Quan Làm Báo Blog - 19.6.2013: Tôi thường không thích thơ vì thơ dễ bị gò bó theo vần điệu, kèm theo những ẩn ý khó hiểu, và phải mất rất nhiều thì giờ sáng tác. Nhưng tình cờ, tôi nghe được phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình Việt Nam ngâm những vần thơ được sáng tác từ ngục tù của luật sư Lê Quốc Quân, đã làm tôi vô cùng xúc động, xen lẫn nỗi căm phẫn tột cùng, với giọt nước mắt uất hận còn đọng nơi khóe mắt. Những dòng thơ dễ hiểu, trong sáng, bộc trực đã làm trong lòng người nghe như có ngọn sóng thần đang cuộn dâng, như chực để quét sạch cái chế độ CS dã man tàn bạo, trích trong bài thơ "Hỏa Lò Vọng Sóng Biển Đông": Đọc vội trên ngay báo Nhân Dân của Đảng đủ làm dậy sóng lòng tôi.
Đêm nay!
Sóng biển đông uất ức vỗ vào nghềnh đá
Tha thiết gọi tên anh tên tôi.
Đêm nay!
Có đôi tay bất lực ghì vào song sắt
Da diết gọi Hoàng Sa-Trường Sa
Âm vang mãi của sóng giọng của người tù
"Đôi tay bất lực ghì vào song sắt" mang đến người nghe một ý chí sắt đá, vượt khỏi nhà tù, loan truyền đến mọi người dân Việt với tiếng kêu thật cấp bách: "Da diết gọi Hoàng Sa - Trường Sa" của Việt Nam, như tát tai vào mặt tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã chẳng hề dám hé môi tại Hội Nghị Quốc Tế Shangri La, khi có cơ hội, mà chỉ ỡm ờ phản đối theo kiểu nước đôi, với dòng thơ: "Biển đảo ta đây! Tổ quốc ta đây, bao đời ông cha gìn giữ sao chỉ phản đối nước đôi ?" Ôi đau thương cho toàn thể dân tộc Việt vì những tên cầm quyền đã đội phải những vòng kim cô của giặc Tàu, như con khỉ Tề Thiên đã từng bị đội, được sự diễn tả tài tình của LS Lê Quốc Quân: "Chúng lấy học thuyết Tam vô làm vòng kim cô cầm tù não bộ". Quê hương đã mất vào tay giặc Tàu, nhưng không thể mất được:
Không?
Sóng đã nổi từ trong ngục tối
Nơi anh em nhắm mắt biểu tình
Và lắng nghe tiếng đồng bào cùng bước
Hào khí đông A ngập tràn khóe mắt
Tiếng hô vạng dội một góc trời
Đứng lên đi như ông cha từng đã quét sạch bóng thù nước Việt vững ngàn thu!
Sóng biển đông uất ức vỗ vào nghềnh đá
Tha thiết gọi tên anh tên tôi.
Đêm nay!
Có đôi tay bất lực ghì vào song sắt
Da diết gọi Hoàng Sa-Trường Sa
Âm vang mãi của sóng giọng của người tù
"Đôi tay bất lực ghì vào song sắt" mang đến người nghe một ý chí sắt đá, vượt khỏi nhà tù, loan truyền đến mọi người dân Việt với tiếng kêu thật cấp bách: "Da diết gọi Hoàng Sa - Trường Sa" của Việt Nam, như tát tai vào mặt tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã chẳng hề dám hé môi tại Hội Nghị Quốc Tế Shangri La, khi có cơ hội, mà chỉ ỡm ờ phản đối theo kiểu nước đôi, với dòng thơ: "Biển đảo ta đây! Tổ quốc ta đây, bao đời ông cha gìn giữ sao chỉ phản đối nước đôi ?" Ôi đau thương cho toàn thể dân tộc Việt vì những tên cầm quyền đã đội phải những vòng kim cô của giặc Tàu, như con khỉ Tề Thiên đã từng bị đội, được sự diễn tả tài tình của LS Lê Quốc Quân: "Chúng lấy học thuyết Tam vô làm vòng kim cô cầm tù não bộ". Quê hương đã mất vào tay giặc Tàu, nhưng không thể mất được:
Không?
Sóng đã nổi từ trong ngục tối
Nơi anh em nhắm mắt biểu tình
Và lắng nghe tiếng đồng bào cùng bước
Hào khí đông A ngập tràn khóe mắt
Tiếng hô vạng dội một góc trời
Đứng lên đi như ông cha từng đã quét sạch bóng thù nước Việt vững ngàn thu!
Chế độ tàn độc Nguyễn Tấn Dũng, càng giam dân vào ngục tối, càng làm nổi lên những ngọn sóng thần quét sạch giặc thù như đã từng được chứng minh bởi hàng trăm năm lịch sử của "Hào khí Đông A", hào khí của đời nhà Trần, quét sạch 3 lần xâm lược của quân Mông Cổ, gìn giữ giang sơn Việt Nam.
Với chí khí cao ngất trời như thế, LS Lê Quốc Quân đã tiếp tục sáng tác bài "Tặng Người Bạn Tù" cùng chung manh chiếu rách, bằng những lời tâm sự về dòng lịch sử hào hùng của sự đoàn kết chống ngoại xâm mà cha ông ta đã để lại:
Khi giặc già lăm le bờ cõi
Hội nghị diên hồng ông cha quyết đánh
Bến bình than tướng trẻ bóp nát cam
Đại cáo bình ngô vang dội trời nam
Bỗng tiền nhân như ngọc sáng dọi về
LS Lê Quốc Quân cũng không quên vạch ra những tội ác tày trời của ĐCSVN: "Thời một đảng úp trùm toàn dân tộc", đã giam giữ bất cứ ai đòi quyền tự do dân chủ, và đã làm dân lầm than đói khổ với "tham nhũng thành quốc nạn tràn lan", và anh đã kêu gọi người bạn tù cùng anh gánh vác, "Chúng mình cùng gánh vác nghe anh!", trọng trách giải thể cái ĐCSVN gian manh này. Điều này cho chúng ta thấy, không phải chỉ riêng anh Quân, trước đó có linh mục Nguyễn Văn Lý, ký gỉa Phạm Thanh Nghiên, anh Điếu Cày..., hầu như đối với tất cả những người đấu tranh, dù là trong tù, họ vẫn tiếp tục đấu tranh, bất cứ khi nào có cơ hội, và họ đã nhắn tin cho toàn dân Việt Nam, cho toàn thế giới, biết rằng, song sắt của nhà tù không giam cầm được ý chí can trường của họ.
Qua bài thơ "An Thái Việt", anh Quân cũng có một hiền thê tên Hiền, 3 người con mang tên An Hà, Thái Hà, Việt Hà, và bà ngoại của của mấy cháu. Cũng có thể gọi đây là những dòng thơ tuyệt tác của một người cha, lúc nào cũng nhớ đến những được con thơ, nhớ vợ hiền. Nhớ đến nỗi, tất cả đã khắc vào tim óc, nhớ đến nổi cứ thao thức, nhớ đến nổi lòng đau tức, đối với một chế độ hung tàn, giam cầm người yêu nước. Việt Hà có thể là người con lớn của anh Quân, như thầm nhắn nhủ với con anh rằng, anh có thể chịu đựng được tất cả những gì đau thương nhất mà những tên CS trừng trị anh, để bước đi bằng đôi chân "công chính" dù là đang tập bước, để sau này có thể tìm ra "con đường thiên lí", nơi đó có nhiều hoa thơm thiên lí dành cho những thế hệ về sau, trong đó có con của anh được hưởng:
Việt Hà con ơi cha vẫn thấy
Đôi chân công chính đang tập bước
Dẫu sớm đau thương có sá gì
Trên đường thiên lí bóng con đi
Bài thơ thứ tư mang tên "Chí Người Ngục Sỹ" xác quyết lời thề, Ý chí son sắc là con đường đấu tranh mà anh Quân đã chọn sẽ không bao giờ có thể thay đổi được cho đến ngàn đời sau:
Chí đã chín lòng ta đã quyết
Quyết đứng lên tranh đấu một phen
Vì nhân dân cơ cực bần hàn
Ý chí đó ngàn đời không đổi
Dù trong ngục tối, anh vẫn miệt mài "mưu sự cơ đồ", tìm mọi cách để làm ý chí của anh "vang dội trăm miền" và "trải rộng khắp bình nguyên đại mạc" và anh đã thành công.
Lúc lặng lẽ ngồi trong ngục tối
Là khi ta mưu sự cơ đồ
Đôi mắt nhắm mà lòng cuộn sóng
Chí bừng lên vang dội trăm miền
Ý chí ta vực thẳm núi cao
Trải rộng khắp bình nguyên đại mạc
Tất cả những ý chí này, không phải tự nhiên mà có, anh Quân đã phải trả gía bằng dòng máu anh hùng chảy mãi đến ngàn đời sau:
Chí là hoa nở trong máu đỏ
Máu anh hùng chảy mãi thiên thu
Không ai biết, anh Quân đã chuyển những bài thơ tù này ra ngoài bằng cách nào, chỉ nghe tường thuật lại, bằng những ghim đục chữ vào những bìa cứng, như trang mạng Dân Luận đã đưa tin. Điều này chứng tỏ, bất cứ nơi đâu trên quê hương Việt Nam, dù là nhà tù, vẫn còn có những con người yêu tổ quốc VN thật sự, họ là những người cai tù, họ là những cán bộ trại giam, luôn che chở cho anh, và tiếp sức cùng anh, chuyển ý chí đấu tranh của anh vượt thoát. Có ai dám khẳng định, trong đám công an, trong đám bộ đội kia, không có người yêu tổ quốc VN? ĐCSVN và Tổ Quốc VN như hai sự phản nghịch nhau: một bên là: "yêu ĐCSVN, phản bội lại Tổ Quốc VN", và bên kia là: "yêu Tổ Quốc VN phải giải thể ĐCSVN". Còn nhập nhằng kiểu "trung với ĐCSVN, hiếu với dân" chỉ mang tính cánh mị dân, thực chất chỉ là bịp bợm.
Ngày 9 tháng 7 năm 2013 tới đây, ngày bạo quyền Nguyễn Tấn Dũng xử án anh, làm sao xử anh đây với những dòng thơ rực lửa đấu tranh chống ĐCSVN và chống giặc Tàu như thế này? Trong khi đó bạo quyền lại kết án anh về tội trốn thuế. Chắc chắn những dòng thơ vượt không gian, vượt thời gian này sẽ làm bằng chứng tố cáo tội ác giam người yêu nước trái phép, trái đạo lý của nhà cầm quyền. Chưa kể đến, sẽ có những cuộc biểu tình phản đối Nhà cầm quyền giam giữ những nhà yêu nước có thể xảy ra, khi lòng dân đã qúa căm phẫn và áp lực quốc tế ngày càng đè nặng lên những vi phạm nhân quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét