Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Phan Kế Bính :Nhà tiền phong nghiên cứu văn học Việt Nam

dinhcuong senxanh r
Hoàng Yên Lưu

Khi nhận định về Đông Dương tạp chí, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hin đại đã viết: “Trong nhóm Đông Dương tạp chí, những cây bút xuất sắc nhất về phía Tây học là Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Tố, Phạm Duy Tốn; còn những cây viết xuất sắc nhất về Hán học là Phan Kế Bính và NguyễnĐỗ Mục”.

Tác giả Nhà văn hin đại cũng nhấn mạnh: “Nguyễn văn Vĩnh, Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục là những nhà văn đã viết đu đặn từ đu đến cuối cho tạp chí Đông Dương”. Tuy nhiên, cũng theo Vũ Ngọc Phan thìPhan Kế Bính, bên cạnh Nguyễn văn Vĩnh, gắn liền với tạp chí Đông dương hơn cả: “Trong nhóm Đông dương tạp chí, có lẽ ông là nhà văn xuất sắc nhất, và về lượng ngoài Nguyễn văn Vĩnh ra, ông là người viết nhiều hơn cả. Ông là người thận trọng cây bút, nên văn ông rt đều; từ đu đền cuối trong toàn bộ Đông Dương tạp chí, bài nào của ông cũng viết kỹ càng, không bao giờ cẩu thả”.
Một thế kỷ trôi qua (tờ Đông dương ra đời năm 1913) nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật của thế hệ tiền phong, về văn hc, tư tưởng Âu Tây cũng như về cổ học của ta, đã trở thành tài liệu quý giá cho giới nghiên cứu và học giả chuyên khảo. Còn đối với quần chúng nói chung, kể cả những kẻ hiếu học bậc trung thì tài liệu Đông Dương cũng như Nam Phong không gây cho họ nhiều chú ý so với sách vở về văn học, khoa học kỹ thuật của thời đại. Tuy nhiên, có những tác phẩm tuy xuất hiện trên dưới trăm năm trước vẫn được hậu thế coi như sách gi đu giưng. Để giải trí, đó là những dịch phẩm phổ biến, được tái bản nhiều lần như bản dịch Tam quốc chí diễn nghĩa của Phan Kế Bính, Đông châu liệt quốc của Nguyễn Đỗ Mục và Thơ ngụ ngôn của La Fontaine của Nguyễn văn Vĩnh... Để hiểu về tục xưa lệ cũ của xã hội ta, không mấy ai quên Việt Nam Phong tục của học giả Bưu văn. Còn muốn mở rộng khả năng thưởng thức văn chương và có tầm nhìn khái quát về văn học cổ thì không thể rời cuốn Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính. Với tác phẩm này, có thể xếp Phan Kế Bính vào hàng ngũ các nhà tiền phong ở ta trong việc nghiên cứu ngành thẩm mỹ học trong văn học và lịch sử văn học Việt Nam và Trung hoa.
Trước hết ta tìm hiểu xem văn học là gì và đưa ra lý do xếp Việt Hán văn khảo vào loại tác phẩm thẩm mỹ học trong văn chương và nghiên cứu lịch sử văn học.
Theo giáo sư Nghiêm Toản trong Việt Nam văn học sử trích yếu: “Văn học ở trong phạm vi văn hóa và gồm cả văn chương, học thuật, tư tưởng.
Dùng ngôn ngữ, văn t để ghi chép trình bày, truyền bá hết thảy tính tình tư tưởng, nghệ thuật kỹ năng... của một dân tộc tức là văn học.
Dân tộc Việt Nam sống ở trên một phần bán đảo Ấn độ Chi-na, hãy kể trong khoảng hai nghìn năm trở lại đây đã có những cảm tình, ý thức tư tưởng tinh thần công cộng, tạo thành một nền học thuật riêng.
Học thuật ấy tất nhiên do hoàn cảnh kinh tế xã hội bên trong và ảnh hưởng bên ngoài mà thay đổi, và được phô diễn hay ghi chép bằng những lời văn truyền khẩu hay những tác phẩm chữ viết còn để lại đến giờ.
Khảo về tính tình, tư tưởng và kỹ thuật của dân tộc Việt Nam qua các tài liệu trên tức là khảo về lịch sử văn học. Văn chương chỉ là một phần hình thức diễm lệ bên ngoài, học thuật mới là cốt cách bên trong, văn học bao trùm cả hai thứ đó”.
Việt hán văn khảo có nội dung bao gồm cả văn chương lẫn học thuật. Ta cứ đọc lại lời tựa của tác phẩm này thì thấy chủ tâm của tác giả đã thỏa mãn đòi hỏi của một tác phẩm nghiên cứu văn học truyền thống như thế nào:
Bài tựa:
Ta trông lên bầu trời, trăng sao vằng vặc, sông ngân hả lấp lánh, lúc cầu vồng mọc, khi đám mây bay, bóng dáng chiều hôm; cơn mưa buổi sớm, làm cho sướng mắt ta, gọi là văn chương của bầu trời. Ta nhìn xem dưới trái đất, ngọn núi kia cao chút vút, khúc sông nọ chạy quanh co, chỗ rừng núi, nơi hồ đầm, cây cổ thụ um tùm, đám cỏ hoa sặc sỡ, nào thành, nào quách, nào tháp, nào chùa, nào đồng điền cây cối tốt tươi, nào chỗ thị thành lâu đài san sát, làm cho vui mắt ta, gọi là văn chương của trái đất. Ta xem trong sách, nghe những lời nghị luận của các bậc thánh hiền, xem những bài trước tác của các nhà văn sĩ, câu thơ đoạn phú, khúc hát điệu ca, tươi như hoa, đẹp như gấm, vui như tiếng đàn tiếng địch, vang như tiếng khánh tiếng chuông, làm cho ta vui tai, sướng dạ ta, gọi là văn chương của loài người.
Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có v đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.
Người ta ai là không có tính tình tư tưởng. Đem cái tính tình tư tưởng ấy, diễn ra thành câu nói tả ra thànhđoạn văn, gọi là văn chương. Vậy thì văn chương tức là một bức tranh vẽ cái cảnh tượng của tạo hóa cùng là tính tình và tư tưởng của loài người bằng nhời nói vậy.
Văn chương chẳng những là một nghề chơi thanh nhã để di tình dưỡng tính mà thôi: mà lại có thể cảm động được lòng người di dịch được phong tục, chuyển biến được cuộc đời, cái công hiệu về đường giáo hóa lại càng to lắm. Cho nên xưa nay vẫn lấy văn chương làm một khoa học rất cao; mà bên Âu châu lại kể vào một nghề mỹ thuật, vì là cũng bởi ở tay tài tình mới tả được ra thành văn chương linh động có thần.
Nước Việt ta xưa nay chẳng thiếu gì danh văn kiệt tác, tuy lý tưởng so với Âu văn thì cũng khí hẹp hòi thực, song những ý tứ cao kỳ, những lời chính đáng, những vẻ châu ngọc gấm thêu, cũng đ lưu truyền làm gương soi chung cho một nước thì cũng có thể tự phụ được là một nước có văn chương.
Văn chương của ta phần nhiều lại có gốc ở nước Tàu. Nay ta muốn biết văn chương của ta thì trước hết lại nên tham khảo đến văn chương của Tàu nữa. Mà muốn biết cho đến nơi đến chốn, cho tường tận thủy chung, thì lại phải xét xem căn nguyên văn chương  đâu mà ra, thể cách văn chương thế nào, lý thú làm sao, kết quả được những gì, trình độ mỗi thời biến đổi làm sao, có xét kỹ như thế thì mới biết được hết nguồn gốc văn chương.
Ký giả vì lẽ ấy ra tập Việt Hán Văn Khảo này, chủ ý cốt nghị luận kê cứu về mục văn chương của ta và Tàu, trước là đ lưu truyền cái tinh thần, cái lề lối văn chương của cổ nhân, sau là để giúp thêm một chút vào việc khảo cứu trong mục văn chương cho hậu nhân vậy.
Trong tập sẽ chia ra từng tiết, từng mục như sau:
Tiết thứ I –Luận về nguyên lý văn chương.
Tiết thứ II –Nói về các thể cách văn chương.
Tiết thứ III –Nói về phép làm văn.
Tiết thứ IV –Nói về lý thú văn chương.
Tiết thứ V –Nói về sự kết quả của văn chương.
Tiết thứ VI –Luận về văn chương đi thượng cổ.
Tiết thứ VII –Luận về văn chương đời trung cổ.
Tiết thứ VIII –Luận về văn chương cận thời.
Đây là hãy tạm giàn giá như vậy, nếu sau này nghĩ ra có sót điều gì, có lẽ cũng còn gia giảm, song đại ý chẳng qua cũng thế mà thôi.
Ôi! Khoa văn chương là một khoa học rất cao, việc khảo cứu là một việc rất khó, ký giả tài sơ học thiển, đâu dám khoe khoang ngòi bút để mua thêm một trò cười cho các nhà đại phương. Song đương buổi này là buổi giao thời của tân cựu học giới, mai sau này tân học thịnh hành e có khi cái văn chương cựu thời cũng phải tiêu diệt. Văn chương ta tức là quốc túy từ mấy nghìn năm của ta, nếu để một mai theo cái tân trào mà tiêu diệt đi mất thì chẳng khá tiếc lắm ru? Bởi vậy, ký giả không tự lượng cái sức nhỏ mọn mà dám cả gan nghị luận đến đề mục to tát ấy, thực là một tấm lòng bất đắc dĩ vậy.
Nay tựa
1918

Bài tựa đã cho chúng ta một định nghĩa rõ ràng, giản dị, khá cụ thể thế nào là văn chương: “Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương”.
Nó cũng phô bày rõ tâm huyết của tác giả khi viết tác phẩm:
Song đương buổi này là buổi giao thời của tân cựu học giới, mai sau này tân học thịnh hành e có khi cái văn chương cựu thời cũng phải tiêu diệt. Văn chương ta tức là quốc túy từ mấy nghìn năm của ta, nếu để một mai theo cái tân trào mà tiêu diệt đi mất thì chẳng khá tiếc lắm ru? Bởi vậy, ký giả không tự lượng cái sức nhỏ mọn mà dám cả gan nghị luận đến đề mục to tát ấy, thực là một tấm lòng bất đắc dĩ vậy”.
Tác phẩm Việt Hán văn khảo tuy nhấn mạnh tới văn chương, nhưng có mục tiêu nghiên cứu khá rộng từ văn thể, thẩm mỹ học trong văn học tới lược khảo lịch sử văn học của ta và của Tàu từ thượng cổ, tới trung cổ và cận thời. Phan Kế Bính trở thành người mở đầu cho ngành nghiên văn học bằng chữ quốc ngữ. Các nhà văn học sử sau này như Dương Quảng Hàm (Việt nam văn học sử yếu), Nghiêm Toản (Việt nam văn học sử trích yếu) và Nguyễn Hiến Lê i cương văn học sử Trung quốc) đều dùng Việt hán văn khảo làm sách tham khảo chính.
Qua Việt Hán văn khảo, ngòi bút của Phan Kế Bính một lần nữa đã chứng tỏ điều Vũ Ngọc Phan nhận định là xác đáng: “Nếu quả thật như li Buffon: văn tức là người và chỉ có văn mới là đáng kể, thì văn của Phan Kế Bính thật đáng lưu truyền. Về sau nhiều người cũng dịch cổ văn như ông trong các tp chí văn hc nhưng không một ai theo kịp ông.
Vào thời ông, chính ngay những người viết quốc văn chứ không nói chi những ngưi đọc quốc văn, cũng cho quc văn còn chưa thành lề lối vậy mà văn ông, nếu đem so với những áng văn hay nhất ngày nay, cũng không khác nhau mấy tí.
Giản dị và hùng tráng, đó là hai điu ít khi người ta thấy đưc trong văn chương các nhà Nho; vậy mà đc văn ca Bưu Văn, điu đặc biệt mà người ta có thể thấy ngay chính là sự giản dị và sự hùng tráng. Từ cách chấm câu đến diễn đạt ý kiến cùng tư tưởng của ông, người ta tưởng như ông là một nhà Tây học kiêm Hán học, chứ không mấy ai có thể biết ông chỉ là một nhà Hán học thuần túy, chưa hề chịu ảnh hương Tây học trực tiếp”.

Hoàng Yên Lưu

Mua bán dâm ở Châu Á

lyanh0270713
Lý Anh

Trong số Thời Báo ra tuần đầu tháng 07/2013, nhà văn Văn Quang từ Việt Nam gửi đến quý độc giả bài báo tựa đề Bùng nổ nạn mại dâm, chủ yếu nói về nạn mại dâm ở Việt Nam trong thời đại này. Theo nhận định của tác giả, nạn mại dâm ở Việt Nam đã “trở thành một ‘vấn nạn’ hầu như không có lối thoát, ngày càng lan rộng từ thành phố đến tỉnh lẻ, từ con phố sang trọng đến khắp hang cùng ngõ hẻm với sự tham gia của đủ mọi hạng người…
Bài viết dẫn một kết quả thăm dò, “Căn cứ vào tỷ lệ các loại người tham gia bán dâm gồm: 52,2% gia cảnh trung bình, 2,4% khá giả, 27.6% bạn bè rủ rê, 63,9% bị gái mại dâm khác lôi kéo. Chỉ có 10% gái bán dâm vì nghèo đói, còn lại là con gái nhà lành... Đó là điều đáng lo ngại cho nền luân lý và đạo đức ở Việt Nam”.
Trước tình hình đó, đích thân Phó Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo kiểm tra tình hình tệ nạn mại dâm. Tuy nhiên, việc làm của nhà nước chỉ là để cho có, xoa dịu dư luận. Là sao xóa bỏ được thảm họa này, khi “thượng bất chính” thì “hạ tắc loạn”.

Vài nét về mua bán dâm ở Châu Á
Quốc gia nào ở Châu Á cũng có mua và bán dâm. Nhiều du khách đến Châu Á thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, tìm hiểu nền văn hóa cổ đại. Tuy nhiên, cũng có một số không ít đến hưởng thụ thú vui tình dục. Nhiều nước Châu Á có riêng khu phố “đèn đỏ” với hàng trăm nhà thổ, quán bar, tiệm massage, sân khấu biểu diễn tình dục... cung cấp các cô gái chuyên phục vụ tình dục cho du khách và người bản xứ. Trong những khu phố đèn đỏ thường xuyên có cảnh sát đi tuần tra. Các hoạt động tình dục ở khu đèn đỏ đều có “luật xã hội đen” chi phối, nhà thổ, quán bar, tiệm massage... đều phải tuân theo. Cạnh tranh khách hàng cũng có quy tắc, không được tùy tiện tranh chấp, lôi kéo khách hàng. Giá cả đều như nhau, không được phép phá hay tăng giá. Các cô gái xếp hàng đón khách trên mình có số thứ tự và bảng giá để khách biết giá tiền. Nếu vi phạm đều bị phạt tiền, nặng thì phải đóng cửa.
Nói đến mại dâm ở Châu Á, không thể không nhắc đến 5 thành phố có khu đèn đỏ nóng bỏng. Đó là:

*Khu đèn đỏ Kamathipura, Mumbai, Ấn Độ
Kamathipura là một trong những khu đèn đỏ Ấn Độ lớn nhất Châu Á. Khu này ban đầu được xây dựng để thỏa mãn nhu cầu tính dục của binh lính Anh. Giá của các cô gái ở Kamathipura rẻ hơn những nơi khác. Tại khu đèn đỏ này, gái bán dâm nhiều đến nỗi phải tranh nhau chỗ ngồi. Thậm chí còn có dịch vụ mại dâm trẻ em. Bên cạnh những ổ mại dâm không hợp pháp, khu đèn đỏ Kamathipura cũng có những nhà kinh doanh tình dục hợp pháp và an toàn. 

*Khu đèn đỏ Kabukicho, Tokyo, Nhật Bản
Kabukicho là một trong những khu đèn đỏ lạ thường ở trung tâm thương mại Shinijuku, Tokyo. Khu đèn đỏ này còn được gọi là thành phố “không ngủ” vì ánh đèn neon sáng rực suốt đêm. Tuy là khu đèn đỏ hoang dã nhất Nhật Bản, ban ngày Kabukicho vẫn bình thường, hiền hòa. Chỉ khi mặt trời lặn mới có những thay đổi. Vũ trường thoát y, hộp đêm, các cửa hàng bán dụng cụ phục vụ cho tình dục mọc lên khá nhiều... Bên cạnh đó còn có các “khách sạn tình yêu” và phòng trà thoát y. Xã hội đen ở Nhật Bản là thành viên chủ chốt của các vũ trường, hộp đêm và những nơi ăn chơi khác.

*Khu đèn đỏ Geylang, Tân Gia Ba
Tuy là một trong những nơi được khen thưởng sạch nhất thế giới, Tân Gia Ba vẫn có những khu phố “dơ bẩn” (đèn đỏ). Các cô gái bán dâm ở khu đèn đỏ Geylang ngoài gái Tân Gia Ba, còn có các cô gái đến từ Mã Lai Á, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Hoa và Nga. Họ làm việc từ 7 giờ tối tới 7 giờ sáng hôm sau. Mức thu nhập của họ từ 1000 tới 1500 Mỹ kim một ngày và dễ dàng kiếm tới 60.000/tháng. 
Có hai loại gái “bán hoa” ở Tân Gia Ba: “hợp pháp” và “chợ đen”. Giá các cô gái đến từ những đất nước khác nhau cũng chênh lệch khá nhiều. Không ai biết kẻ nào quy định loại giá này?

*Khu đèn đỏ Angeles, Philippines
Khu đèn đỏ Angelescòn được gọi là “thành phố từ thiên thần rơi xuống”. Đến khu đèn đỏ này, quý khách có thể thấy ở đâu cũng có các cô gái “bán hoa” và bán thuốc tăng cường “công lực” Viagra.
Các cô gái ở khu đèn đỏ Angeles khá táo bạo, sẵn sàng nhảy vào du khách thì thầm những câu nói khiêu gợi tình dục. Cũng như những phố đèn đỏ khác, Angeles có những quán bar bốc lửa phục vụ nhu cầu tình dục với những cô gái quần áo hở hang. 
Đến Angeles, du khách cần hết sức cẩn thận túi tiền và các mẹo lừa đảo khi các cô gái Philipine “nhảy bổ” vào khách hàng. 

*Khu đèn đỏ Patpong, Bangkok, Thái Lan
Patpong là một chợ đêm, cũng là một khu đèn đỏ. Ngoài phục vụ ăn uống cho du khách, Patpong còn là một chợ tình dục. Patpong đại diện cho ngành công nghiệp tình dục của thành phố Bangkok. Tương tựnhư những khu đèn đỏ khác, Patpong là nơi tụ tập của du khách nước ngoài và những người nhập cư luôn nhộn nhịp về đêm. Patpong bao gồm hai bên đường chạy song song giữa đường Silom và đườngSurawong và một mặt đường chạy từ phía đối diện của Surawong. Patpong có một khu vực gọi là Patpong 4 dành riêng cho “trai gọi” hoặc “đĩ đực”.
Patpong được gọi là “thành phố tội lỗi” đầy cám dỗ. Dọc đường có nhiều quán bar với các cô gái mặc bikini đứng cửa vẫy gọi, các tiệm massage kiểu Thái hứa hẹn một “kết thúc có hậu” và các quán bar đồng tính.
Du khách có passport mới được vào khu đèn đỏ Patpong. Hầu như du khách nước ngoài đến đây để mua vui hay thỏa mãn tình dục. Du khách đến Patpong vì tò mò hay có nhu cầu tình dục phải trả một khoản tiền không nhỏ khi hưởng thụ các dịch vụ ở đây. Còn phải trả tiền boa cho hướng dẫn viên.
Hoạt động mại dâm ở Thái Lan thường diễn ra trong các hộp đêm, vũ trường, nhà chứa... Mại dâm ở Thái Lan bất hợp pháp, nhưng phụ nữ và đàn ông được phép đi bar nếu họ đủ 18 tuổi. Kinh doanh tình dục ở Thái Lan lộ liễu và táo tợn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.

Trai bán dâm ngày càng phát triển ở Việt Nam
Trong bài báo tựa đề Bùng nổ nạn mại dâm, nhà văn Văn Quang chỉ nói đến nạn mại dâm và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam ngày nay, chưa nói đến hoạt động bán dâm của một số chàng trai đang ngày càng phát triển. Ở đây, người viết xin bổ túc vài nét.
Hiện nay, phần lớn các cơ sở trai bán dâm ở Hà Nội hay Sài Gòn đều ẩn núp dưới các dịch vụ massage, bấm huyệt, tẩm quất, cắt tóc gội đầu...
Khoảng 3 giờ chiều mỗi ngày, trong hẻm đường Võ Văn Tần, Sài Gòn, những kẻ chuyên hành nghề bán dâm nam lục tục kéo đến cơ sở. Một vài chàng trai trông xe từ đầu hẻm, một số người khác ngồi ngay trước cửa làm nhiệm vụ canh gác.
Trong tầng một của căn nhà ba tầng, hàng chục thanh niên trẻ khỏe và bảnh trai nằm hoặc ngồi, vừa xem tivi vừa đánh bài. Cả đám chỉ hơi nhốn nháo khi thấy khách lạ tìm đến. Những người khách này được một nữ “cộng tác viên” là nhân viên tổ chức phòng chống HIV giới thiệu đến đây. Người phụ nữ này đại diện cho tổ chức cung cấp bao cao su miễn phí cho các “cơ sở tình dục nam” phục vụ quý cô quý bà, phát phiếu đi khám sức khỏe định kỳ cho trai bán dâm.
Ngoài trai bán dâm ở những cơ sở cố định, còn có nhiều chàng phục vụ cho quý bà, quý cô tại khách sạn loại trung bình, với tên gọi là nhân viên “lễ tân”.
Nhân viên lễ tân kiếm được nhiều tiền hơn bảo vệ hay vệ sĩ. Làm lễ tân ca đêm cho nhà nghỉ, khách sạn loại thường không cần kinh nghiệm. Tuy nhiên, muốn làm vừa lòng quý bà, quý cô, nhân viên “lễ tân” phải biết “võ mồm” (tán tỉnh) và “bảnh trai”.
Hiện nay, tại các thành phố lớn ở Việt Nam, lễ tân nam làm ca đêm trong nhiều nhà nghỉ, khách sạn khá phổ biến. Ban đêm là thời điểm thích hợp cho quý cô quý bà chán chồng “xin đổi gió”, hay những bà (cô) muốn thưởng thức “món ngon của lạ” do những chàng trai tơ cung cấp.
Quý bà, quý cô ưa chuộng các nam sinh viên làm lễ tân ca đêm hơn các loại trai khác. Theo quý cô (bà), nam sinh viên có học thức, ứng biến tốt với nhiều trường hợp. Lương của họ khoảng hai ba triệu (khoảng 100, 150 Mỹ kim) một tháng, nhưng tiền “boa” rất nhiều. Càng làm vui lòng quý bà quý cô, càng được nhiều boa.
Trần Hoàng (tên gỉả), sinh năm 1988, sinh viên trường Đại học X, cho biết, nhiều quý bà, quý cô hẹn hò nhân tình ở khách sạn, nhà trọ, nhưng lại để mắt tới chàng lễ tân dong dỏng cao, khuôn mặt sáng sủa. Khi cảm thấy thích thì quý bà quý cô xin số điện thoại làm quen. Sau đó một hai lần đầu họ đi một mình đến khách sạn, yêu cầu lễ tân làm massage với giá cao. Vì thế mỗi khách sạn thường có 2 lễ tân ca đêm, vừa tiếp khách vừa thực hiện dịch vụ massage. Massage tại khách sạn chưa đủ, quý bà, quý cô còn yêu cầu các chàng trai đó đến nhà riêng massage (nếu có điều kiện). Những thanh niên được quý bà, quý cô chú ý, massage được hay không là điều không quan trọng. Cái quý bà, quý cô muốn là đôi tay linh hoạt và mềm mại khi vuốt ve, sờ mó lên người. Khi quý bà quý cô hứng lên thì bắt đầu “mây mưa”.
Trần Hoàng nói: “Tình dục thường xảy ra khi massage tại nhà riêng, thường gọi là “xoa bóp theo giờ”. Mỗi lần massage như vậy chúng em được trả khoảng 100 Mỹ kim, bao trọn tiền taxi đi về”.
Trần Hoàng còn bật mí, làm massage tại nhà riêng không đơn giản, phải có nhiều “mánh khóe” mới làm vừa lòng quý cô quý bà. Điều quan trọng là nắm bắt tâm lý khách hàng bằng những câu chuyện hài hước, nhớ những điều đặc biệt của họ để gây hứng thú.
Cuối cùng đương sự kết luận: Bán dâm nam khó hơn bán dâm nữ. Gái bán dâm không cần nhu cầu hay cảm hứng sinh lý cũng có thể thỏa mãn khách mua dâm, trong khi các chàng trai bán dâm phải có đượclòng ham muốn tình dục và kích thích thần kinh, “vũ khí” phải cương cứng mới thỏa mãn yêu cầu của quý cô quý bà. Gái mại dâm có thể quan hệ với hàng chục khách trong một ngày, trong khi trai bán dâm cố gắng lắm cũng chỉ phục vụ được vài ba quý cô, quý bà.
Lý Anh

“Cảm ơn đảng, cảm ơn nhà nước!”

Không ai sống trên đất nước Việt Nam này mường tượng được rằng, tình hình sắp tới sẽ u tối như thế nào nhưng họ biết chắc rồi đây họ sẽ buộc phải đứng trước hai lựa chọn: bị bóc lột đến tận cùng hoặc phải đứng dậy để phá bỏ điều đó.

Bao giờ cho đến tháng ba
Xăng xuống, điện xuống giá ga kịch sàn
Vàng thời ở mức “làng nhàng”
Lương thời cao vút, dân toàn xe hơi

Đi đẻ chẳng sợ đánh rơi
Đi tiêm chẳng phải ngẩng lên kêu trời
Mả cha cái số, cái thời
Số đen, đời nhọ biết đời nào xuôi?

Trong âm hưởng của cuộc cách mạng tháng 8/1945, hẳn người dân sẽ bớt phấn khởi hơn khi mà giá bán điện bình quân sẽ tăng từ mức 1.437 đ/kWh hiện nay lên 1.508, 85 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tức là tăng 71, 85 đ mỗi kWh (5%), từ ngày 01/08/2013. 

Điện lên giá cũng chỉ là trường hợp bất đắc dĩ như ông Bộ trưởng Vũ Đức Đam đã trao đổi với báo giới tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7/2013 diễn ra chiều 30/7 và ông cảnh báo: “Việc điều chỉnh giá điện nếu không khéo léo, yếu tố tâm lý sẽ kéo lạm phát trở lại.”Câu nói đó cũng tương tự như sự vỗ về bấy lâu nay mà chính quyền dành cho dân: “giá điện tăng nhưng sẽ không ảnh hưởng đến giá các mặt hàng khác”.

Nhưng lần này, có vẻ câu nói đó sẽ không có nhiều tác dụng lừa lọc lắm khi “giá gas, sữa, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh, trong đó giá gas tăng 8.000 đồng/bình 12kg; giá sữa tăng từ 5% - 20% tùy loại” cũng bắt đầu từ ngày 01/08 này. Nếu đúng như dự đoán, thì đợt tăng giá xăng dầu sẽ tiếp tục đến trong thời gian ngắn sắp đến với lý do bù lỗ cho doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu. Trong khi đó, Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu sửa đổi vẫn “bặt vô âm tín”... Tại tập đoàn xăng dầu Petrolimex, đời sống của ban lãnh đạo, chủ tịch tập đoàn cũng như hội đồng thành viên vẫn vô cùng khổ cực, khi mức lương chỉ dao động từ 40 – 58 triệu đồng/người/tháng, còn mức lương bình quân của cán bộ, nhân viên tại tập đoàn này đều ở mức trên 6 triệu đồng/người/tháng.

Nếu điều này có gây bất ngờ và phẫn nộ cho nhiều người (nhất là các bà mẹ, bà nội trợ), thì hãy trách họ sao không chịu chăm chú coi thời sự VTV 19h00 hàng ngày. Vì cái giá tăng hiện tại là sự quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2013 tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành tài chính được tổ chức vào ngày 17/7/2013. Trong đó có nhấn mạnh “trong 6 tháng cuối năm “không giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với xăng dầu” trên tinh thần “trước mắt không ban hành các cơ chế, chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước”.

Trong khi đó, sau gần 2 tháng triển khai gói tín dụng 30.000 tỉ đồng (thực hiện Nghị quyết 02 CP), theo số liệu chính thức của của Bộ Xây dựng (tính trên phạm vi toàn quốc), tính đến trung tuần tháng 7.2013, trên phạm vi toàn quốc- đối với khách hàng là cá nhân - mới chỉ có 56 trường hợp được tiếp cận gói 30.000 tỉ đồng, tổng số tiền được giải ngân 11 tỉ đồng. Tính bình quân, mỗi hợp đồng có giá trị chưa đến 200 triệu đồng. Và điều này đã khiến cho ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Horea phải ngã bật người rồi thốt lên “còn hơn cả thất vọng!”. Kết quả nhãn tiền là thị trường bất động sản bắt đầu đổ vỡ và sự đổ vỡ đó mới chỉ là bắt đầu cũng theo đánh giá của ông Đực.

Trong không gian hơi u ám về kinh tế - xã hội như vậy, rất may mắn là Đảng và nhà nước bằng cơ chế lẫn sự tạo điều kiện đã khiến cho dân Việt được hưởng hoặc hưởng lây những tin vui bất chợt. Cụ thể: 

- Ngày 28/07 vừa rồi, những nhà khoa học quốc tế đầu tiên đã có mặt tại Bình Định để góp mặt vào diễn đàn học thuật đỉnh cao chưa từng thấy tại Châu Á trong chuỗi sự kiện “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ IX do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam của GS Trần Thanh Vân tổ chức. Hy vọng, điều này sẽ khiến cho các nhà tri thức ta tạm thời quên đi tình hình xăng - giá - đất đai trong nước để chuyên tâm tiếp thu & trao đổi tri thức khoa học. Và càng hy vọng hơn nữa là, thông qua diễn đàn học thuật lớn như thế này, sẽ có nhà khoa học đạt giải Nobel kinh tế nào đó sẽ lý giải được vấn đề đang gây hoang mang dư luận & làm đau đầu các nhà lý luận hàng đầu về kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Đó là, có hay không “Đất nước nghèo vì đàn ông Việt ham nhậu”

- Hoạt động xuất khẩu cô dâu lâu nay đã tạo được uy tín trên thị trường Trung Quốc khi gần đây, một bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu cho biết ở thị trấn Linqi, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, nhiều người đàn ông đang muốn cưới vợ Việt vì lấy vợ Việt ít tốn kém hơn vợ Trung Quốc, đồng thời phụ nữ Việt Nam “chăm chỉ và dung hòa tốt các mối quan hệ gia đình”, và trong 6 năm qua đã có 23 phụ nữ Việt làm dâu nơi này. Hy vọng kim ngạch xuất khẩu cô dâu đi các nước, đặc biệt tại thị trường hơn 1 tỉ dân sẽ tiếp tục đem lại ngoại tệ lớn về cho đất nước. 

- Vấn đề y đức và chuyên môn của Bộ y tế vốn được đánh giá thấp sau khi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bỏ qua chuyến thăm viếng nạn nhân tử vong do tiêm vắc-xin ở Quảng Trị để dành thời gian tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Gio Linh; thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn đã dần được xóa mờ khi Bộ trưởng đã đến thăm con trai Chủ tịch huyện Trường Sa vốn được chuẩn đoán là “bị u trung thất trước chèn ép hai bên và tràng dịch màng tim” và ngay lập tức, với tấm lòng... "lương y như từ mẫu", bà Bộ trưởng đã yêu cầu tập trung các thiết bị hiện đại nhất trong khả năng có thể, tổ chức thăm khám, điều trị và miễn phí toàn bộ viện phí đối với trường hợp đặc biệt này. Tiếp theo đó, với cái Tâm & Tầm của một người chính khách Việt, Bộ y tế dưới sự điều hành của bà đã dũng cảm thừa nhận chuyên môn của Bộ Y tế có vấn đề khi cho rằng qua “công tác kiểm tra, xác minh của Bộ Y tế không thể làm rõ nguyên nhân 3 bé sơ sinh ở Quảng Trị tử vong”, do đó Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã “cầu viện” Bộ Công an”. Thật tuyệt vời cho tinh thần dũng cảm thừa nhận đó, và một hành động đẹp hơn nữa là đến ngày 30/7, Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương thừa nhận phản ứng sau tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh có một số sai sót trong quá trình thực hiện các quy định về chuyên môn. 

- Một tin vui cho những chiến sĩ CAND trong thời bão giá này là đảng và nhà nước đã tiếp tục tin yêu vào thanh gươm và lá chắn của các anh chị đang ngày đêm bảo vệ đời sống yên vui cho nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, chống các thế lực thù địch. Đặc biệt, các chiến sĩ đã và đang hoàn thành xuất sắc khẩu hiệu “Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành” nên vừa qua, để ghi nhận công lao đó, nghị định số 87/2013/NĐ-CP (có hiệu lực vào tháng 9 tới) đã ra đời quy định chế độ chính sách đối với gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Công an Nhân dân trong đó “con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, ngoài công lập.” Ngoài ra, nếu gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an Nhân dân gặp hỏa hoạn, thiên tai sập nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở sẽ được trợ cấp 2 triệu đồng/suất/lần. Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng của hạ sĩ quan, chiến sĩ công an; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan chiến sĩ công an bị ốm đau một tháng trở lên hoặc điều trị một lần tại bệnh viện từ bảy ngày trở lên được trợ cấp 5.00.000 lần/suất/lần. 

Với những tin vui buồn lẫn lộn như thế. Tôi và nhiều người khác xin cúi đầu, chắp tay thì thầm “Cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước”!!!.