Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Repost: Ðọc Hồi Ký Của George Tenet, Cựu Giám Ðốc CIA


George Tenet
Ở Giữa Trung Tâm Của Cơn Bão
(Hồi Ký Những Năm Tôi Làm Giám Ðốc Cơ Quan Tình Báo CIA)

Nguyễn Minh Tâm 
dịch theo báo Time ngày 14/5/07
 
* George Tenet, Cựu Giám Ðốc CIA viết về những lỗi lầm của ông ta, cũng như của nhiều viên chức cao cấp khác trong chính quyền của ông Bush về cuộc chiến tranh ở Iraq.

* Ông Tenet tiết lộ rằng các chuyên viên trong bộ ngoại giao của Mỹ không đồng ý với nhau về việc thành lập một chính quyền mới ở Iraq, sau khi đổ quân sang xâm lăng nước này. Trong lúc đó văn phòng Phó Tổng Thống và Ngũ Giác Ðài muốn hỗ trợ một nhóm người Iraq sống lưu vong mà bên tình báo không hề hay biết.
 
* Tất cả những mâu thuẫn, lúng túng sau khi xâm lăng Iraq đều đóng góp vào việc thất bại của Mỹ trong cuộc chiến ở Iraq. Ông trùm tình báo viết rằng: "Nó giống như xem một khúc phim về chiếc xe hơi từ từ rơi xuống hố.".
 
 
Hồi ký là một loại sách để các nhân vật uy danh một thời viết ra để chữa tội, hay đổ lỗi cho người khác. Cựu Phó Tổng Thống Dan Quayle trong cuốn sách Standing Firm kể lại bốn năm làm phó Tổng Thống cho ông Bush số 41, tố cáo rằng ông ngoại trưởng James Baker là người chỉ nghĩ đến cá nhân của ông ấy thôi. Ông Robert Reich, cựu Bộ Trưởng Lao Ðộng thời Tổng Thống Bill Clinton trong cuốn hồi ký nhan đề Locked in the Cabinet than rằng ông bị Chủ Tịch Nghiệp Ðoàn Lao Ðộng Lane Kirkland và Thống Ðốc Ngân Hàng Dự Trữ Liên bang, Alan Greenspan, kỳ đà cản muĩ dữ quá, khiến cho cuộc cách mạng kinh tế của ông bị giới hạn rất nhiều.
 
Nhưng ít có cuốn sách nào lại mang sắc thái đặc biệt như cuốn At the Center of the Storm, Ở Ngay Trung Tâm Của Cơn Bão Tố của ông George Tenet, cựu Giám Ðốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương, CIA, tạp chí Time xin được trích lược sau đây.

Là con của một người di dân gốc Hy Lạp, George Tenet được làm trưởng cơ quan tình báo trong suốt bảy năm. Ông bị chê là đã phạm lầm lỗi từ trước khi xảy ra cuộc chiến ở Iraq, trong vụ điều tra xem Saddam Hussein có loại vũ khí bí mật nào không. Tình báo Mỹ kém quá, không biết tin tức gì cả. Sau đó, ông quay mũi dùi sang tấn công nhóm "neo conservative", Tân Bảo Thủ, trong hậu trường chính trị của ông Bush. Ông chỉ trích nhóm này đã đưa nước Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến không lối thóat.

Ông Tenet tiết lộ khá nhiều chi tiết đáng để ý trong hoạt động tình báo chống bọn khủng bố. Ông cũng thú nhận trong một phiên họp quan trọng ở Oval Office, Phòng Bầu Dục, nơi làm việc của Tổng Thống, ông đã dùng từ "slam dunk", tiếng lóng trong môn thể thao bóng rổ có nghĩa là "chắc ăn", vì ông có "tin tức khá đầy đủ về tình báo" để giúp tiến hành cuộc chiến tranh ở Iraq. Ông xác định rằng ông dùng chữ này không phải để ám chỉ về chất lượng tin tình báo ông đã thu thập đựợc, trái lại, ông chỉ muốn ám chỉ hậu thuẫn của công chúng về cuộc chiến tranh đã khá mạnh để tiến hành - lối phân biệt này không đem lại một sự giải thích rõ ràng hơn là bao nhiêu. Ông Tenet than rằng các phụ tá cao cấp của Phó Tổng Thống Cheney, và sau đó, kể cả Phó Tổng Thống đã đổ lỗi cho ông, và cơ quan tình báo, khi chiến sự ngày càng trở nên bết bát. Ông Tenet trở thành kẻ chịu trách nhiệm nặng nề nhất, khi tình hình chiến sự trở nên bi đát. Ông Tenet nói với ký giả của tạp chí Time là: "Bảo rằng tôi chịu trách nhiệm về vấn đề WMD, Weapons of Mass Destruction, Vũ Khí Tàn Sát Tập Thể. Vậy thì trách nhiệm của mấy người ấy là ở chỗ nào?"

Toà Bạch Ốc đã chuẩn bị đối phó với lập luận tấn công của Tenet từ lâu. Bà Ngoại Trưỏng Rice dùng một thế võ nhu đạo quật lại ông Tenet khi bà tuyên bố ngày 29 tháng Tư rằng: "Khi George nói "slam dunk" thì mọi người đều tin rằng Trung Tâm Tình Báo đã có khá đủ tin tức tình báo mạnh mẽ để tiến hành cuộc chiến." Bà ta cũng chẳng cần phủ nhận việc bà đã đẩy cộng sự viên của mình ra khỏi chính quyền.

Bà Rice, trong vai trò Cố Vấn Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, chịu trách nhiệm gạn lọc nhiều nguồn tin tình báo khác nhau, đã trở thành mục tiêu chính để Tenet chỉ trích trong cuốn sách của ông ta. Ngược lại, ông tỏ ra khá dễ dãi khi nói về Tổng Thống Bush, ông cho điểm Tổng Thống cao trong suốt 549 trang giấy ông viết. Ông cũng ca ngợi thuộc cấp của ông trong ngành tình báo sau biến cố 9/11. Ông mở đầu cuốn sách với một sự nhầm lẫn về chi tiết ngày tháng. Ông kể lại rằng ông đã gặp ông Richard Perle, vừa bước chân ra khỏi Bạch Cung ngày 12 tháng 9, ông này thì thầm tiết lộ Toà Bạch Ốc dự tính sẽ đánh Iraq để trả thù cho vụ 9/11. Lúc bấy giờ ông Tenet cho rằng kết nối Iraq với vụ 9/11 nghe ra không được ổn cho lắm. Nhưng sau này ông nhận ra rằng caí nhìn của nhóm cận thần với ông Bush về vấn đề Trung Ðông khác hẳn với những gì ông thu lượm được qua tình báo. Vài ngày sau khi sách được xuất bản, ông biết rằng mình đã nhớ sai ngày tháng.

Chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng, dù là để tung ra một cuốn sách, hay một cuộc chiến.

SỨ M[1]NG CHƯA HOÀN TẤT: Toán chuyên viên đặc trách về chính sách ngoại giao của ông Bush chưa hề đồng ý với nhau về kế hoạch thành lập chính quyền mới ở Iraq sau khi cuộc xâm chiếm hoàn tất. Ông Tenet viết tiếp: "Thay vào đó nhóm chuyên viên trong Phủ Phó Tổng Thống và Ngũ Giác Ðài lại nghiêng về giải pháp đem bộ phận những người Iraq lưu vong về nước lập chính phủ."

TÔI BAY ÐẾN IRAQ VÀO LÚC ÔNG JERRY BREMER được bổ nhiệm làm Thống Sứ, đứng đầu cơ quan Coalition Provisional Authority, Nhà Chức Trách Lâm Thời, gọi tắt là CPA, vào khoảng tháng Năm năm 2003. Tôi cùng cưỡi trực thăng với Jerry ngay trên không phận thủ đô Bagdad. Lúc bấy giờ là giữa ban ngày, cửa máy bay mở tung, và tôi ngó ra ngoài quan sát tình hình bên dưới. Ở dưới mặt đất, tình hình tương đối khá tốt đẹp, nếu nhớ lại là quốc gia này vừa mới bị một đội binh ngoại quốc đến xâm chiếm thủ đô, và lật đổ nhà độc tài từng cai trị nước đó một thời gian khá lâu. Dân chúng thoải mái đi ra đường, ăn uống ở các hiệu ăn. Chỉ còn thiếu có cái xe buýt hai tầng và những du khách trong đường phố, là đủ diễn tả một khung cảnh thật là thanh bình tốt đẹp.

Ðến tháng Hai năm 2004, khi tôi trở lại Iraq, tình hình trở nên khác hẳn. Chúng tôi phải đến Bagdad vào ban đêm, không dám đáp máy bay xuống vào ban ngày vì thiếu an ninh. Chuyến bay C-17 chở chúng tôi phải đáp theo kiểu thời chiến - nghĩa là cắm mũi xuống thật mạnh để đáp thật nhanh. Tôi phải ngồi sát phía trước, đầu đội mũ sắt, và ngực mang áo giáp chắn đạn. Chuyến đi kỳ này không có màn cưỡi ngựa xem hoa như kỳ trước được nữa. Sau mười tháng nhúng tay vào tình hình, nước Iraq đã khác hẳn trước kia, và sự khác biệt ấy lại không đúng như sự mong đợi của chính phủ Mỹ. Tại sao tình thế lại biến chuyển bất lợi như vậy? Hồi tưởng lại những chuyện cũ, chúng tôi thấy có một số quyết định sai lầm tai haị, giống như ta xô đẩy một cái xe từ từ lăn xuống hố.

Thực ra mà nói, sai lầm đã xảy ra từ trước khi bắt đầu cuộc chiến. Trước khi đem quân sang xâm chiếm Iraq, việc lập kế hoạch tái thiết, xây dựng lại cơ sở vật chất không hề được đem ra bàn luận. Chỉ có việc xây dựng lại cơ cấu chính trị cho Iraq thì được bàn luận rất hăng hái - chẳng hạn như nước này sẽ được cai trị dưới thể chế như thế nào, người dân Iraq sẽ đóng vai trò như thế nào trong tương lai chính trị của nước họ. Những bàn tính ấy diễn ra giữa những nhân vật cao cấp, ví dụ như giữa Phó Tổng Thống Cheney và bà Rice.

Thường thì những thảo luận liên quan đến tương lai chính trị của Iraq diễn ra theo hai xu hướng khác nhau: Bộ Ngoại Giao, Trung Ương Tình Báo CIA, và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia NSC đều đồng ý xây dựng một chính phủ ở Iraq bao gồm đại diện của nhiều bộ tộc, giáo phái, và đoàn thể áp lực. Những đoàn thể vừa kể cử đại diện làm cố vấn cho việc thành hình một quốc hội lập hiến, và hội đồng bộ trưởng để giúp cai trị nước Iraq.

Nhưng Phó Tổng Thống Cheney và những cố vấn dân sự ở Ngũ Giác Ðài lại có một đường lối khác hẳn. Thay vì chọn giải pháp chính trị cởi mở, tuy có phần nào rủi ro, thì phía Phó Tổng Thống muốn chọn phương án chắc ăn, tức là phải để người Mỹ kiểm soát chặt chẽ chính phủ mới này. Họ mưốn giới hạn quyền chọn lưạ đại biểu của người Iraq, nên người Mỹ sẽ đích thân chọn ra một vài người Iraq thân Mỹ. Trong thực tế, họ đã chọn ông Ahmad Chalibi, và một số người Iraq sống lưu vong nổi tiếng một thời là có lập trường chống lại Saddam Hussein, cộng thêm một vài nhà lãnh đạo của nhóm người Kurd trong khu vực tự trị. Phó Tổng Thống Dick Cheney khẳng định lập trường của ông là phải lập ra một chính phủ Iraq mà người Mỹ có thể "kiểm soát" được, sau đó, sẽ hợp pháp hoá (legitimize) chính phủ này bằng những viện trợ kinh tế hùng hậu của Mỹ. Thứ trưởng Dough Feith ở Bộ Ngoại Giao tin rằng người Mỹ có thể hợp pháp hoá dễ dàng chính phủ Iraq do người Mỹ đỡ đầu.

Nhưng rồi những người có trách nhiệm trong chính phủ chưa hề thảo luận kỹ càng để cùng đồng ý với nhau về phương án lập ra chính phủ mới ở Iraq, sau khi cuộc xâm chíếm hoàn tất. Ý kiến đem Chalabi và một số nhân vật lưu vong về lập chính phủ ở Iraq hình thành. Ðồng nghiệp của tôi ở Trung Ương Tình Báo ngạc nhiên và chưng hửng khi thấy cái gọi là "chính phủ lưu vong của người Iraq" được đem về nước để cai trị Iraq. Chúng tôi thấy Văn Phòng Phó Tổng Thống và Ngũ Giác Ðài đã làm một việc giống người Nga Xô Viết đã làm ở A Phú Hãn. Sau khi Hồng Quân Sô Viết lật đổ chính phủ đương thời ở A Phú Hãn, họ đã đem tay bù nhìn Babrak Kamal từ Mạc Tư Khoa về để lập chính phủ, và chính phủ ấy không được lòng dân địa phương. Chúng ta đã phạm phải lỗi lầm cũ như người Nga trước đây.

HAI QUYẾT ÐịNH SAI LẦM TAI H[1]I CỦA ÔNG PAUL BREMER: Ông Tenet cáo buộc rằng năm 2003 ông Bremer đã mở cánh cửa cho quân phiến loạn tàn phá nước Iraq ngày nay. Ông ta cũng giữ bí mật không loan báo cho Trung Ương Tình Báo biết việc làm của ông.
 

Mặc dù là đại diện của Tổng Thống, nhưng ông Paul Bremer làm việc, và báo cáo trực tiếp việc làm của mình cho Bộ Quốc Phòng. Cơ quan do ông đứng đầu mang danh vị là Nhà Chức Trách Lâm Thời, Coalition Provisional Authority, gọi tắt là CPẠ Sau khi cơ quan này được hình thành, bà Rice ra lệnh cho các uỷ ban liên bộ từng chịu trách nhiệm lập kế hoạch hậu chiến phải thu dọn văn phòng trở về Mỹ. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau thôi, tình hình Iraq rơi vào tình trạng hỗn loạn. Ðúng như một viên chức của Toà Bạch Ốc tâm sự với tôi: "Phân dơ dính vào cánh quạt, cứ thế mà nó thổi vấy đi khắp nơi. Thậm chí chúng ta phải nhờ người Anh cho biết tình hình lúc này diễn tiến ra sao. Bởi vì chúng tôi chẳng nhận được một báo cáo nào của CPA cả." Sau đó, bà Rice lại phải nhờ NSC (Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia) khởi sự lại việc lập kế hoạch từ đầu. Nhưng vào lúc đó, thì hai biện pháp tai hại là Giải Giới Quân Ðội và Loại Trừ Cựu Ðảng Viên Ðảng Baath đã được thi hành. Báo cáo đầu tiên cho tôi thấy cơ quan CPA làm không được việc.

Cái mà nước Iraq cần là người Ả Rập, và cơ quan cung cấp dịch vụ người nước ngoài phải hiểu được lòng trung thành của họ đối với bộ tộc, và ít nhất cũng phải phân biệt được sự khác nhau giữa hai giáo phái Sunni và Shi'ite. Trong khi đó, mấy quan chức ở trong CPA lại cứ lo bận rộn với việc làm thế nào để thành lập được Thị Trường Chứng Khoán ở Baghdad, áp dụng thuế lợi tức đơn giản với một chỉ số, hay làm thế nào để thiết lập các yếu tố khác của thể chế dân chủ tư bản. Một nhân viên của tôi trong Trung Tâm Tình Báo đi thăm Iraq trở về báo cáo với tôi như sau: "Thưa Xếp! Cái cơ quan CPA điều hành như một lớp huấn luyện theo kiểu hội thảo cho bọn sinh viên đang học Cao Học Hành Chánh. Buồn cười quá. Nặng về lý thuyết hơn là thực hành. Không một người nào biết tiếng Ả Rập. Không một ai có kinh nghiệm về các nước Ả Rập. Không ai được quyền quyết định. Chỉ có một mình ông Bremer quyết định mọi việc." Trước khi đi Iraq, ông Bremer đến gặp Thứ Trưởng Feith ở Ngũ Giác Ðài. Ông kể lại rằng ông Feith thúc ông Bremer ngay khi đến Iraq nên ra lệnh không cho một người nào trước đây ở trong đảng Baath được tham gia chính quyền mới. Ông Bremer làm đúng như lời dặn của ông Feith. Bốn ngày sau khi đặt chân đến Iraq, ngày 16 tháng Năm, ông Bremer ban lệnh cấm không cho cựu đảng viện Baath được tham gia chính quyền. Sáng ngày hôm đó, tờ The New York Times đăng tin tiết lộ về việc này. Ông Bremer còn xác định thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục lùng kiếm những người trong đảng Baath và loại trừ họ ra khỏi guồng máy chính quyền."

Vài tuần lễ trước khi chiến tranh khởi sự, một số quan chức cao cấp ở Bộ Ngoại Giao nói rõ rằng chiến tranh có thể tránh được nếu như Saddam và một trong những kẻ trung thành với y đồng ý bỏ Iraq ra đi. Ý niệm này nằm trong kế hoạch chỉ cần loại trừ Saddam là đạt được mục tiêu rồi. Bây giờ chiến sự đã bộc phát, đánh tan chế độ của Saddam xong, tại sao Hoa Kỳ vẫn muốn loại trừ hàng ngàn công chức ra khỏi guồng máy chính quyền.

Sau này, trong cuốn hồi ký của ông, Bremer viết rằng nguồn tin tình báo cho biết những mệnh lệnh ông đưa ra chỉ tác động được có 1% dân số Iraq mà thôi. Ðiều này được hiểu là bên tình báo ủng hộ viêc làm của ông. Song thực tế không đúng như vậy. Sự thực thì chúng tôi chẳng biết tí gì về việc làm của ông ta, cho mãi đến khi công tác loại trừ các đảng viên đảng Baath trở nên một sự đã rồi (fait accompli) không cứu vãn được nữa. Rõ rệt đây là một chính sách vô cùng quan trọng, thế mà Hội Ðồng An Ninh chẳng hề họp bàn, hay thảo luận gì về việc này cả. Còn nói về tỉ lệ 1% mà ông Bremer đề cập. Ông ta không hề nói đến tỉ lệ này cho đến lúc ông đã thi hành công tác loại trừ người thuộc đảng Baath. Ông đâu có biết rằng có rất nhiều người là đảng viên của đảng Baath, nhưng thực sự họ chỉ là những chuyên gia kỹ thuật thuần túy. Chúng ta cần có những người này để điều hành guồng máy cai trị trong nước. Kế đến, những người bị sa thải khỏi guồng máy chính quyền vì dính líu đến đảng Baath lại có bà con họ hàng. Bà con của họ tức giận vì thân nhân bị mất việc.

Chỉ ít lâu sau, chúng tôi nghe những câu chuyện đại loại như dân Iraq không chịu gởi con em đến trường học, bởi vì các thầy giáo bị sa thải hết, họ đều là đảng viên của đảng Baath. Trong bối cảnh của một nước đi đâu cũng có vũ khí, thì đây là điều tối kỵ. Nếu học trò và thầy giáo không ở trong trường học, họ sẽ lang thang ngoài đường phố. Tôi đi gặp bà Rice để than phiền rằng công việc loại trừ đảng viên đảng Baath có cái lợi là loại bỏ được những thành phần bất hảo, bộ hạ cũ của Saddam Hussein, nhưng đồng thời cũng loại đi mất khoảng 40,000 giáo viên. Những người này trước đây vào đảng chỉ vì miếng cơm manh áo. Lệnh này không đem lại lợi ích gì cho người dân Iraq cả.. Trái lại, nó tiêu diệt nền móng của những định chế cơ bản trong nước. Hậu qủa kế tiếp là các cựu đảng viên đảng Baath dễ bị dụ dỗ đi theo quân phiến loạn. Bà Rice nói rằng bà hết sức tức giận khi thấy tình hình trở nên tồi tệ. Nhưng rồi cũng không thấy bà ấy làm gì để cải thiện tình hình. Khoảng chừng vài tháng sau, khi quân phiến loạn hoạt động phá hoại dữ dội, một ủy ban liên bộ mới được thành hình do ông Phụ Tá Cố Vấn An Ninh Bob Blackwill đứng đầu. Ông cố gắng tìm cách liên lạc được với các thành phần bất mãn trong khối Ả Rập Sunni. Bên tình báo chúng tôi đề nghị rút lại lệnh thanh trừng cựu đảng viên đảng Baath. Nhưng ông Feith gạt phắt đi và nói rằng làm như thế tức là "phủ nhận tính chất chính đáng của cuộc chiến.".

Lệnh thanh trừng đảng viên đảng Baath do ông Bremer ban ra có tên là Sắc Lệnh Số Một của Nhà Chức Trách Lâm Thời (CPA). Lệnh này là một thất bại tai hại. Nhưng Lệnh Thứ Hai còn tệ hại hơn nữa. Một lần nữa, không hề có việc thảo luận kỹ càng về sách lược từ Hoa Thịnh Ðốn - hay ít ra cũng phải có phụ tá của tôi làm đại diện đến góp ý kiến. Ngày 23 tháng Năm, ông Bremer khơi khơi ban ra lệnh giải giới quân đội Iraq.

Sau khi hai lệnh trên được ban ra, chúng tôi lên tiếng đóng góp ý kiến về hai lệnh này trong các phiên họp tại Toà Bạch Cung. Chúng tôi lập luận rằng hai lệnh trên đều đưa đến những hậu qủa tai hại không ngờ trước được. Hai quyết định sai lầm trên xô đẩy hàng trăm ngàn dân Iraq phải chọn lựa lẽ sống: sống chui nhủi trốn tránh, theo bọn lưu manh, thổ phỉ, hay ngả theo phiến quân. Một sĩ quan cao cấp của chúng ta ước tính rằng có khoảng 100,000 dân Iraq, sau khi lệnh khai trừ đảng Baath, bị xô đẩy phải chọn lưạ một trong ba con đường sống kể trên. Ða số buộc lòng phải đi theo quân phiến loạn.
 
Nhiều quan chức cao cấp ở Ngũ Giác Ðài cũng đồng ý rằng tình trạng bạo động gia tăng khủng khiếp xuất phát từ hai lệnh sai lầm: Giải tán đảng Baath, và phá nát lực lượng quân đội cũ của Iraq. Mãi cho đến cuối mùa Xuân năm 2004, trong một phiên họp tại Toà Bạch Ốc, một sĩ quan tình báo của chúng tôi đề nghị "hãy nói toạc hết" những lỗi lầm cũ của chúng ta để chấm dứt tình trạng bạo động. Ông ta đề nghị rút lại Lệnh Số Hai của CPA, tung ra chiến dịch qui tụ tất cả các binh sĩ chế độ cũ lại, cho đăng ký và yêu cầu những người lính này phụ trách bảo vệ biên giới và an ninh nội chính. Người sĩ quan tình báo của tôi sau này báo cáo lại cho biết vào lúc cuối phiên họp một Ðại Tá quân báo, làm liên lạc viên giữa ông Chalabi với Quốc Hội Iraq, nói: "Tôi đồng ý. Chúng ta tập trung họ lại, rồi đem bắn hết mấy tay lính cũ đi.".

Ông Charles Duelfer, một thanh tra vũ khí của Hoa Kỳ được một người bạn Iraq chỉ bảo cho biết: "Ngày trước, người dân Iraq không đặt nặng vấn đề ai là người theo Sunni, ai theo Shi'ite. Nhưng đường lối chính trị của Hoa Kỳ, khiến cho người ta trở nên tranh dành quyền lợi vật chất, và tự nhiên xuất hiện vấn đề phân biệt ai là Sunni ai là Shi'ite.". Có thể nói chính sách của Hoa Kỳ đã sai lầm, thay vì tạo sự đoàn kết giữa các giáo phái, người Mỹ lại khiến họ trở nên tranh chấp, dành quyền lợi với nhau.

Thứ Trưởng Quốc Phòng Paul Wolfowitz nói với một sĩ quan cao cấp trong ngành tình báo của chúng tôi trong lần đi thăm Iraq là: "Các anh chẳng biết cái đếch gì về chính sách của chính phủ Hoa Kỳ cả, và nếu các anh không hiểu về chính sách, các anh không nên đi thu thập tin tức tình báo để giúp cho chính sách được thành công." Câu nói của ông Thứ Trưởng thật là ngạo mạn, song nó cũng che đậy một sự thực phũ phàng to lớn hơn. Trong nhiều trường hợp, qủa là chúng tôi không biết chính phủ sẽ định làm gì. Có điều chắc chắn là những điều cảnh giác chúng tôi đưa ra đều rơi vào những lỗ tai điếc, không chịu nghe lời báo động của chúng tôi.


ƯA THÍCH CHALABI MộT CÁCH KHÓ HIỂỤ 
Cả Phủ Phó Tổng Thống lẫn Ngũ Giác Ðài đều ủng hộ lá bài Ahmad Chalabi, một chính khách lưu vong người Iraq, coi như sẽ chọn ông ta là người lãnh đạo nước Iraq sau khi chiếm được Iraq. Giám Ðốc Trung Ương Tình Báo George Tenet so sánh các trợ lý trong Văn Phòng của ông Cheney và ông Rumsfeld thích Chalabi giống như các nữ sinh ở tuổi dậy thì mê muội vì tình.

VÀO GIữA THÁNG 11 NĂM 2003, mọi người đều thấy tình hình ở Iraq phải thay đổi cho hợp với tình thế. Bà Rice yêu cầu phụ tá của bà ở Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia là ông Blackwill đi Baghdad trước ngày Lễ Tạ Ơn. Ông Blackwill rủ ông Robert Grenier bên Tung Ương Tình Báo đi cùng. Trên đường đi, ông Grenier hỏi ông Blackwill: "Ði Iraq kỳ này, ông được giao trách nhiệm phải làm gì?". Ông Blackwill trả lời rằng bà Rice muốn tôi phải làm cho được vài thay đổi, nhưng đồng thời tôi cũng chỉ được phép "nói chuyện xây dựng" với ông Bremer thôi. Theo ông Blackwill thì bà Rice cảm thấy rằng bà ta không thể ra lệnh làm những thay đổi cần thiết, bà phải nhờ ông Blackwill khéo léo thuyết phục ông Bremer đi theo đường hướng mới.
Trên đường về nước, cả ông Blackwill lẫn ông Grenier đều đồng ý rằng Nhà Chức Trách Lâm Thời, hay CPA, cơ quan do ông Bremer lãnh đạo quả thật là vô tích sự. Cơ quan này không làm được những việc tối thiểu chính phủ muốn họ làm. Ông Blackwill tổng kết cảm nghĩ của ông cho Grenier rõ: "Chúng ta chỉ còn hy vọng nơi các ông, bên CIA, hay gởi thêm quân đội đến để cứu vãn tình hình.Vì vậy, tùy bên tình báo của các ông, hãy thẩm lượng tình hình đi, coi xem các ông có thể làm được gì không.".

Khi làm công tác ở A Phú Hãn, chúng tôi bắt đầu từ số không, cho phép một số đoàn thể chính trị hoạt động, và tự họ tạo được thế đứng hợp pháp. Từ đó chúng tôi gầy dựng chính phủ trung ương qua thể thức đại diện. Tại Iraq, thủ tục xây dựng chính phủ lại khác. Chúng ta không hề tổ chức được một hội nghị để chọn ra được lãnh tụ như ở A Phú Hãn đã chọn ra ông Hamid Karzai, được dân chúng thừa nhận và ủng hộ. Chúng ta vừa thắng một cuộc chiến tranh, chúng ta có súng đạn, xe tăng, quân đội và lực lượng không quân rất mạnh. Chúng ta làm chủ tình hình, và dĩ nhiên chúng ta có thừa hiểu biết cần phải làm gì cho có lợi. Nhưng có nhiều người trong chính phủ Hoa Kỳ cứ tin rằng người xứng đáng để lãnh đạo chính phủ Iraq sau chiến tranh phải là ông Chalabi.

Ðôi khi tên của Chalabi không được đề cập đến trong các cuộc thảo luận. Nhưng tên của ông ta bao giờ cũng nằm sẵn trong đầu của giới lãnh đạo Mỹ. Bạn có cảm tưởng như là đại điện cho Phủ Phó Tổng Thống, và Bộ Quốc Phòng đã viết đi viết lại tên của ông Chalabi như là một cô học sinh mới lớn phải lòng một cậu con trai, và suốt ngày cứ viết tên người yêu của mình lên tập vở. Trong một phiên họp khác, ai cũng nhất tề đồng ý ủng hộ ông Chalabi, chỉ có một mình ngành tình báo của chúng tôi phản đối mà thôi. Cuối cùng, tôi phải bảo nhân viên của tôi không được bàn luận, góp ý gì về vụ Chalabi nữa.

Trong lần Tổng Thống Bush đọc diễn văn trước Quốc Hội Lưỡng Viện, thường được gọi là State of the Union, ngày 20 tháng Giêng năm 2004, ông Chalabi được vinh dự ngồi cạnh Ðệ Nhất Phu Nhân. Ðến tháng Ba, ông ta lại xuất hiện trên chưong trình "60 Minutes" than phiền rằng ngành tình báo của Hoa Kỳ không làm tốt việc thu thập tin tức, không biết gạn lọc những tin tức sai lầm.

Tại một phiên họp ở Bạch Cung, Tổng Thống hỏi tôi: "Thằng cha Chalabi nó nói cái khỉ gì vậy? Hắn ta có làm việc cho Cục Tình Báo của các anh không?". Tôi trả lời: "Thưa không! Tôi tin rằng ông ta làm việc cho Bộ Quốc Phòng." Mọi người đều quay đầu nhìn về phía ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Rumsfeld. Ông ta vội trả lời: "Ðể tôi về coi lại xem qui chế của ông ta như thế nào." Vị Thứ Trưởng coi về Tình Báo của ông Rumsfeld là Steve Cambone, ngồi đó phải lặng thinh không biết phải trả lời ra sao. Tổng Thống lạnh lùng nói: "Tôi không nghĩ rằng ông ta cần tiếp tục làm việc cho chúng ta nữa."

Vài tuần sau, Tổng Thống lại đặt câu hỏi: "Lúc này ông Chalabi còn làm những việc cho các ông nữa không?". Ông Paul Wolfowitz trả lời: "Chalabi còn làm công tác cho Tình báo bên Bộ Quốc Phòng, và ông ta cung cấp nhiều tin tức giúp cứu nguy tính mạng cho người Mỹ. Chính CIA cũng xác nhận điều này." Tổng Thống quay về phía chúng tôi như muốn kiểm chứng lại xem có đúng hay không. Ông Richer trả lời: "Thưa Tổng Thống, tôi không hề nghe nói về tin đó". Rồi Tổng Thống lại quay về phiá bà Rice để hỏi ý kiến. Ông lên tiếng: "Tôi muốn ngưng không trả lương cho Chalabi nữa."

Trong những phiên họp kế tiếp, do bà Rice ngồi chủ toạ. Tình Báo Quốc Phòng xác định cho Quốc Hội Iraq mỗi tháng lãnh $350,000 đô la của chính phủ Mỹ về những dịch vụ họ làm ở Baghdad. Chúng tôi biết Quốc Hội Iraq, không hiểu do đâu mà họ có được khoảng mười ngàn tài liệu về chế độ của Saddam, và họ từ từ nhả ra cho chính phủ Mỹ để kiếm tiền. Ngoài vụ trả tiền này, chúng tôi không biết Ngũ Giác Ðài có nhận được những tin tức qúi báu, xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra hay không. Không rõ vì sao, lệnh chấm dứt trả tiền do Tổng Thống quyết định vẫn cứ bị bỏ lơ không thi hành.

BÀ RICE CÓ PHẢI LÀ MộT NGƯỜI ÐIỀU GIẢI LƯƠNG THI N HAY KHÔNG? Tuy không kể đích danh, nhưng ông Tenet đã cáo buộc bà Condi Rice lúc bấy giờ còn giữ vai trò Cố Vấn An Ninh, là thiếu thận trọng, không tò mò tìm hiều những đề nghị của ông Rumsfeld và Cheney như bà đã từng làm đối với CIA và Bộ Ngoại Giao.

THẢM KịCH ÐANG DIỄN RA Ở IRAQ lẽ ra không phải tệ hại như vậy. Tôi không thể nói rõ lẽ ra mình phải làm như thế nào ngay từ đầu, nhưng tôi tin rằng nếu chúng ta làm việc chặt chẽ với dân chúng Iraq, và các thành phần ưu tú trong xã hội ấy, hẳn là chúng ta đã cứu vãn được nhiều tai hại xảy ra.

Khi nào chúng ta dự định khai chiến với một nước nào, chúng ta không phải chỉ nghĩ đến chuyện đánh thắng bằng quân sự không mà thôi, chúng ta còn phải có kế hoạch ổn định sau chiến tranh, giữ cho hoà bình được lâu dài. Không ai có thể hoài nghi về tiềm lực quân sự của Mỹ, chúng ta có thế đánh bại Iraq về quân sự một cách dễ dàng. Ðiều mà chúng ta thiếu là một kế hoạch nhằm duy trì hoà bình lâu dài. Hoa Thịnh Ðốn đã không biết cách tổ chức để giữ hoà bình, hay duy trì sự đoàn kết trong nước, cũng như bảo tồn các tài nguyên cho được nguyên vẹn. Nói cụ thể hơn là Hội Ðồng Cố Vấn An Ninh đã không làm tốt trách nhiệm của mình.

Hội Ðồng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia được thành lâp năm 1974 có nhiệm vụ thi hành những chính sách quan trọng. Các quyết định liên quan đến chính sách phải được thảo luận cặn kẽ tại Hội Ðồng trước khi đem ra thi hành. Tuy nhiên trong trường hợp Iraq, Hội Ðồng Cố Vấn An Ninh đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Hội Ðồng An Ninh đã né tránh không dám thảo luận trực tiếp với Ngũ Giác Ðài, và những người khác khi thâý chính sách đan có chiều hướng suy đồi. Qua việc gởi ông Blacwill đi Iraq để nói chuyện gẫu với ông Bremer, Hội Ðồng Cố Vấn An Ninh đã làm công việc thử nghiệm phí thì giờ về một chính sách thất bại từ căn bản.

Cái thiếu xót lớn nhất cần phải nói ở đây là nước Iraq hiện thiếu một chính phủ hữu hiệu để giúp chúng ta. Chúng ta đã quyết định để người Mỹ đứng ra cai trị thay cho người Iraq. Ðiều này có thể xảy ra như hồi đệ Nhị Thế Chiến, sau khi nhiều nước cùng chung lo việc đánh lại nước Ðức. Nhưng ở vùng Trung Ðông, chúng ta không thể làm như vậy được. Bằng không thì chúng ta lại rơi vào trường hợp của người Pháp trước đây đứng ra cai trị Algerie. Ðối với người Ả Rập, hành vi của chúng ta bị họ coi như hành vi xâm lược, chiếm đóng, chứ không phải là hành vi giải phóng họ khỏi chế độ độc tài hà khắc. Chúng ta đã thiếu xót không tin người Iraq có khả năng cai trị dân, và định đoạt về tương lai cho đất nước của họ. Kể từ đó, chúng ta gặp mọi sức đề kháng chống lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét