Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

SỰ PHÁ SẢN MANG TÊN ĐOÀN VĂN VƯƠN



Nhà nước đang đem ra xét xử Anh Đoàn văn Vươn và họ hàng vì tội “Chống người thi hành công vụ”.

Sau vụ cưỡng chế thảm khốc tại Tiên Lãng, báo chí cũng như nhiều chuyên gia, trong đó có cả các đoàn thanh tra của chính phủ, khẳng định, vụ cưỡng chế là bất hợp pháp.

Chính thủ tướng Dũng, sau khi thẩm định, đã ra kết luận chính thức, vụ cưỡng chế là trái pháp luật.

Bộ luật hình sự ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều qui định rõ, phản kháng lại hành vi phạm pháp để bảo vệ tính mạng và tài sản trong trường hợp khẩn cấp là chính đáng, được qui định tại theo khoản 1 Điều 15 Bộ Luật Hình Sự, phòng vệ chính đáng.

Nếu nhà nước Việt Nam thực sự muốn thực thi công lí, muốn tìm lẽ phải cho bất cứ ai, cho anh Vươn hay những người ra lệnh Vụ Cưỡng Chế, thì họ sẽ làm khác.

Họ sẽ đem ra toà tranh cãi xét xử trước hết là "lệnh cưỡng chế” có phạm luật hay đúng luật hay không. Trên cơ sở phán quyết của toà về lệnh đó, mới mở vụ thứ hai xét xử hành vi phản kháng của gia đình anh Vươn.

Nhưng họ không làm thế.

Họ đơn phương xét xử gia đình gia đình anh Vươn như một tội phạm nguy hiểm, khi anh là nạn nhân trực tiếp của “nạn nhân” kia.

Và qua đó thông điệp của họ cho 80 triệu người Việt Nam quá rõ ràng: Họ muốn khẳng định cái trật tự xã hội hiện nay mà họ dựng lên là bất khả xâm phạm, cho dù nó có trái luân lí đạo đức pháp luật hay chà đạp quyền lợi của người dân dù có tối thiểu hay chính đáng mấy đi chăng nữa.

Và đó là chính sự tự khẳng định mạnh mẽ nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam, họ đã phá sản hoàn toàn.


Thời ban đầu lúc thành lập, trong suốt quá trình đấu tranh cho tới nay đã gần 80 năm, họ đã làm được gì cho đất nước, cho người dân? Họ đã thực hiện được những khẩu hiệu nào?

Khẩu hiệu người cày có ruộng đã lôi kéo hàng chục triệu nông dân theo họ, trong suốt quá trình cách mạng cho tới nay, nông dân vẫn là tầng lớp thiệt thòi nhất. Sở hữu ruộng đất là đặc trưng của nông dân mà họ không có quyền sở hữu đất đai. Số ít đất đai thì nay cưỡng chế mai trưng dụng. Điều nghịch lí rất Việt Nam là quan chức cộng sản lại sở hữu đất đai nhiều hơn cả nông dân.

Khẩu hiệu độc lập dân tộc giải phóng đất nước thì đất nước chưa bao giờ bị mất đất và biển đảo nhiều như những ngày hôm nay.

Khẩu hiệu Chủ Nghĩa Xã Hội và Công Bằng, Văn Minh thì chưa bao giờ sự giàu nghèo, đạo đức xã hội lại bi thảm như ngày hôm nay. Tài nguyên của cải đất nước nằm trong tay số ít nhóm lợi ích, còn bất công hơn cả các nước tư bản chủ nghĩa lâu đời. Sở hữu toàn dân thì qua các tập đoàn nhà nước đã phá sản hoàn toàn

Khẩu hiệu Đạo Đức Cộng Sản thì tham nhũng ăn cắp tài sản quốc gia lại nằm trong các nhà cộng sản tầng lớp trên.

Tóm lại như là một đảng chính trị, đảng Cộng Sản Việt Nam đã bất lực trước những vẫn đề của đất nước.

Một đảng sẽ tự biến mất hay sẽ bị đào thải khi nó không đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. Nhưng với quyền lực len lỏi từ Trung ương tới địa phương, đảng Cộng Sản Việt Namn nó không dễ gì từ bỏ sự lũng đoạn của mình mà dần dần biến chất thành một tổ chức độc tài, và tương lai của Việt Nam sẽ là những gì của các chế độ độc tài quân sự Nam Mỹ hay Park Chung Hee vài chục năm trước đã diễn ra. Việc cố nhét vào bản Hiến Pháp mới là quân đội trung thành với đảng là nhằm mục đích đó.

Về khía cạnh nào đó, là điều tốt cho đất nước. Từ nay xã hội Việt Nam sẽ có lằn ranh giới rõ ràng, giữa nhân dân và chế độ độc tài, giữa các tổ chức và đảng độc tài. Và sẽ huy động được quần chúng nhiều hơn trong công cuộc dân chủ hoá đất nước. Không như trước kia nhập nhèm giữa đảng và dân là một, đất nước với chế độ là một nên khó có thể gọi tên kẻ thù của đất nước một cách cụ thể rõ ràng, dễ bị phân hoá lũng đoạn hay tê liệt phong trào phản kháng.

Chế độ Việt Nam từ đảng trị chuyển sang chế độ độc tài quân phiệt là bước đi tất yếu của một quá trình tan rã, như ngọn đèn trước khi tắt sẽ bùng lên lần cuối.

Phong trào phản kháng điều 4 hiến pháp và vụ anh Đoàn Văn Vươn là phát pháo tín hiệu báo cho chúng ta thời kì mới của đất nước: Sẽ không còn mập mờ nhập nhèng giữa quyền lợi của đảng gắn liền với quyền lợi đất nước hay xã hội nữa, mà ranh giới sẽ vạch ra rõ ràng giữa các quyền lợi. Nó sẽ thô bạo hơn nhưng thời gian cho lối thoát sẽ nhanh hơn, vì mâu thuẩn và sự phản khác sẽ rõ ràng hơn trước, bắt buộc mọi người phải chọn cái này hoặc cái kia, không lần chần như trước nữa.

-- LỖ TRÍ THÂM (Dân Luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét