Lacouture viết năm 1960 (3) : .”.. de façon qu’il revienne à chaque partie des zones d’un seul tenant, relativement étendues, offrant des facilités pour l’activité économique et le controle administratif “. Đó cũng là giải pháp ” tấm da beo ” mà Bidault ngoại trưởng Pháp đã hứa với Bảo Đại.
Nhưng hồi cuối tháng 6, ông Tạ Quang Bứu thành viên quân sự trong phái đoàn VNDCCH lấy cớ là có nhiều vùng sen kẽ nhau như vậy dù rộng lớn tới đâu cũng khó mà tránh không có đụng độ nhau, ông còn nói với 2 đại diện Pháp, Delteil và Débrisson : ” Trong trường hợp đó VNDCCH đặt thủ đô ở đâu ? “. Khi được tin Pháp trong cuộc triệt thoái khỏi An Khê ngày 24-6 bị thảm bại trên Quốc lộ thứ 19 khiến từ Liên khu 5 ra đến ngoài Bắc trừ hai vết ” da beo ” là Huế và Đà Nẵng, đã liền một mạch dưới quyền VNDCCH, thì ông Đồng thấy có đủ ưu thế để từ chối giải pháp da beo. Để đền bù lại, bằng lòng lùi đường phân ranh tới vĩ tuyến thứ 14 và hứa là tôn thất nhà Nguyễn sẽ được đi lại thăm viếng Huế dễ dàng. .
Cái chắc chắn là đối với Trung Quốc phân ranh như vậy sẽ kèm theo những nhượng bộ về chính trị như đã được đề cập trong bài diễn văn ông Đồng đọc ngày 10-5, với hậu quả là chế độ ông Hồ có thể sẽ biến cải để chỉ có một nước Việt Nam thống nhất. Như vậy thì làm sao có được một nửa Việt Nam như đã thoả thuận ngầm với Mỹ? Vì vậy Chu Ân Lai đòi ông Hồ phải qua Liễu Châu gấp và bắt ép ông Hồ phải ký hiệp định Genève với phương án chia đôi đất nước, vứt bỏ phương án Phạm Văn Đồng.
Th đưa ra một giả th: nếu phương án Phạm Văn Đồng được thể hiện thay vì phương án Chu Ân Lai chia đôi đất nước, cục diện đất nước Việt Nam có đ tăm tối hơn bây gi không?
Nhiều người cho là phương án Phạm Văn Đồng đặt ranh giới hai miền ở vĩ tuyến thứ 14 so với HĐ Genève phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến thứ 17, miền Nam bị mất 400 cây số bề dọc và 3 triệu dân, lại không được quyền cầu cứu quân đội nước ngoài tới trợ giúp khi bị miền Bắc xâm chiếm, thì chống trả được bao lâu với miền Bắc?
Nhưng từ 75 đến nay, cũng có nhiều người khác có đủ thời gian thâu thập tài liệu, phân tích một cách khách quan những nguyên nhân đã làm chế độ miền Nam sụp đổ, nhất là cái sai lầm của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi ra lệnh cho quân đội VNCH triệt thoái khỏi cao nguyên, lại đưa ra những suy luận lạc quan hơn nhiều :
1) Phương án Phạm Văn Đồng khẳng định chỉ có một nước Việt Nam vi 2 vùng Nam Bắc.
Nhưng khi nói vẫn có 2 chính phủ là mặc nhiên công nhận quy chế một nước 2 chế độ như Bắc Kinh với Hồng Kông bây giờ và có thể với Đài Loan sau này. Ông Phạm Văn Đồng đã đi trước Đặng Tiểu Bình. Rất tiếc ông không đủ nghị lực như họ Đặng, và không cưỡng lại được ý đinh của Chu Ân Lai. Nhưng cũng phải nói là người bán nửa nước cho Tàu cộng năm 54 là ông Hồ khi bị triệu tới Liễu Châu. Và khi ký cái Công hàm bán biẻn đảo 4 năm sau,  ông PVĐ chắc chắn  cũng chỉ làm theo chỉ thị của “bác”.
 2) Trọng tâm của phương án Phạm Văn Đồng là chính trị và kinh tế.
Trong 2 lãnh vực này miền Nam có thể thắng thế miền Bắc:
Chính trị:
Điểm 3 trong bài diễn văn ông Đồng nói là mỗi vùng sẽ vẫn giữ chính phủ của mình trong khi chờ đợi có một chính phủ thống nhất. Khác với HĐ Geneve, ông Đồng cố ý không nói rõ ràng là thời gian chờ đợi là bao nhiêu lâu, và cũng không nói gì về tổng tuyển cử thống nhất quốc gia. Rõ ràng là ông Đồng có ý để 2 bên cộng sản, quốc gia, có sự mặc cả : Có thể vô thời hạn. Có thể có những cuộc thương thảo kéo dài 2-3 năm, 5-10 năm… trước khi đi đến sự thành lập, như hồi 46, một chính phủ ” Thống nhất ” vô thực quyền, được chỉ định bởi một vị quốc trưởng bù nhìn, thí dụ như kêu Bảo Đại về cầm quyền, như ông Hồ đã một lần có ý định như vậy. Thử tưởng tượng một hư cấu (4): Ở Hà Nội, Ông Hồ nhường chức ” Chủ tịch nước ” cho Bảo Đại để chỉ khiêm nhường giữ chức ” Tối cao cố vấn ” hay ” Quyền Chủ tịch “. Ở Sài Gòn, một ông ” Phó Chủ tịch ” được chỉ định như ông Ngô Đình Diệm chẳng hạn. Cũng có thể Việt Nam sẽ có một thể chế Liên bang với 2 miền; mỗi miền có một chính phủ tụ trị về hành chính, kinh tế. Nhưng ngoại giao, quốc phòng nằm trong tay chính phủ Trung ương đóng ở Hà Nội. Lào, Cambốt, cũng có thể gia nhập liên bang này để cả bán đảo Đông Dương trở thành Liên bang Đông Dương. Tàu cộng sẽ hết đường xâm nhập vào sân sau của Việt Nam.
Dù dưới hình thức ” Một nước hai chế độ “  hay Cộng hòa Liên bang Việt Nam,  miền Nam đa dạng trong hòa bình, sẽ có nhiều cơ hội mở rộng cánh cửa hội nhập với bên ngoài, giúp cho miền Bắc có dịp tiếp xúc với những nước dân chủ Tây phương và lần lần thoát ra khỏi ảnh hưởng ý thức hệ Nga Tàu.
Kinh tế:
Miền Nam đất ít hơn nhưng phì nhiêu, lại được khai thác bởi ít nhất là 2 triệu người di cư từ những vùng nhường lại cho VNDCCH ở Bắc Việt và Trung Việt, sẽ trở thành vựa thóc nuôi sống cả nước khiến miền ” Dân chủ cộng hoà ” luôn luôn thiếu gạo sẽ phải ” dĩ hoà vi quí ” kiếm cách đổi than lấy gạo chứ gây chiến đồng ruộng bị bỏ hoang sẽ chẳng lợi lộc gì.
Chỉ cần nghĩ lại hồi 1955 kinh tế miền Nam phồn thịnh nhờ óc kinh doanh người Bắc di cư. Với những người di cư từ các thành thị miền Bắc, miền Trung đến, với Hải cảng Cam Ranh sẽ được mở mang thay thế Đà Nẵng, miền Nam sẽ trở thành một đại Singapore, một đại Hồng Kông, một Đài Loan. Nếu chế độ miền Bắc không chịu thay đổi kinh tế theo kiểu miền Nam mà còn muốn theo gương Tàu tiếp tục cải cách ruộng đất thực hiện Kinh tế tập trung, thì sẽ tự sụp đổ.
3) Bị giới hạn bởi vĩ tuyến thứ 14, diện tích Miền Nam sẽ bị thâu hẹp lại và dân số cũng ít đi:
– Đất hẹp càng dễ phòng thủ:
Hiệp định Genève lấy sông Bến Hải làm địa giới Bắc Nam khiến cả Liên khu 5 của Việt Minh khi trước không đánh mà được, tạo ra ảo tưởng là miền Nam rộng hơn miền Bắc và số dân cũng gần bằng. Biết đâu là sẽ có đường mòn Hồ Chí Minh, sẽ có cả dãy Trường Sơn, với những hậu cứ nằm ở bên kia biên giới Lào, Miên, khiến muốn trấn giữ một biên giới dài cả ngàn cây số trong rừng rậm như vậy, phải có cả triệu quân ! Trái lại, với phương án Phạm Văn Đồng xác định biên giới 2 miền theo vĩ tuyến thứ 14, từ Qui Nhơn qua Plây Cu tới biên giới Lào, phòng tuyến chỉ dài chừng hơn 300 cây số sẽ dễ bảo vệ hơn : Chỉ cần 1 trăm ngàn quân tinh nhuệ, lưu động, như nhẩy dù, biệt động quân, thủy quân lục chiến và sự quyết tâm là đủ. Hậu cứ lại là đồng bằng nên khi có chiến tranh, với hệ thống xa lộ được mở mang, chuyển quân, tập trung quân cũng sẽ rất mau chóng. Thử trông gương Israel : nhờ đất nước nhỏ  nên dễ phòng thủ, khiến chỉ 6 triệu dân cũng đủ đánh bại 100 triệu dân Ả Rập ! Kinh nghiệm  cuộc Tổng tấn công “Giải phóng miền Nam” của quân đội Bắc Việt  hồi tháng 3 năm 1975 cho thấy là quân nhiều nhưng phải rải khắp mọi nơi không thể chống chọi được với quân đội Bắc Việt, lưu động, chỉ tập trung đánh khi chắc ăn. Vì vậy, khi bất thần phải “co cúm lại ” theo lệnh của Nguyễn Văn Thiệu, rút quân về bảo vệ Sài Gòn và đồng bằng miền Nam, thì dân và quân  chỉ có nước giẫm lên nhau mà ” triệt thoái ” khiến địch đuổi theo không kịp ! Kết quả của cái chiến thuật “nắm bàn tay thành quả đấm” này của Nguyễn Văn Thiệu, là ngày 30-4 bi đát ! Đó cũng là cái ngu xuẩn và cái tội lớn nhất của Nguyễn Văn Thiệu đã làm mất miền Nam
– Dân ít hơn nhưng chắc chắn :
Trong số 90 ngàn bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết, một số sẽ bị bí mật “hồi kết”, nằm vùng chờ lệnh, một số bị coi như là con tin để khi Đảng phát động “nổi dậy”  thân nhân trong Nam phải làm nội ứng hỗ trợ quân đội miền Bắc.
Mấy triệu dân suốt dọc miền Trung thuộc Liên Khu 5 khi trước từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định lên tới Kon Tum, Plây Cu, từ trước tới nay chỉ biết có Việt Minh. Nay theo HĐ Genève thuộc về Quốc gia nhưng dù muốn dù không cũng sẽ luôn luôn ngả về phía bên kia. Thêm được số dân “nằm vùng” đó, miền Nam vừa phải nuôi báo cô, vừa tự tạo trong lòng mình một đạo quân thứ 5. Trái lại, trong số 3 triệu dân sống ở giữa 2 vĩ tuyến thứ 17 và thứ 14, chỉ cần một triệu người di cư vào Nam theo quốc gia, cộng với 1 triệu dân Bắc di cư, là miền Nam quốc gia  sẽ có được một hậu thuẫn cân bằng Bắc – Trung – Nam và vững chắc hơn vì cùng một lòng chống cộng.
4) Trong phương án PVĐ : Không miền nào được quyền nhờ quân đội nước ngoài đến trợ giúp
Đây cũng không phải là điều bất lợi :
Sự hiện diện của quân đội Mỹ không giúp ích gì cho sự bảo vệ miền Nam cả, mà còn tạo trong đầu óc các tướng tá VNCH tư tưởng ỷ lại:
Cho tới trước khi bị lật đổ, ông Diệm còn đòi Mỹ rút bớt số cố vấn  về, tuy chỉ là con số tối thiểu mấy ngàn người. Sau khi ông Diệm bị giết, số lính Mỹ tới Việt Nam là 550 ngàn. Đa số đóng dọc bờ bể miền Trung thuộc Liên khu 5 khi trước, vùng mà suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp không một bóng lính Pháp nào dám lai vãng. Mỹ vẫn cứ quen thói khi hành quân càn quét bắn trước nghĩ sau nên mới xẩy ra những vụ như Mỹ Lai. Dân miền Trung lại có tinh thần quốc gia rất cao khiến khẩu hiệu ” chống Mỹ cứu nước ” của Việt cộng đánh trúng vào tim non của người dân. Việt cộng lại khôn chỉ nhằm lính Mỹ mà đánh, khiến quân đội VNCH hành quân cũng chỉ là lấy lệ, ỷ lại vào Mỹ (5). Lẽ ra chỉ cần 100 ngàn lính Mỹ đặt căn cứ hành quân, không phải dọc bờ biển, mà cắt ngang Trường Sơn và Lào cho tới sông Mê Kông, biên giới Thái Lan, chặn đường mòn Hồ Chí Minh ngay từ địa đầu thì hữu hiệu hơn nhiều. Mỹ tưởng đặt ” hàng rào điện tử Mc Namara ” là hữu hiệu. Nhưng đó chỉ là trò chơi đối với con óc người Việt Nam.  Đường mòn Hồ Chí Minh cũng đâu có phải là xa lộ thênh thang dưới ánh mặt trời : Liệng bao nhiêu bom cũng như muối bỏ bể ! Nhiều tướng tá Mỹ cũng biết vậy. Nhưng chắc vì giữa ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles và Chu Ân Lai, trước khi ký HĐ Genève, đã có mật ước là Trung Quốc sẽ không đem quân trực tiếp can thiệp nếu Mỹ chỉ đóng quân ở miền Nam, không tiến ra miền Bắc như trong chiến tranh Triều Tiên.
Kết luận:
Tất nhiên có nhiều người sẽ phản biện là:
- Đừng thả mồi bắt bóng : dầu sao Hiệp định Genève cũng đã tránh cho một nửa đất nước 20 năm không phải sống trong chế độ độc tài đảng trị.
- Làm sao tin được phương án Phạm Văn Đồng ? Dù có được thực hiện cũng sẽ như Hoà đàm Paris 73, đầy hứa hẹn hiệp thương giữa ” hai bên ” miền Nam với nhau để đi đến một miền Nam trung lập, rồi rút cục chả có Hội đồng Quốc gia Hòa giải Hòa hợp miền Nam nào cả mà chỉ có ” Thống nhất ” dưới họng súng Cộng sản miền Bắc.
Tôi xin trả lời:
Giải pháp nào cũng hơn Hiệp định Genève : Nếu không có HĐ Geneve thì đã không có :
– 20 năm cốt nhục tương tàn trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm để một bên chết thay cho một bá quyền kẻ thù truyền kiếp, một bên mất hết tinh thần tự lập bám vứu vào quân đội một siêu cường có xu hướng can thiệp cùng mọi nơi trên thế giới.
– 12 năm chiến tranh với Khờ me đỏ. “Ta đánh cho Liên Xô” để bị ăn đòn Tàu cộng trong cái gọi là Chiến tranh biên giới 79.
– Chiến tranh ” Công hàm Phạm Văn Đồng ” Tàu cộng vin cớ cướp biển cướp đảo Trường Sa năm  74, Hoàng Sa năm 88. Và nay Tàu cộng lại lê cái giàn khoan dầu như lê máy chém, để hù dọa đàn em CSVN yếu bóng vía.
– Chiến tranh kinh tế, tràn ngập đồ Tàu rẻ tiền khiến sản xuất Việt Nam không ngóc đầu lên nổi. Cán cân xuất nhập mỗi ngày một nghiêng về phía Trung Quốc khiến bao nhiêu ngoại tệ kể cả tiền mồ hôi nước mắt xuất khẩu lao động đều chạy vào túi ba Tàu hết. Tài nguyên bị Tàu độc quyền khai thác. Môi trường bị Tàu làm ô nhiễm. Lính Tàu, phu Tàu ngồi chễm chệ ở Tây nguyên.
Nhưng cái tai họa lớn nhất là chính trị, tư tưởng, văn hoá Tàu sẽ đời đời ngự trị trong đầu óc các lãnh đạo CSVN. Các vị này sẽ trở thành những robots của Tàu cho tới tận thế.
——————————————————–
(1) Sai một li đi một dặm  Thông Luận 11/4/09 ( Phong Uyên )
(2) Theo Đỗ Mậu, Việt Nam máu lửa quê hương tôi. Nxb. Hương Quê, 1986, tr 241
(3) Xem J.Lacouture, La fin d’une guerre d’Indochine 1954 (1960)
(4) Tuy hư cấu mà không thật là hư cấu:
Bà tiến sĩ Ellen J . Hammer khảo cứu hồ sơ mật của toà Bạch Ốc viết trong cuốn ” A death in November ” 1987 là có sự thương thuyết giữa Hà Nội và ông Diệm năm 1963 do sáng kiến của Hồ Chí Minh. Ông Hồ muốn nhờ gạo miền Nam để cứu đói miền Bắc và bằng lòng để miền Nam độc lập dưới quyền cai trị của Tổng thống Diệm theo đường lối dân chủ Tây Phương và Tổng thống Diệm thuận trao đổi thư tín và đổi gạo miền Nam lấy than miền Bắc.
Cuốn  Hồi ký Trần văn Đôn (1989có nói đầu tháng 2-63 ông Nhu giả đi săn trong rừng quận Tánh Linh, Bình Tuy để gặp Phạm Hùng. Hai người thoả thuận với nhau  tái lập lại đường xe lửa Sài Gòn Hà Nội để cho thân nhân gia đình hai bên đi lại thăm nhau. Bà Nhu và Ngô Đình Lệ Thủy sẽ đi chuyến xe lửa thống nhất đầu tiên. Vấn đề Ấp Chiến lược được nói nhiều nhất vì đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ. Ông Nhu thoả thuận sẽ cứu cán bộ bằng chính sách chiêu hồi : Khi nào bị kẹt thì xin chiêu hồi.
Ông Colby cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn viết trong hồi ký  ” Viêt Nam, Histoire secrète d’une victoire perdue ( bản dịch chữ Pháp năm 1992 ), Nhu thực hiện nhiều lần những mưu toan xích lại gần Bắc Việt…  giữa người Việt Nam với nhau, sau lưng người Hoa Kỳ “.
Có lẽ vì vậy mà 2 anh em ông Nhu ông Diệm bị giết ?
(5) Tướng Trần Văn Đôn trở thành Thượng nghị sĩ viết trong cuốn Hồi ký của ông ” Năm 1970 tôi đưa một phái đoàn thượng nghị sĩ và dân bìểu đến gặp Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên yêu cầu cho biết về chiến lược quân sự thì Cao Văn Viên trả lời ngay : ” chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm chiến đấu  đây là người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi .
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét