Trên tờ báo điện tử của
chính phủ VN, hôm nay đang tải bài viết " Thuốc nào chữa
"bệnh vô cảm" của tác giả Liên Phương
Một bài báo hay, viết đúng căn bệnh. Tác giả đã "bắt bệnh", giải thích tính chất truyền nhiễm độc hại của căn bệnh cùng cách thức chữa và đề phòng căn bệnh. Tuy nhiên thiếu sót trong bài viết là tác giả chưa (không dám) chỉ tên những kẻ "gây bệnh" và những kẻ "nuôi bệnh". Phải biết rõ kẻ gây bệnh và nuôi bệnh để có biện pháp trừng trị và ngăn chặn, cách ly để chúng không làm ô nhiễm xã hội.
Tập đoàn lãnh đạo CSVN chính là những kẻ cố tình gieo bệnh và nuôi dưỡng căn bệnh "ung thư tinh thần" độc hại này. Và trớ trêu thay họ cũng chính là những kẻ mắc phải căn bệnh trầm kha hết thuốc chữa. Họ nào biết nhục cái nhục mất nước, họ nào biết đau cái đau của đồng bào đang trong cảnh màn trời chiếu đất, đời sống gia đình bị đe dọa, thân nhân bị tù đày chỉ vì yêu nước.
Chính Ba Ếch, Trọng Lú, Tư Sang là những kẻ đang mang trong người căn bệnh vô cảm trầm trọng nhất. Cũng chính họ là những kẻ nuôi dưỡng căn bệnh truyền nhiễm này, nhắm mắt làm ngơ trước những bóc lột đàn áp của thuộc hạ, đánh đập bắt bớ những người yêu nước.
"Để chữa trị “căn bệnh ung thư tâm hồn” này, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Phải tạo cho xã hội một “sức đề kháng” cao với bệnh vô cảm". Làm sao xã hội có sức đề kháng" cao khi những con người dũng khí vừa cất tiếng nói đều bị bắt ngồi tù ???
Cuối cùng tác giả kết luận: "Nếu con người cứ mãi vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Một xã hội vô cảm sẽ là một “xã hội chết”- cái chết trước hết từ trong tâm hồn".
Đúng, xã hội VN bây giờ là một xã hội chết,
Chúng ta có phương án nào để ngăn chặn những tên đầu xỏ lãnh đạo đất nước đang gieo bệnh, nuôi bệnh và cũng là con bệnh ?
Một bài báo hay, viết đúng căn bệnh. Tác giả đã "bắt bệnh", giải thích tính chất truyền nhiễm độc hại của căn bệnh cùng cách thức chữa và đề phòng căn bệnh. Tuy nhiên thiếu sót trong bài viết là tác giả chưa (không dám) chỉ tên những kẻ "gây bệnh" và những kẻ "nuôi bệnh". Phải biết rõ kẻ gây bệnh và nuôi bệnh để có biện pháp trừng trị và ngăn chặn, cách ly để chúng không làm ô nhiễm xã hội.
Tập đoàn lãnh đạo CSVN chính là những kẻ cố tình gieo bệnh và nuôi dưỡng căn bệnh "ung thư tinh thần" độc hại này. Và trớ trêu thay họ cũng chính là những kẻ mắc phải căn bệnh trầm kha hết thuốc chữa. Họ nào biết nhục cái nhục mất nước, họ nào biết đau cái đau của đồng bào đang trong cảnh màn trời chiếu đất, đời sống gia đình bị đe dọa, thân nhân bị tù đày chỉ vì yêu nước.
Chính Ba Ếch, Trọng Lú, Tư Sang là những kẻ đang mang trong người căn bệnh vô cảm trầm trọng nhất. Cũng chính họ là những kẻ nuôi dưỡng căn bệnh truyền nhiễm này, nhắm mắt làm ngơ trước những bóc lột đàn áp của thuộc hạ, đánh đập bắt bớ những người yêu nước.
"Để chữa trị “căn bệnh ung thư tâm hồn” này, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Phải tạo cho xã hội một “sức đề kháng” cao với bệnh vô cảm". Làm sao xã hội có sức đề kháng" cao khi những con người dũng khí vừa cất tiếng nói đều bị bắt ngồi tù ???
Cuối cùng tác giả kết luận: "Nếu con người cứ mãi vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Một xã hội vô cảm sẽ là một “xã hội chết”- cái chết trước hết từ trong tâm hồn".
Đúng, xã hội VN bây giờ là một xã hội chết,
Chúng ta có phương án nào để ngăn chặn những tên đầu xỏ lãnh đạo đất nước đang gieo bệnh, nuôi bệnh và cũng là con bệnh ?
Trí Nhân Media
1-07-2013
1-07-2013
"THUỐC" NÀO CHỮA "BỆNH VÔ CẢM"
Liên Phương
(Chinhphu.vn) - Bên cạnh căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS mà nhân loại đang bó tay, còn có căn bệnh nữa cũng rất dễ lây lan và nan y không kém là Bệnh vô cảm! Bệnh dịch “vô cảm” đã và đang có nguy cơ lan rộng nếu xã hội không sớm có giải pháp đồng bộ, bằng cả luật pháp và giáo dục để “chữa bệnh”.
Lời dạy của cha ông ta "Thương người như thể thương
thân" từ lâu đã trở thành đạo lý của người Việt Nam. Thế nhưng ngày nay,
bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống với những con người
biết đồng cảm, chia sẻ, luôn giúp đỡ người khác, thì đối lập hoàn toàn là những
kẻ sống thờ ơ, ích kỷ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.
Nhà báo Hồ Quang Lợi -
Ảnh VGP/Liên Phương |
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, Nhà báo Hồ Quang Lợi, Ủy
viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, tuy không
khó nhận ra “bệnh”, nói lý thuyết về “bệnh” này thì rất dễ, nhưng làm sao để
“chữa bệnh” thì rất khó. Bởi nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ sự mất lòng
tin trong xã hội, sự ích kỷ được đề cao, tính thực dụng đã trở thành phong cách
sống của một bộ phận xã hội.
Nhà báo Hồ Quang Lợi “bắt bệnh”: Vô cảm chính là sự trơ lì cảm
xúc, dửng dưng, thờ ơ, “máu lạnh” với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ
quan tâm đến bản thân và quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái tốt không ủng
hộ, thấy cái xấu không lên án...
Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều hướng lây lan, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì có thể trở thành một căn bệnh có tính xã hội. Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc tiếp thu được những tinh hoa của văn minh nhân loại, thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dấn dần hình thành lối sống thực dụng trong một bộ phận người Việt Nam.
Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều hướng lây lan, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì có thể trở thành một căn bệnh có tính xã hội. Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc tiếp thu được những tinh hoa của văn minh nhân loại, thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dấn dần hình thành lối sống thực dụng trong một bộ phận người Việt Nam.
Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin
đại chúng khác, chúng ta thấy không ít vụ việc phơi bày sự vô cảm đến tàn nhẫn
của những người chứng kiến. Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn một vụ ăn hiếp
kẻ yếu, một vụ đánh hội đồng, một vụ làm nhục người khác như xem một màn kịch.
Tại sao người ta không can thiệp? Một là, bởi người ta vô cảm trước nỗi đau của
đồng loại; thứ hai, bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân. Nhà báo Hồ
Quang Lợi khái quát rằng, thái độ ứng xử trước nỗi đau, tai họa của người khác
là phản ứng tự nhiên mang tính người, là thước đo đạo đức, là sự sát hạch đạo
đức xã hội một cách nghiêm khắc nhất. Trước nỗi đau, tai họa và bất công mà
người khác phải chịu đựng nhưng anh không phản ứng được tức là anh tê liệt về
tinh thần xã hội. Đó là sự suy đồi về lối sống, suy thoái về đạo đức.
Như vậy, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, trên bình diện xã hội, “bệnh
dịch vô cảm” đã phản ảnh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội.
Khi sự gắn kết giữa người với người trong xã hội bị rạn nứt, thậm chí bị đứt
gãy thì nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên
chiến đấu chống cái xấu và cái ác. Vô cảm triệt tiêu tính tự phản ứng
trước những tiêu cực, bất công, ngang trái.
Khi căn bệnh này không được ngăn chặn thì xã hội sẽ không tránh
khỏi bị sụt lở nền tảng đạo đức và tinh thần, gây hoang mang, gây mất niềm tin,
làm nảy nở cái xấu, trong những hoàn cảnh nhất định, cái thiện và cái tốt sẽ bị
tấn công, bị xâm hại.
Khi bệnh lây sang những “công bộc của dân”
Như trên đã nói, bệnh vô cảm đang có chiều hướng trở thành một
căn bệnh xã hội. Bệnh này, không chỉ người dân mà tầng lớp cán bộ - những “công
bộc của dân” cũng mắc phải. Nhà báo Hồ Quang Lợi “bắt bệnh”: Bệnh vô cảm trong
hệ thống công quyền thể hiện ở sự thờ ơ, ở các chiêu “đánh võng”, gây khó khăn,
gây cản trở, cố tình kéo dài để vụ lợi, thấy việc cần phải làm nhưng không làm
hoặc đặt ra những đòi hỏi trái khoáy... khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội khi đến hệ thống công quyền đều cảm thấy không hài lòng, thậm chí
bất bình.
Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải
quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có
khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Thậm chí, có những người đã đang tâm
ăn chặn của thương binh, gia đình chính sách, người tàn tật, hộ nghèo như báo
chí đã từng nêu lên.
Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm của nhân viên y tế dẫn đến
cái chết oan uổng của người dân không có tiền. Muốn chữa bệnh thì phải trả tiền
trước, và phải có bao bì nặng thì chăm sóc tốt hơn. Hay mới đây, dư luận rúng
động vì chuyện ăn bớt vắc-xin tiêm phòng cho trẻ của nhân viên y tế ở Trung tâm
y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Một phụ huynh khi đưa con đi tiêm
vắc-xin đã phát hiện y tá Bùi Thị Phương Hoa ăn bớt vắc-xin, chỉ tiêm có 2/3 so
với liều chuẩn, đã gây không ít hoang mang, bức xúc cho nhiều người. Nếu sự
việc này không vỡ lở ra, thì sẽ còn bao nhiêu đứa trẻ bị làm hại, bao nhiêu bậc
làm cha làm mẹ còn bị bịt mắt, bởi sự vô cảm của người được gọi là thầy thuốc.
Như vậy, những hành vi vô cảm không chỉ đơn thuần làm hủy hoại
đạo đức con người, mà còn có thể dẫn đến chết người, làm rối loạn trật tự xã
hội và xa hơn nữa là kĩm hãm sự phát triển của đất nước.
Bệnh cần phải được chữa sớm
Để chữa trị “căn bệnh ung thư tâm hồn” này, theo Nhà báo Hồ
Quang Lợi, cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Phải tạo cho xã hội một
“sức đề kháng” cao với bệnh vô cảm. Đó chính là mặt tích cực trong xã hội, một
môi trường xã hội tốt sẽ tạo được sức đề kháng với căn bệnh này. Trong một môi
trường xã hội xấu, trong một môi trường xã hội mà những tiêu cực mạnh hơn tích
cực thì bệnh vô cảm sẽ lây lan. Cùng với việc tạo nếp sống văn hóa, đời sống
tinh thần phong phú, mà ở đó các giá trị của tinh thần, đạo đức của xã hội phải
được xác lập rõ ràng, thể hiện mạnh mẽ, để ai làm những điều xấu cũng phải sợ,
cũng phải ngại. Nếu có nhiều người tốt lấn át, chắc chắn cái xấu, sự vô cảm sẽ
mất đi.
Bây giờ đời sống của người Việt Nam mình khá hơn trước rất nhiều
nhưng tại sao bệnh vô cảm lại nhiều hơn trước. Không phải cứ nghèo là vô cảm,
không phải cứ túng là làm liều. Nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định, thuốc chữa
bệnh vô cảm nằm ở sự truyền phổ sâu sắc những giá trị truyền thống của dân tộc,
làm sao để thẩm thấu vào trong đời sống xã hội. Xã hội càng hiện đại thì những
giá trị đó lại càng cần nhân rộng, không được để cho những làn sóng lai tạp, xô
bồ của xã hội hiện đại che lấp, lấn át những giá trị truyền thống. Khi bệnh vô
cảm trong xã hội lây lan thì lúc đó sự gắn kết, tình người đã bị mai một. Một
xã hội không thể gọi là tốt đẹp nếu thiếu tình người. Xã hội cần có ngọn lửa
nhân ái lan tỏa, những người hoạn nạn càng cần ngọn lửa nhân ái phải soi đến
họ, sưởi ấm họ, đó chính là tiêu chí của một xã hội văn minh, một xã hội có đạo
đức.
Bên cạnh liều thuốc giáo dục, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, nên có
những quy định về mặt luật pháp để chống bệnh vô cảm. Ví dụ như thấy người bị
nạn, đối với các bệnh nhân nguy kịch mà nhân viên y tế từ chối việc cứu người
thì phải bị xử lý theo các quy định của pháp luật, nếu gặp người bị nạn trên
đường mà không cứu sẽ bị truy cứu trách nhiệm với những chế tài riêng. Tuy
nhiên quan trọng nhất vẫn là phải xây dựng cho xã hội một nền tảng đạo đức để
đủ sức chế ngự và chiến thắng được bệnh vô cảm.
Đối với hệ thống công quyền, để chữa căn bệnh vô cảm, cần tiến
hành công cuộc cải cách hành chính một cách mạnh mẽ hơn, đưa ra những quy định
rất khoa học, cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của từng người trong guồng máy
công vụ này để nếu một người không làm đúng chức trách của mình thì lập tức bị
bật ra khỏi hệ thống. Nếu một nền hành chính được lthực thi một cách khoa học
thì sẽ dần dần sẽ tạo ra một thói quen, một nề nếp để guồng máy chạy, buộc
những ai ở trong guồng máy buộc phải làm hết chức phận của mình. Khi anh làm
việc hết trách nhiệm của mình nghĩa là anh hoàn thành công việc, lúc đó anh đã
tránh được bệnh vô cảm.
Nhà báo Hồ Quang Lợi cho rằng, bên cạnh việc xây dựng một nền
hành chính khoa học để quản trị tốt thì cần tăng cường giáo dục đạo đức công vụ
để cho những người được ăn lương của nhà nước bằng tiền đóng thuế của dân phải
cảm thấy mình có trách nhiệm đạo đức trong việc phục vụ dân, trước những đòi
hỏi, những bức bách, thậm chí những bất hạnh của người dân thì không thể làm
ngơ. Và cần tăng cường thanh tra công vụ thường xuyên, bất chợt, đột xuất dưới
nhiều hình thức khác nhau để “bắt bệnh” thật khách quan, chính xác, kịp thời,
từ đó sẽ thưởng phạt nghiêm minh.
Tuy nhiên, Nhà báo Hồ Quang Lợi vẫn khẳng định rằng, để ngăn
chặn căn bệnh vô cảm, quan trọng nhất là phải khơi dậy từ chính tấm lòng và
dũng khí của mỗi con người, từ tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng.
Nếu con người cứ mãi vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm
trọng. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Một xã hội vô cảm sẽ là một
“xã hội chết”- cái chết trước hết từ trong tâm hồn.
Liên Phương